Đức Cha Charles J. Chaput, O.F.M. Cap., hiện là Tổng Giám Mục hưu trí của Philadelphia, có tiếng là vị giáo phẩm Hoa Kỳ không phải điều gì cũng đồng ý với Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô. Trên First Things ngày 21 tháng 10, 2021, ngài có bài viết tựa là "Little Wisdom from Bernard" (Một chút Khôn ngoan từ Thánh Bernard) với nội dung như sau về một số nhân vật Công Giáo “bảo hoàng hơn vua”, được ngài coi là các cận thần của triều Giáo Hoàng hiện nay:
Thánh Bernard thành Clairvaux, vị thánh vĩ đại của thế kỷ 12 và là Tiến sĩ Giáo hội, người đã canh tân truyền thống đan viện phương Tây, đã từng cảnh báo rằng “Mối nguy hiểm đau buồn nhất đối với bất cứ vị giáo hoàng nào nằm ở chỗ, được bao bao quanh bởi những kẻ xu nịnh, ngài không bao giờ nghe thấy sự thật về con người của chính mình và kết cục đã không muốn nghe nói về nó".
Mỗi triều giáo hoàng đều có các cận thần của nó. Triều Giáo Hoàng hiện nay cũng không phải là ngoại lệ; hoàn toàn ngược lại. Do đó, lời lẽ của Thánh Bernard dễ dàng xuất hiện trong tâm trí tôi khi tôi đọc một bài báo gần đây của Austen Ivereigh viết cho tạp chí America. Trong đó, Ivereigh cho rằng “trong 8 năm qua, một tập đoàn truyền thông hùng mạnh có trụ sở tại Hoa Kỳ đã sử dụng sự giàu có và quyền lực ghê gớm của mình để biến một phần lớn dân Chúa chống lại (Tòa) Rôma và người hiện đang chiếm giữ nó. Và ở một mức độ cao, chống lại những cải cách quan trọng của Công đồng Vatican II”.
Quả là điều đáng sợ; vậy sự xấu xa đầy gân bắp này có thể bắt nguồn từ đâu: Comcast? Facebook? Các Qũy Xã hội Mở của George Soros? Không. Tinh thần ly giáo ngày nay — Ông Ivereigh mô tả nó như là “những con quỷ, và gọi nó cách khác chỉ là tô son lên một con heo” —là công trình của những con quỷ hung ác đó tại... EWTN. Vâng, đó là mạng lưới được thành lập bởi kẻ gây rối thượng thặng và là một nữ tu, Mẹ Angelica, và được tài trợ phần lớn bởi hàng chục ngàn khoản quyên góp nhỏ từ các cá nhân và gia đình Công Giáo bình thường, trung thành.
Công bằng mà nói, bài báo của Ivereigh chỉ đơn giản trình bày chi tiết các nhận xét mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô gần đây đã ngỏ cùng các tu sĩ Dòng Tên ở Slovakia. Đức Giáo Hoàng Phanxicô không nêu tên tổ chức truyền thông xúc phạm, nhưng như các nhà báo nhanh nhẩu xác nhận, ngài có ý nói đến EWTN. Thật ngạc nhiên khi nghe bất cứ vị giáo hoàng nào tỏ ra nhậy cảm một cách công khai và đích thân đến thế đối với điều bị coi là ý xấu của một ít nhà bình luận tại một mạng lưới khiêm tốn (theo tiêu chuẩn thế tục) đặt cơ sở ở một lục địa khác. Xung đột, rất nhiều, cả trong và ngoài Giáo hội, đi kèm với việc làm của mỗi giám mục. Giám mục Rôma cũng không được miễn gánh nặng bất hạnh đó. Và Raymond Arroyo của EWTN, người mà Ivereigh coi như một công cụ đặc biệt của bọn quỷ, không gây ra mối đe dọa đáng sợ nào đối với Giáo hội như Tập Cận Bình của Trung Quốc. Hoặc những nhân vật quan trọng trong ban lãnh đạo hiện tại của Hoa Kỳ.
Ông Ivereigh có lý khi coi những lời chỉ trích giáo hội ác ý từ bất cứ ai là độc hại đối với sự hợp nhất của Giáo hội. Nhưng ông ta nên ghi nhớ lời nói của mình khi xem xét một số việc làm trong quá khứ của chính mình. Hơn nữa, không phải tất cả những lời chỉ trích trong một gia đình đều là ác ý hoặc không trung thành hoặc không chính xác. Một số tức giận, thậm chí tức giận đối với thẩm quyền hợp pháp, là chính đáng. Nhân đức vâng lời của Kitô giáo bắt nguồn từ việc nói sự thật — một cách yêu thương, nhưng thẳng thắn và cương quyết — và tôn giáo đích thực không liên quan gì đến thái độ nô lệ.
Là một thành viên hội đồng quản trị EWTN trong nhiều năm trước khi nghỉ hưu, tôi hiểu rõ những thiếu sót của mạng lưới. Nó luôn có thể cải thiện. Nhưng nó đã xoay sở để phục vụ Tin Mừng trong nhiều thập kỷ nay với kỹ năng và sự bền bỉ, trong khi nhiều cơ quan khác đã thất bại. Do đó, thật khó đọc các nhà phê bình của mạng lưới mà không ngửi thấy mùi sùng đạo giả tạo đặc thù của họ, sự ghen tức và tị hiềm. Những thành tựu của EWTN đáng được khen ngợi và có quyền tự hào. Tôi ngưỡng mộ sự cống hiến của ban lãnh đạo và nhân viên của nó. Tôi biết ơn về sự việc phục vụ của mạng lưới đối với Lời Chúa. Và bất cứ gợi ý nào cho rằng EWTN không trung thành với Giáo hội, với Công đồng Vatican II, hoặc Tòa thánh chỉ đơn giản là báo thù và sai lầm.
Ông Ivereigh là một nhà văn có năng lực — tôi rất vui khi tán thành cuốn sách đầu tiên (và hay nhất) của ông, The Great Reformer (Nhà cải cách vĩ đại), có tựa đề hoành tráng và có một chút gia vị nhẹ nhàng, nhưng dù sao cũng là một tác phẩm đáng đọc — và Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một chủ đề phức tạp và hấp dẫn đối với bất cứ người viết tiểu sử trung thực nào. Ivereigh nên cảm thấy bối rối bởi bài báo trên tờ Amrica của ông, nhưng có lẽ ông sẽ không bối rối đâu. Vai trò cận thần không phù hợp với ông ta. Nhưng xét cho cùng, hầu như ông không đơn độc trong đường hướng việc làm này của triều giáo hoàng hiện nay.
Đánh giá nhiệt tình của Massimo Faggioli về Joe Biden và cơ sở có vẻ chung giữa Biden với Đức Giáo Hoàng Phanxicô — cuốn sách gần đây của ông, Joe Biden and Catholicism in the United States (Joe Biden và Đạo Công Giáo ở Hoa Kỳ) - chắc chắn làm ông đủ điều kiện để được xếp vào hàng ngũ cận thần, mặc dù bản văn của ông bị nhà báo tôn giáo kỳ cựu Ken Woodward đánh giá một cách thô bạo trong một bài phê bình trên Religion News Service (Dịch vụ Tin tức Tôn giáo). Bài bình luận không khoan nhượng của Giáo sư Faggioli về Hoa Kỳ, về người Công Giáo Hoa Kỳ, và hơn nữa - ông đến đất nước chúng tôi vào năm 2008, rõ ràng là biết mọi thứ về chúng tôi, và hiện đang giảng dạy tại Đại học Villanova - tạo nên bề rộng đáng ngạc nhiên cho những gì nó thiếu chiều sâu. Vào tháng 12 năm ngoái, Faggioli gợi ý rằng “sự song hành giữa [Biden] và cố giáo hoàng người Ý [Gioan XXIII] chắc chắn mang lại hy vọng từ quan điểm lịch sử.” Hoặc có thể không nhiều như thế. Bất cứ song hành nào giữa hai người này đều có thể là điều mới lạ đối với vị giáo hoàng thánh thiện quá cố, vì đảng Dân chủ đã thực sự bí tích hóa việc phá thai, tận diệt chứng tá Công Giáo phò sự sống khỏi hàng ngũ của họ — hãy hỏi cựu dân biểu Dan Lipinski — và tổng thống “Công Giáo” của chúng ta đã ký thự đầy đủ cho chiến dịch đốt nương làm rẫy của đảng.
Tuy nhiên, cả Ivereigh và Faggioli đều không xứng gì với đỉnh cao của thể loại phim kinh dị và ác ý đạt được vào năm 2017 bởi Antonio Spadaro và Marcelo Figueroa. Viết trên tờ La Civiltà Cattolica— “Chủ nghĩa Cực đoan Tin Lành và Chủ nghĩa Toàn vẹn Công Giáo: Một Chủ nghĩa Đại kết Đáng ngạc nhiên” —các tác giả cung cấp một phiên bản tô mầu rực rỡ đối với các mối liên hệ Công Giáo-Tin lành ở Hoa Kỳ, một bức chân dung vừa chung chung vừa vụng về, và được lên khuôn bằng tiêu chuẩn của châu Âu và oán giận châu Mỹ Latinh đối với tên khổng lồ Yankee. Điều trớ trêu là bài báo đáng lẽ đã có thể thực sự thấm thía và rất hữu hiệu trong việc chỉ trích nó. Nhưng nó cần nhiều công sức hơn, nhiều khiêm tốn và cân bằng hơn, và ít oán hận hơn.
Không triều giáo hoàng nào được phục vụ tốt khi những người cổ vũ nó tỏ ra khinh thường và hiếu chiến đối với những người bị họ coi như kẻ thù. Kiểu nịnh bợ đó chỉ đơn giản là tạo ra nhiều hơn, và thậm chí kiên quyết hơn, những nhà phê bình thực chỉ đọc lướt qua kẻ thù của họ. Người ta chỉ còn biết hy vọng Đức Giáo Hoàng Phanxicô hiểu điều này. Trong khi chờ đợi, cần phải nhấn mạnh rằng các cuộc tấn công mới nhất vào EWTN vừa xấu xa vừa bất chính, và gọi chúng cách khác là, mượn suy nghĩ của ông Ivereigh, "chỉ tô son cho một con heo".
Thánh Bernard thành Clairvaux, vị thánh vĩ đại của thế kỷ 12 và là Tiến sĩ Giáo hội, người đã canh tân truyền thống đan viện phương Tây, đã từng cảnh báo rằng “Mối nguy hiểm đau buồn nhất đối với bất cứ vị giáo hoàng nào nằm ở chỗ, được bao bao quanh bởi những kẻ xu nịnh, ngài không bao giờ nghe thấy sự thật về con người của chính mình và kết cục đã không muốn nghe nói về nó".
Mỗi triều giáo hoàng đều có các cận thần của nó. Triều Giáo Hoàng hiện nay cũng không phải là ngoại lệ; hoàn toàn ngược lại. Do đó, lời lẽ của Thánh Bernard dễ dàng xuất hiện trong tâm trí tôi khi tôi đọc một bài báo gần đây của Austen Ivereigh viết cho tạp chí America. Trong đó, Ivereigh cho rằng “trong 8 năm qua, một tập đoàn truyền thông hùng mạnh có trụ sở tại Hoa Kỳ đã sử dụng sự giàu có và quyền lực ghê gớm của mình để biến một phần lớn dân Chúa chống lại (Tòa) Rôma và người hiện đang chiếm giữ nó. Và ở một mức độ cao, chống lại những cải cách quan trọng của Công đồng Vatican II”.
Quả là điều đáng sợ; vậy sự xấu xa đầy gân bắp này có thể bắt nguồn từ đâu: Comcast? Facebook? Các Qũy Xã hội Mở của George Soros? Không. Tinh thần ly giáo ngày nay — Ông Ivereigh mô tả nó như là “những con quỷ, và gọi nó cách khác chỉ là tô son lên một con heo” —là công trình của những con quỷ hung ác đó tại... EWTN. Vâng, đó là mạng lưới được thành lập bởi kẻ gây rối thượng thặng và là một nữ tu, Mẹ Angelica, và được tài trợ phần lớn bởi hàng chục ngàn khoản quyên góp nhỏ từ các cá nhân và gia đình Công Giáo bình thường, trung thành.
Công bằng mà nói, bài báo của Ivereigh chỉ đơn giản trình bày chi tiết các nhận xét mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô gần đây đã ngỏ cùng các tu sĩ Dòng Tên ở Slovakia. Đức Giáo Hoàng Phanxicô không nêu tên tổ chức truyền thông xúc phạm, nhưng như các nhà báo nhanh nhẩu xác nhận, ngài có ý nói đến EWTN. Thật ngạc nhiên khi nghe bất cứ vị giáo hoàng nào tỏ ra nhậy cảm một cách công khai và đích thân đến thế đối với điều bị coi là ý xấu của một ít nhà bình luận tại một mạng lưới khiêm tốn (theo tiêu chuẩn thế tục) đặt cơ sở ở một lục địa khác. Xung đột, rất nhiều, cả trong và ngoài Giáo hội, đi kèm với việc làm của mỗi giám mục. Giám mục Rôma cũng không được miễn gánh nặng bất hạnh đó. Và Raymond Arroyo của EWTN, người mà Ivereigh coi như một công cụ đặc biệt của bọn quỷ, không gây ra mối đe dọa đáng sợ nào đối với Giáo hội như Tập Cận Bình của Trung Quốc. Hoặc những nhân vật quan trọng trong ban lãnh đạo hiện tại của Hoa Kỳ.
Ông Ivereigh có lý khi coi những lời chỉ trích giáo hội ác ý từ bất cứ ai là độc hại đối với sự hợp nhất của Giáo hội. Nhưng ông ta nên ghi nhớ lời nói của mình khi xem xét một số việc làm trong quá khứ của chính mình. Hơn nữa, không phải tất cả những lời chỉ trích trong một gia đình đều là ác ý hoặc không trung thành hoặc không chính xác. Một số tức giận, thậm chí tức giận đối với thẩm quyền hợp pháp, là chính đáng. Nhân đức vâng lời của Kitô giáo bắt nguồn từ việc nói sự thật — một cách yêu thương, nhưng thẳng thắn và cương quyết — và tôn giáo đích thực không liên quan gì đến thái độ nô lệ.
Là một thành viên hội đồng quản trị EWTN trong nhiều năm trước khi nghỉ hưu, tôi hiểu rõ những thiếu sót của mạng lưới. Nó luôn có thể cải thiện. Nhưng nó đã xoay sở để phục vụ Tin Mừng trong nhiều thập kỷ nay với kỹ năng và sự bền bỉ, trong khi nhiều cơ quan khác đã thất bại. Do đó, thật khó đọc các nhà phê bình của mạng lưới mà không ngửi thấy mùi sùng đạo giả tạo đặc thù của họ, sự ghen tức và tị hiềm. Những thành tựu của EWTN đáng được khen ngợi và có quyền tự hào. Tôi ngưỡng mộ sự cống hiến của ban lãnh đạo và nhân viên của nó. Tôi biết ơn về sự việc phục vụ của mạng lưới đối với Lời Chúa. Và bất cứ gợi ý nào cho rằng EWTN không trung thành với Giáo hội, với Công đồng Vatican II, hoặc Tòa thánh chỉ đơn giản là báo thù và sai lầm.
Ông Ivereigh là một nhà văn có năng lực — tôi rất vui khi tán thành cuốn sách đầu tiên (và hay nhất) của ông, The Great Reformer (Nhà cải cách vĩ đại), có tựa đề hoành tráng và có một chút gia vị nhẹ nhàng, nhưng dù sao cũng là một tác phẩm đáng đọc — và Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một chủ đề phức tạp và hấp dẫn đối với bất cứ người viết tiểu sử trung thực nào. Ivereigh nên cảm thấy bối rối bởi bài báo trên tờ Amrica của ông, nhưng có lẽ ông sẽ không bối rối đâu. Vai trò cận thần không phù hợp với ông ta. Nhưng xét cho cùng, hầu như ông không đơn độc trong đường hướng việc làm này của triều giáo hoàng hiện nay.
Đánh giá nhiệt tình của Massimo Faggioli về Joe Biden và cơ sở có vẻ chung giữa Biden với Đức Giáo Hoàng Phanxicô — cuốn sách gần đây của ông, Joe Biden and Catholicism in the United States (Joe Biden và Đạo Công Giáo ở Hoa Kỳ) - chắc chắn làm ông đủ điều kiện để được xếp vào hàng ngũ cận thần, mặc dù bản văn của ông bị nhà báo tôn giáo kỳ cựu Ken Woodward đánh giá một cách thô bạo trong một bài phê bình trên Religion News Service (Dịch vụ Tin tức Tôn giáo). Bài bình luận không khoan nhượng của Giáo sư Faggioli về Hoa Kỳ, về người Công Giáo Hoa Kỳ, và hơn nữa - ông đến đất nước chúng tôi vào năm 2008, rõ ràng là biết mọi thứ về chúng tôi, và hiện đang giảng dạy tại Đại học Villanova - tạo nên bề rộng đáng ngạc nhiên cho những gì nó thiếu chiều sâu. Vào tháng 12 năm ngoái, Faggioli gợi ý rằng “sự song hành giữa [Biden] và cố giáo hoàng người Ý [Gioan XXIII] chắc chắn mang lại hy vọng từ quan điểm lịch sử.” Hoặc có thể không nhiều như thế. Bất cứ song hành nào giữa hai người này đều có thể là điều mới lạ đối với vị giáo hoàng thánh thiện quá cố, vì đảng Dân chủ đã thực sự bí tích hóa việc phá thai, tận diệt chứng tá Công Giáo phò sự sống khỏi hàng ngũ của họ — hãy hỏi cựu dân biểu Dan Lipinski — và tổng thống “Công Giáo” của chúng ta đã ký thự đầy đủ cho chiến dịch đốt nương làm rẫy của đảng.
Tuy nhiên, cả Ivereigh và Faggioli đều không xứng gì với đỉnh cao của thể loại phim kinh dị và ác ý đạt được vào năm 2017 bởi Antonio Spadaro và Marcelo Figueroa. Viết trên tờ La Civiltà Cattolica— “Chủ nghĩa Cực đoan Tin Lành và Chủ nghĩa Toàn vẹn Công Giáo: Một Chủ nghĩa Đại kết Đáng ngạc nhiên” —các tác giả cung cấp một phiên bản tô mầu rực rỡ đối với các mối liên hệ Công Giáo-Tin lành ở Hoa Kỳ, một bức chân dung vừa chung chung vừa vụng về, và được lên khuôn bằng tiêu chuẩn của châu Âu và oán giận châu Mỹ Latinh đối với tên khổng lồ Yankee. Điều trớ trêu là bài báo đáng lẽ đã có thể thực sự thấm thía và rất hữu hiệu trong việc chỉ trích nó. Nhưng nó cần nhiều công sức hơn, nhiều khiêm tốn và cân bằng hơn, và ít oán hận hơn.
Không triều giáo hoàng nào được phục vụ tốt khi những người cổ vũ nó tỏ ra khinh thường và hiếu chiến đối với những người bị họ coi như kẻ thù. Kiểu nịnh bợ đó chỉ đơn giản là tạo ra nhiều hơn, và thậm chí kiên quyết hơn, những nhà phê bình thực chỉ đọc lướt qua kẻ thù của họ. Người ta chỉ còn biết hy vọng Đức Giáo Hoàng Phanxicô hiểu điều này. Trong khi chờ đợi, cần phải nhấn mạnh rằng các cuộc tấn công mới nhất vào EWTN vừa xấu xa vừa bất chính, và gọi chúng cách khác là, mượn suy nghĩ của ông Ivereigh, "chỉ tô son cho một con heo".