1. Ứng dụng 'Tôn giáo thông minh' mới của Trung Quốc buộc các tín hữu phải ghi danh mới được tham dự các buổi thờ phượng

Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, gióng lên tiếng chuông báo động của một nhóm nhân quyền hoạt động ở Trung Quốc đang báo cáo rằng các tín hữu tôn giáo ở một tỉnh đông dân của Trung Quốc hiện bị buộc phải ghi danh trên một ứng dụng của bọn cầm quyền để tham dự các buổi lễ thờ phượng.

ChinaAid, một tổ chức bác ái Kitô giáo có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã báo cáo vào ngày 6 tháng 3 rằng ban tôn giáo của chính quyền tỉnh Hà Nam đang triển khai một hệ thống theo đó tất cả các tín hữu phải đặt chỗ trực tuyến trước khi họ có thể tham dự các buổi lễ tại nhà thờ, đền thờ Hồi Giáo hoặc chùa chiền Phật giáo.

Việc đặt trước sẽ được thực hiện thông qua một ứng dụng có tên là “Tôn giáo thông minh” do Ủy ban Dân tộc và Tôn giáo của tỉnh Hà Nam phát triển. Theo ChinaAid, người nộp đơn phải điền thông tin cá nhân, bao gồm tên, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, nghề nghiệp và ngày sinh trước khi họ có thể đặt chỗ. Những người được phép vào nơi thờ phượng cũng phải được đo nhiệt độ – nhằm làm cho người ta thấy ứng dụng có thể liên quan theo một cách nào đó đến các hạn chế của COVID-19 – nhưng thực tế là để đàn áp tôn giáo.

Hà Nam, nằm ở phía đông trung tâm của đất nước, có một trong những cộng đồng Kitô giáo lớn nhất ở Trung Quốc — chiếm tới 6% dân số — theo một cuộc khảo sát của bọn cầm quyền vào năm 2012. Chính phủ cộng sản của Trung Quốc chính thức là thế tục, và cuộc khảo sát tương tự cho thấy chỉ 13% trong số 98 triệu dân của Hà Nam thuộc về một tôn giáo có tổ chức.

Chính phủ Trung Quốc về mặt kỹ thuật công nhận Công Giáo là một trong năm tôn giáo ở nước này, nhưng vẫn tồn tại một Giáo Hội Công Giáo thầm lặng, bị đàn áp và trung thành với Rôma. Các nhà thờ Công Giáo được chính phủ phê duyệt có quyền tự do thờ phượng tương đối nhiều hơn nhưng phải đối mặt với những thách thức khác, bao gồm áp lực từ chính phủ để kiểm duyệt các phần của giáo lý Công Giáo, đồng thời đưa chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và tình yêu đảng vào việc rao giảng. Các tín hữu tôn giáo thuộc mọi thành phần đều bị theo dõi ở Trung Quốc.

ChinaAid báo cáo rằng có những lo ngại rằng những người cao tuổi ít hiểu biết về công nghệ có thể bị cô lập khi ghi danh các dịch vụ tôn giáo, nhưng các quan chức cho biết nhân viên sẽ hỗ trợ họ làm như vậy.

ChinaAid cho biết việc phát triển và triển khai ứng dụng này là một phần trong nỗ lực của chính quyền cộng sản nhằm “quản lý chặt chẽ tôn giáo một cách toàn diện”, một phần bằng cách thu thập dữ liệu về các tín hữu tôn giáo. Nhóm cũng bày tỏ lo ngại rằng việc đưa ra rào cản bổ sung này sẽ khiến mọi người quay lưng lại với việc thực hành tôn giáo.

“Các biện pháp quản lý này không xuất phát từ ý định bảo vệ quyền tôn giáo của những người theo đạo mà là phương tiện để đạt được mục đích chính trị,” nhóm này viết.

“Nhật báo Hà Nam của Trung Quốc đưa tin rằng vào ngày 24 tháng 2 năm nay, Trương Lỗi Minh (Zhang Leiming, 张磊明) Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận Thống nhất, đã đến Ủy ban Dân tộc và Tôn giáo của tỉnh để điều tra và chỉ đạo rằng cần quản lý chặt chẽ tôn giáo một cách toàn diện, đoàn kết và hướng dẫn đại bộ phận tín hữu tôn giáo kiên định đi theo Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

Hà Nam là nơi bọn cầm quyền đã san bằng một số Nhà thờ Công Giáo vào năm 2017, họ cũng đã giam giữ hàng chục người. Theo báo cáo, bọn cầm quyền đã coi các nhà thờ là những “cấu trúc bất hợp pháp” và ra lệnh dỡ bỏ. Tài sản của nhà thờ, cũng như của giáo dân và công nhân xây dựng, đã bị tịch thu. Trong một số trường hợp, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng tuyên bố rằng các nhà thờ đã không trả “phí sử dụng đường bộ” để lấy cớ san bằng.

Vào tháng 4 năm 2016, Lý Kiến Công (Li Jiangong, 李建功) một mục sư ở Trú Mã Điếm, một thành phố khác của tỉnh Hà Nam, đã mất đi người vợ khi hai vợ chồng cố gắng cứu nhà thờ tư gia của họ khỏi bị san bằng trong một cuộc phá hủy nhà thờ theo lệnh của chính quyền. Theo báo cáo thường niên gần đây nhất của Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, ông được ghi nhận là “may mắn thoát chết” trong cuộc xung đột với công an, vợ ông đã không may mắn như thế.


Source:Catholic News Agency

2. Chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng khó tránh sau khi Trung Quốc bảo vệ quyền cung cấp vũ khí cho Nga

Cũng liên quan đến Trung Quốc, các quan sát viên thừa nhận rằng sau vụ khinh khí cầu đi lạc, Trung Quốc đã theo đuổi một đường lối công khai đối đầu với Hoa Kỳ, và chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng khó tránh khi Trung Quốc công khai bảo vệ quyền cung cấp vũ khí cho Nga.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “China Urges U.S. To 'Put the Brakes On' To Avoid Conflict”, nghĩa là “Trung Quốc kêu gọi Mỹ 'Hãm phanh' để tránh xung đột”.

Tần Cương, bộ trưởng ngoại giao của Trung Quốc, đã cáo buộc Hoa Kỳ cố gắng gây khó khăn cho Trung Quốc trong cuộc họp báo khai mạc sôi nổi của ông ta hôm thứ Ba, trong đó ông bác bỏ những nỗ lực nhằm tạo nền tảng cho mối quan hệ đang xấu đi nhanh chóng giữa hai nước.

Quan điểm của người Mỹ đã “hoàn toàn đi chệch khỏi con đường hợp lý và hợp pháp,” Cương nói, và ví von nhận thức về Trung Quốc là “đối thủ chính” của Hoa Kỳ với “chiếc nút đầu tiên trên chiếc áo sơ mi bị cài sai.”

Quan hệ ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh vẫn chưa phục hồi từ mức thấp nhất kể từ khi quan hệ chính thức được thiết lập cách đây 44 năm. Trong khi đó, hai nền kinh tế vẫn gắn bó chặt chẽ với nhau, mỗi bên coi nhau là đối tác thương mại lớn nhất của mình.

Hai quốc gia vẫn bất đồng về một số vấn đề, từ việc Hoa Kỳ ngày càng ủng hộ Đài Loan cho đến sự liên kết chiến lược của Trung Quốc với Nga và những tác động của nó đối với cuộc chiến ở Ukraine.

Tòa Bạch Ốc đã dành hai năm để cố gắng không thành công trong việc thiết lập “các hàng rào bảo vệ” trong mối quan hệ nhằm ngăn chặn xung đột ngoài ý muốn về bất kỳ điểm nóng tiềm ẩn nào.

Mong muốn của Washington về hàng rào bảo vệ “đơn giản có nghĩa là Trung Quốc không nên đáp trả bằng lời nói hoặc hành động khi bị vu khống hoặc tấn công. Điều đó là không thể,” Cương nói, lặp lại một lập luận mà các học giả Trung Quốc đã đưa ra một cách riêng tư.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã không trả lại yêu cầu bình luận của Newsweek trước khi bài báo này được xuất bản.

“Một tai nạn có thể tiết lộ điều gì đó cơ bản,” Cương nói về cuộc khủng hoảng ngoại giao bắt nguồn từ việc Mỹ bắn hạ một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc hồi tháng Hai, mà Bắc Kinh đã nói là một khí cầu dân sự tiến hành nghiên cứu khí tượng. “Trong trường hợp này, nhận thức và quan điểm của Hoa Kỳ về Trung Quốc bị bóp méo nghiêm trọng.”

“Mỹ nói rất nhiều về việc tuân theo các quy tắc. Nhưng hãy tưởng tượng hai vận động viên thi đấu trong một cuộc đua Olympic. Nếu một vận động viên, thay vì tập trung vào việc cống hiến những gì tốt nhất của mình, lại luôn cố gắng vượt qua người kia hoặc thậm chí gửi họ đến Paralympic, thì đó không phải là một cuộc cạnh tranh công bằng mà là sự đối đầu ác ý và chơi xấu,” ông nói.

“ Nếu Mỹ không hãm lại và tiếp tục tăng tốc trên con đường sai lầm, thì không có hàng rào bảo vệ nào có thể ngăn chặn sự trật bánh, và chắc chắn sẽ xảy ra xung đột và đối đầu”.

Tần Cương, 56 tuổi, được bổ nhiệm làm bộ trưởng ngoại giao vào tháng 12 sau 17 tháng làm Đại Sứ của Bắc Kinh tại Washington. Cuộc họp báo chính thức đầu tiên của ông ta diễn ra bên lề cuộc họp lập pháp hàng năm của Trung Quốc.

Những nỗ lực của Mỹ nhằm tránh một cuộc chiến tranh nóng với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới diễn ra song song với sự thay đổi chính sách của chính quyền Biden nhằm khắc phục các lỗ hổng sau nhiều thập kỷ Trung Quốc bị cáo buộc là gián điệp công nghiệp và hàng xuất khẩu công nghệ cao của Mỹ đã vô tình hỗ trợ quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc.

Cương mô tả mục tiêu của Hoa Kỳ là “kiềm chế và đàn áp Trung Quốc trên mọi phương diện”. Ông nói: “Việc ngăn chặn và đàn áp sẽ không làm cho nước Mỹ trở nên vĩ đại, và nó sẽ không ngăn được bước tiến tới sự trẻ hóa của Trung Quốc.”

Cương cũng bảo vệ quyền cung cấp vũ khí cho Nga trong cuộc chiến tại Ukraine và so sánh điều này với việc Hoa Kỳ cung cấp các trợ giúp quân sự cho Đài Loan mà ông ta cho là một tỉnh của Trung Quốc.


Source:Newsweek