Ông Ðoàn Văn Vươn đã thắng một hiệp đầu. Phải nói, giới nông dân Việt Nam đã thắng một hiệp đầu. Muốn biết kết cục ra sao, phải chờ xem hồi sau mới rõ.
Ba chục năm nay trên toàn quốc đã xẩy ra hàng ngàn vụ nông dân biểu tình ôn hòa chống việc cướp đất, cướp ruộng của họ. Ðây là lần đầu tiên một vị thủ tướng của đảng Cộng Sản phải đích thân ra trước công chúng nhận các lối lầm của chính quyền và hứa hẹn các phương pháp giải quyết một vụ cướp mồ hôi nước mắt của dân. Từ thời cải Cách Ruộng Ðất mới có một hành động công khai nhận lỗi như vậy. Nhưng cũng như lần trước, khi ông Nguyễn Tấn Dũng họp báo, ông vẫn đổ lỗi cho cấp dưới làm sai chứ không hề nhắc tới nguyên nhân sâu xa gây ra những sai lầm chồng chất. Nguyên nhân chính, là chế độ độc tài đảng trị khiến cho những nỗi oan ức của người dân không thể nào được nói lên trước khi quá muộn. Nếu gia đình ông Ðoàn Văn Vươn không bị đẩy đến chân tường phải dùng vũ khí kháng cự, thì chắc đến giờ này không ai biết đến nỗi uất hận của họ; các quan chức Hải Phòng và Tiên Lãng có thể đang ăn mừng chia nhau “quả thực” sau khi vụ cướp đất thành công. Hành động táo bạo vì cùng quẫn của ông Ðoàn Văn Vươn bất ngờ gây thành dư luận phẫn nộ trong nước, tin tức được loan đi khắp thế giới! Vì thế một ông thủ tướng cộng sản phải đích thân xuất hiện giải quyết dù nội vụ chỉ liên can đến một gia đình, về quyền sở hữu 40 mẫu đất.
Ðây là một bài học cho tất cả các nông dân Việt Nam có dịp rút kinh nghiệm. Người ta không thể cúi đầu chịu đựng oan khiên nhục nhã mãi được. Can đảm đứng lên bảo vệ quyền lợi của chính mình thì những thế lực đen tối dù lớn trùm khắp thiên hạ cũng phải lùi.
Nhưng, cuối cùng thì ông Nguyễn Tấn Dũng đã giải quyết những gì trong cuộc họp báo hôm qua? Rất ít. Rất mơ hồ. Và hời hợt.
Ðặc điểm thứ nhất: Rất ít, vì tựu trung ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn chỉ hô toàn những khẩu hiệu quen thuộc như đọc trong báo Nhân Dân, và chỉ nói đến vài việc cụ thể. Thứ nhất là rút lại các quyết định thu hồi đất của ông Ðoàn Văn Vươn vì làm sai luật. Thứ hai là điều tra, truy tố những người tổ chức phá nhà ông Ðoàn Văn Vươn. Và sau cùng là truy tố ông Vươn về tội “giết người” cũng như việc chống lại nhân viên công lực.
Rút lại các quyết định cũ thu hồi đất vì làm sai luật, có nghĩa là sau này vẫn có thể sẽ thu hồi nhưng làm sao khéo léo, đúng luật hơn. Mà luật đất đai, như chính ông Nguyễn Tấn Dũng thú nhận, đã sửa đi sửa lại bao nhiêu lần, muốn bẻ cong theo hướng nào chẳng được? Vì thế mới có chuyện sẽ truy tố gia đình ông Ðoàn Văn Vươn, với chỉ thị cho tòa án địa phương (gọi là “kiến nghị”) hãy “xem xét tình hình tiết giảm nhẹ” tội. Chắc chắn sẽ có một vụ mặc cả với gia đình họ Ðoàn, để họ chịu một số điều kiện nếu muốn được tòa án “nương tay!” Ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cho cấp dưới truy tố ông Ðoàn Văn Vươn với tội “giết người,” một tội có thể đưa tới án tử hình, trước khi các cơ quan tư pháp thụ lý! Với cái án tử hình treo trên đầu, chắc ông Ðoàn Văn Vươn sẽ phải suy nghĩ rất nhiều về các điều kiện họ đưa ra!
Ðiểm thứ hai là những giải pháp của ông Nguyễn Tấn Dũng cũng rất mơ hồ. Không hề có một quyết định nào về tội trạng của những người cầm quyền ở huyện, ở thành phố ngoài việc ngưng chức một số người bị tiếng xấu nhiều nhất. Những điều ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, từ nhóm lãnh đạo Hải Phòng cho xuống dưới đều là “kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc” và “làm rõ trách nhiệm”. Tức là không hề có một cuộc điều tra nào từ cấp trung ương để nghiên cứu các nguyên ủy sâu xa, về các hành động của cấp địa phương, trong khi vụ này đã kéo dài năm, bẩy năm trời. Không hề có ý kiến gì về việc lợi dụng cả quân đội, đem lính tráng, súng ống đi phụ tay với công an và du đãng trong việc cướp đất, phá nhà. Có quân đội bị lôi dính vào việc cướp đất, nhưng trong cuộc họp báo của ông Nguyễn Tấn Dũng đông đủ bá quan mà lại thiếu đại diện của Bộ Quốc Phòng!
Trao việc kiểm điểm về cho các cấp chỉ huy cấp dưới, có nghĩa là quý vị đứng đầu Hải Phòng, Tiên Lãng sẽ đóng vai trọng tài thổi còi một trận đá bóng mà chính họ cũng đóng vai cầu thủ. Người ta biết trước kết quả: Sẽ không ai bị kết tội cả. Ông thủ tướng “giơ cao đánh khẽ” vì vẫn hết lòng bảo vệ địa vị và quyền lợi những người đồng đảng với ông ở Hải Phòng, những người đã bảo đảm cho ông đắc cử đại biểu Quốc Hội! Rồi sẽ có một ít người nhận đã phạm sai lầm. Sẽ được chuyển từ công tác này sang công tác khác; có khi lại được đưa về trung ương hưởng những suất ngon lành hơn! Vì họ đã được che chở bằng một cái mộc do chính ông Nguyễn Tấn Dũng trao cho.
Vì trước khi các “đồng chí” ngồi xuống kiểm điểm với nhau, ông thủ tướng đã hết lời khen ngợi họ rồi! Chắc để họ yên tâm, không đứa nào phản thùng! Trong cuộc họp báo, trước khi tuyên bố các quyết định ông Nguyễn Tấn Dũng đã hát “mào đầu” với những lời ca ngợi nồng nàn đối với đám lãnh đạo huyện Tiên Lãng và thành phố hải Phòng. Hãy nghe “mèo khen mèo” như thế này: “Trong những năm qua, cấp ủy, ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã quan tâm lãnh đạo chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nói chung và đất bồi ven biển nói riêng, góp phần phát triển kinh tế xã hội khá nhanh và toàn diện, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.” Với những thành tích được ông thủ tướng đề cao “tuyệt vời” như vậy, họ thiếu gì lý do để “xá tội” cho nhau? Ông còn không quên “hoan nghênh việc lãnh đạo thành phố Hải Phòng nghiêm túc kiểm điểm, nhận khuyết điểm, trách nhiệm và đã lãnh đạo, chỉ đạo cần thiết đối với vụ việc này”. Làm như ông không hề biết việc ông phó chủ tịch Ðỗ Huy Thoại nói rằng vụ cướp đất là “đúng pháp luật,” việc đập phá nhà ông Vươn là do “dân chúng bức xúc” nên (lái xe ủi đất) tới phá! Một nhà bình luận trên mạng đã hỏi: Thành ủy Hải Phòng chỉ phải rút kinh nghiệm! Thế thì ông Vươn liệu có được phép “rút kinh nghiệm” một cách đơn giản như thế không, về những hành động đề kháng của gia đình ông? Ông Vươn có thể tự bào chữa về tội danh “giết người” lấy lý do phải tự bảo vệ trước cuộc tấn công vũ bão của bọn quan lại tham ô hay không?
Cuối cùng, cuộc họp báo của ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ nói đến những chuyện hời hợt, bồng bềnh nổi bên trên, không hề nói đến những căn nguyên sâu xa, thấu đáo, của biến cố Ðoàn Văn Vươn. Một nguyên nhân làm hàng vạn nông dân phẫn uất là chủ trương không cho người dân có quyền sở hữu trên mảnh đất mà họ đổ mồ hôi khai khẩn, trồng trọt. Căn nguyên lớn hơn, là một chế độ không cho dân được tự do bầu cử, không có quyền tự do phát biểu, báo chí không được tự do điều tra và thông tin. Chế độ như vậy thì phải đẻ ra tham nhũng, lạm quyền, không cách nào tránh được. Chính nó gây ra bao nhiêu nỗi oan ức, mà việc cướp đất của nông dân chỉ là một hiện tượng nổi bật. Chính nó đẻ ra một thứ Quốc Hội bù nhìn, khiến một đại biểu vùng Tiên Lãng như Nguyễn Tấn Dũng không hề biết đến những cảnh oan trái mà người dân chịu đựng từ bao nhiêu năm qua, cho tới khi súng nổ. Cũng giống như hồi đảng cộng sản nhận lỗi về cải cách ruộng đất, Nguyễn Tấn Dũng không hề nói đến lỗi lầm của chính mình cũng như của cả đảng cộng sản.
Một đảng viên cộng sản trong nước đã nhận xét biến cố Ðoàn Văn Vươn là một tiếng chuông thức tỉnh cho đảng Cộng Sản Việt Nam. Ðể họ nhìn thấy rõ “tất cả sự thối nát, hiếp đáp dân chúng của các cấp chính quyền”. Và “Người dân sẽ phẫn uất, và sẽ có nhiều vụ như ông Ðoàn Văn Vươn diễn ra trong cả nước.” Quả thật, một người “liều mạng” tiên phong như Ðoàn Văn Vươn sẽ làm gương cho tất cả các nạn nhân khác, đã đau khổ trong quá khứ cũng như trong tương lai. Ðài phát thanh quốc tế của Pháp đã ghi nhận: “Cái tên Ðoàn Văn Vươn từ nay đã đi vào lịch sử.”
Một bài học khác cho các nhà nông Việt Nam rút kinh nghiệm là cuộc phản kháng của nông dân Trung Quốc tại Ô Khảm (Wu kăn), tỉnh Quảng Ðông, vào Tháng Chín năm ngoái, đã hoàn toàn thắng lợi. Làng Ô Khảm, đúng tên gọi dịch là Vũng Quạ, vốn là một vùng đầm lầy ven biển, được nhiều thế hệ nông dân rút nước mặn, đắp bùn biến thành đất ruộng, không khác gì vùng đất mà gia đình Ðoàn Văn Vươn đã đổ mồ hôi khai khẩn, với một đứa con gái đã hy sinh. Chính quyền địa phương cũng cướp đất, nhưng họ làm ăn lớn hơn, 250 mẫu tây đất, đem bán làm đất công nghiệp. Dân Ô Khảm không ngăn cản được, nhưng cuối cùng vẫn nổi dậy đòi bồi thường xứng đáng. Chắc họ cũng không “nổi loạn” nếu không vì vụ ông Tiết Cẩm Ba (Xue Jinbo), một người đại diện của dân bị công an giữ lại, rồi chết trong đồn công an. Việc thường dân bị giữ rồi chết trong đồn công an đã xẩy ra nhiều lần ở Việt Nam, hầu như thường xuyên; nhưng dân Quảng Ðông họ không chấp nhận. Họ biểu tình, tấn công trụ sở đảng cộng sản, tấn công đồn công an, đốt xe công an biệt kích; rồi kéo năm, bẩy ngàn người (làng có 20,000 dân) lên huyện, trương biểu ngữ xanh đỏ rợp đường. Ở Trung Quốc có 180,000 vụ nông dân phản đối việc cướp đất ruộng trong năm 2010. Tại Ô Khảm, sau ba tháng dân biểu tình không nghỉ, chính quyền Bắc Kinh phải can thiệp, đứng ra thỏa hiệp, bắt các quan chức địa phương phải nhượng bộ nông dân.
Trước khi ông Nguyễn Tấn Dũng đích thân giải quyết vụ cướp đất của Ðoàn Văn Vươn, chắc ông cũng đã nhận được những tín hiệu từ Bắc Kinh về vụ Ô Khảm. Ðồng bào nông dân của chúng ta, nhờ các mạng lưới trong nước, chắc cũng đã nhận được các tín hiệu từ các nông dân Ô Khảm. Một thông điệp “Dậy Mà Ði” được họ truyền đi trên mạng kêu gọi: “Hãy thức dậy, bà con ơi! Nếu bây giờ chúng ta không đoàn kết thì chúng nó sẽ đem bán hết đất đai của tổ tiên chúng ta, cho đến thước đất cuối cùng! Nếu không đoàn kết ngay, con cháu chúng ta sẽ hết đất để sống!”
Tất nhiên, người dân Ô Khảm chỉ nói đến việc các tham quan bán đất của người Trung Hoa cho những người Trung Hoa khác. Ở Việt Nam, tình trạng còn có thể bi đát hơn: Cướp đất của dân bán cho người ngoài!
(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=144396&z=7)
Ba chục năm nay trên toàn quốc đã xẩy ra hàng ngàn vụ nông dân biểu tình ôn hòa chống việc cướp đất, cướp ruộng của họ. Ðây là lần đầu tiên một vị thủ tướng của đảng Cộng Sản phải đích thân ra trước công chúng nhận các lối lầm của chính quyền và hứa hẹn các phương pháp giải quyết một vụ cướp mồ hôi nước mắt của dân. Từ thời cải Cách Ruộng Ðất mới có một hành động công khai nhận lỗi như vậy. Nhưng cũng như lần trước, khi ông Nguyễn Tấn Dũng họp báo, ông vẫn đổ lỗi cho cấp dưới làm sai chứ không hề nhắc tới nguyên nhân sâu xa gây ra những sai lầm chồng chất. Nguyên nhân chính, là chế độ độc tài đảng trị khiến cho những nỗi oan ức của người dân không thể nào được nói lên trước khi quá muộn. Nếu gia đình ông Ðoàn Văn Vươn không bị đẩy đến chân tường phải dùng vũ khí kháng cự, thì chắc đến giờ này không ai biết đến nỗi uất hận của họ; các quan chức Hải Phòng và Tiên Lãng có thể đang ăn mừng chia nhau “quả thực” sau khi vụ cướp đất thành công. Hành động táo bạo vì cùng quẫn của ông Ðoàn Văn Vươn bất ngờ gây thành dư luận phẫn nộ trong nước, tin tức được loan đi khắp thế giới! Vì thế một ông thủ tướng cộng sản phải đích thân xuất hiện giải quyết dù nội vụ chỉ liên can đến một gia đình, về quyền sở hữu 40 mẫu đất.
Ðây là một bài học cho tất cả các nông dân Việt Nam có dịp rút kinh nghiệm. Người ta không thể cúi đầu chịu đựng oan khiên nhục nhã mãi được. Can đảm đứng lên bảo vệ quyền lợi của chính mình thì những thế lực đen tối dù lớn trùm khắp thiên hạ cũng phải lùi.
Nhưng, cuối cùng thì ông Nguyễn Tấn Dũng đã giải quyết những gì trong cuộc họp báo hôm qua? Rất ít. Rất mơ hồ. Và hời hợt.
Ðặc điểm thứ nhất: Rất ít, vì tựu trung ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn chỉ hô toàn những khẩu hiệu quen thuộc như đọc trong báo Nhân Dân, và chỉ nói đến vài việc cụ thể. Thứ nhất là rút lại các quyết định thu hồi đất của ông Ðoàn Văn Vươn vì làm sai luật. Thứ hai là điều tra, truy tố những người tổ chức phá nhà ông Ðoàn Văn Vươn. Và sau cùng là truy tố ông Vươn về tội “giết người” cũng như việc chống lại nhân viên công lực.
Rút lại các quyết định cũ thu hồi đất vì làm sai luật, có nghĩa là sau này vẫn có thể sẽ thu hồi nhưng làm sao khéo léo, đúng luật hơn. Mà luật đất đai, như chính ông Nguyễn Tấn Dũng thú nhận, đã sửa đi sửa lại bao nhiêu lần, muốn bẻ cong theo hướng nào chẳng được? Vì thế mới có chuyện sẽ truy tố gia đình ông Ðoàn Văn Vươn, với chỉ thị cho tòa án địa phương (gọi là “kiến nghị”) hãy “xem xét tình hình tiết giảm nhẹ” tội. Chắc chắn sẽ có một vụ mặc cả với gia đình họ Ðoàn, để họ chịu một số điều kiện nếu muốn được tòa án “nương tay!” Ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cho cấp dưới truy tố ông Ðoàn Văn Vươn với tội “giết người,” một tội có thể đưa tới án tử hình, trước khi các cơ quan tư pháp thụ lý! Với cái án tử hình treo trên đầu, chắc ông Ðoàn Văn Vươn sẽ phải suy nghĩ rất nhiều về các điều kiện họ đưa ra!
Ðiểm thứ hai là những giải pháp của ông Nguyễn Tấn Dũng cũng rất mơ hồ. Không hề có một quyết định nào về tội trạng của những người cầm quyền ở huyện, ở thành phố ngoài việc ngưng chức một số người bị tiếng xấu nhiều nhất. Những điều ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, từ nhóm lãnh đạo Hải Phòng cho xuống dưới đều là “kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc” và “làm rõ trách nhiệm”. Tức là không hề có một cuộc điều tra nào từ cấp trung ương để nghiên cứu các nguyên ủy sâu xa, về các hành động của cấp địa phương, trong khi vụ này đã kéo dài năm, bẩy năm trời. Không hề có ý kiến gì về việc lợi dụng cả quân đội, đem lính tráng, súng ống đi phụ tay với công an và du đãng trong việc cướp đất, phá nhà. Có quân đội bị lôi dính vào việc cướp đất, nhưng trong cuộc họp báo của ông Nguyễn Tấn Dũng đông đủ bá quan mà lại thiếu đại diện của Bộ Quốc Phòng!
Trao việc kiểm điểm về cho các cấp chỉ huy cấp dưới, có nghĩa là quý vị đứng đầu Hải Phòng, Tiên Lãng sẽ đóng vai trọng tài thổi còi một trận đá bóng mà chính họ cũng đóng vai cầu thủ. Người ta biết trước kết quả: Sẽ không ai bị kết tội cả. Ông thủ tướng “giơ cao đánh khẽ” vì vẫn hết lòng bảo vệ địa vị và quyền lợi những người đồng đảng với ông ở Hải Phòng, những người đã bảo đảm cho ông đắc cử đại biểu Quốc Hội! Rồi sẽ có một ít người nhận đã phạm sai lầm. Sẽ được chuyển từ công tác này sang công tác khác; có khi lại được đưa về trung ương hưởng những suất ngon lành hơn! Vì họ đã được che chở bằng một cái mộc do chính ông Nguyễn Tấn Dũng trao cho.
Vì trước khi các “đồng chí” ngồi xuống kiểm điểm với nhau, ông thủ tướng đã hết lời khen ngợi họ rồi! Chắc để họ yên tâm, không đứa nào phản thùng! Trong cuộc họp báo, trước khi tuyên bố các quyết định ông Nguyễn Tấn Dũng đã hát “mào đầu” với những lời ca ngợi nồng nàn đối với đám lãnh đạo huyện Tiên Lãng và thành phố hải Phòng. Hãy nghe “mèo khen mèo” như thế này: “Trong những năm qua, cấp ủy, ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã quan tâm lãnh đạo chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nói chung và đất bồi ven biển nói riêng, góp phần phát triển kinh tế xã hội khá nhanh và toàn diện, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.” Với những thành tích được ông thủ tướng đề cao “tuyệt vời” như vậy, họ thiếu gì lý do để “xá tội” cho nhau? Ông còn không quên “hoan nghênh việc lãnh đạo thành phố Hải Phòng nghiêm túc kiểm điểm, nhận khuyết điểm, trách nhiệm và đã lãnh đạo, chỉ đạo cần thiết đối với vụ việc này”. Làm như ông không hề biết việc ông phó chủ tịch Ðỗ Huy Thoại nói rằng vụ cướp đất là “đúng pháp luật,” việc đập phá nhà ông Vươn là do “dân chúng bức xúc” nên (lái xe ủi đất) tới phá! Một nhà bình luận trên mạng đã hỏi: Thành ủy Hải Phòng chỉ phải rút kinh nghiệm! Thế thì ông Vươn liệu có được phép “rút kinh nghiệm” một cách đơn giản như thế không, về những hành động đề kháng của gia đình ông? Ông Vươn có thể tự bào chữa về tội danh “giết người” lấy lý do phải tự bảo vệ trước cuộc tấn công vũ bão của bọn quan lại tham ô hay không?
Cuối cùng, cuộc họp báo của ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ nói đến những chuyện hời hợt, bồng bềnh nổi bên trên, không hề nói đến những căn nguyên sâu xa, thấu đáo, của biến cố Ðoàn Văn Vươn. Một nguyên nhân làm hàng vạn nông dân phẫn uất là chủ trương không cho người dân có quyền sở hữu trên mảnh đất mà họ đổ mồ hôi khai khẩn, trồng trọt. Căn nguyên lớn hơn, là một chế độ không cho dân được tự do bầu cử, không có quyền tự do phát biểu, báo chí không được tự do điều tra và thông tin. Chế độ như vậy thì phải đẻ ra tham nhũng, lạm quyền, không cách nào tránh được. Chính nó gây ra bao nhiêu nỗi oan ức, mà việc cướp đất của nông dân chỉ là một hiện tượng nổi bật. Chính nó đẻ ra một thứ Quốc Hội bù nhìn, khiến một đại biểu vùng Tiên Lãng như Nguyễn Tấn Dũng không hề biết đến những cảnh oan trái mà người dân chịu đựng từ bao nhiêu năm qua, cho tới khi súng nổ. Cũng giống như hồi đảng cộng sản nhận lỗi về cải cách ruộng đất, Nguyễn Tấn Dũng không hề nói đến lỗi lầm của chính mình cũng như của cả đảng cộng sản.
Một đảng viên cộng sản trong nước đã nhận xét biến cố Ðoàn Văn Vươn là một tiếng chuông thức tỉnh cho đảng Cộng Sản Việt Nam. Ðể họ nhìn thấy rõ “tất cả sự thối nát, hiếp đáp dân chúng của các cấp chính quyền”. Và “Người dân sẽ phẫn uất, và sẽ có nhiều vụ như ông Ðoàn Văn Vươn diễn ra trong cả nước.” Quả thật, một người “liều mạng” tiên phong như Ðoàn Văn Vươn sẽ làm gương cho tất cả các nạn nhân khác, đã đau khổ trong quá khứ cũng như trong tương lai. Ðài phát thanh quốc tế của Pháp đã ghi nhận: “Cái tên Ðoàn Văn Vươn từ nay đã đi vào lịch sử.”
Một bài học khác cho các nhà nông Việt Nam rút kinh nghiệm là cuộc phản kháng của nông dân Trung Quốc tại Ô Khảm (Wu kăn), tỉnh Quảng Ðông, vào Tháng Chín năm ngoái, đã hoàn toàn thắng lợi. Làng Ô Khảm, đúng tên gọi dịch là Vũng Quạ, vốn là một vùng đầm lầy ven biển, được nhiều thế hệ nông dân rút nước mặn, đắp bùn biến thành đất ruộng, không khác gì vùng đất mà gia đình Ðoàn Văn Vươn đã đổ mồ hôi khai khẩn, với một đứa con gái đã hy sinh. Chính quyền địa phương cũng cướp đất, nhưng họ làm ăn lớn hơn, 250 mẫu tây đất, đem bán làm đất công nghiệp. Dân Ô Khảm không ngăn cản được, nhưng cuối cùng vẫn nổi dậy đòi bồi thường xứng đáng. Chắc họ cũng không “nổi loạn” nếu không vì vụ ông Tiết Cẩm Ba (Xue Jinbo), một người đại diện của dân bị công an giữ lại, rồi chết trong đồn công an. Việc thường dân bị giữ rồi chết trong đồn công an đã xẩy ra nhiều lần ở Việt Nam, hầu như thường xuyên; nhưng dân Quảng Ðông họ không chấp nhận. Họ biểu tình, tấn công trụ sở đảng cộng sản, tấn công đồn công an, đốt xe công an biệt kích; rồi kéo năm, bẩy ngàn người (làng có 20,000 dân) lên huyện, trương biểu ngữ xanh đỏ rợp đường. Ở Trung Quốc có 180,000 vụ nông dân phản đối việc cướp đất ruộng trong năm 2010. Tại Ô Khảm, sau ba tháng dân biểu tình không nghỉ, chính quyền Bắc Kinh phải can thiệp, đứng ra thỏa hiệp, bắt các quan chức địa phương phải nhượng bộ nông dân.
Trước khi ông Nguyễn Tấn Dũng đích thân giải quyết vụ cướp đất của Ðoàn Văn Vươn, chắc ông cũng đã nhận được những tín hiệu từ Bắc Kinh về vụ Ô Khảm. Ðồng bào nông dân của chúng ta, nhờ các mạng lưới trong nước, chắc cũng đã nhận được các tín hiệu từ các nông dân Ô Khảm. Một thông điệp “Dậy Mà Ði” được họ truyền đi trên mạng kêu gọi: “Hãy thức dậy, bà con ơi! Nếu bây giờ chúng ta không đoàn kết thì chúng nó sẽ đem bán hết đất đai của tổ tiên chúng ta, cho đến thước đất cuối cùng! Nếu không đoàn kết ngay, con cháu chúng ta sẽ hết đất để sống!”
Tất nhiên, người dân Ô Khảm chỉ nói đến việc các tham quan bán đất của người Trung Hoa cho những người Trung Hoa khác. Ở Việt Nam, tình trạng còn có thể bi đát hơn: Cướp đất của dân bán cho người ngoài!
(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=144396&z=7)