Robert W. Shaffern, giáo sư lịch sử thời trung cổ tại Đại học Scranton, trên The Catholic Thing ngày 4 tháng 11, nhận định rằng sau vụ thảm sát hơn 1,200 công dân Israel của những kẻ khủng bố Hamas, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã xâm chiếm Dải Ga-za. Nhiệm vụ của họ là tiêu diệt Hamas, một tổ chức có mục tiêu rõ ràng là tiêu diệt nhà nước Do Thái. Vì Thánh địa có liên quan nên những diễn biến này cũng là mối quan tâm sống còn đối với người Công Giáo, những người cần biết điều gì đó về bối cảnh và lịch sử của cuộc xung đột Ả Rập/Israel, vốn có lịch sử lâu đời hơn nhiều so với chính nhà nước Israel.

Những người biện hộ cho người Palestine luôn cho rằng cuộc xung đột là do Liên hiệp quốc thành lập nhà nước Do Thái vào năm 1947, một sự kiện được người Palestine gọi là Nakba - “thảm họa”. Lập trường của họ là với sự thành lập của Israel, người Palestine đã mất đất đai của họ và những vùng đất đó phải được trả lại cho chủ sở hữu của chúng trước năm 1947.

Tuy nhiên, đây có vẻ hơi khó hiểu vì nhiều hoạt động chuyển nhượng tài sản đã diễn ra trong thời gian đó. Trong một số trường hợp, chủ sở hữu “ban đầu” có thể rõ ràng. Những trường hợp khác có thể khó định vị; thế hệ chạy trốn khỏi Israel gần như đã chết.

Quá trình hiện đại hóa bắt đầu ở Palestine trước Thế chiến thứ hai, và nhiều fellahin (nông dân trồng trọt) Ả Rập đã rời bỏ vùng nông thôn để đến với điều kiện khá tồi tàn ở các thành phố, đặc biệt là Haifa. Nhiều người Ả Rập đã rời Israel sau khi thành lập nhà nước Do Thái. Họ rời đi vì từ chối sống ở một quốc gia có sự cai trị của người Do Thái, điều mà họ tin rằng luật Hồi giáo không được phép.

Từ thời cuối của Đế quốc La Mã cho đến thế kỷ 19, sự hiện diện của người Do Thái ở Pal-estine rất ít. Người Do Thái đã bị trục xuất sau khi người La Mã dẹp tan cuộc nổi dậy của họ và phá hủy Giêrusalem vào năm 70 sau Công nguyên. Nhưng trong nhiều thập niên, lệnh cấm người Do Thái trong khu vực thường bị phớt lờ và không được thực thi, và người Do Thái đã quay trở lại quê hương tổ tiên của họ.

Sự hiện diện của người Do Thái ở Palestine đã gặp trở ngại nặng nề hơn với điều gọi là cuộc nổi dậy của Bar Kochba (132-5 sau Công Nguyên) chống lại chính quyền La Mã. Người Do Thái một lần nữa bị cấm cư trú tại Giuđêa và lần này Hoàng đế Hadrian quyết tâm xóa bỏ di sản Do Thái ở Giuđêa và Giêrusalem. Về cơ bản, ông tuyên bố Giêrusalem là một thành phố ngoại giáo và đổi tên thành Aelia Capitolina - một thành phố kính dâng thần Jupiter.

Người Hồi giáo cầu nguyện ở Giêrusalem [Times of Israel]


Hadrian đã xây dựng nhiều ngôi đền ngoại giáo trong thành phố (một ngôi đền trên địa điểm đoếi Canvariô). Sự đàn áp của La Mã kéo dài trong hai thế kỷ tiếp theo, và nhiều người Do Thái rời Giuđêa, đặc biệt là đến Babylon và Ả Rập (thành phố Medina, nơi Muhammad chạy trốn khỏi Mecca, có dân số Do Thái lớn).

Nhiều người Do Thái tiếp tục cư trú tại Galillê, nơi đã trở thành trung tâm văn hóa Do Thái trong thời trung cổ và đầu các thế kỷ cận đại. Tuy nhiên, trong suốt thời Trung cổ, Giuđêa là nơi có dân số thưa thớt. Thiên tai và nghèo đói đã thúc đẩy nhiều người tìm kiếm sự thịnh vượng và an ninh ở nơi khác. Những nông dân trồng trọt nghèo khổ, chiếm đại đa số dân số, sống ở hầu hết các huyện nông thôn vắng vẻ. Các nhóm thiểu số Kitô giáo và Do Thái có xu hướng cư trú ở các thị trấn.

Trong suốt thời trung cổ và đầu thời hiện đại, một số tiếng nói của người Do Thái kêu gọi quay trở lại Israel. Không ai có tác động lâu dài trước Theodor Herzl (1860-1904), một thần dân của Đế quốc Áo-Hung. Herzl tin rằng sự đồng hóa của người Do Thái vào Châu Âu theo Kitô giáo là một điều viển vông, và người Do Thái, giống như các dân tộc khác, cần một quê hương của riêng họ.

Nhiều người ngoại giáo đồng ý với ông, và vì vậy từ những năm 1880, việc khôi phục nhà nước Do Thái ở Giuđêa đã có đà đẩy lớn. Việc di cư của người Do Thái trở lại Is-rael ngày càng tăng. Tuy nhiên, người Do Thái vẫn là thiểu số tập trung ở Galilê và Giêrusalem, nơi họ trở thành đa số vào năm 1896.

Cuộc di cư của người Do Thái đến Giuđêa đã khiến người Ả Rập lo lắng. Người Ả Rập cũng phẫn nộ với những nỗ lực của Anh trong việc hỗ trợ người Do Thái di cư. Năm 1917, trong khi một chiến dịch quân sự đẩy quân Ottoman ra khỏi Giuđêa và Syria, quốc hội Anh đã thông qua Tuyên bố Balfour, một tuyên bố biến việc khôi phục quê hương Do Thái trở thành chính sách chính thức của Vương quốc Anh.

Người Do Thái cầu nguyện ở Jerusalem [Times of Israel]


Với sự sụp đổ của Đế chế Ottoman sau Thế chiến thứ nhất, người Anh và người Pháp đã thành lập các ủy trị, trong đó người Pháp cai trị Syria và người Anh cai trị Palestine và Iraq. Các ủy trị có nhiệm vụ chuẩn bị cho những khu vực này giành được độc lập cuối cùng. Người Anh tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc di cư của người Do Thái đến Palestine. Người Ả Rập phản đối nhưng bị bác bỏ.

Năm 1920, họ tấn công người Do Thái ở Giêrusalem trong điều được gọi là cuộc bạo loạn Nebi Musa (được đặt tên cho lễ hội vào thời điểm đó trong năm). Sự thất vọng của họ lại bùng phát trong cuộc nổi dậy của người Ả Rập năm 1936-1939 chống lại chế độ ủy trị. Với sự hỗ trợ của người Do Thái, người Anh đã đánh bại người Ả Rập.

Người Ả Rập sau đó đóng vai trò là đồng minh của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai, vì cả người Ả Rập và người Hồi giáo đều tìm cách tiêu diệt người Do Thái ở cả Châu Âu và Palestine, điều này chỉ có thể xảy ra nếu Đức chiến thắng.

Sau chiến tranh, người Anh trở nên có thiện cảm hơn với người Ả Rập chống lại sự di cư của người Do Thái đến Israel và cố gắng hết sức để ngăn chặn người Do Thái định cư ở đó. Nhưng người Do Thái trên khắp thế giới đã giúp những người di cư tránh được “lệnh cấm vận” của Anh.

Haganah, một tổ chức Do Thái ngầm được thành lập vào năm 1920, đã hỗ trợ việc đưa người Do Thái vào Israel. Đến năm 1947, người Anh đã nhượng lại phần lớn quyền kiểm soát Israel cho Haganah, góp phần không nhỏ vào việc thành lập nhà nước Isra-el và được Liên hiệp quốc cũng như hầu hết các chính phủ khác ở Tây Âu và Bắc Mỹ công nhận.

Chiến tranh Ả Rập-Israel lần thứ nhất nổ ra ngay sau đó.

Rõ ràng, sự căm ghét mà người Ả Rập mang lại đối với người Do Thái còn lâu đời hơn nhiều so với việc thành lập nhà nước Israel. Sự căm ghét đó ban đầu không phải là phản ứng đối với việc chiếm đoạt đất đai mà là phản ứng của chính sự hiện diện của điều được người Ả Rập cho là có quá nhiều người Do Thái ở Palestine. Và chính phủ của đất nước này rõ ràng là người Do Thái - một sự sỉ nhục trong mắt nhiều người Hồi giáo, những người mà tôn giáo của họ chỉ ra lệnh khoan dung đối với những nhóm cúi đầu trước thẩm quyền Hồi giáo.

Truyền thống Hồi giáo cũng cho rằng bất cứ khu vực nào trở thành người Hồi giáo thì phải tiếp tục là người Hồi giáo. Vì vậy, Israel cũng bất hợp pháp trên cơ sở đó. Hơn nữa, bất cứ sự kiện nào là “thảm họa” rõ ràng phải được đảo ngược.

Các sự kiện trong vài tuần qua có nguồn gốc sâu xa trong quá khứ.