Tội lỗi chia rẽ, cản ngăn con người đến gần Chúa. Đời sống tâm linh thiếu ơn Chúa đời sống đó dật dờ như ngọn cỏ bị nước cuốn trôi. Cuộc sống gần kề với sự chết. Thay vì bị chết thảm, người Do Thái giết chiên trinh bạch làm lễ tế chết thay cho tội nhân. Thánh Gioan Tẩy Giả rất quen thuộc với cách lễ tế này bởi cha ông, Zecharia, là linh mục Thượng Tế; ngày hai lần giết chiên trinh bạch làm của lễ xá tội cho tội nhân. Người ta cũng biết chiên chỉ chết thay cho tội nhân mà không thể rửa sạch tội con người mắc phạm. Thiên Chúa tình thương, sai Con Một Ngài là Đức Kitô xuống trần gian làm công việc xoá bỏ tội trần gian. Đấng mà Gioan loan báo,

'Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng Xoá tội trần gian'. Jn 1,29.

Câu nói vắn gọn này có hai phần. Mỗi phần đầy đủ í nghĩa nói lên cuộc tử nạn và sứ mạng Đức Kitô nơi trần thế. Là 'Chiên Thiên Chúa' đồng nghĩa với lễ vật hy sinh. Đây không phải là lễ vật thường mà là lễ vật do chính Thiên Chúa tuyển chọn. Lễ vật đó là Con Thiên Chúa.

Phần hai của câu nói cho biết bởi lễ vật Thiên Chúa tuyển chọn chính là Con Thiên Chúa, nên lễ vật đó có sức mạnh tẩy rửa, xoá bỏ, 'xoá bỏ tội trần gian'.

Đức Kitô chết thay cho toàn thể nhân loại để giao hoà cùng Chúa Cha. Những ai thành tâm đón nhận Con Thiên Chúa thì Thiên Chúa ban cho sự sống trường sinh, bởi người đó được chính Con Thiên Chúa nhân danh họ giao hoà cùng Chúa Cha. Là con người, là tội nhân, máu chiên không thể rửa sạch tội ta phạm mà cần đến 'Máu Cực Thánh' của chính Con Thiên Chúa. Bởi là 'Máu Cực Thánh' nên máu đó có sức mạnh thanh tẩy tội trần gian.

Khi loan báo Đức Kitô là con Thiên Chúa, thánh Gioan công khai thông báo cho mọi người biết ngài không phải là Đấng Cứu Thế, mà chỉ là người đi trước, người dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Khi loan báo Đức Kitô là Chiên Thiên Chúa, thánh Gioan gợi nhớ lại việc kì diệu Chúa thực hiện khi giải phóng dân Chúa khỏi cuộc sống nô lệ bên Ai Cập. Trước ngày khởi hành, mỗi gia đình giết một con chiên con, máu của nó bôi lên thành cửa, còn thịt thì dùng cho bữa tối. Đêm đó gia đình nào có máu chiên bôi trên cửa con trai đầu lòng đều thoát chết, được cứu sống. Sự kiện này trở thành dấu chỉ của sự sống. Đây cũng là ngày ghi nhớ ngày toàn dân được giải thoát khỏi ách nô lệ.

Thánh Gioan cũng công khai cho biết phép rửa ông ban là dấu chỉ của ăn năn, thống hối. Phép rửa Đức Kitô ban có sức mạnh ban ơn tha tội, ơn thánh hoá, ơn giao hoà mang lại sự sống trường sinh. Phép rửa Đức Kitô ban cho chính là Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa. Chính Gioan chứng kiến Thánh Thần Chúa hiện đến cùng Đức Kitô sau khi Ngài bước lên bờ từ sông Giođan. Điều này cho biết Đức Kitô không hoạt động một mình nhưng có Ba Ngôi Thiên Chúa cùng làm việc với Ngài. Vì thế những ai mở cõi lòng đón nhận Đức Kitô thì họ cũng được ơn đón nhận Ngôi Ba Thiên Chúa ngự cùng. Thiên Chúa đong đầy tâm hồn người đó tình yêu Chúa và biến họ trở thành con, người có quyền chia sẻ ơn thánh, trở thành kẻ thừa tự của Thiên Chúa. Ngôi Ba làm cho người đó nên trinh trong, ban sức mạnh và tăng sinh lực giúp họ xứng đáng đón nhận ơn Chúa ban.

Khi loan báo Đức Kitô là Chiên Thiên Chúa thánh Gioan loan báo cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô, Đấng không hề vương tội trần, tự nguyện trở thành lễ tế hy sinh dâng lên Chúa Cha. Thánh nhân qua đời trước khi xảy ra cuộc tử nạn, phục sinh khải hoàn của Đức Kitô. Kitô hữu nào đón nhận Đức Kitô, người đó đón nhận sự chết, phục sinh khải hoàn và về trời của chính Đức Kitô.

Thánh Gioan không tự mâu thuẫn khi thánh nhân nói Ngài không biết về Đức Kitô. Ngài biết rất rõ về Đức Kitô bởi chính ngài là thân nhân của Đức Kitô, là đấng khai đường, mở lối chuẩn bị cho Đức Kitô đến, là đấng ban phép rửa cho Đức Kitô, là đấng hiện diện, chứng kiến Thánh Thần Chúa ngự đến cùng Đức Kitô. Khi thánh Gioan nói ngài không biết về Đức Kitô là ngài muốn nói đến việc ngài biết những gì Thánh Thần Chúa mặc khải cho ngài biết về Đức Kitô. Còn những gì Thánh Thần Chúa không mặc khải thì ngài không thể biết. Điều này có nghĩa là những gì thánh Gioan loan báo về Đức Kitô không có nghĩa là do ngài tự biết để nói ra mà chính là nhận được ơn soi sáng từ Thánh Thần. Bởi được ơn soi sáng nên những gì thánh Gioan nói về Đức Kitô đều đúng, chính xác và đáng tin bởi đó là điều Thánh thần soi sáng cho.

Là con người, ngoại trừ Con Thiên Chúa, ai cũng là tội nhân, vì thế ơn tha thứ Đức Kitô trao ban mang tính toàn cầu, cho tất cả mọi dân, mọi nước, không trừ một ai. Những ai thành tâm đón nhận Đức Kitô đều nhận được ơn giao hoà, ơn tha thứ. Đức Kitô là nguồn suối tình yêu không bao giờ cạn.

Học từ thánh Gioan, Kitô hữu yêu mến Thiên Chúa, sống trọn đời phó thác, tin vào lượng từ bị Chúa, và học cách chia sẻ tình yêu Chúa cho tha nhân.

TiengChuong.org

Lamb Of God

Sin separates a person from God's love. A life without God's love has no spiritual life in that person. In that sense, when a person sins, spiritual death is the result. Instead of dying for one's sin, the Jews believed that blood of a sacrificial lamb died in the place of man. John the Baptist was familiar with this concept because his father, Zacharia, the High Priest, twice a day, offered God the sacrificial lamb in the Temple. Animal blood could only temporarily absorb, not atone for human sin. God sent Jesus, God's only Son, to do the saving mission. Jesus is our Saviour, the One John proclaimed, 'The Lamb of God who takes away the sins of the world'. Jesus died in our place to reconcile to God, the Father, and those who embrace God's only Son, the Father would grant them salvation. We, humans, gain salvation not by a sacrificial animal, but through the blood of God's only Son.

When John proclaims 'Jesus is the Lamb of God', he publicly denounced that he himself is not the Christ, but only a forerunner, preparing the way for the Lamb. Referring to Jesus as the Lamb of God, John probably recalled the story of the Jewish Passover Feast. On the night of their departure from Egypt, every Israelite family killed a lamb for the dinner on that night; its blood was smeared on the doorpost. The angel of death would pass that family and they escaped death. This became the symbol of liberation from slavery in Egypt. Referring to Jesus as the Lamb of God, John probably had in mind that Jesus does not just remove our sins but would free us from the slavery of sin and liberate us from the power of death. John told his audience that his baptism served as a sign of repentance. The baptism that Jesus gives has the power to make us children of God. Jesus will baptise us with the Spirit. John was very sure of this because he witnessed the Spirit of God descend upon Jesus and remained on Him. In this way, John told us Jesus didn't act alone but the Spirit of God is working through Jesus, and that to anyone who opens their heart to receive Jesus, God's Spirit will instil in them God's love, and make them be a child of God. The Spirit of God will strengthen, enlighten and cleanse that person, and make that person worthy before God. Proclaiming 'Jesus is the Lamb of God', John proclaimed the death of Jesus, The Unblemished Sacrificial Lamb, but that is not the end. John didn't live long enough to proclaim the resurrection of Jesus. Whenever we proclaim Jesus as our Saviour, it implies that we proclaim Jesus' death, burial, resurrection, Ascension, and reign at the right hand of God.

John didn't contradict himself when he said he didn't know Jesus. He was Jesus' cousin. He met and baptised Jesus. He witnessed the Spirit come down upon Jesus. He heard the voice from on high calling people to listen to Jesus. John told his disciples that Jesus is the lamb of God. As 'The Lamb of God' John knew Jesus played a key role in salvation.

Sin separates that person from God's love, and it only is removed by the blood of 'The Lamb of God'. John seemed to say that he only knew what God's Spirit reveal to him. What the Spirit didn't reveal, and John would not know, is that Jesus is the author of salvation. He is God himself. Sin is a universal problem and the salvation Jesus gains for us has a universal application. It is given to those who make Jesus their Lord and God. Jesus is the unlimited source of hope for those who have faith in Him. Learning from John, we learn to love Jesus and learn more about his love for us.