Cơ sở 1 - phán quyết của bồi thẩm đoàn không hợp lý hoặc không thể được chống đỡ bằng các bằng chứng

Các nguyên tắc pháp lý có liên quan

589 Theo điều 276 (1) (a) của Đạo luật Hình sự (CPA), Tòa án này được yêu cầu cho phép một kháng cáo chống lại việc kết án nếu xét thấy phán quyết của bồi thẩm đoàn là ‘vô lý hoặc không thể được chống đỡ bằng bằng chứng’.

590 Phương thức thử nghiệm áp dụng khi xử lý cơ sở này được Tòa án tối cao quy định trong vụ M versus The Queen (M kiện Nữ Hoàng) (‘M’) [147]. Câu hỏi mà các thành viên của Tòa án này phải tự hỏi là liệu họ có nghĩ ‘rằng dựa vào toàn bộ bằng chứng, sẽ mở đường cho bồi thẩm đoàn được thuyết phục vượt quá sự nghi ngờ hợp lý rằng bị cáo có tội hay không’ [148].

591 Phán quyết trong vụ M đòi mỗi thành viên của Tòa án này phải đưa ra sự đánh giá độc lập của riêng mình về việc dựa vào bằng chứng nói chung, liệu có một nghi ngờ hợp lý nào về tội lỗi của đương đơn hay không. Khi làm như vậy, các thành viên của tòa phải cân nhắc đầy đủ lợi thế của bồi thẩm đoàn trong việc nhìn thấy và nghe thấy các nhân chứng đưa ra bằng chứng của họ [149].

592 Như phán quyết chung (Mason CJ, Deane, Dawson và Toohey JJ) ở vụ M đã quả quyết:

Trong hầu hết các trường hợp, một nghi ngờ của tòa phúc thẩm cũng là một nghi ngờ mà bồi thẩm đoàn cũng phải trải nghiệm. Chỉ khi lợi thế của bồi thẩm đoàn trong việc nhìn và nghe bằng chứng có khả năng giải quyết một nghi ngờ của tòa kháng cáo hình sự thì tòa án mới có thể kết luận rằng không có sự hoài thai công lý. Điều này có nghĩa là, khi bằng chứng thiếu độ đáng tin vì những lý do không được giải thích bằng cách đã đưa ra, một nghi ngờ hợp lý mà tòa án trải nghiệm mới là một nghi ngờ mà một bồi thẩm đoàn hợp lý phải trải nghiệm. Nếu bằng chứng, dựa vào chính bản ghi, có sự khác biệt, cho thấy các bất cập (inadequacies), có tì vết (tainted) hoặc thiếu sức chứng minh (probative force) một cách đến nỗi khiến tòa phúc thẩm hình sự phải kết luận rằng, dù vẫn chấp nhận trọn vẹn các lợi thế mà bồi thẩm đoàn được hưởng, có một khả thể lớn là một người vô tội đã bị kết án, lúc đó tòa buộc phải hành động và bác bỏ bản án đã dựa vào bằng chứng đó [150].

593 Dường như có một quan niệm sai lầm trong một số giới rằng khi Tòa án này xử lý một vụ kháng cáo chống lại một kết án, nó chỉ xem xét các vấn đề luật pháp và không bao giờ xét vấn đề sự kiện. Điều 276 (1) (a) của Đạo luật Tố tụng Hình sự (CPA) cho thấy rõ ràng rằng điều này không phải như vậy.

594 Tất nhiên, việc đánh giá bằng chứng chủ yếu là vấn đề của bồi thẩm đoàn. Tuy nhiên, nhiệm vụ này không chuyên nhất dành riêng cho họ. Một tòa phúc thẩm trung gian có trách nhiệm theo luật định riêng của mình để thi hành khía cạnh này. Nếu không, thì tiết này đâu cần như đã viết.

595 Vụ M cho thấy rõ ràng rằng một tòa án phúc thẩm trung gian sẽ không thi hành nghĩa vụ của mình theo luật lệ nếu nó coi các vấn đề đáng tin và đáng dựa vào không có liên quan đặc biệt nào khi xử lý tính hợp lý hoặc tính có thể nâng đỡ được của một bản án tại phiên xử. Theo nghĩa này, tuyên bố cho rằng các vấn đề như vậy là ‘hoàn toàn theo yếu tính’ dành cho bồi thẩm đoàn, là một trình thuật, theo nghĩa đó, có phần chưa hoàn chỉnh về nhiệm vụ mà do luật lệ phải dựa vào tại Tòa án này.

596 Trong vụ MFA versus The Queen(‘MFA) (MFA chống lại Nữ Hoàng) [151], Tòa án tối cao (High Court), nhận thức rõ ràng về sự chia rẽ ý kiến đưa ra trong vụ M và các trường hợp khác, đã xem xét lại thử nghiệm M. Nó quyết định loại bỏ bất cứ nghi ngờ nào còn tồn đọng về việc liệu quan điểm của đa số, như đã được phát biểu trong phán quyết chung ở vụ M, có nên tiếp tục được tuân theo hay không, hay liệu một công thức rõ ràng nghiêm ngặt hơn, được McHugh J áp dụng, trong sự bất đồng quan điểm của ông trong vụ M , nên được ưa chuộng hơn [152].

597 Trong phán quyết chung của vụ MFA, McHugh, Gummow và Kirby JJ đã truy tìm lịch sử của New South Wales điều tương đương với điều 276 của CPA. Các quan tòa của họ lưu ý rằng công thức luật định ở mỗi Tiểu bang và Lãnh thổ có nguồn gốc của nó trong Đạo luật Kháng cáo Hình sự năm 1907 (Vương quốc Thống nhất) [153].

598 Phán quyết chung trong vụ MFA lưu ý rằng vào năm 1966, công thức ban đầu ở Anh đã được thay đổi bởi luật lệ. Từ thời điểm đó, quy định liên hệ của Anh đã yêu cầu các thẩm phán phúc thẩm xem xét liệu lời kết án bị công kích có "không an toàn hay không thỏa đáng" hay không. Không một kiểu nói tương đương nào được tìm thấy trong bất cứ luật lệ nào, Tiểu bang hoặc Lãnh thổ, qui định về kháng cáo chống lại một bản án, tại xứ sở này [154].

599 Tuy vậy, phán quyết chung trong vụ MFA lưu ý rằng một số thẩm phán Tiểu bang và Lãnh thổ dường như đã rơi vào thói quen áp dụng kiểu nói ‘không an toàn hoặc không thỏa mãn’ khi xử lý cơ sở kháng cáo đặc thù này. Thật vậy, đôi khi Tòa án Tối cao (High Court) đã sử dụng cùng kiểu nói này, và đôi khi vẫn còn đang sử dụng.

600 Trong cả vụ Gipp versus The Queen [155] và Fleming versus The Queen [156], Tòa án Tối cao chuyên biệt không tán thành việc sử dụng từ đồng nghĩa đã cố gắng cho dùng thử ('không an toàn hoặc không thỏa mãn'), thay vì những từ có thực của công thức luật định ('không hợp lý hoặc không thể được hỗ trợ bằng bằng chứng').

601 Phán quyết chung trong vụ MFA đã nhận xét rằng theo quan điểm ngôn ngữ trong điều khoản của tiểu bang New South Wales đang được xem xét, quyền của tòa án phúc thẩm trung gian để bác bỏ một kết án của bồi thẩm đoàn phải được coi là thực sự rất bao quát. Nhất là, chữ ’không hợp lý’, thích hợp với loại giải thích như vậy.

602 Phán quyết chung trong vụ MFA đã cho thấy rõ ràng rằng điều dường như bao quát của ngôn ngữ trong tiết này nên được hạn chế, lưu ý đến bối cảnh trong đó xuất hiện kiểu nói đang bàn. Các quan tòa của họ nói rằng kết luận này xuất phát từ chủ đề trong quyết định của tòa phúc thẩm, đó là 'lời kết án của bồi thẩm đoàn’.

603 Điều quan trọng là các quan tòa của họ nói rằng:

Theo qui ước, bồi thẩm đoàn vốn được mô tả là tòa hợp hiến để quyết định các sự kiện bị tranh cãi ... Một bồi thẩm đoàn được coi như một loại thế giới thu nhỏ của cộng đồng. ‘Lời kết án của [một] bồi thẩm đoàn, đặc biệt trong các vụ án hình sự nghiêm trọng, được chấp nhận, một cách tượng trưng, như là thu hút một thẩm quyền đặc biệt và tính hợp pháp và do đó tính dứt khoát (finality) để đưa ra các quyết định liên quan đến quyền tự do và danh tiếng của những người bị buộc tội.

Trong bối cảnh đó, và trước hậu cảnh truyền thống xét xử với bồi thẩm đoàn trong nhiều thế kỷ, việc bác bỏ một phán quyết của bồi thẩm đoàn, theo bất cứ quan điểm nào, là một bước nghiêm trọng. Do đó, đây là bước đem lại cho các chữ 'không hợp lý' hoặc '[không] được nâng đỡ’ trong điều 6 (1) của Đạo luật [Kháng cáo hình sự] một nghĩa nghiêm ngặt mà, trong đơn độc hoặc trong các bối cảnh khác, những từ này có thể không hưởng được [157].

604 Phán quyết chung tiếp tục lặp lại điểm đã được đưa ra trong vụ M, và từ đó đã được nhấn mạnh nhiều lần. Bồi thẩm đoàn thường có lợi thế hơn một phiên tòa phúc thẩm trung gian trong việc đánh giá sức nặng dành cho bằng chứng được đưa ra trong phiên xử, và do đó, trong việc đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng đó để xác lập tội lỗi vượt quá sự nghi ngờ hợp lý. Tòa phúc thẩm hình sự thông thường bao gồm ba thẩm phán; các vị này thường không thấy các nhân chứng, không nghe bằng chứng và được yêu cầu quyết định tính hợp lý và khả năng được nâng đỡ của lời kết án bằng cách chỉ tham khảo các đoạn chứng cứ mà các bên muốn kéo chú ý, nên thường sẽ ở thế bất lợi, khi so sánh với các thành viên của bồi thẩm đoàn tại phiên xử.

605 Phán quyết chung sau đó đã nhận xét rằng, không như chủ trương ở Anh, luật pháp ở quốc gia này không trao quyền cho tòa án phúc thẩm bác bỏ một lời kết án dựa trên bất cứ 'cơ sở suy đoán hoặc trực quan nào'. Có lẽ, Các quan tòa của họ coi kiểu nói 'không an toàn hoặc không thỏa đáng’ như có ý nghĩa này [158].

606 Tất nhiên, chánh án McHugh là thành viên của phán quyết chung trong vụ MFA. Do đó, ông đồng ý rằng nên áp dụng thử nghiệm đa số trong vụ M, ưu tiên hơn so với công thức hẹp hơn của chính ông khi bất đồng quan điểm trong vụ M [159]. Trước vụ MFA, Quan tòa này cũng đã dự phần vào các lý do chung để phán xử trong vụ Jones v The Queen [160], trong đó, Tòa án Tối cao đã nói đến vấn đề có thể áp dụng thử nghiệm. Trong đó, các lý do chung đã được phát biểu:

... thử nghiệm được đưa ra bởi đa số trong vụ M hiện phải được chấp nhận như là thử nghiệm thích đáng để xác định xem liệu một lời kết án có không an toàn hay không thỏa đáng hay không [161].

607 Trong vụ Jones, bị cáo bị cáo buộc ba hành vi giao hợp tình dục với một bé gái. Dựa trên bằng chứng của người khiếu nại, các hành vi giao hợp đã diễn ra khi không có ai khác có mặt ngoại trừ người khiếu nại và bị cáo. Bồi thẩm đoàn phần nào đã tha bổng tội danh thứ hai, nhưng lên án các tội danh thứ nhất và thứ ba.

608 Tòa án Tối cao, bằng đa số (Kirby J không đồng ý), cho rằng các bản lên án nên được bác bỏ như "không an toàn và không thỏa đáng". Tất nhiên, phát hiện đó dựa trên sự bất nhất rõ ràng giữa phát hiện của bồi thẩm đoàn về tội danh thứ hai, và phát hiện của họ về tội danh thứ nhất và thứ ba. Điều quan trọng, bằng chứng của người khiếu nại đã được cho là có chất lượng tương tự đối với mọi tội danh.

609 Trong Jones, Brennan CJ đã nói tới việc bồi thẩm đoàn thông thường có lợi thế hơn một phiên tòa phúc thẩm trung gian vì họ có cơ hội được lượng định giá trị trong bằng chứng của người làm chứng bằng cách được nhìn và được nghe bằng chứng được đưa ra. Quan tòa cũng lưu ý rằng bồi thẩm đoàn có lợi thế khi thực hiện chức năng của họ ‘bên trong bầu không khí của phiên xử đặc thù’ [162], điều mà một tòa án phúc thẩm không thể hy vọng tái dựng.

610 Phán quyết chung trong vụ Jones lưu ý rằng cuộc đối chất người khiếu nại đã tiết lộ rằng cô ấy đã nhầm lẫn về các ngày trong tuần khi hai biến cố đầu tiên được cho là đã xảy ra. Trình thuật của cô chứa một số điểm bất nhất với các tuyên bố trước đó mà cô đã đưa ra với cảnh sát. Cô thừa nhận rằng cô đã nhầm lẫn về ngày tháng, nhưng nhấn mạnh rằng các biến cố cô mô tả, trên thực tế, đã diễn ra.

611 Tuy nhiên, bên bào chữa đã kêu gọi một số nhân chứng tại phiên xử hỗ trợ cho bị cáo rằng ông ta không có cơ hội thực hiện các hành vi phạm tội vốn là chủ đề của các tội danh khác nhau. Đa số cho rằng khám phá của bồi thẩm đoàn về việc không có tội trong tội danh thứ hai đã làm tổn hại rất lớn đến tính khả tín của người khiếu nại đến nỗi không một lên án còn lại nào có thể được phép đứng vững.

612 Trong vụ Jones, điều này được ngầm hiểu rằng việc tha bổng về tội danh thứ hai có nghĩa là bồi thẩm đoàn đã bác bỏ mô tả chi tiết của người khiếu nại về những gì đã xảy ra trong dịp đó. Điều quan trọng là, người ta nói rằng đây không phải là một trường hợp trong đó bồi thẩm đoàn đơn thuần đã không được hài lòng quá sự nghi ngờ hợp lý về sự thật trong trình thuật của cô ấy. Việc tha bổng đối với tội danh 2 phải kéo theo việc bác bỏ một cách tích cực về bằng chứng của cô ta. Đã có một số thí dụ về những vụ tha bổng đuợc đưa ra, khi kháng cáo, trên cơ sở các lời kết án bất nhất, về yếu tính, dựa trên lý luận tương tự.


Kỳ tới: Các điển hình kháng án khác