Đời Sống Chứng Nhân
CN TRUYỀN GIÁO
Tháng 10, Giáo hội dành đặc biệt để cầu nguyện cho việc truyền giáo cũng như nhắc nhở các tín hữu về sứ mệnh truyền giáo của mỗi người đã lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Vào Chúa Nhật áp chót của tháng 10, Giáo hội cử hành Ngày Thế giới Truyền giáo. Trong Sứ điệp Truyền giáo năm 2022, với chủ đề: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1, 8), Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “Ơn gọi của mỗi người Kitô hữu là làm chứng cho Đức Kitô”, vì thế: “Hãy luôn luôn để cho mình được kiện cường và hướng dẫn bởi Thần Khí”.
1. Giáo hội hiểu sứ mạng làm chứng như thế nào?
Giáo hội vẫn luôn luôn coi Đức Giêsu-Kitô là Người Chứng Thứ Nhất. Chỉ một mình Đức Giêsu biết Thiên Chúa (Mt 11,27), do đó chỉ một mình Người mạc khải Thiên Chúa cho chúng ta. Đức Giêsu là Người Con có kinh nghiệm trọn vẹn về tình yêu của Chúa Cha, là Người Con biết rõ ý muốn của Chúa Cha, biết rõ chương trình cứu độ của Chúa Cha. Người Con ấy là Sứ Giả được Chúa Cha sai đến trần gian để mạc khải Tình Yêu của Chúa Cha và thực hiện chương trình cứu độ của Ngài. Đức Giêsu cũng là Chứng nhân trung thành của Chúa Cha, chỉ nói những điều Chúa Cha muốn, thi hành những điều Chúa Cha truyền dạy. Người là Chứng nhân trung thành với Chúa Cha cho đến chết và chết trên thập giá, nên được Chúa Cha siêu tôn ban cho danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.
Còn một Vị làm chứng thứ hai nữa, được Chúa Cha sai đến cùng với Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu, đó là Chúa Thánh Thần, cũng là Chúa và là Đấng ban sự sống. Ngài bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra, Ngài được phụng thờ và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Thánh Thần không những làm chứng cùng với Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu, khi Chúa Giêsu còn tại thế, mà còn tiếp nối sứ mạng chứng tá của Chúa Giêsu, cùng với Giáo hội và trong lòng Giáo hội.
Chính vì thế mà sứ mạng làm chứng của Giáo hội luôn luôn thể hiện cùng với Chúa Thánh Thần và trong Chúa Thánh Thần. Giáo hội được kêu gọi tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21-22); và đã được Chúa Giêsu Phục Sinh thổi hơi vào cùng trao ban Thánh Thần. Chúa Thánh Thần từ đó luôn ở với Giáo hội và trong Giáo hội, để Giáo hội luôn trung thành với Chúa Giêsu, như Chúa Giêsu trung thành với Thiên Chúa. Giáo hội đã luôn luôn nỗ lực làm chứng cho Chúa Giêsu, trải dài suốt hơn hai nghìn năm lịch sử, trải qua những thăng trầm dâu bể. Dù có Chúa Thánh Thần, Giáo hội vẫn đang hành trình lữ thứ hướng về Ngày Chúa Quang Lâm.
Trong Giáo hội vẫn luôn có hai bộ mặt, một bộ mặt thần thiêng, vì luôn có Chúa Thánh Thần, bộ mặt kia còn mang những giới hạn của thực tại trần thế. Nhưng hai bộ mặt này không tách rời nhau, mà gắn liền, làm thành một Giáo hội Duy nhất, dấu chỉ của sự hợp nhất giữa nhân loại với Thiên Chúa và nhân loại với nhau.
2. Làm chứng trong quyền năng Thánh Thần
Chúa Giêsu nói đến sứ vụ làm chứng của Chúa Thánh Thần: “Là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em từng ở với Thầy ngay từ đầu” (Ga 15, 26-27). Làm chứng cho Chúa Giêsu chỉ có thể thực hiện trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, chứ không thể chỉ bằng sức lực của con người.
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi: “Cũng như “không ai có thể nói rằng ‘Đức Giêsu là Chúa’, nếu không phải bởi Thánh Thần” (1 Cr 12, 3), thì cũng thế, không người Kitô hữu nào có thể làm chứng đầy đủ và chân thật cho Chúa Kitô mà không do Thánh Thần linh hứng và giúp đỡ. Tất cả các môn đệ truyền giáo của Đức Kitô được kêu gọi nhận ra tầm quan trọng cơ bản của hoạt động Chúa Thánh Thần, sống mỗi ngày trong sự hiện diện của Người và lãnh nhận sức mạnh và sự hướng dẫn chắc chắn của Người” (Sứ điệp Truyền giáo 2022).
Chúa Thánh Thần là Linh hồn của Giáo hội và nếu không có Chúa Thánh Thần, Giáo hội sẽ chỉ là một tổ chức nhân đạo (Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, huấn từ trưa Chúa nhật 31-5-2009). “Thánh Thần là vai chính đích thực của truyền giáo. Chính Người ban cho chúng ta biết nói đúng những lời phải nói, nói đúng lúc và nói đúng cách” (Sứ điệp Truyền giáo 2022). Sách Công vụ các Tông đồ đã minh chứng hùng hồn về điều ấy: Chúng tôi xin làm chứng cùng với Thánh Thần là… (Cv 5, 32); Thánh Thần và chúng tôi quyết định là…(Cv 15,28).
Thánh Phaolô, một tông đồ đầy kinh nghiệm về Thánh Thần đã sống và đã nói: “Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa” (1Cr 2,4); “Giờ đây, bị Thần Khí trói buộc, tôi về Giêrusalem, mà không biết những gì sẽ xảy ra cho tôi ở đó, trừ ra điều này, là tôi đến thành nào, thì Thánh Thần cũng khuyến cáo tôi rằng: xiềng xích và gian nan đang chờ đợi tôi.” (Cv 20,22-23).
Thời đại hôm nay, Giáo hội toàn cầu và mỗi Giáo hội địa phương phải đương đầu và đối phó với nhiều vấn nạn và thách thức gay go mà thế giới và thực tế cuộc sống gợi nên. Xử lý tình huống và chọn lựa một hướng đi phù hợp với tin mừng cứu độ của Đức Giêsu chẳng đơn giản chút nào. Dù rằng trong Giáo hội không thiếu những con người tầm cỡ, khôn ngoan, đạo đức và thức thời. Nhưng khởi động, diễn biến và kết thúc mọi vấn đề vẫn luôn là, và phải là tác động của Thánh Thần. Bằng không đó chỉ là sự ‘khôn ngoan đối đáp người ngoài’ theo lẽ tự nhiên của “một tổ chức nhân đạo”, chứ không phải của Giáo hội Chúa Kitô. Chính “Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì” (Ga 6,63). Tuy dù Thánh Thần và Giáo hội có phải công bố hay lên tiếng những điều ngược với lỗ tai người đương thời, kể cả người tin hay không tin, nhưng cuối cùng vẫn chính là: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định !”.
Làm chứng trong quyền năng Thánh Thần, tất cả đều được gợi hứng và thúc đẩy bởi giáo huấn của Hội Thánh và Tin Mừng của Chúa Giêsu.
3. Đời sống chứng nhân
“Hội Thánh Chúa Kitô sẽ tiếp tục “đi ra” để đến với các chân trời mới về địa dư, xã hội và hiện sinh, đến với những nơi “ngoại vi” và những cảnh sống của con người, để làm chứng cho Chúa Kitô và tình thương của Người cho những người nam người ngữ của mọi dân tộc, văn hoá và vị thế xã hội”. (Sứ điệp Truyền giáo 2022).
Truyền giáo bằng chính đời sống chứng nhân, đây là cách truyền giáo tốt nhất và hữu hiệu nhất. Một đời sống đạo đức, chân thành, cởi mở, yêu thương là một tấm gương sáng trước mặt mọi người. Một đời sống tốt đẹp có sức lôi cuốn hơn những lời nói hay, vì “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo". Loan báo Tin mừng Tình yêu hay nhất và hữu hiệu nhất của người Kitô hữu là loan báo bằng cuộc sống yêu thương và phục vụ. Chúng ta hãy suy nghĩ: đời sống chúng ta hiện nay có làm chứng cho Chúa, cho đạo không?
Thư Mục vụ HĐGMVN Năm Thánh Truyền Giáo 2003, đã đề nghị mọi thành phần dân Chúa hãy tuỳ theo ơn gọi và chức năng của mình, tích cực tham gia sứ vụ loan báo Tin Mừng bằng những việc cụ thể sau:
a.Về phương diện thiêng liêng: - Cầu nguyện cho việc truyền giáo. - Nêu gương sống lương tâm Công Giáo:
b.Về phương diện đối thoại. - Thăm viếng thân hữu các thành viên tôn giáo bạn. - Trao đổi với người ngoài Công Giáo về một đề tài chung
c.Về phương diện thực hành: - Thiết lập ban truyền giáo. - Kết nghĩa. - Làm việc bác ái.
Công việc truyền giáo là bổn phận của mỗi Kitô hữu. Trong môi trường sống hàng ngày, người tín hữu giáo dân có điều kiện để làm chứng nhân khi sống trọn vẹn sứ mạng ơn gọi của mình.
Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta tràn đầy Chúa Thánh Thần, để chúng ta có sức mạnh làm chứng bằng lời nói, hành động và cuộc sống đời thường, bằng những cố gắng vươn lên không ngừng, bằng niềm vui, tiếng hát, tiếng cười, bằng sự liên đới với mọi người, đặc biệt là những người nghèo, bằng sự dấn thân giúp đỡ và phục vụ những người đói khổ cần đến chúng ta.
Chúng ta múc lấy sức mạnh nơi Chúa Kitô Thánh Thể, Đấng tràn đầy Thánh Thần, và không ngừng chia sẻ Sự sống, Thần Lực, Thần Khí, Tình Yêu của Người cho những ai đến với Người. Chúa Kitô Thánh Thể là sự Bình An và Hợp Nhất cho nhân loại chúng ta trong một thế giới đầy những xung đột và chia rẽ. Chúa không ngừng định hướng cho cuộc đời của những ai đón nhận sự viếng thăm và hiện diện của Ngài.
“Tôi lặp lại nguyện ước vĩ đại của ông Môsê cho dân Thiên Chúa trong hành trình của họ: “Ước gì toàn dân của Chúa đều là những ngôn sứ!” (Ds 11,29). Thực vậy, ước gì tất cả chúng ta trong Hội Thánh đều là điều chúng ta đã là nhờ Phép Rửa: ngôn sứ, chứng nhân, người truyền giáo của Chúa, nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, cho đến tận cùng trái đất! Xin Đức Maria, Nữ Vương Truyền Giáo, cầu bầu cho chúng ta!” (Sứ điệp Truyền giáo 2022).
CN TRUYỀN GIÁO
Tháng 10, Giáo hội dành đặc biệt để cầu nguyện cho việc truyền giáo cũng như nhắc nhở các tín hữu về sứ mệnh truyền giáo của mỗi người đã lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Vào Chúa Nhật áp chót của tháng 10, Giáo hội cử hành Ngày Thế giới Truyền giáo. Trong Sứ điệp Truyền giáo năm 2022, với chủ đề: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1, 8), Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “Ơn gọi của mỗi người Kitô hữu là làm chứng cho Đức Kitô”, vì thế: “Hãy luôn luôn để cho mình được kiện cường và hướng dẫn bởi Thần Khí”.
1. Giáo hội hiểu sứ mạng làm chứng như thế nào?
Giáo hội vẫn luôn luôn coi Đức Giêsu-Kitô là Người Chứng Thứ Nhất. Chỉ một mình Đức Giêsu biết Thiên Chúa (Mt 11,27), do đó chỉ một mình Người mạc khải Thiên Chúa cho chúng ta. Đức Giêsu là Người Con có kinh nghiệm trọn vẹn về tình yêu của Chúa Cha, là Người Con biết rõ ý muốn của Chúa Cha, biết rõ chương trình cứu độ của Chúa Cha. Người Con ấy là Sứ Giả được Chúa Cha sai đến trần gian để mạc khải Tình Yêu của Chúa Cha và thực hiện chương trình cứu độ của Ngài. Đức Giêsu cũng là Chứng nhân trung thành của Chúa Cha, chỉ nói những điều Chúa Cha muốn, thi hành những điều Chúa Cha truyền dạy. Người là Chứng nhân trung thành với Chúa Cha cho đến chết và chết trên thập giá, nên được Chúa Cha siêu tôn ban cho danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.
Còn một Vị làm chứng thứ hai nữa, được Chúa Cha sai đến cùng với Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu, đó là Chúa Thánh Thần, cũng là Chúa và là Đấng ban sự sống. Ngài bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra, Ngài được phụng thờ và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Thánh Thần không những làm chứng cùng với Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu, khi Chúa Giêsu còn tại thế, mà còn tiếp nối sứ mạng chứng tá của Chúa Giêsu, cùng với Giáo hội và trong lòng Giáo hội.
Chính vì thế mà sứ mạng làm chứng của Giáo hội luôn luôn thể hiện cùng với Chúa Thánh Thần và trong Chúa Thánh Thần. Giáo hội được kêu gọi tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21-22); và đã được Chúa Giêsu Phục Sinh thổi hơi vào cùng trao ban Thánh Thần. Chúa Thánh Thần từ đó luôn ở với Giáo hội và trong Giáo hội, để Giáo hội luôn trung thành với Chúa Giêsu, như Chúa Giêsu trung thành với Thiên Chúa. Giáo hội đã luôn luôn nỗ lực làm chứng cho Chúa Giêsu, trải dài suốt hơn hai nghìn năm lịch sử, trải qua những thăng trầm dâu bể. Dù có Chúa Thánh Thần, Giáo hội vẫn đang hành trình lữ thứ hướng về Ngày Chúa Quang Lâm.
Trong Giáo hội vẫn luôn có hai bộ mặt, một bộ mặt thần thiêng, vì luôn có Chúa Thánh Thần, bộ mặt kia còn mang những giới hạn của thực tại trần thế. Nhưng hai bộ mặt này không tách rời nhau, mà gắn liền, làm thành một Giáo hội Duy nhất, dấu chỉ của sự hợp nhất giữa nhân loại với Thiên Chúa và nhân loại với nhau.
2. Làm chứng trong quyền năng Thánh Thần
Chúa Giêsu nói đến sứ vụ làm chứng của Chúa Thánh Thần: “Là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em từng ở với Thầy ngay từ đầu” (Ga 15, 26-27). Làm chứng cho Chúa Giêsu chỉ có thể thực hiện trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, chứ không thể chỉ bằng sức lực của con người.
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi: “Cũng như “không ai có thể nói rằng ‘Đức Giêsu là Chúa’, nếu không phải bởi Thánh Thần” (1 Cr 12, 3), thì cũng thế, không người Kitô hữu nào có thể làm chứng đầy đủ và chân thật cho Chúa Kitô mà không do Thánh Thần linh hứng và giúp đỡ. Tất cả các môn đệ truyền giáo của Đức Kitô được kêu gọi nhận ra tầm quan trọng cơ bản của hoạt động Chúa Thánh Thần, sống mỗi ngày trong sự hiện diện của Người và lãnh nhận sức mạnh và sự hướng dẫn chắc chắn của Người” (Sứ điệp Truyền giáo 2022).
Chúa Thánh Thần là Linh hồn của Giáo hội và nếu không có Chúa Thánh Thần, Giáo hội sẽ chỉ là một tổ chức nhân đạo (Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, huấn từ trưa Chúa nhật 31-5-2009). “Thánh Thần là vai chính đích thực của truyền giáo. Chính Người ban cho chúng ta biết nói đúng những lời phải nói, nói đúng lúc và nói đúng cách” (Sứ điệp Truyền giáo 2022). Sách Công vụ các Tông đồ đã minh chứng hùng hồn về điều ấy: Chúng tôi xin làm chứng cùng với Thánh Thần là… (Cv 5, 32); Thánh Thần và chúng tôi quyết định là…(Cv 15,28).
Thánh Phaolô, một tông đồ đầy kinh nghiệm về Thánh Thần đã sống và đã nói: “Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa” (1Cr 2,4); “Giờ đây, bị Thần Khí trói buộc, tôi về Giêrusalem, mà không biết những gì sẽ xảy ra cho tôi ở đó, trừ ra điều này, là tôi đến thành nào, thì Thánh Thần cũng khuyến cáo tôi rằng: xiềng xích và gian nan đang chờ đợi tôi.” (Cv 20,22-23).
Thời đại hôm nay, Giáo hội toàn cầu và mỗi Giáo hội địa phương phải đương đầu và đối phó với nhiều vấn nạn và thách thức gay go mà thế giới và thực tế cuộc sống gợi nên. Xử lý tình huống và chọn lựa một hướng đi phù hợp với tin mừng cứu độ của Đức Giêsu chẳng đơn giản chút nào. Dù rằng trong Giáo hội không thiếu những con người tầm cỡ, khôn ngoan, đạo đức và thức thời. Nhưng khởi động, diễn biến và kết thúc mọi vấn đề vẫn luôn là, và phải là tác động của Thánh Thần. Bằng không đó chỉ là sự ‘khôn ngoan đối đáp người ngoài’ theo lẽ tự nhiên của “một tổ chức nhân đạo”, chứ không phải của Giáo hội Chúa Kitô. Chính “Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì” (Ga 6,63). Tuy dù Thánh Thần và Giáo hội có phải công bố hay lên tiếng những điều ngược với lỗ tai người đương thời, kể cả người tin hay không tin, nhưng cuối cùng vẫn chính là: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định !”.
Làm chứng trong quyền năng Thánh Thần, tất cả đều được gợi hứng và thúc đẩy bởi giáo huấn của Hội Thánh và Tin Mừng của Chúa Giêsu.
3. Đời sống chứng nhân
“Hội Thánh Chúa Kitô sẽ tiếp tục “đi ra” để đến với các chân trời mới về địa dư, xã hội và hiện sinh, đến với những nơi “ngoại vi” và những cảnh sống của con người, để làm chứng cho Chúa Kitô và tình thương của Người cho những người nam người ngữ của mọi dân tộc, văn hoá và vị thế xã hội”. (Sứ điệp Truyền giáo 2022).
Truyền giáo bằng chính đời sống chứng nhân, đây là cách truyền giáo tốt nhất và hữu hiệu nhất. Một đời sống đạo đức, chân thành, cởi mở, yêu thương là một tấm gương sáng trước mặt mọi người. Một đời sống tốt đẹp có sức lôi cuốn hơn những lời nói hay, vì “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo". Loan báo Tin mừng Tình yêu hay nhất và hữu hiệu nhất của người Kitô hữu là loan báo bằng cuộc sống yêu thương và phục vụ. Chúng ta hãy suy nghĩ: đời sống chúng ta hiện nay có làm chứng cho Chúa, cho đạo không?
Thư Mục vụ HĐGMVN Năm Thánh Truyền Giáo 2003, đã đề nghị mọi thành phần dân Chúa hãy tuỳ theo ơn gọi và chức năng của mình, tích cực tham gia sứ vụ loan báo Tin Mừng bằng những việc cụ thể sau:
a.Về phương diện thiêng liêng: - Cầu nguyện cho việc truyền giáo. - Nêu gương sống lương tâm Công Giáo:
b.Về phương diện đối thoại. - Thăm viếng thân hữu các thành viên tôn giáo bạn. - Trao đổi với người ngoài Công Giáo về một đề tài chung
c.Về phương diện thực hành: - Thiết lập ban truyền giáo. - Kết nghĩa. - Làm việc bác ái.
Công việc truyền giáo là bổn phận của mỗi Kitô hữu. Trong môi trường sống hàng ngày, người tín hữu giáo dân có điều kiện để làm chứng nhân khi sống trọn vẹn sứ mạng ơn gọi của mình.
Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta tràn đầy Chúa Thánh Thần, để chúng ta có sức mạnh làm chứng bằng lời nói, hành động và cuộc sống đời thường, bằng những cố gắng vươn lên không ngừng, bằng niềm vui, tiếng hát, tiếng cười, bằng sự liên đới với mọi người, đặc biệt là những người nghèo, bằng sự dấn thân giúp đỡ và phục vụ những người đói khổ cần đến chúng ta.
Chúng ta múc lấy sức mạnh nơi Chúa Kitô Thánh Thể, Đấng tràn đầy Thánh Thần, và không ngừng chia sẻ Sự sống, Thần Lực, Thần Khí, Tình Yêu của Người cho những ai đến với Người. Chúa Kitô Thánh Thể là sự Bình An và Hợp Nhất cho nhân loại chúng ta trong một thế giới đầy những xung đột và chia rẽ. Chúa không ngừng định hướng cho cuộc đời của những ai đón nhận sự viếng thăm và hiện diện của Ngài.
“Tôi lặp lại nguyện ước vĩ đại của ông Môsê cho dân Thiên Chúa trong hành trình của họ: “Ước gì toàn dân của Chúa đều là những ngôn sứ!” (Ds 11,29). Thực vậy, ước gì tất cả chúng ta trong Hội Thánh đều là điều chúng ta đã là nhờ Phép Rửa: ngôn sứ, chứng nhân, người truyền giáo của Chúa, nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, cho đến tận cùng trái đất! Xin Đức Maria, Nữ Vương Truyền Giáo, cầu bầu cho chúng ta!” (Sứ điệp Truyền giáo 2022).