NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ - BÀI GIẢNG CỦA CHA GIUSE NGUYỄN CÔNG ĐOAN
Xem Hình
Trong chính thời gian Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ đến Rôma để nhận thánh chức Giám mục, thì tại Giáo phận Phú Cường, Linh mục đoàn Giáo phận bước vào tuần tĩnh tâm năm 1999.
Chắc chắn trong những ngày đặc biệt ấy của Giáo phận, cả Linh mục đoàn hướng về Rôma trong sự hiệp thông hoàn toàn với Vị Đại diện Chúa Kitô nơi trần gian và toàn thể Hội Thánh Công Giáo trong sự kiện trọng đại này. Chắc chắn cả Giáo phận không ngừng cầu nguyện cho Đức Cha Phêrô nói riêng và các Tân chức nói chung.
Trong bầu khí nức lòng ấy, thánh lễ đồng tế sáng ngày 6.1.1999, Cha Giuse Nguyễn Công Đoan, lúc bấy giờ là Giám tỉnh dòng Tên, người phụ trách giảng thuyết của tuần tĩnh tâm, đã có một bài giảng mang đậm nét Tin Mừng và suy tư hướng về vai trò của Chúa Kitô Mục tử cũng như những ai mang trách nhiệm Mục tử theo gương Chúa Kitô. Hôm ấy là thứ Tư của tuần sau lễ Hiển Linh (1Ga 4, 11-17; Mc 6, 45-52).
Bài giảng có chủ đề: MÓN QUÀ CỦA TÌNH YÊU MỤC TỬ
Cả bốn sách Phúc âm đều kể phép lạ bánh liền với việc Chúa đi trên mặt nước đến với các môn đệ. Lời kể về phép lạ bánh gợi hình ảnh Chúa Giêsu Mục tử bằng cách dựa theo Thánh vịnh 22 (Chúa là Mục tử), nhất là Mác-cô nói rõ: "Mọi người ngã mình trên cỏ xanh thành từngnhóm", gợi hình ảnh Thiên Chúa nuôi dân trong sa mạc: "Ở đây hoang vắng", đồng thời gợi hình ảnh và ý nghĩa của Tiệc Vượt Qua, bí tích Thánh Thể: "Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các môn đệ".
Chúa đi trên mặt nước đến với các môn đệ khi thuyền đang bị sóng gió. Chúa bước lên thuyền thì sóng gió yên lặng. Hình ảnh gợi lại chuyện dân Israel vượt qua Biển Đỏ, sau khi ăn thịt con Chiên Vượt Qua. Chúa Giêsu là Con Chiên Vượt qua mới, dẫn đưa It-ra-en mới trong cuộc xuất hành mới để về quê trời. Chúa Giêsu vừa là Con Chiên vừa là Mục tử, vừa nuôi đoàn chiên bằng chính thịt máu mình, vừa dẫn đoàn chiên vượt qua biển đời sóng gió.
Đó là Tình Yêu Mục Tử của Chúa Giêsu đối với hội Thánh.
Hôm nay, hướng về Đức Tân Giám Mục Phêrô trong ngày tấn phong, chúng ta không thể không nghĩ tới một quà tặng khác của Chúa Giêsu Mục tử cho đoàn chiên mà thánh Gioan nói đến ở chương 21 trong Phúc âm thứ tư. Đó là Phêrô, người chăn dắt đoàn chiên của Chúa. Chúa vẫn là Mục tử, Chúa dẫn dắt đoàn chiên bằng Lời Chúa, nuôi đoàn chiên bằng Bánh là Thân Mình Chúa. Nhưng Chúa còn muốn ban cho đoàn chiên một con người bằng xương bằng thịt làm hiện thân của Ngài để chăn dắt đoàn chiên.
Chúa hỏi ông Phêrô hai lần: "Con có mến Thầy không", một lần "con có phải là bạn của Thầy không" (trong bản văn Hy Lạp dùng 2 động từ: 2 lần agapan và 1 lần philein gợi lên tình bạn, ba lần trả lời, ông Phêrô đều dùng động từ philein). Chúa trao đoàn chiên cho ông Phêrô trên cơ sở tình bạn. Đoàn chiên này Chúa đã thí mạng sống cho nó (Ga 10), nên là cái gì thiết thân nhất của Chúa. Chính vì yêu đoàn chiên ấy mà Chúa sáng kiến ra vai trò của ông Phêrô.
Người bạn thân là cái tôi thứ hai (amicus: alter ego). Người bạn thân có mặt thì cũng là Chúa có mặt. Chính vì thế mà Chúa đặt một người đã được Chúa chọn làm bạn thân của Chúa để ở với đoàn chiên. Một cách hiện diện khác của Chúa.
Người bạn thân ấy yêu Chúa, nên yêu tất cả những gì thuộc về Chúa và yêu như Chúa yêu. Chúa hứa cho ông Phêrô cùng được chết giống cái chết của Chúa (giang tay ra) để tôn vinh Thiên Chúa.
Chúa chỉ có thể trao đoàn chiên cho ông Phêrô trên cơ sở lòng yêu mến Chúa, cũng còn vì đoàn chiên là cộng đoàn yêu thương. Ông Phêrô phải chủ trì cộng đoàn yêu thương, giúp cộng đoàn ấy thể hiện được dấu chỉ họ thuộc về Chúa: "Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là các con yêu thương nhau" (Ga 13, 35), đồng thời làm chứng rằng Chúa Giêsu là Đấng Chúa Cha sai đến (Ga 17, 23). Ông có yêu Chúa thiết tha thì mới có thể giữ cho đoàn chiên gắn bó với Chúa và hiệp nhất với nhau.
Giáo Hội sơ khai đã nhận ra vai trò của ông Phêrô và trân trọng ông, nên "đang khi ông Phêrô bị giam giữ như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông" (Cv 12, 5).
Vai trò của Simon - Phêrô đối với Hội Thánh toàn cầu được thể hiện ở Hội Thánh địa phương (tức là Giáo phận) nơi vị Giám Mục.
Hôm nay chúng ta hân hoan tạ ơn vì Chúa đã ban cho chúng ta một vị Giám Mục mới và chúng ta cầu xin Chúa để cả Giáo phận biết đón nhận và trân trọng ngài như món quà Tình yêu Mục tử Chúa Giêsu ban cho đoàn chiên của Chúa ở địa phương này, để ngài chủ trì cộng đoàn, giúp cộng đoàn gắn bó với Chúa và hiệp nhất với nhau trong tình yêu thương.
(Linh mục Giuse Nguyễn Công Đoan - nguyên Giám tỉnh dòng Tên).
Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG (biên soạn)
Xem Hình
Trong chính thời gian Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ đến Rôma để nhận thánh chức Giám mục, thì tại Giáo phận Phú Cường, Linh mục đoàn Giáo phận bước vào tuần tĩnh tâm năm 1999.
Chắc chắn trong những ngày đặc biệt ấy của Giáo phận, cả Linh mục đoàn hướng về Rôma trong sự hiệp thông hoàn toàn với Vị Đại diện Chúa Kitô nơi trần gian và toàn thể Hội Thánh Công Giáo trong sự kiện trọng đại này. Chắc chắn cả Giáo phận không ngừng cầu nguyện cho Đức Cha Phêrô nói riêng và các Tân chức nói chung.
Trong bầu khí nức lòng ấy, thánh lễ đồng tế sáng ngày 6.1.1999, Cha Giuse Nguyễn Công Đoan, lúc bấy giờ là Giám tỉnh dòng Tên, người phụ trách giảng thuyết của tuần tĩnh tâm, đã có một bài giảng mang đậm nét Tin Mừng và suy tư hướng về vai trò của Chúa Kitô Mục tử cũng như những ai mang trách nhiệm Mục tử theo gương Chúa Kitô. Hôm ấy là thứ Tư của tuần sau lễ Hiển Linh (1Ga 4, 11-17; Mc 6, 45-52).
Bài giảng có chủ đề: MÓN QUÀ CỦA TÌNH YÊU MỤC TỬ
Cả bốn sách Phúc âm đều kể phép lạ bánh liền với việc Chúa đi trên mặt nước đến với các môn đệ. Lời kể về phép lạ bánh gợi hình ảnh Chúa Giêsu Mục tử bằng cách dựa theo Thánh vịnh 22 (Chúa là Mục tử), nhất là Mác-cô nói rõ: "Mọi người ngã mình trên cỏ xanh thành từngnhóm", gợi hình ảnh Thiên Chúa nuôi dân trong sa mạc: "Ở đây hoang vắng", đồng thời gợi hình ảnh và ý nghĩa của Tiệc Vượt Qua, bí tích Thánh Thể: "Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các môn đệ".
Chúa đi trên mặt nước đến với các môn đệ khi thuyền đang bị sóng gió. Chúa bước lên thuyền thì sóng gió yên lặng. Hình ảnh gợi lại chuyện dân Israel vượt qua Biển Đỏ, sau khi ăn thịt con Chiên Vượt Qua. Chúa Giêsu là Con Chiên Vượt qua mới, dẫn đưa It-ra-en mới trong cuộc xuất hành mới để về quê trời. Chúa Giêsu vừa là Con Chiên vừa là Mục tử, vừa nuôi đoàn chiên bằng chính thịt máu mình, vừa dẫn đoàn chiên vượt qua biển đời sóng gió.
Đó là Tình Yêu Mục Tử của Chúa Giêsu đối với hội Thánh.
Hôm nay, hướng về Đức Tân Giám Mục Phêrô trong ngày tấn phong, chúng ta không thể không nghĩ tới một quà tặng khác của Chúa Giêsu Mục tử cho đoàn chiên mà thánh Gioan nói đến ở chương 21 trong Phúc âm thứ tư. Đó là Phêrô, người chăn dắt đoàn chiên của Chúa. Chúa vẫn là Mục tử, Chúa dẫn dắt đoàn chiên bằng Lời Chúa, nuôi đoàn chiên bằng Bánh là Thân Mình Chúa. Nhưng Chúa còn muốn ban cho đoàn chiên một con người bằng xương bằng thịt làm hiện thân của Ngài để chăn dắt đoàn chiên.
Chúa hỏi ông Phêrô hai lần: "Con có mến Thầy không", một lần "con có phải là bạn của Thầy không" (trong bản văn Hy Lạp dùng 2 động từ: 2 lần agapan và 1 lần philein gợi lên tình bạn, ba lần trả lời, ông Phêrô đều dùng động từ philein). Chúa trao đoàn chiên cho ông Phêrô trên cơ sở tình bạn. Đoàn chiên này Chúa đã thí mạng sống cho nó (Ga 10), nên là cái gì thiết thân nhất của Chúa. Chính vì yêu đoàn chiên ấy mà Chúa sáng kiến ra vai trò của ông Phêrô.
Người bạn thân là cái tôi thứ hai (amicus: alter ego). Người bạn thân có mặt thì cũng là Chúa có mặt. Chính vì thế mà Chúa đặt một người đã được Chúa chọn làm bạn thân của Chúa để ở với đoàn chiên. Một cách hiện diện khác của Chúa.
Người bạn thân ấy yêu Chúa, nên yêu tất cả những gì thuộc về Chúa và yêu như Chúa yêu. Chúa hứa cho ông Phêrô cùng được chết giống cái chết của Chúa (giang tay ra) để tôn vinh Thiên Chúa.
Chúa chỉ có thể trao đoàn chiên cho ông Phêrô trên cơ sở lòng yêu mến Chúa, cũng còn vì đoàn chiên là cộng đoàn yêu thương. Ông Phêrô phải chủ trì cộng đoàn yêu thương, giúp cộng đoàn ấy thể hiện được dấu chỉ họ thuộc về Chúa: "Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là các con yêu thương nhau" (Ga 13, 35), đồng thời làm chứng rằng Chúa Giêsu là Đấng Chúa Cha sai đến (Ga 17, 23). Ông có yêu Chúa thiết tha thì mới có thể giữ cho đoàn chiên gắn bó với Chúa và hiệp nhất với nhau.
Giáo Hội sơ khai đã nhận ra vai trò của ông Phêrô và trân trọng ông, nên "đang khi ông Phêrô bị giam giữ như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông" (Cv 12, 5).
Vai trò của Simon - Phêrô đối với Hội Thánh toàn cầu được thể hiện ở Hội Thánh địa phương (tức là Giáo phận) nơi vị Giám Mục.
Hôm nay chúng ta hân hoan tạ ơn vì Chúa đã ban cho chúng ta một vị Giám Mục mới và chúng ta cầu xin Chúa để cả Giáo phận biết đón nhận và trân trọng ngài như món quà Tình yêu Mục tử Chúa Giêsu ban cho đoàn chiên của Chúa ở địa phương này, để ngài chủ trì cộng đoàn, giúp cộng đoàn gắn bó với Chúa và hiệp nhất với nhau trong tình yêu thương.
(Linh mục Giuse Nguyễn Công Đoan - nguyên Giám tỉnh dòng Tên).
Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG (biên soạn)