Điểm nổi bật của hội luận liên tôn về tính bổ túc nam nữ tại Vatican trong các ngày 17-19 tháng Mười Một vừa qua là bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và của Nguyên Giáo Sĩ Trưởng Do Thái tại Vương Quốc Thống Nhất (Anh), và sự hiện diện của 350 nhà lãnh đạo liên tôn.
Theo ký giả Michael Severance của The Catholic World Report, Đức GH Phanxicô đã có một tiếng nói mạnh mẽ tại hội luận liên tôn kỳ này, không giống như lúc ngài tham dự THĐ mới đây về gia đình, trong đó phần lớn ngài đóng vai người nghe. Trong bài diễn văn dài 10 phút mở đầu hội luận, ngài nói với 350 nhà lãnh đạo liên tôn rằng trẻ em có “quyền được lớn lên trong một gia đình có cha có mẹ có khả năng tạo nên một môi trường thích đáng cho đứa trẻ phát triển và trưởng thành về xúc cảm”.
Ngài nhấn mạnh rằng các nhà lãnh đạo liên hệ tới trẻ em và sự lành mạnh lâu dài của xã hội dân sự phải “ cỏ vũ các rường cột nền tảng đang quản trị các quốc gia… Gia đình là nền tảng của việc sống chung và là phương thuốc chữa căn bệnh phân mảnh xã hội”.
Trích dẫn chính tông huấn Niềm Vui Tin Mừng của ngài, Đức Phanxicô nói thêm: “Việc đóng góp của hôn nhân cho xã hội là điều ‘không thể thiếu’;… gia đình ‘vượt lên trên mọi cảm xúc và mọi nhu cầu tạm bợ của vợ chồng. Và đó là lý do tại sao tôi biết ơn qúy vị vì hội luận của qúy vị đã nhấn mạnh tới các phúc lợi do hôn nhân mang tới cho con cái, cho chính các cặp vợ chồng và cho xã hội.
“Trong những ngày này, khi qúy vị khởi sự suy tư về vẻ đẹp của tính bổ túc nam nữ trong hôn nhân, tôi khẩn khoản xin qúy vị đề cao hơn nữa một chân lý khác về hôn nhân: đó là chỉ có sự cam kết vĩnh viễn đối với tình liên đới, lòng trung thành và tình yêu sinh hoa trái mới đáp ứng được các khát vọng sâu xa nhất của trái tim con người mà thôi.
“Tôi khẩn khoản xin qúy vị đặc biệt nhớ tới người trẻ là những người đại diện cho tương lai ta. Qúy vị hãy cam kết sao cho giới trẻ của ta không nhường bước đối với thứ môi sinh tạm bợ đầy độc dược, nhưng đúng hơn trở thành những nhà cách mạng dám can đảm lên đường tìm kiếm tình yêu chân thực và lâu bền, chống lại kiểu mẫu thông thường”.
Cuối cùng Đức Thánh Cha yêu cầu cử tọa, gồm các nhà thần học, khoa học xã hội, tâm lý học, cố vấn hôn nhân, luật sự gia đình, chuyên viên truyền thông, các thừa tác viên, và các mục tử thuộc 14 truyền thống tín ngưỡng khác nhau đến từ 23 quốc gia, hãy đoàn kết trong một tinh thần không thiên vị và không bè phái: “Qúy vị đừng để mình rơi vào tình thế bị các ý niệm chính trị lung lạc. Gia đình là một sự kiện nhân học, một sự kiện liên hệ tới xã hội và văn hóa.
“Ta không thể nghĩ tới các ý niệm bảo thủ hay cấp tiến. Gia đình là gia đình. Nó không thể bị khoác cho các ý niệm có tính ý thức hệ”.
Gốc rễ của tính bổ túc: tạo dựng, tính được ban cho (given-ness) và việc hoàn tất
Tập chú vào nhân quyền căn bản của đứa trẻ là được dưỡng dục bởi cả cha lẫn mẹ, Đức Phanxicô cho hay: tính bổ túc là một ý niệm phong phú về ý nghĩa liên quan tới các vai trò tự nhiên, đan kết với nhau và rất cần thiết của vợ và chồng trong việc lên khuôn các gia hộ hạnh phúc và lành mạnh. Họ “làm việc với nhau vì lợi ích của toàn thể; các tài năng của mọi người có thể cùng nhau làm việc vì ích lợi của mỗi người”. Đối với ngài, tính bổ túc “không là gì khác ngoài việc cân nhắc các hòa hợp đầy năng động tại tâm điểm của Tạo Dựng”.
Suốt hội luận, loạt phim giáo dục tựa là Humanum (Nhân Bản) đã được chiếu lần đầu làm phong phú thêm các cuộc thảo luận về mầu nhiệm sinh học của sự bổ túc tính dục trong hôn nhân.
Peter Kreeft, một giáo sư triết học tại Cao Đẳng Boston và là một tác giả quen thuộc, đã xuất hiện trong phim đầu tiên. Ông cho rằng ta có “hai cặp chữ không hoàn toàn giống nhau ‘nam và nữ’, ‘đực và cái’”.
Ông giải thích: “Nam và nữ có tính sinh học. Chúng đòi một thân xác, chúng đòi các yếu tố di truyền. Đực hay cái có tính vũ trụ học (cosmological).
“Mọi xã hội trong lịch sử thế giới đều đã thấy rằng âm và dương, đực và cái, không phải chỉ con người mới có, hay chỉ con vật mới có. Mọi ngôn ngữ mà tôi biết, trừ tiếng Anh, đều có danh từ giống đực giống cái. Mặt trời luôn ở giống đực (chàng), mặt trăng luôn ở giống cái (nàng)”.
Kreeft cho biết thêm: ta không nên giản lược vẻ đẹp và sự mầu nhiệm của giống đực giống cái trong ngôn ngữ, coi nó chỉ như “một phóng chiếu tính dục của ta lên vũ trụ.
“Thiên Chúa, Đấng sáng tạo ra tính dục con người cũng đã sáng tạo ra vũ trụ. Hai giống (đực và cái) rất thích đáng. Nó là một triết lý hạnh phúc hơn nhiều. Ta thích ứng với bản nhiên sự vật”.
Tiếp theo cuốn video của giáo sư Kreeft, diễn giả đầu tiên trong ngày khai mạc là Ngài Jonathan Sacks, nguyên Giáo Sĩ Trưởng Do Thái Giáo của Vương Quốc Thống Nhất (Anh) và Khối Thịnh Vượng Chung. Giáo sĩ Sacks nói rằng ta sẽ hiểu tính bổ túc của hai phái giống một cách tốt nhất khi suy nghĩ về điều nền văn hóa đương thời vốn dạy ta: hoặc ta là “điều gì đó” hoặc ta “không là gì” cả.
Nhưng giáo sĩ cho hay: trong Do Thái Giáo, ta học thấy rằng “ta chỉ là một nửa. Ta phải mở cửa chào đón một nửa khác nếu ta muốn trở nên toàn bộ”.
Thứ nhân học cổ điển trên được diễn giải bởi một chuyên viên của hội luận, đó là tiến sĩ Samuel Gregg, giám đốc nghiên cứu của Viện Acton có trụ sở tại Michigan.
Tiến sĩ Gregg nói rằng ở cốt lõi nền nhân học trên, một nền nhân học chung của phần lớn các tham dự viên hội luận, là niềm tin cho rằng điều đã “được ban” cho ta trong trật tự tự nhiên là một trật tự do Thiên Chúa sáng lập. Đó là nền nhân học dẫn ta tới việc hiểu được con người nhân bản dựa trên các sự thật khách quan.
Ông cho hay: “điểm dị biệt tối hậu ở đây là giữa hai nền nhân học. Nền nhân học do rất nhiều tham dự viên phát biểu, nhất là các tham dự viên Do Thái Giáo và Kitô Giáo, coi con người nhân bản như những hữu thể “được ban” cho theo nghĩa ta là ai. Bản sắc ta và trọn bộ vấn đề tính dục đều là những điều đã được ban cho, và ta biết được nó nhờ Mạc Khải và luật tự nhiên”.
Ở phía kia là chủ trương cho rằng bản sắc con người, trong yếu tính, vốn “co dãn” (plastic): co dãn theo nghĩa ta xác định ta là ai dựa trên các cảm xúc (feelings) của mình và một ý chí quyết bác bỏ hay làm ngơ các tầm nhìn thông xuốt không những của Mạc Khải mà của cả lý trí tự nhiên nữa.
Tiến sĩ Gregg nói thêm rằng quan điểm thứ hai không những tương đối hóa ý nghĩa tính thể lý của ta và tính bổ túc nam nữ mà còn tương đối hóa cả “tính được ban cho (hồng phúc)” như là nam hoặc nữ nữa, một “tính hồng phúc bắt nguồn từ chính trật tự tạo dựng, vốn được phác thảo cách sâu sắc trong Thánh Kinh Do Thái và được chính Chúa Kitô xác nhận”.
Cuối cùng, Đức HY Gerhard Müller, tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin và là người chủ trì chính của hội luận, đã liên kết mọi ngôn từ nhân học lại với nhau, khi cho rằng điều hết sức tự nhiên là “mỗi người chúng ta đều cảm thấy thiếu thốn và thiếu sót cần được hoàn tất. Sự kiện không thể nào xóa nhòa khỏi bản nhiên con người này cho thấy sự lệ thuộc căn để của ta: ta không tự hoàn tất được mình bằng chính bản ngã mình, ta hoàn toàn không tự mình đầy đủ được”.
Luôn cam kết: cuộc khủng hoảng kết hợp, vĩnh cửu và hy vọng
Theo Đức Phanxicô, “hôn nhân và gia đình ngày nay đang gặp khủng hoảng. Ta đang sống trong nền văn hóa tạm bợ, trong đó, càng ngày càng có nhiều người đơn thuần bỏ cuộc đối với hôn nhân như một cam kết công khai”.
Thực vậy, ngày nay, thách đố của ta là “chiếm lại” cái hiểu chung không những về bản chất hôn nhân, mà cả về các thực hành của nó như một thề hứa suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà nhằm sinh sản và dưỡng dục con cái một cách yêu thương và trách nhiệm.
Mô phỏng Đức Thánh Cha, chủ tịch Trung Tâm Văn Hóa Tawasul ở Cairo, Ai Cập, Ông Wael Forrouq, nói rằng, trên thực tế, ta từng để cho nền văn hóa phù phiếm bén rễ trong hậu bán thế kỷ 20; trong nền văn hóa này,các liên hệ nhân bản bị coi như “thoáng qua và tạm bợ”. Ông tự hỏi ta phải làm gì để đưa nền văn hóa nhân bản, ở cả Đông lẫn Tây Phương, trở về với chiều hướng vĩnh cửu.
Học giả Á Căn Đình và là TGĐ của Grupo Sólido, ông Ignacio Ibarzabal, khi lên tiếng trong cùng một nhóm với Forrouq, cũng có chung một phê phán như Đức Phanxicô về nền văn hóa vứt bỏ, hay “nền văn hóa tạm bợ” bằng chứng là các liên hệ tan tành vỡ vụn, được ông coi là nguồn gốc gây ra “không biết bao nhiêu đau khổ không cần thiết” và nỗi chán chường chung.
Ibarzabal nhận định rằng một phần của việc phân mảnh này phải qui lỗi cho rất nhiều nhân tố khác hơn là cha mẹ trong việc dưỡng dục trẻ em ngày nay, từ hệ thống trường công tới internet, nơi chúng chỉ xây dựng các mối liên hệ và những cuộc đàm đạo ngắn hạn, thoáng qua trên các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, và WhatsApp.
Ibarzabal gọi đó là “cuộc khủng hoảng kết hợp”, một cuộc khủng hoảng đang phát sinh ra cả một thế hệ người trẻ sống mà không có hy vọng nào xây dựng được những mối liên hệ bền chặt và thân mật.
Ông kể lại cách việc trên xuất hiện ra sao dưới ánh sáng các nghiên cứu xã hội học về các thiếu nữ 15 tuổi gần Buenos Aires, cựu TGP của Đức Giáo Hoàng. Ông cho biết: khi trả lời bản câu hỏi do ông đưa ra, 100% thiếu nữ đều nói “có” đối với câu hỏi liệu các em có muốn “một tình yêu kéo dài suốt đời” hay không. Tuy nhiên, khi hỏi câu hỏi tiếp theo rằng liệu các em có thực sự tin có thứ tình yêu suốt đời hay không, thì 80% trả lời “không”, cho rằng nó không thể có được. Ông cho hay, các câu trả lời này làm ông rất chưng hửng, vì lớp tuổi này thường là lớp tuổi “lãng mạn và không tưởng” nhất hạng, đầy mộng mơ về những điều mình có thể làm được.
Gia đình như nguồn gây ra căng thẳng, nhưng cũng đem lại tăng trưởng
Các diễn giả tại hội luận, thuộc đủ mọi tín ngưỡng và hệ phái, đã thống nhất ý kiến trong việc qui kết các căn bệnh xã hội như thiếu niên phạm pháp, quyên sinh, sinh đẻ ngoài hôn nhân, trầm cảm, và đủ thứ xáo trộn tâm sinh lý khác cho các hậu quả dài hạn và tai hại mà ly dị đã gây ra cho các cơ cấu xã hội.
Tan vỡ hôn nhân không chỉ là hậu quả của nền văn hóa thế tục và cuộc cách mạng tình dục mà thôi; xét cho cùng, nó còn do bản chất tội lỗi, sa ngã và chỉ biết đến mình nữa. Điều này nhất quán với nền nhân học về sự bất toàn. Bởi thế, như lời Đức Phanxicô nói, lẽ đương nhiên hôn nhân và gia đình “làm gia tăng các căng thẳng: giữa vị kỷ và vị tha, giữa lý trí và đam mê, giữa thèm muốn tức khắc và mục đích lâu dài. Nhưng gia đình cũng cung cấp cho ta các khuôn thước để giải quyết các căng thẳng này”.
Các điều hợp viên cuộc hội luận nhận định rằng luật lệ ly dị đã thay đổi rất nhiều trong 40, 50 năm nay, và việc này thực sự đã khiến cho ba thứ sau đây trong các tranh tụng về ly dị trở thành khôngliên quan gì nữa: ngoại tình, lạm dụng, và bỏ rơi. Từ ngày thông qua điều khoản cho phép ly dị không cần viện dẫn lỗi lầm, 3 lý do người ta vốn dùng để nghị án tiêu hôn đã trở thành phế tích của quá khứ.
Nhiều người tham dự hội luận tỏ ra tiếc nuối thời kỳ đã qua của những gia hộ ổn định, của những gia đình bền vững, những ngày xưa thân ái của thời hậu chiến mắn con trước khi ra đời của những đạo luật cho phép ly dị bừa bãi.
Tiến sĩ Ryan T. Anderson, một vị tham dự luận hội và là đồng tác giả cuốn What Is Marriage? Man and Woman: A Defense (Hôn Nhân Là Gì? Người Đàn Ông và Người Đàn Bà, Một Bênh Vực) là người hăng say đề cao các phúc lợi của cuộc hôn nhân bền vững đối với xã hội, tuy nhiên, ông cho hay: ta nên thận trọng đừng nên cho rằng thời trước khi có ly dị không cần lầm lỗi là thời kỳ tốt đẹp hơn.
Ông nói: “Tôi không muốn nói như thế… Đến một mức nào đó, ly dị không cần lầm lỗi quả có cố gắng giải quyết một vấn đề. Và vấn đề này có thực. Chỉ bất hạnh một điều: giải pháp nó đưa ra không phải là giải pháp đúng. Nên tôi không muốn nói: ta nên trở lại với thời kỳ trước khi có ly dị không cần lầm lỗi. Điều ta muốn là tiến tới một điều gì đó khác thế”.
Anderson nói rằng: một trong các ta thán hợp pháp chống lại hệ thống ly dị trước đây “là nó có quá nhiều trở ngại (adversarial); thực vậy, khi cần, khó mà ly dị đượ, vì bạn phải trưng dẫn đủ bằng chứng cho thấy người phối ngẫu của bạn bạo hành bạn; vả lại đôi khi tòa án còn thiên vị nữa”.
Thay vì đi tìm một hệ thống trong đó các tiêu chuẩn về bằng chứng trở nên tốt hơn, người ta lại đưa ra một hệ thống, trong đó, họ không cần bằng chứng chi cả, vì đâu cần viện dẫn lỗi lầm, thậm chí còn không cần bên kia phải đồng ý tiêu hôn. Theo Anderson, điều ấy cho thấy hôn nhân không cần phải vĩnh viễn nữa. Ông đồng ý với nhận định của Giám Mục Anh Giáo Michael Nazir’Ali, khi cho rằng ra khỏi hôn nhân còn dễ dàng hơn ra khỏi khoản nợ mua nhà.
Anderson ca ngợi chiều hướng mới tiến tới hôn nhân giao ước, trong đó có một số thủ tục nhất định để giải quyết khi hôn nhân hết hy vọng cứu vãn. Tiểu bang Louisiana của Mỹ đang đi theo chiều hướng này: khởi đầu, hai vợ chồng gặp cố vấn hôn nhân, rồi phải đợi thêm một thời gian trước khi ly dị, rồi phải qua nhiều bước, mới kết thúc ly dị. Theo ông, luật pháp cần nhấn mạnh hôn nhân là một tương quan nghiêm túc; ra khỏi nó không phải là việc tùy tiện muốn làm thế nào cũng được, cần có những thủ tục nghiêm túc.
Xây dựng những gia hộ hoàng gia
Theo Đức Phanxicô, việc bãi bỏ nền văn hóa tôn giáo truyền thống của gia đình và hôn nhân, tức mối tương quan đơn hôn, có tính giao ước giữa một người đàn ông và một người đàn bà để sinh sản và dạy dổ con cái là “một cuộc cách mạng phong hóa và luân lý”. Nó “thường phất ngọn cờ tự do, nhưng thực tế, nó tàn phá không biết bao nhiêu con người về tâm linh và vật chất, nhất là những người nghèo nhất và yếu thế nhất”.
Ngài nói rằng “gia đình cung cấp nơi chốn chính để ta vươn tới sự cao cả, nhờ biết cố gắng thể hiện khả năng trọn vẹn của mình đạt tới nhân đức và đức ái”.
Nếu cần một đồng lãnh đạo không chính thức cho hội luận thì chắc phải là Giáo Sĩ Jonathan Sacks, người một lần nữa đã rất nổi bật về phương diện trí thức, tâm linh, và cả thực nghiệm nữa trong lãnh vực này.
Sacks đã từng đau khổ chứng kiến cảnh Nước Đại Anh mau chóng nhường đất cho các ý thức hệ duy tục về tính dục và hôn nhân. Hiện nay, tại đây, 42 phần trăm các cuộc hôn nhân kết liễu bằng ly dị và việc sống chung đang trở thành hình thức thay thế cho hôn nhân, nhưng chỉ kéo dài trung bình 2 năm.
Ông cho hay: “Ở Đại Anh hiện nay, hơn một triệu trẻ em lớn lên mà không được tiếp xúc chi với cha các em cả. Điều này đang tạo ra hố phân cách trong các xã hội, một phân cách chưa từng có bao giờ kể từ ngày Disrael nói tới ‘hai quốc gia’ cách nay hai thế kỷ rưỡi”.
Giáo sĩ Sacks cảnh cáo rằng giai cấp cai trị hiện nay đang hưởng lợi trước tình thế hỗn độn này. Lang chạ tình dục và các ý tưởng cấp tiến về hôn nhân như đa hôn, đa ái (polyamorous) “đang nhân gấp bội cơ may cho các ghế làm vua hay làm kẻ có quyền được truyền lại cho thế hệ kế tiếp. Trong chế độ đơn hôn, kẻ giầu và kẻ có quyền mất thế, nhưng người nghèo và người vô quyền được lợi”.
Ông giải thích: “Việc hướng về đơn hôn đi ngược lại khuynh hướng thay đổi xã hội bình thường. Nó là một chiến thắng thực sự cho phẩm giá bình đẳng của mọi người, trong đó, mọi cô dâu và chàng rể đều là vua chúa, mọi gia hộ đều là cung điện khi được trang trí bằng tình yêu”.
Đã đến lúc phải chơi trò tấn công
Một trong các bài diễn văn chủ lực sau cùng là của mục sư Tin Lành Rick Warren. Ông nói đùa: có một điều nguy hiểm khi làm diễn giả thứ 28, vì người ta đã nói hết rồi. “Còn gì để nói đây?”.
Ông bảo: Ông phải viết lại bài diễn văn bằng cách chỉ nói tới một vài nhận định thực tế, về việc các nhà lãnh đạo nên tấn công ra sao để thắng cuộc chiến tranh về hôn nhân và gia đình.
Điều đáng buồn là hiện nay ai cũng biết hôn nhân đang bị làm ra hoen ố. Nó bị bác bỏ như là một truyền thống lỗi thời do con người bày ra; nó bị kết án là kẻ thù của đàn bà; nó bị hạ bệ như là hạn chế tham vọng nghề nghiệp; nó bị bôi lọ trong phim ảnh, truyền hình, và người ta trì hoãn nó vì sợ nó hạn chế tự do bản thân.
Trước tình thế ấy, Giáo Hội không thể hèn nhát giữ im lặng. Nguy cơ quá lớn không cho phép ta làm vậy. Theo mục sư, ta phải can đảm dấn thân “khẳng định thẩm quyền của Lời Chúa. Chân lý vẫn còn là chân lý, bất kể người ta hoài nghi về nó thế nào. Tôi có thể bác bỏ luật sức hút, nhưng điều này chẳng thay đổi luật sức hút chút nào. Ta không phá luật, luật phá ta”.
Việc quan trọng, theo ông, là công khai nhìn nhận và cử hành các cuộc hôn nhân lành mạnh. “Bênh vực hôn nhân không đủ, ta phải cử hành nó. Ta phải là người đề xuất những gì là đúng, không phải chỉ là người phản đối những gì là sai. Ta phải đưa ra một thay thế hấp dẫn đối với các hứa hẹn hão huyền của thế gian”.
Ông nhắc tới điển hình tại Nhà Thờ của ông, nơi các cặp vợ chồng lên trình bầy chứng từ của họ, và là nơi hàng năm có nghi thức tuyên thệ lại lời đoan hứa lúc kết hôn. “Lời nói lung lay gương bày lôi kéo”.
Sau đó, ta cần liên tục nhấn mạnh tới các ơn ích của hôn nhân và thuyết phục người khác hỗ trợ bằng các dữ kiện. Thí dụ: con cái được cả cha lẫn mẹ dưỡng dục là những đứa trẻ khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn và mạnh mẽ hơn. Chúng ít thất bại ở trường, ít lạm dụng ma túy, ít bị giam cầm, ít bị lo âu, trầm cảm, và ít có khuynh hướng tự sát hơn.
Ta cần cho người ta thấy tiêu hôn có hại cho người nghèo hơn cả. Bà mẹ đơn chiếc khó có thể trở thành người nâng đỡ đáng tin về kinh tế… Người đàn ông lấy vợ và tiếp tục cuộc sống hôn nhân thường ít bệnh tật hơn, sống lâu hơn đàn ông độc thân, thu hái nhiều của cải hơn đàn ông độc thân…
Cuối cùng, Warren nói rằng ta cần vận động mọi cơ sở truyền thông để cổ vũ hôn nhân. Theo ông, “bên nào kể truyện hay nhất, bên ấy thắng”. Ông cho rằng cần có nhiều cuốn video kiểu của hội luận lần này hơn nữa nhằm mô tả những cuộc hôn nhân hân hoan hạnh phúc đầy cam kết dấn thân. Ta phải sử dụng truyền thông để chất vấn các láo khoét văn hóa… vì chúng chưa bao giờ bị chất vấn.
Trong phần kết luận, Mục Sư Warren trình bày 6 mục đích của hôn nhân: loại bỏ cô đơn, nói lên tính dục con người cách thích đáng, nhân thừa nòi giống người, bảo vệ và dạy dỗ con cái, hoàn thiện hóa nhân cách, phản ảnh sự kết hợp của ta với Chúa Kitô.
Một trong các mục đích quan trọng nhất là làm ta nên thánh, chứ không chỉ hạnh phúc. Hôn nhân là “phòng thí nghiệm để học cách yêu thương… là trường học hy sinh. Nó là đại học để học hỏi vị tha, là giảng khóa suốt đời để nên giống Chúa Kitô… Dụng cụ hạng nhất Thiên Chúa dùng lên khuôn bạn chính là người phối ngẫu của bạn”.
Ông cho hay: tình yêu hỗ tương và các vai trò thánh hóa giữa các người phối ngẫu bổ túc cho nhau là ý nghĩa sâu sắc nhất của hôn nhân. Đây là lý do mạnh mẽ nhất tại sao hôn nhân chỉ có thể giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
“Không có mối tương quan nào, kể cả mối tương quan cha mẹ và con cái, có thề hình dung được sự kết hợp thân mật này. Định nghĩa lại hôn nhân là phá hủy hình ảnh mà Thiên Chúa muốn vẽ ra. Ta không thể thoái lui trong vấn đề này. Nó là hình ảnh Chúa Kitô hiện diện trong Giáo Hội”.
Theo ký giả Michael Severance của The Catholic World Report, Đức GH Phanxicô đã có một tiếng nói mạnh mẽ tại hội luận liên tôn kỳ này, không giống như lúc ngài tham dự THĐ mới đây về gia đình, trong đó phần lớn ngài đóng vai người nghe. Trong bài diễn văn dài 10 phút mở đầu hội luận, ngài nói với 350 nhà lãnh đạo liên tôn rằng trẻ em có “quyền được lớn lên trong một gia đình có cha có mẹ có khả năng tạo nên một môi trường thích đáng cho đứa trẻ phát triển và trưởng thành về xúc cảm”.
Ngài nhấn mạnh rằng các nhà lãnh đạo liên hệ tới trẻ em và sự lành mạnh lâu dài của xã hội dân sự phải “ cỏ vũ các rường cột nền tảng đang quản trị các quốc gia… Gia đình là nền tảng của việc sống chung và là phương thuốc chữa căn bệnh phân mảnh xã hội”.
Trích dẫn chính tông huấn Niềm Vui Tin Mừng của ngài, Đức Phanxicô nói thêm: “Việc đóng góp của hôn nhân cho xã hội là điều ‘không thể thiếu’;… gia đình ‘vượt lên trên mọi cảm xúc và mọi nhu cầu tạm bợ của vợ chồng. Và đó là lý do tại sao tôi biết ơn qúy vị vì hội luận của qúy vị đã nhấn mạnh tới các phúc lợi do hôn nhân mang tới cho con cái, cho chính các cặp vợ chồng và cho xã hội.
“Trong những ngày này, khi qúy vị khởi sự suy tư về vẻ đẹp của tính bổ túc nam nữ trong hôn nhân, tôi khẩn khoản xin qúy vị đề cao hơn nữa một chân lý khác về hôn nhân: đó là chỉ có sự cam kết vĩnh viễn đối với tình liên đới, lòng trung thành và tình yêu sinh hoa trái mới đáp ứng được các khát vọng sâu xa nhất của trái tim con người mà thôi.
“Tôi khẩn khoản xin qúy vị đặc biệt nhớ tới người trẻ là những người đại diện cho tương lai ta. Qúy vị hãy cam kết sao cho giới trẻ của ta không nhường bước đối với thứ môi sinh tạm bợ đầy độc dược, nhưng đúng hơn trở thành những nhà cách mạng dám can đảm lên đường tìm kiếm tình yêu chân thực và lâu bền, chống lại kiểu mẫu thông thường”.
Cuối cùng Đức Thánh Cha yêu cầu cử tọa, gồm các nhà thần học, khoa học xã hội, tâm lý học, cố vấn hôn nhân, luật sự gia đình, chuyên viên truyền thông, các thừa tác viên, và các mục tử thuộc 14 truyền thống tín ngưỡng khác nhau đến từ 23 quốc gia, hãy đoàn kết trong một tinh thần không thiên vị và không bè phái: “Qúy vị đừng để mình rơi vào tình thế bị các ý niệm chính trị lung lạc. Gia đình là một sự kiện nhân học, một sự kiện liên hệ tới xã hội và văn hóa.
“Ta không thể nghĩ tới các ý niệm bảo thủ hay cấp tiến. Gia đình là gia đình. Nó không thể bị khoác cho các ý niệm có tính ý thức hệ”.
Gốc rễ của tính bổ túc: tạo dựng, tính được ban cho (given-ness) và việc hoàn tất
Tập chú vào nhân quyền căn bản của đứa trẻ là được dưỡng dục bởi cả cha lẫn mẹ, Đức Phanxicô cho hay: tính bổ túc là một ý niệm phong phú về ý nghĩa liên quan tới các vai trò tự nhiên, đan kết với nhau và rất cần thiết của vợ và chồng trong việc lên khuôn các gia hộ hạnh phúc và lành mạnh. Họ “làm việc với nhau vì lợi ích của toàn thể; các tài năng của mọi người có thể cùng nhau làm việc vì ích lợi của mỗi người”. Đối với ngài, tính bổ túc “không là gì khác ngoài việc cân nhắc các hòa hợp đầy năng động tại tâm điểm của Tạo Dựng”.
Suốt hội luận, loạt phim giáo dục tựa là Humanum (Nhân Bản) đã được chiếu lần đầu làm phong phú thêm các cuộc thảo luận về mầu nhiệm sinh học của sự bổ túc tính dục trong hôn nhân.
Peter Kreeft, một giáo sư triết học tại Cao Đẳng Boston và là một tác giả quen thuộc, đã xuất hiện trong phim đầu tiên. Ông cho rằng ta có “hai cặp chữ không hoàn toàn giống nhau ‘nam và nữ’, ‘đực và cái’”.
Ông giải thích: “Nam và nữ có tính sinh học. Chúng đòi một thân xác, chúng đòi các yếu tố di truyền. Đực hay cái có tính vũ trụ học (cosmological).
“Mọi xã hội trong lịch sử thế giới đều đã thấy rằng âm và dương, đực và cái, không phải chỉ con người mới có, hay chỉ con vật mới có. Mọi ngôn ngữ mà tôi biết, trừ tiếng Anh, đều có danh từ giống đực giống cái. Mặt trời luôn ở giống đực (chàng), mặt trăng luôn ở giống cái (nàng)”.
Kreeft cho biết thêm: ta không nên giản lược vẻ đẹp và sự mầu nhiệm của giống đực giống cái trong ngôn ngữ, coi nó chỉ như “một phóng chiếu tính dục của ta lên vũ trụ.
“Thiên Chúa, Đấng sáng tạo ra tính dục con người cũng đã sáng tạo ra vũ trụ. Hai giống (đực và cái) rất thích đáng. Nó là một triết lý hạnh phúc hơn nhiều. Ta thích ứng với bản nhiên sự vật”.
Tiếp theo cuốn video của giáo sư Kreeft, diễn giả đầu tiên trong ngày khai mạc là Ngài Jonathan Sacks, nguyên Giáo Sĩ Trưởng Do Thái Giáo của Vương Quốc Thống Nhất (Anh) và Khối Thịnh Vượng Chung. Giáo sĩ Sacks nói rằng ta sẽ hiểu tính bổ túc của hai phái giống một cách tốt nhất khi suy nghĩ về điều nền văn hóa đương thời vốn dạy ta: hoặc ta là “điều gì đó” hoặc ta “không là gì” cả.
Nhưng giáo sĩ cho hay: trong Do Thái Giáo, ta học thấy rằng “ta chỉ là một nửa. Ta phải mở cửa chào đón một nửa khác nếu ta muốn trở nên toàn bộ”.
Thứ nhân học cổ điển trên được diễn giải bởi một chuyên viên của hội luận, đó là tiến sĩ Samuel Gregg, giám đốc nghiên cứu của Viện Acton có trụ sở tại Michigan.
Tiến sĩ Gregg nói rằng ở cốt lõi nền nhân học trên, một nền nhân học chung của phần lớn các tham dự viên hội luận, là niềm tin cho rằng điều đã “được ban” cho ta trong trật tự tự nhiên là một trật tự do Thiên Chúa sáng lập. Đó là nền nhân học dẫn ta tới việc hiểu được con người nhân bản dựa trên các sự thật khách quan.
Ông cho hay: “điểm dị biệt tối hậu ở đây là giữa hai nền nhân học. Nền nhân học do rất nhiều tham dự viên phát biểu, nhất là các tham dự viên Do Thái Giáo và Kitô Giáo, coi con người nhân bản như những hữu thể “được ban” cho theo nghĩa ta là ai. Bản sắc ta và trọn bộ vấn đề tính dục đều là những điều đã được ban cho, và ta biết được nó nhờ Mạc Khải và luật tự nhiên”.
Ở phía kia là chủ trương cho rằng bản sắc con người, trong yếu tính, vốn “co dãn” (plastic): co dãn theo nghĩa ta xác định ta là ai dựa trên các cảm xúc (feelings) của mình và một ý chí quyết bác bỏ hay làm ngơ các tầm nhìn thông xuốt không những của Mạc Khải mà của cả lý trí tự nhiên nữa.
Tiến sĩ Gregg nói thêm rằng quan điểm thứ hai không những tương đối hóa ý nghĩa tính thể lý của ta và tính bổ túc nam nữ mà còn tương đối hóa cả “tính được ban cho (hồng phúc)” như là nam hoặc nữ nữa, một “tính hồng phúc bắt nguồn từ chính trật tự tạo dựng, vốn được phác thảo cách sâu sắc trong Thánh Kinh Do Thái và được chính Chúa Kitô xác nhận”.
Cuối cùng, Đức HY Gerhard Müller, tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin và là người chủ trì chính của hội luận, đã liên kết mọi ngôn từ nhân học lại với nhau, khi cho rằng điều hết sức tự nhiên là “mỗi người chúng ta đều cảm thấy thiếu thốn và thiếu sót cần được hoàn tất. Sự kiện không thể nào xóa nhòa khỏi bản nhiên con người này cho thấy sự lệ thuộc căn để của ta: ta không tự hoàn tất được mình bằng chính bản ngã mình, ta hoàn toàn không tự mình đầy đủ được”.
Luôn cam kết: cuộc khủng hoảng kết hợp, vĩnh cửu và hy vọng
Theo Đức Phanxicô, “hôn nhân và gia đình ngày nay đang gặp khủng hoảng. Ta đang sống trong nền văn hóa tạm bợ, trong đó, càng ngày càng có nhiều người đơn thuần bỏ cuộc đối với hôn nhân như một cam kết công khai”.
Thực vậy, ngày nay, thách đố của ta là “chiếm lại” cái hiểu chung không những về bản chất hôn nhân, mà cả về các thực hành của nó như một thề hứa suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà nhằm sinh sản và dưỡng dục con cái một cách yêu thương và trách nhiệm.
Mô phỏng Đức Thánh Cha, chủ tịch Trung Tâm Văn Hóa Tawasul ở Cairo, Ai Cập, Ông Wael Forrouq, nói rằng, trên thực tế, ta từng để cho nền văn hóa phù phiếm bén rễ trong hậu bán thế kỷ 20; trong nền văn hóa này,các liên hệ nhân bản bị coi như “thoáng qua và tạm bợ”. Ông tự hỏi ta phải làm gì để đưa nền văn hóa nhân bản, ở cả Đông lẫn Tây Phương, trở về với chiều hướng vĩnh cửu.
Học giả Á Căn Đình và là TGĐ của Grupo Sólido, ông Ignacio Ibarzabal, khi lên tiếng trong cùng một nhóm với Forrouq, cũng có chung một phê phán như Đức Phanxicô về nền văn hóa vứt bỏ, hay “nền văn hóa tạm bợ” bằng chứng là các liên hệ tan tành vỡ vụn, được ông coi là nguồn gốc gây ra “không biết bao nhiêu đau khổ không cần thiết” và nỗi chán chường chung.
Ibarzabal nhận định rằng một phần của việc phân mảnh này phải qui lỗi cho rất nhiều nhân tố khác hơn là cha mẹ trong việc dưỡng dục trẻ em ngày nay, từ hệ thống trường công tới internet, nơi chúng chỉ xây dựng các mối liên hệ và những cuộc đàm đạo ngắn hạn, thoáng qua trên các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, và WhatsApp.
Ibarzabal gọi đó là “cuộc khủng hoảng kết hợp”, một cuộc khủng hoảng đang phát sinh ra cả một thế hệ người trẻ sống mà không có hy vọng nào xây dựng được những mối liên hệ bền chặt và thân mật.
Ông kể lại cách việc trên xuất hiện ra sao dưới ánh sáng các nghiên cứu xã hội học về các thiếu nữ 15 tuổi gần Buenos Aires, cựu TGP của Đức Giáo Hoàng. Ông cho biết: khi trả lời bản câu hỏi do ông đưa ra, 100% thiếu nữ đều nói “có” đối với câu hỏi liệu các em có muốn “một tình yêu kéo dài suốt đời” hay không. Tuy nhiên, khi hỏi câu hỏi tiếp theo rằng liệu các em có thực sự tin có thứ tình yêu suốt đời hay không, thì 80% trả lời “không”, cho rằng nó không thể có được. Ông cho hay, các câu trả lời này làm ông rất chưng hửng, vì lớp tuổi này thường là lớp tuổi “lãng mạn và không tưởng” nhất hạng, đầy mộng mơ về những điều mình có thể làm được.
Gia đình như nguồn gây ra căng thẳng, nhưng cũng đem lại tăng trưởng
Các diễn giả tại hội luận, thuộc đủ mọi tín ngưỡng và hệ phái, đã thống nhất ý kiến trong việc qui kết các căn bệnh xã hội như thiếu niên phạm pháp, quyên sinh, sinh đẻ ngoài hôn nhân, trầm cảm, và đủ thứ xáo trộn tâm sinh lý khác cho các hậu quả dài hạn và tai hại mà ly dị đã gây ra cho các cơ cấu xã hội.
Tan vỡ hôn nhân không chỉ là hậu quả của nền văn hóa thế tục và cuộc cách mạng tình dục mà thôi; xét cho cùng, nó còn do bản chất tội lỗi, sa ngã và chỉ biết đến mình nữa. Điều này nhất quán với nền nhân học về sự bất toàn. Bởi thế, như lời Đức Phanxicô nói, lẽ đương nhiên hôn nhân và gia đình “làm gia tăng các căng thẳng: giữa vị kỷ và vị tha, giữa lý trí và đam mê, giữa thèm muốn tức khắc và mục đích lâu dài. Nhưng gia đình cũng cung cấp cho ta các khuôn thước để giải quyết các căng thẳng này”.
Các điều hợp viên cuộc hội luận nhận định rằng luật lệ ly dị đã thay đổi rất nhiều trong 40, 50 năm nay, và việc này thực sự đã khiến cho ba thứ sau đây trong các tranh tụng về ly dị trở thành khôngliên quan gì nữa: ngoại tình, lạm dụng, và bỏ rơi. Từ ngày thông qua điều khoản cho phép ly dị không cần viện dẫn lỗi lầm, 3 lý do người ta vốn dùng để nghị án tiêu hôn đã trở thành phế tích của quá khứ.
Nhiều người tham dự hội luận tỏ ra tiếc nuối thời kỳ đã qua của những gia hộ ổn định, của những gia đình bền vững, những ngày xưa thân ái của thời hậu chiến mắn con trước khi ra đời của những đạo luật cho phép ly dị bừa bãi.
Tiến sĩ Ryan T. Anderson, một vị tham dự luận hội và là đồng tác giả cuốn What Is Marriage? Man and Woman: A Defense (Hôn Nhân Là Gì? Người Đàn Ông và Người Đàn Bà, Một Bênh Vực) là người hăng say đề cao các phúc lợi của cuộc hôn nhân bền vững đối với xã hội, tuy nhiên, ông cho hay: ta nên thận trọng đừng nên cho rằng thời trước khi có ly dị không cần lầm lỗi là thời kỳ tốt đẹp hơn.
Ông nói: “Tôi không muốn nói như thế… Đến một mức nào đó, ly dị không cần lầm lỗi quả có cố gắng giải quyết một vấn đề. Và vấn đề này có thực. Chỉ bất hạnh một điều: giải pháp nó đưa ra không phải là giải pháp đúng. Nên tôi không muốn nói: ta nên trở lại với thời kỳ trước khi có ly dị không cần lầm lỗi. Điều ta muốn là tiến tới một điều gì đó khác thế”.
Anderson nói rằng: một trong các ta thán hợp pháp chống lại hệ thống ly dị trước đây “là nó có quá nhiều trở ngại (adversarial); thực vậy, khi cần, khó mà ly dị đượ, vì bạn phải trưng dẫn đủ bằng chứng cho thấy người phối ngẫu của bạn bạo hành bạn; vả lại đôi khi tòa án còn thiên vị nữa”.
Thay vì đi tìm một hệ thống trong đó các tiêu chuẩn về bằng chứng trở nên tốt hơn, người ta lại đưa ra một hệ thống, trong đó, họ không cần bằng chứng chi cả, vì đâu cần viện dẫn lỗi lầm, thậm chí còn không cần bên kia phải đồng ý tiêu hôn. Theo Anderson, điều ấy cho thấy hôn nhân không cần phải vĩnh viễn nữa. Ông đồng ý với nhận định của Giám Mục Anh Giáo Michael Nazir’Ali, khi cho rằng ra khỏi hôn nhân còn dễ dàng hơn ra khỏi khoản nợ mua nhà.
Anderson ca ngợi chiều hướng mới tiến tới hôn nhân giao ước, trong đó có một số thủ tục nhất định để giải quyết khi hôn nhân hết hy vọng cứu vãn. Tiểu bang Louisiana của Mỹ đang đi theo chiều hướng này: khởi đầu, hai vợ chồng gặp cố vấn hôn nhân, rồi phải đợi thêm một thời gian trước khi ly dị, rồi phải qua nhiều bước, mới kết thúc ly dị. Theo ông, luật pháp cần nhấn mạnh hôn nhân là một tương quan nghiêm túc; ra khỏi nó không phải là việc tùy tiện muốn làm thế nào cũng được, cần có những thủ tục nghiêm túc.
Xây dựng những gia hộ hoàng gia
Theo Đức Phanxicô, việc bãi bỏ nền văn hóa tôn giáo truyền thống của gia đình và hôn nhân, tức mối tương quan đơn hôn, có tính giao ước giữa một người đàn ông và một người đàn bà để sinh sản và dạy dổ con cái là “một cuộc cách mạng phong hóa và luân lý”. Nó “thường phất ngọn cờ tự do, nhưng thực tế, nó tàn phá không biết bao nhiêu con người về tâm linh và vật chất, nhất là những người nghèo nhất và yếu thế nhất”.
Ngài nói rằng “gia đình cung cấp nơi chốn chính để ta vươn tới sự cao cả, nhờ biết cố gắng thể hiện khả năng trọn vẹn của mình đạt tới nhân đức và đức ái”.
Nếu cần một đồng lãnh đạo không chính thức cho hội luận thì chắc phải là Giáo Sĩ Jonathan Sacks, người một lần nữa đã rất nổi bật về phương diện trí thức, tâm linh, và cả thực nghiệm nữa trong lãnh vực này.
Sacks đã từng đau khổ chứng kiến cảnh Nước Đại Anh mau chóng nhường đất cho các ý thức hệ duy tục về tính dục và hôn nhân. Hiện nay, tại đây, 42 phần trăm các cuộc hôn nhân kết liễu bằng ly dị và việc sống chung đang trở thành hình thức thay thế cho hôn nhân, nhưng chỉ kéo dài trung bình 2 năm.
Ông cho hay: “Ở Đại Anh hiện nay, hơn một triệu trẻ em lớn lên mà không được tiếp xúc chi với cha các em cả. Điều này đang tạo ra hố phân cách trong các xã hội, một phân cách chưa từng có bao giờ kể từ ngày Disrael nói tới ‘hai quốc gia’ cách nay hai thế kỷ rưỡi”.
Giáo sĩ Sacks cảnh cáo rằng giai cấp cai trị hiện nay đang hưởng lợi trước tình thế hỗn độn này. Lang chạ tình dục và các ý tưởng cấp tiến về hôn nhân như đa hôn, đa ái (polyamorous) “đang nhân gấp bội cơ may cho các ghế làm vua hay làm kẻ có quyền được truyền lại cho thế hệ kế tiếp. Trong chế độ đơn hôn, kẻ giầu và kẻ có quyền mất thế, nhưng người nghèo và người vô quyền được lợi”.
Ông giải thích: “Việc hướng về đơn hôn đi ngược lại khuynh hướng thay đổi xã hội bình thường. Nó là một chiến thắng thực sự cho phẩm giá bình đẳng của mọi người, trong đó, mọi cô dâu và chàng rể đều là vua chúa, mọi gia hộ đều là cung điện khi được trang trí bằng tình yêu”.
Đã đến lúc phải chơi trò tấn công
Một trong các bài diễn văn chủ lực sau cùng là của mục sư Tin Lành Rick Warren. Ông nói đùa: có một điều nguy hiểm khi làm diễn giả thứ 28, vì người ta đã nói hết rồi. “Còn gì để nói đây?”.
Ông bảo: Ông phải viết lại bài diễn văn bằng cách chỉ nói tới một vài nhận định thực tế, về việc các nhà lãnh đạo nên tấn công ra sao để thắng cuộc chiến tranh về hôn nhân và gia đình.
Điều đáng buồn là hiện nay ai cũng biết hôn nhân đang bị làm ra hoen ố. Nó bị bác bỏ như là một truyền thống lỗi thời do con người bày ra; nó bị kết án là kẻ thù của đàn bà; nó bị hạ bệ như là hạn chế tham vọng nghề nghiệp; nó bị bôi lọ trong phim ảnh, truyền hình, và người ta trì hoãn nó vì sợ nó hạn chế tự do bản thân.
Trước tình thế ấy, Giáo Hội không thể hèn nhát giữ im lặng. Nguy cơ quá lớn không cho phép ta làm vậy. Theo mục sư, ta phải can đảm dấn thân “khẳng định thẩm quyền của Lời Chúa. Chân lý vẫn còn là chân lý, bất kể người ta hoài nghi về nó thế nào. Tôi có thể bác bỏ luật sức hút, nhưng điều này chẳng thay đổi luật sức hút chút nào. Ta không phá luật, luật phá ta”.
Việc quan trọng, theo ông, là công khai nhìn nhận và cử hành các cuộc hôn nhân lành mạnh. “Bênh vực hôn nhân không đủ, ta phải cử hành nó. Ta phải là người đề xuất những gì là đúng, không phải chỉ là người phản đối những gì là sai. Ta phải đưa ra một thay thế hấp dẫn đối với các hứa hẹn hão huyền của thế gian”.
Ông nhắc tới điển hình tại Nhà Thờ của ông, nơi các cặp vợ chồng lên trình bầy chứng từ của họ, và là nơi hàng năm có nghi thức tuyên thệ lại lời đoan hứa lúc kết hôn. “Lời nói lung lay gương bày lôi kéo”.
Sau đó, ta cần liên tục nhấn mạnh tới các ơn ích của hôn nhân và thuyết phục người khác hỗ trợ bằng các dữ kiện. Thí dụ: con cái được cả cha lẫn mẹ dưỡng dục là những đứa trẻ khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn và mạnh mẽ hơn. Chúng ít thất bại ở trường, ít lạm dụng ma túy, ít bị giam cầm, ít bị lo âu, trầm cảm, và ít có khuynh hướng tự sát hơn.
Ta cần cho người ta thấy tiêu hôn có hại cho người nghèo hơn cả. Bà mẹ đơn chiếc khó có thể trở thành người nâng đỡ đáng tin về kinh tế… Người đàn ông lấy vợ và tiếp tục cuộc sống hôn nhân thường ít bệnh tật hơn, sống lâu hơn đàn ông độc thân, thu hái nhiều của cải hơn đàn ông độc thân…
Cuối cùng, Warren nói rằng ta cần vận động mọi cơ sở truyền thông để cổ vũ hôn nhân. Theo ông, “bên nào kể truyện hay nhất, bên ấy thắng”. Ông cho rằng cần có nhiều cuốn video kiểu của hội luận lần này hơn nữa nhằm mô tả những cuộc hôn nhân hân hoan hạnh phúc đầy cam kết dấn thân. Ta phải sử dụng truyền thông để chất vấn các láo khoét văn hóa… vì chúng chưa bao giờ bị chất vấn.
Trong phần kết luận, Mục Sư Warren trình bày 6 mục đích của hôn nhân: loại bỏ cô đơn, nói lên tính dục con người cách thích đáng, nhân thừa nòi giống người, bảo vệ và dạy dỗ con cái, hoàn thiện hóa nhân cách, phản ảnh sự kết hợp của ta với Chúa Kitô.
Một trong các mục đích quan trọng nhất là làm ta nên thánh, chứ không chỉ hạnh phúc. Hôn nhân là “phòng thí nghiệm để học cách yêu thương… là trường học hy sinh. Nó là đại học để học hỏi vị tha, là giảng khóa suốt đời để nên giống Chúa Kitô… Dụng cụ hạng nhất Thiên Chúa dùng lên khuôn bạn chính là người phối ngẫu của bạn”.
Ông cho hay: tình yêu hỗ tương và các vai trò thánh hóa giữa các người phối ngẫu bổ túc cho nhau là ý nghĩa sâu sắc nhất của hôn nhân. Đây là lý do mạnh mẽ nhất tại sao hôn nhân chỉ có thể giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
“Không có mối tương quan nào, kể cả mối tương quan cha mẹ và con cái, có thề hình dung được sự kết hợp thân mật này. Định nghĩa lại hôn nhân là phá hủy hình ảnh mà Thiên Chúa muốn vẽ ra. Ta không thể thoái lui trong vấn đề này. Nó là hình ảnh Chúa Kitô hiện diện trong Giáo Hội”.