(LND : Phụ trang Địa chính trị của Le Monde - tờ báo thuộc loại uy tín nhất nước Pháp - đề ngày 11/03/2012 đã dành một bài báo ngắn để nói về sự kiện Đoàn Văn Vươn, mang tựa đề « Vụ trục xuất một người nuôi thủy sản, xì-căng-đan cấp quốc gia ở Việt Nam ». Tác giả là Bruno Philip, thông tín viên của Le Monde tại Đông Nam Á, viết từ Bangkok. Bài báo có một số chi tiết chưa được chính xác, nhưng vẫn xin tạm dịch lại ở đây).
Một hoạt cảnh bất thường nhưng lại ít được truyền thông đưa tin, đã diễn ra ngày 5/1 tại miền Bắc Việt Nam : một người nuôi thủy sản ở Hải Phòng là Đoàn Văn Vươn đã tổ chức cố thủ tại nhà cùng với nhiều thành viên trong gia đình. Trang bị vũ khí tự tạo và chất nổ, họ đã chống cự lại lực lượng vũ trang được điều đến để trục xuất họ ra khỏi mảnh đất của mình. Bốn bộ đội và hai công an đã bị thương trong cuộc đụng độ, ông Đoàn và ba người thân bị bắt giam.
Việc cưỡng chế vẫn diễn ra thường xuyên ở Việt Nam : cũng như tại Trung Quốc, nơi mà trưng thu đất đai vốn là một nhân tố « gây bất ổn xã hội » - xin lặp lại từ ngữ mà chế độ cộng sản Trung Quốc thường dùng -người ta nhận thấy tại xứ sở của Hồ Chí Minh, số lượng các vụ lạm dụng quyền lực kiểu này ngày càng tăng lên. Kịch bản hầu như đều giống nhau : chính quyền địa phương cấu kết với những người đầu cơ địa ốc hay nhà đầu tư, để kiếm chác lợi nhuận từ các dự án địa ốc béo bở.
Chính những người nông dân phải chịu thua thiệt. Luật pháp cho phép những người lãnh đạo cấp huyện hay cấp tỉnh tự cho mình cái quyền thu hồi đất đai, trên danh nghĩa lợi ích công. Vì vậy mà không mấy ngạc nhiên khi 70% các vụ kiện tụng chính quyền địa phương là có liên quan đến tranh chấp đất đai.
Đáng ngạc nhiên nhất trong câu chuyện về « những người cố thủ » ở Hải Phòng là ngày 10/2, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đến tại đây. Sau khi lắng nghe bản báo cáo điều tra về các nguyên nhân gây ra xung đột, người đứng đầu chính phủ đã đứng về phía « người nổi dậy », ông Đoàn ! Thủ tướng lên án chính quyền địa phương đã vi phạm pháp luật, và yêu cầu họ tự kiểm điểm. Những người lãnh đạo huyện Tiên Lãng, nơi xảy ra sự kiện, bị ngưng chức.
Phản ứng của Thủ tướng có thể sẽ không ngăn trở được việc ông Đoàn Văn Vươn phải ra tòa. Nhưng điều này biểu lộ sự lo ngại sâu xa của chính quyền Việt Nam. Vào lúc mà ông Nguyễn (tấn Dũng) không ngừng bày tỏ sự chú tâm đến công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, thì cần phải chứng tỏ quyết tâm của mình bằng việc làm cụ thể. Dù đảng Cộng sản cứng rắn về chính trị, nhân quyền ở Việt Nam liên tục bị vi phạm, nhưng chính quyền vẫn ý thức được tiềm năng gây tác hại lớn lao của loại vụ việc này.
Câu chuyện trên đây tiêu biểu cho « hình mẫu của những bất hợp lý trong hệ thống quy định về đất đai ở Việt Nam » - David Brown, nhà ngoại giao Mỹ hưu trí và là chuyên gia về khu vực đã nói với AFP như thế. Ông nói thêm : «Hồ sơ này về cơ bản là vấn đề tồn vong của chế độ ».
Việc ông Đoàn Văn Vươn là người công giáo đã khiến những người phụ trách giáo phận phải tỏ thái độ, và gây chú ý đến các vụ xung đột thường xảy ra giữa Nhà nước và các giáo xứ về vấn đề nhà đất. Một bản tin của « Giáo hội châu Á », cơ quan thông tin của cơ quan truyền giáo Paris, cho biết Đức Giám mục Hải Phòng đã bày tỏ sự lo âu cho ông Đoàn, « là người có nhân thân tốt và nhiệt thành cộng tác với các hoạt động của giáo xứ », hơn nữa, « trước đó đã được ca ngợi về năng lực làm ăn giỏi ».
Ngay cả cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh cũng đã lên tiếng ủng hộ cho bị cáo, như rất nhiều blogger khác. Dù sao đi nữa thì cách xử sự của Thủ tướng cũng đã tạo ra một tiền lệ.
Một hoạt cảnh bất thường nhưng lại ít được truyền thông đưa tin, đã diễn ra ngày 5/1 tại miền Bắc Việt Nam : một người nuôi thủy sản ở Hải Phòng là Đoàn Văn Vươn đã tổ chức cố thủ tại nhà cùng với nhiều thành viên trong gia đình. Trang bị vũ khí tự tạo và chất nổ, họ đã chống cự lại lực lượng vũ trang được điều đến để trục xuất họ ra khỏi mảnh đất của mình. Bốn bộ đội và hai công an đã bị thương trong cuộc đụng độ, ông Đoàn và ba người thân bị bắt giam.
Việc cưỡng chế vẫn diễn ra thường xuyên ở Việt Nam : cũng như tại Trung Quốc, nơi mà trưng thu đất đai vốn là một nhân tố « gây bất ổn xã hội » - xin lặp lại từ ngữ mà chế độ cộng sản Trung Quốc thường dùng -người ta nhận thấy tại xứ sở của Hồ Chí Minh, số lượng các vụ lạm dụng quyền lực kiểu này ngày càng tăng lên. Kịch bản hầu như đều giống nhau : chính quyền địa phương cấu kết với những người đầu cơ địa ốc hay nhà đầu tư, để kiếm chác lợi nhuận từ các dự án địa ốc béo bở.
Chính những người nông dân phải chịu thua thiệt. Luật pháp cho phép những người lãnh đạo cấp huyện hay cấp tỉnh tự cho mình cái quyền thu hồi đất đai, trên danh nghĩa lợi ích công. Vì vậy mà không mấy ngạc nhiên khi 70% các vụ kiện tụng chính quyền địa phương là có liên quan đến tranh chấp đất đai.
Đáng ngạc nhiên nhất trong câu chuyện về « những người cố thủ » ở Hải Phòng là ngày 10/2, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đến tại đây. Sau khi lắng nghe bản báo cáo điều tra về các nguyên nhân gây ra xung đột, người đứng đầu chính phủ đã đứng về phía « người nổi dậy », ông Đoàn ! Thủ tướng lên án chính quyền địa phương đã vi phạm pháp luật, và yêu cầu họ tự kiểm điểm. Những người lãnh đạo huyện Tiên Lãng, nơi xảy ra sự kiện, bị ngưng chức.
Phản ứng của Thủ tướng có thể sẽ không ngăn trở được việc ông Đoàn Văn Vươn phải ra tòa. Nhưng điều này biểu lộ sự lo ngại sâu xa của chính quyền Việt Nam. Vào lúc mà ông Nguyễn (tấn Dũng) không ngừng bày tỏ sự chú tâm đến công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, thì cần phải chứng tỏ quyết tâm của mình bằng việc làm cụ thể. Dù đảng Cộng sản cứng rắn về chính trị, nhân quyền ở Việt Nam liên tục bị vi phạm, nhưng chính quyền vẫn ý thức được tiềm năng gây tác hại lớn lao của loại vụ việc này.
Câu chuyện trên đây tiêu biểu cho « hình mẫu của những bất hợp lý trong hệ thống quy định về đất đai ở Việt Nam » - David Brown, nhà ngoại giao Mỹ hưu trí và là chuyên gia về khu vực đã nói với AFP như thế. Ông nói thêm : «Hồ sơ này về cơ bản là vấn đề tồn vong của chế độ ».
Việc ông Đoàn Văn Vươn là người công giáo đã khiến những người phụ trách giáo phận phải tỏ thái độ, và gây chú ý đến các vụ xung đột thường xảy ra giữa Nhà nước và các giáo xứ về vấn đề nhà đất. Một bản tin của « Giáo hội châu Á », cơ quan thông tin của cơ quan truyền giáo Paris, cho biết Đức Giám mục Hải Phòng đã bày tỏ sự lo âu cho ông Đoàn, « là người có nhân thân tốt và nhiệt thành cộng tác với các hoạt động của giáo xứ », hơn nữa, « trước đó đã được ca ngợi về năng lực làm ăn giỏi ».
Ngay cả cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh cũng đã lên tiếng ủng hộ cho bị cáo, như rất nhiều blogger khác. Dù sao đi nữa thì cách xử sự của Thủ tướng cũng đã tạo ra một tiền lệ.