Lá thư Canada
Ông TRỜI của tổ tiên ta
Vừa tết tây xong người Việt hải ngoại lại được hưởng cái tết thứ hai, tết con Rồng. Cây thông và các đèn sao lễ Giáng Sinh vừa biến đi thì cây mai đã hiện ra. Thật hạnh phúc quá. Điều sung sướng nhất với tôi là Canada quê hương thứ hai của tôi chính là thiên đường hạ giới, đúng như bảng nghiên cứu của The Herkshire Hathaway Travel và Kantar/USN. Năm ngoái 2023 Canada đứng hàng thứ 6, năm con Rồng này được nâng lên bậc hai xét về mặt an ninh, mặt phẩm chất đời sống, chỉ đứng sau Thụy Sỹ. Về mặt an toàn thì thành phố Toronto đứng bậc nhất. Nhiều cái nhất quá. Riêng về đồng bào ta thì báo chí loan tin : Thiếu tá Harrison Nguyễn Huỳnh vừa được nâng lên chức Hạm Trưởng tiềm thủy đĩnh Hải Quân Canada, năm Con Rồng quả là tin vui.
Ông Từ Hòe nghe tôi nói như vậy thì cười ha ha, ông bảo bên Mỹ cũng có nhiều tin vui nữa, như em Tooomy Trần ở San Jose, 17 tuổi, là 1 trong 6 học sinh giỏi nhất thế giới trong cuộc thi ‘ Calculus AD’. Có 37.663 học sinh khắp nơi tham dự. Dòng giống Rồng Tiên quả là thần đồng.
Năm nay làng An Lạc của tôi ăn tết rất sớm. Dân làng đa số đã về hưu. Nên rảnh một cái, Cụ Chánh tiên chỉ ới một tiếngi là dân làng vội vã tới ngay. Phe các bà luôn phụ trách nấu nướng và tiếng cười của làng thường phát xuất từ đây. Tiếng cười và món ăn gốc Bắc Kỳ rặt thường phát xuất từ Cụ bà B.95, và tiếng cười và món ăn gốc Nam Kỳ rặt thì đều từ Chị Ba Biên Hòa. Những năm trước vui nhất là đêm giao thừa khi cả làng vây quanh nồi nấu bánh chưng, còn mấy năm nay làng tôi không gói bánh nữa mà đi mua. Ôi bánh chưng nhà thờ, bánh chưng nhà chùa sao mà nó ngon làm vậy. Ngày mồng một tết thì dân làng mừng tết ở nhà với con cháu vào buổi sáng rồi từ buổi trưa trở di thì họp làng. Ôi tuổi già mà được gặp bạn già, tay bắt mặt mừng sao mà nó sung sướng thế. Vừa được ăn món mình thích, vừa được ngồi kề bên những người bạn thân yêu, sung sướng cách gì,
Và chúng tôi đã nói bao nhiêu chuyện.
Đặc biệt ngày tết họp nhau và nhìn ra ngoài trời thấy tuyết bay bay. Ôi đẹp làm sao. Chỉ Canada mới có như thế.Mấy tỉnh bang phía tây thì nhiều tuyết hơn phía đông. Thành phố Toronto của tôi thì tuyêt bay bay, đẹp quá, không có lộp độp và ào ào như mưa rào. Nó như những bông gòn bay bay rất nhẹ, trông rất thơ mộng, rồi nó đậu nhẹ lên cành cây nóc xe nóc nhà. Sáng mở cửa ra thì bạn thấy cả thế giới bên ngoài đã có một tấm màn trắng toát phủ lên.
Tôi nhớ mãi chuyện cụ già B.95 nếm tuyết. Hồi đó cụ mới từ Hà Nội sang đây. Bữa đó là ngày tết, cụ vừa mở cửa nhìn ra thì thấy tuyết, lần đầu cụ thấy tuyết vì xưa nay chỉ nghe thiên hạ nói đến, cụ vội mặc áo ấm rồi chạy ngay ra ngoài và múc vội một bát tuyết đem vào nhà, rồi cụ lấy muỗm xúc tuyết cho vào miệng nếm. Cụ nhâm nhi một lúc rồi cười. Hạnh phúc quá, bây giờ thì lão biết mùi của tuyết rồi, từ bé chỉ nghe, bây giờ mới được thấy và nếm tuyết.
Chị Ba Biên Hòa liền đáp ngay. Hồi xưa năm 1975 cháu theo anh John chồng cháu về Canada cũng có tâm trạng y như bác. Rồi cả làng phá ra cười. Cười vì chuyện tuyết thì ít mà cười vì 2 giọng Bắc Nam trao đổi nhau thì nhiều. Ôi vui làm sao. Về chuyện lời Bắc lời Nam thì ông Từ Hòe góp ý liền …
Rằng hồi 1954 khi mới di cư vào Nam và được nghe các cô gái Sàigòn líu lo : ‘ Nhà ăn nhà em.. Ăn ơi ăn đã ăn đồ gì chưa? Em thương ăn quá’…Sao mà nó du dương làm vậy !
Chị Ba Biên Hòa liền lên tiếng : Thế còn những câu nào đầy chất Bắc Kỳ? Ông Từ Hòe nhìn mọi người, vừa cười vừa xin lỗi mọi người, rằng tiếng đặc trưng giới bình dân Bắc Kỳ là những tiếng chửi tục, nếu làng cho phép thì tôi mới dám nói. Cả làng gật đầu, mạnh nhất là phe các bà. Ông Từ Hòe bảo đây là tiếng chửi nhau :
‘Đéo mẹ mày, vợ tao tao dạy, việc đếch gì đến mày mà mày chõ miệng vào ! – Em nóng quá nên đã nói nhời không phải,xin bác đừng để bụng --- Đéo mẹ mày, mày chim vợ ông, ông sẽ cho mày biết tay!
Nghe ghê quá và tục quá.
Tới đây thì cụ Chánh bảo chuyện tiếng Bắc tiếng Nam rặt thì làng rõ rồi, có thể ta nghe hằng ngày mà. Mấy chuyện này không hấp dẫn bằng những chuyện từ anh John. Anh John ơi, anh thấy thế nào về tiếng Bắc tiếng Nam. Anh John đáp ngay : Chuyện này thì hay quá rồi như Cụ vừa nói. Ngoài ra mấy chú cán bộ ngoài Bắc vào Nam sau 1975 thì cháu thấy tiếng ngoài Bắc đã biến đổi nhiều quá và ghê quá. Họ từ Hà Lội vào Saigon là mang theo tiếng Bắc rừng rú của con cháu Bác Hồ, nào xưởng đẻ, nào nhà đái, nhà ỉa, kinh quá. Rồi ông cười hề hề : Đa số cán bộ Bắc Kỳ, đa phần là không nói đúng được chữ N và chữ L. Nhiều người tù cải tạo còn sống kể những chuyện nghe rất buồn cười, như cán bộ quản giáo chửi tù nhân : nàm thì nười nĩnh, ăn nói thì nếu náo, vợ ra thăm thì bú mồm nia nịa…Sau 1975 được vào Saigon và lái xe ô tô, có anh khoe với bạn : Bữa đó tao nái xe tìm đường ne nai nê nợi, nái nộn nên neo nên nề… Chuyện này dài. Tôi có một ông bạn đang sưu tầm các chuyện cười về ngôn ngữ VC, nghe đâu đã ngoài ngàn trang. Ngày xưa VN quê mình bị Tàu và Pháp cai trị mà chuyện dân gian chế nhạo Tàu và Pháp không có bao nhiêu, còn ngày nay CSVN càm quyền, chưa bao lâu mà đã nhiều quá sức.
Cụ Chánh xin chấm dứt chuyện cười về các quan CSVN, và xin anh John nói tiếp về những cái hay cái đẹp của tiếng VN, nghề của anh mà. Anh John đáp xin có ngay.
… Rằng tiếng Việt có nhiều tiếng đôi hay tiếng kép, như hòa bình, hạnh phúc, tư do, hai tiếng bổ túc cho nhau, phải viết luôn luôn như thế, thế nhưng có nhiều tiếng đôi mà đảo ngược thì nghĩa khác hẳn, như Tình thương/ thương tình, cảm tình/ tình cảm, công dân/dân công, công lao/lao công, bộ hạ/hạ bộ….
Cụ bà B.95 kêu nhức đầu, ai cũng hiểu ý cụ là không muốn nghe những chuyện ấy. Anh John hiểu ý, bèn xin kể ngay mấy chuyện cười này :
- chuyện 1 : Hai cô xồn xồn nói chuyện với nhau : Cô A làm cho một tiệm tạp hóa. Cô than với bạn : Em già mất rồi chị ạ. Cô bạn B. đáp ngay : Sao chị lại nói thế ! Không, chị còn trẻ đẹp lắm. Cô A lắc đầu, rồi kể : Hôm qua em làm ở chỗ quầy trả tiền. Em thối tiền cho một chàng rất đẹp trai, chàng ta mang tiền ra đếm đi đếm lại trước mặt em, mãi mới xong. Mấy năm trước thì đâu có thế. Thủa đó khách hàng nhận tiền rồi bỏ ngay vào túi, rồi vừa cười duyên vừa cám ơn rối rít.
- Chuyện 2. Cũng tại một tiệm tạp hóa, cô thư ký trả lời một bà khách hàng : Thưa hết rồi, mới hết sáng nay. Bà khách hàng vừa đi khỏi thì ông chủ tới ngay, nét mặt không vui chút nào. Ông bảo : Sao cô lại nói là hết rồi ! Hàng của mình luôn đầy kho, không bao giờ hết hàng cả. Cô gái liền đáp : Thưa ông chủ, bà ta hỏi là liệu trời còn sa tuyết không, chứ không hỏi hàng gì cả !
-. Anh John xin kể thêm chuyện thứ ba, một chuyện cười về con nít. Rằng một cặp vợ chồng kia có được một bé trai. Bé sinh ra tại Canada và đi học trường Canada, nói tiếng Canada. Ba mẹ cháu là người Việt và có tâm hồn Việt, ở nhà thì chỉ nói tiếng Việt nên cháu cũng học nói theo, nhưng không giỏi bao nhiêu. Một bữa kia có điện thoai gọi tới và cháu bắt phôn.
- A lô, ba cháu có nhà không?
- Thưa không, nó đi vắng rồi, nó đi với bạn của nó rồi, Bác có muốn má cháu không?
Nếu là các cụ thì các cụ sẽ trả lời ra sao cơ?
Cả làng cười. Con cháu chúng ta rồi sẽ nói tiếng Việt như vậy.
Và anh John xin hết chuyện cười. Phe các bà gật gù khen anh John về ba chuyện hay, ròi kéo nhau vào bếp nấu chè. Được quá chứ, ngày tết mà ăn bánh chưng rồi ăn chè thì nào còn gì sướng bằng. Còn phe các nhà quân tử chúng tôi ngồi lại phòng ăn và bắt đầu nói các chuyện thời thế và văn chương chữ nghĩa.
Chuyện thời sự quốc tế thí ai cũng ngấy rồi, bom đạn, nhà cửa tan nát khắp nơi, xác chết khắp chốn, ai cũng bảo thế chiến thứ ba đang bắt đầu. Thôi xin dẹp chuyện thời thế. Xin nói sang chuyện Cha Paolo ân nhân của làng tôi sẽ vui hơn. Chắc các cụ còn nhớ Cha Paolo mà tôi hay kể, phải không ạ. Cụ Chánh đang nghĩ tới chuyện Cha Paolo sẽ tới thăm làng vào ngày tết, không biết sẽ đãi ngài món gì. Các cụ còn nhớ gần đây Cha Paolo đã đem đến tặng Cụ cây thập giá kiểu mới chứ. Hình như tôi đã kể sơ sơ rồi thì phải. Rằng trên cây thập giá kiểu cũ ở khắp nơi xưa nay đều tạc tượng Chúa Giesu chết rũ rượi thảm khốc. Theo Cha Paolo thì thập tư cũ này là một biểu tượng thất bại vì Chúa chết một cách thảm bại và bi đát, còn cây thập giá kiểu mới, được Cha Paolo và nhiều nơi đang đề cao là cây thập tự không có Chúa chết rũ rượi mà có Chúa phục sinh, hai tay Chúa giơ cao như chào đón mọi người. Tượng Chúa sống lại kiểu mới này nói lên 2 tín điều của đạo : chết và sống lại. Trong kinh Tin Kính và trong thánh lễ thì mọi người đều tuyên xưng công khai Chúa chết và đã sống lại. Đây là hai tín điều căn bản và quan trọng. Cụ Chánh lại nhắc chuyện ngày xưa. Rằng ngay sau khi Cụ va gia đình nhập đạo thì Cha Paolo tới thăm. Thấy Cụ băn khoăn không biết sẽ để bàn thờ tổ tiên ở đâu thì Cha Paolo nói ngay : Cứ giữ y nguyên bàn thờ tổ tiên, chỉ cần đễ cây thánh giá ở trên hết là được, vì Chúa sinh ra tổ tiên cả nhà chúng ta mà. Sau này, khi việc học đạo đã thấm thì Cụ Chánh thấy rằng ông bà tổ tiên ta ngày xưa đã tin có Chúa. Cụ Chánh bảo tổ tiên VN đã gọi Chúa bằng tiếng TRỜI., chữ TRỜI mà tổ tiên đã dùng chính là chữ Đức Chúa Trời khi đạo Công Giáo nhập vào VN. Chính tổ tiên ta đã giúp các nhà truyền giáo tìm được một danh từ quá hay, rất Việt Nam, và rất chính xác là Đức Chúa Trời, danh xưng này bởi chữ Trời mà ra chứ không bởi chữ Thương Đế bên Tàu.
Cụ Chánh liền quảng diễn chữ Trời.. Phe các nhà quân tử chúng tôi ai cũng gật gù đồng ý với cụ về đề tài này. Bữa nay nhân ngày đầu năm, tôi xin chép lại đây những câu có chữ Trời. Ngày xưa là ông Trời, ngày nay là Đức Chúa Trời. Cụ Chánh đã say sưa, rằng tổ tiên ta ngày xưa đã tin ông Trời chính là đấng quyền năng :
…Trời sinh, trời dưỡng, trời sinh voi trời sinh cỏ, lậy trời mưa xuống, trời có mắt, hành sự tại nhân, thành sự tại thiên…Tổ tiên ta từ ngàn xưa đã tin có ông trời, ông trời là đấng toàn năng quyền phép, đúng y như giáo lý Công Giào dạy. Cụ Nguyễn Du cũng từng nhận như thế, cụ nói trong Kiều ‘Ngẫm hay muôn sự tại Trời’…
Lời cụ Chánh làm tôi nhớ ngay đến mẩu đối thoại giữa Ông Leonardo Boff nhà thần học nổi tiếng của Brazil với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trong một cuộc họp bàn về Tôn Giáo và Tự Do, Ông hỏi : Thưa Ngài, tôn giáo nào tốt nhất? Trong đầu ông nghĩ chắc ngài sẽ trả lời là Phật giáo Tây Tạng tốt nhất. Nhưng không, Đức Lạt Ma trả lời ngay là tôn giáo nào đưa bạn tới gần Đấng tối Cao nhất. Việc này làm tôi nhớ chuyện một anh Do Thái ở Canada, anh bỏ đạo Do Thái và nhập đạo Công Giáo. Ít lâu sau khi biết Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở bên Ấn Độ, anh liền sang Ấn Độ và xin gặp Ngài. Anh xin được cải đạo sang đạo của Ngài. Ngài bèn từ chối mà rằng : Anh hãy sống tốt lành tối đa tôn giáo Anh đang theo, và sống tốt lành tối đa với đồng bào của anh…
Tôi đã miên man với lời giảng của Đức Lạt Ma, ngài giảng về Chúa của tôi, Chúa của anh. Chúa không ở đâu xa, ông Trời mà tổ tiên Việt Nam ta hằng nói tới chính là Chúa, là Đức Chúa, là Đức Chúa Trời vậy.
Xin Ông Trời, Đức Chúa Trời ban mọi phước lành cho các bạn trong năm mới con Rồng này. Amen.
Ông TRỜI của tổ tiên ta
Vừa tết tây xong người Việt hải ngoại lại được hưởng cái tết thứ hai, tết con Rồng. Cây thông và các đèn sao lễ Giáng Sinh vừa biến đi thì cây mai đã hiện ra. Thật hạnh phúc quá. Điều sung sướng nhất với tôi là Canada quê hương thứ hai của tôi chính là thiên đường hạ giới, đúng như bảng nghiên cứu của The Herkshire Hathaway Travel và Kantar/USN. Năm ngoái 2023 Canada đứng hàng thứ 6, năm con Rồng này được nâng lên bậc hai xét về mặt an ninh, mặt phẩm chất đời sống, chỉ đứng sau Thụy Sỹ. Về mặt an toàn thì thành phố Toronto đứng bậc nhất. Nhiều cái nhất quá. Riêng về đồng bào ta thì báo chí loan tin : Thiếu tá Harrison Nguyễn Huỳnh vừa được nâng lên chức Hạm Trưởng tiềm thủy đĩnh Hải Quân Canada, năm Con Rồng quả là tin vui.
Ông Từ Hòe nghe tôi nói như vậy thì cười ha ha, ông bảo bên Mỹ cũng có nhiều tin vui nữa, như em Tooomy Trần ở San Jose, 17 tuổi, là 1 trong 6 học sinh giỏi nhất thế giới trong cuộc thi ‘ Calculus AD’. Có 37.663 học sinh khắp nơi tham dự. Dòng giống Rồng Tiên quả là thần đồng.
Năm nay làng An Lạc của tôi ăn tết rất sớm. Dân làng đa số đã về hưu. Nên rảnh một cái, Cụ Chánh tiên chỉ ới một tiếngi là dân làng vội vã tới ngay. Phe các bà luôn phụ trách nấu nướng và tiếng cười của làng thường phát xuất từ đây. Tiếng cười và món ăn gốc Bắc Kỳ rặt thường phát xuất từ Cụ bà B.95, và tiếng cười và món ăn gốc Nam Kỳ rặt thì đều từ Chị Ba Biên Hòa. Những năm trước vui nhất là đêm giao thừa khi cả làng vây quanh nồi nấu bánh chưng, còn mấy năm nay làng tôi không gói bánh nữa mà đi mua. Ôi bánh chưng nhà thờ, bánh chưng nhà chùa sao mà nó ngon làm vậy. Ngày mồng một tết thì dân làng mừng tết ở nhà với con cháu vào buổi sáng rồi từ buổi trưa trở di thì họp làng. Ôi tuổi già mà được gặp bạn già, tay bắt mặt mừng sao mà nó sung sướng thế. Vừa được ăn món mình thích, vừa được ngồi kề bên những người bạn thân yêu, sung sướng cách gì,
Và chúng tôi đã nói bao nhiêu chuyện.
Đặc biệt ngày tết họp nhau và nhìn ra ngoài trời thấy tuyết bay bay. Ôi đẹp làm sao. Chỉ Canada mới có như thế.Mấy tỉnh bang phía tây thì nhiều tuyết hơn phía đông. Thành phố Toronto của tôi thì tuyêt bay bay, đẹp quá, không có lộp độp và ào ào như mưa rào. Nó như những bông gòn bay bay rất nhẹ, trông rất thơ mộng, rồi nó đậu nhẹ lên cành cây nóc xe nóc nhà. Sáng mở cửa ra thì bạn thấy cả thế giới bên ngoài đã có một tấm màn trắng toát phủ lên.
Tôi nhớ mãi chuyện cụ già B.95 nếm tuyết. Hồi đó cụ mới từ Hà Nội sang đây. Bữa đó là ngày tết, cụ vừa mở cửa nhìn ra thì thấy tuyết, lần đầu cụ thấy tuyết vì xưa nay chỉ nghe thiên hạ nói đến, cụ vội mặc áo ấm rồi chạy ngay ra ngoài và múc vội một bát tuyết đem vào nhà, rồi cụ lấy muỗm xúc tuyết cho vào miệng nếm. Cụ nhâm nhi một lúc rồi cười. Hạnh phúc quá, bây giờ thì lão biết mùi của tuyết rồi, từ bé chỉ nghe, bây giờ mới được thấy và nếm tuyết.
Chị Ba Biên Hòa liền đáp ngay. Hồi xưa năm 1975 cháu theo anh John chồng cháu về Canada cũng có tâm trạng y như bác. Rồi cả làng phá ra cười. Cười vì chuyện tuyết thì ít mà cười vì 2 giọng Bắc Nam trao đổi nhau thì nhiều. Ôi vui làm sao. Về chuyện lời Bắc lời Nam thì ông Từ Hòe góp ý liền …
Rằng hồi 1954 khi mới di cư vào Nam và được nghe các cô gái Sàigòn líu lo : ‘ Nhà ăn nhà em.. Ăn ơi ăn đã ăn đồ gì chưa? Em thương ăn quá’…Sao mà nó du dương làm vậy !
Chị Ba Biên Hòa liền lên tiếng : Thế còn những câu nào đầy chất Bắc Kỳ? Ông Từ Hòe nhìn mọi người, vừa cười vừa xin lỗi mọi người, rằng tiếng đặc trưng giới bình dân Bắc Kỳ là những tiếng chửi tục, nếu làng cho phép thì tôi mới dám nói. Cả làng gật đầu, mạnh nhất là phe các bà. Ông Từ Hòe bảo đây là tiếng chửi nhau :
‘Đéo mẹ mày, vợ tao tao dạy, việc đếch gì đến mày mà mày chõ miệng vào ! – Em nóng quá nên đã nói nhời không phải,xin bác đừng để bụng --- Đéo mẹ mày, mày chim vợ ông, ông sẽ cho mày biết tay!
Nghe ghê quá và tục quá.
Tới đây thì cụ Chánh bảo chuyện tiếng Bắc tiếng Nam rặt thì làng rõ rồi, có thể ta nghe hằng ngày mà. Mấy chuyện này không hấp dẫn bằng những chuyện từ anh John. Anh John ơi, anh thấy thế nào về tiếng Bắc tiếng Nam. Anh John đáp ngay : Chuyện này thì hay quá rồi như Cụ vừa nói. Ngoài ra mấy chú cán bộ ngoài Bắc vào Nam sau 1975 thì cháu thấy tiếng ngoài Bắc đã biến đổi nhiều quá và ghê quá. Họ từ Hà Lội vào Saigon là mang theo tiếng Bắc rừng rú của con cháu Bác Hồ, nào xưởng đẻ, nào nhà đái, nhà ỉa, kinh quá. Rồi ông cười hề hề : Đa số cán bộ Bắc Kỳ, đa phần là không nói đúng được chữ N và chữ L. Nhiều người tù cải tạo còn sống kể những chuyện nghe rất buồn cười, như cán bộ quản giáo chửi tù nhân : nàm thì nười nĩnh, ăn nói thì nếu náo, vợ ra thăm thì bú mồm nia nịa…Sau 1975 được vào Saigon và lái xe ô tô, có anh khoe với bạn : Bữa đó tao nái xe tìm đường ne nai nê nợi, nái nộn nên neo nên nề… Chuyện này dài. Tôi có một ông bạn đang sưu tầm các chuyện cười về ngôn ngữ VC, nghe đâu đã ngoài ngàn trang. Ngày xưa VN quê mình bị Tàu và Pháp cai trị mà chuyện dân gian chế nhạo Tàu và Pháp không có bao nhiêu, còn ngày nay CSVN càm quyền, chưa bao lâu mà đã nhiều quá sức.
Cụ Chánh xin chấm dứt chuyện cười về các quan CSVN, và xin anh John nói tiếp về những cái hay cái đẹp của tiếng VN, nghề của anh mà. Anh John đáp xin có ngay.
… Rằng tiếng Việt có nhiều tiếng đôi hay tiếng kép, như hòa bình, hạnh phúc, tư do, hai tiếng bổ túc cho nhau, phải viết luôn luôn như thế, thế nhưng có nhiều tiếng đôi mà đảo ngược thì nghĩa khác hẳn, như Tình thương/ thương tình, cảm tình/ tình cảm, công dân/dân công, công lao/lao công, bộ hạ/hạ bộ….
Cụ bà B.95 kêu nhức đầu, ai cũng hiểu ý cụ là không muốn nghe những chuyện ấy. Anh John hiểu ý, bèn xin kể ngay mấy chuyện cười này :
- chuyện 1 : Hai cô xồn xồn nói chuyện với nhau : Cô A làm cho một tiệm tạp hóa. Cô than với bạn : Em già mất rồi chị ạ. Cô bạn B. đáp ngay : Sao chị lại nói thế ! Không, chị còn trẻ đẹp lắm. Cô A lắc đầu, rồi kể : Hôm qua em làm ở chỗ quầy trả tiền. Em thối tiền cho một chàng rất đẹp trai, chàng ta mang tiền ra đếm đi đếm lại trước mặt em, mãi mới xong. Mấy năm trước thì đâu có thế. Thủa đó khách hàng nhận tiền rồi bỏ ngay vào túi, rồi vừa cười duyên vừa cám ơn rối rít.
- Chuyện 2. Cũng tại một tiệm tạp hóa, cô thư ký trả lời một bà khách hàng : Thưa hết rồi, mới hết sáng nay. Bà khách hàng vừa đi khỏi thì ông chủ tới ngay, nét mặt không vui chút nào. Ông bảo : Sao cô lại nói là hết rồi ! Hàng của mình luôn đầy kho, không bao giờ hết hàng cả. Cô gái liền đáp : Thưa ông chủ, bà ta hỏi là liệu trời còn sa tuyết không, chứ không hỏi hàng gì cả !
-. Anh John xin kể thêm chuyện thứ ba, một chuyện cười về con nít. Rằng một cặp vợ chồng kia có được một bé trai. Bé sinh ra tại Canada và đi học trường Canada, nói tiếng Canada. Ba mẹ cháu là người Việt và có tâm hồn Việt, ở nhà thì chỉ nói tiếng Việt nên cháu cũng học nói theo, nhưng không giỏi bao nhiêu. Một bữa kia có điện thoai gọi tới và cháu bắt phôn.
- A lô, ba cháu có nhà không?
- Thưa không, nó đi vắng rồi, nó đi với bạn của nó rồi, Bác có muốn má cháu không?
Nếu là các cụ thì các cụ sẽ trả lời ra sao cơ?
Cả làng cười. Con cháu chúng ta rồi sẽ nói tiếng Việt như vậy.
Và anh John xin hết chuyện cười. Phe các bà gật gù khen anh John về ba chuyện hay, ròi kéo nhau vào bếp nấu chè. Được quá chứ, ngày tết mà ăn bánh chưng rồi ăn chè thì nào còn gì sướng bằng. Còn phe các nhà quân tử chúng tôi ngồi lại phòng ăn và bắt đầu nói các chuyện thời thế và văn chương chữ nghĩa.
Chuyện thời sự quốc tế thí ai cũng ngấy rồi, bom đạn, nhà cửa tan nát khắp nơi, xác chết khắp chốn, ai cũng bảo thế chiến thứ ba đang bắt đầu. Thôi xin dẹp chuyện thời thế. Xin nói sang chuyện Cha Paolo ân nhân của làng tôi sẽ vui hơn. Chắc các cụ còn nhớ Cha Paolo mà tôi hay kể, phải không ạ. Cụ Chánh đang nghĩ tới chuyện Cha Paolo sẽ tới thăm làng vào ngày tết, không biết sẽ đãi ngài món gì. Các cụ còn nhớ gần đây Cha Paolo đã đem đến tặng Cụ cây thập giá kiểu mới chứ. Hình như tôi đã kể sơ sơ rồi thì phải. Rằng trên cây thập giá kiểu cũ ở khắp nơi xưa nay đều tạc tượng Chúa Giesu chết rũ rượi thảm khốc. Theo Cha Paolo thì thập tư cũ này là một biểu tượng thất bại vì Chúa chết một cách thảm bại và bi đát, còn cây thập giá kiểu mới, được Cha Paolo và nhiều nơi đang đề cao là cây thập tự không có Chúa chết rũ rượi mà có Chúa phục sinh, hai tay Chúa giơ cao như chào đón mọi người. Tượng Chúa sống lại kiểu mới này nói lên 2 tín điều của đạo : chết và sống lại. Trong kinh Tin Kính và trong thánh lễ thì mọi người đều tuyên xưng công khai Chúa chết và đã sống lại. Đây là hai tín điều căn bản và quan trọng. Cụ Chánh lại nhắc chuyện ngày xưa. Rằng ngay sau khi Cụ va gia đình nhập đạo thì Cha Paolo tới thăm. Thấy Cụ băn khoăn không biết sẽ để bàn thờ tổ tiên ở đâu thì Cha Paolo nói ngay : Cứ giữ y nguyên bàn thờ tổ tiên, chỉ cần đễ cây thánh giá ở trên hết là được, vì Chúa sinh ra tổ tiên cả nhà chúng ta mà. Sau này, khi việc học đạo đã thấm thì Cụ Chánh thấy rằng ông bà tổ tiên ta ngày xưa đã tin có Chúa. Cụ Chánh bảo tổ tiên VN đã gọi Chúa bằng tiếng TRỜI., chữ TRỜI mà tổ tiên đã dùng chính là chữ Đức Chúa Trời khi đạo Công Giáo nhập vào VN. Chính tổ tiên ta đã giúp các nhà truyền giáo tìm được một danh từ quá hay, rất Việt Nam, và rất chính xác là Đức Chúa Trời, danh xưng này bởi chữ Trời mà ra chứ không bởi chữ Thương Đế bên Tàu.
Cụ Chánh liền quảng diễn chữ Trời.. Phe các nhà quân tử chúng tôi ai cũng gật gù đồng ý với cụ về đề tài này. Bữa nay nhân ngày đầu năm, tôi xin chép lại đây những câu có chữ Trời. Ngày xưa là ông Trời, ngày nay là Đức Chúa Trời. Cụ Chánh đã say sưa, rằng tổ tiên ta ngày xưa đã tin ông Trời chính là đấng quyền năng :
…Trời sinh, trời dưỡng, trời sinh voi trời sinh cỏ, lậy trời mưa xuống, trời có mắt, hành sự tại nhân, thành sự tại thiên…Tổ tiên ta từ ngàn xưa đã tin có ông trời, ông trời là đấng toàn năng quyền phép, đúng y như giáo lý Công Giào dạy. Cụ Nguyễn Du cũng từng nhận như thế, cụ nói trong Kiều ‘Ngẫm hay muôn sự tại Trời’…
Lời cụ Chánh làm tôi nhớ ngay đến mẩu đối thoại giữa Ông Leonardo Boff nhà thần học nổi tiếng của Brazil với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trong một cuộc họp bàn về Tôn Giáo và Tự Do, Ông hỏi : Thưa Ngài, tôn giáo nào tốt nhất? Trong đầu ông nghĩ chắc ngài sẽ trả lời là Phật giáo Tây Tạng tốt nhất. Nhưng không, Đức Lạt Ma trả lời ngay là tôn giáo nào đưa bạn tới gần Đấng tối Cao nhất. Việc này làm tôi nhớ chuyện một anh Do Thái ở Canada, anh bỏ đạo Do Thái và nhập đạo Công Giáo. Ít lâu sau khi biết Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở bên Ấn Độ, anh liền sang Ấn Độ và xin gặp Ngài. Anh xin được cải đạo sang đạo của Ngài. Ngài bèn từ chối mà rằng : Anh hãy sống tốt lành tối đa tôn giáo Anh đang theo, và sống tốt lành tối đa với đồng bào của anh…
Tôi đã miên man với lời giảng của Đức Lạt Ma, ngài giảng về Chúa của tôi, Chúa của anh. Chúa không ở đâu xa, ông Trời mà tổ tiên Việt Nam ta hằng nói tới chính là Chúa, là Đức Chúa, là Đức Chúa Trời vậy.
Xin Ông Trời, Đức Chúa Trời ban mọi phước lành cho các bạn trong năm mới con Rồng này. Amen.