Không phải ngẫu nhiên ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi (15/9) được Giáo Hội mừng ngay sau lễ kính Suy Tôn Thánh Giá (14/9). Điều đó nói lên mối liên hệ mật thiết giữa vai trò của Đức Giêsu và Mẹ Maria trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Để cứu nhân loại khỏi tội lỗi và sự chết, Thiên Chúa đã dùng chính Người Con duy nhất của mình làm giá cứu chuộc muôn dân. Thánh Gioan, vị Tông Đồ được Đức Giêsu yêu mến, đã diễn tả tâm tình ấy như sau: « Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời » (Ga 3, 16).
Đức Giêsu đã đến trong thế gian để sống và chết cho việc cứu độ nhân loại. Người đã bước đi trên con đường Thập giá để mở lối cho những ai tin vào Người một cõi sống trường sinh bất tử. Cây Thập giá chính là bảo chứng tình yêu mãnh liệt của Thiên Chúa đối với nhân loại. Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Philiphê viết: « Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây Thập tự » (Pl 2, 6-8).
Có thể nói, con đường mà Đức Giêsu đã đi qua: kể từ lúc mới sinh ra tại Bêlem, đến khoảng thời gian ba mươi năm ẩn dật tại Nadareth, cũng như ba năm cuối đời xuôi ngược khắp các làng mạc và thị trấn của Palestin để rao giảng Tin Mừng cứu độ, cho đến hành trình cuối cùng lên Giêrusalem để bước vào cuộc Khổ hình Thập giá đều in đậm dấu ấn của Đức Maria. Chính vì vậy, Đức Maria được tôn phong là Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến đoạn đường Thập giá mà Đức Maria đã bước theo Chúa Giêsu cho đến cùng.
Tin mừng theo thánh Gioan trong ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi kể lại: « Đứng gần Thập giá Chúa Giêsu có Mẹ Người » (Ga 19,25). Trong khi đó, một số môn đệ của Người đã bỏ mặc Thầy mình mắc nạn và đã cao chạy xa bay vì sợ bị liên lụy đến bản thân. Mẹ can đảm đứng đó để mang lấy tất cả khổ đau của con Mẹ. Có người mẹ nào trên đời này khi nhìn thấy con mình gặp nạn mà tâm hồn lại chẳng quặn đau. Mẹ Maria đã thông phần vào toàn bộ cuộc khổ hình của Đức Giêsu. Nhìn con mặt mũi máu me đầm đìa và tấm thân quằn quại trong đau đớn nhuốc nha thì trái tim Người Mẹ cũng nát tan đến tận cùng trong đau khổ cùng cực. Nhìn con chết nhục nhã tức tưởi và trần trụi trên thập giá ô nhục thì bản thân Mẹ cũng chết lặng người cùng con. Đến khi ẵm được xác con đã trút hơi thở cuối cùng với bao thương tích vào trong lòng, trái tim Mẹ như bị lưỡi gươm sắc nhọn đâm thâu đúng như lời của tiên tri Simêon.
Sở dĩ trước mọi nghịch cảnh xảy ra trong đời, Mẹ Maria luôn đứng vững vì Mẹ có đời sống nội tâm gắn kết với Thiên Chúa đầy quyền năng. Nhờ đó, Mẹ hằng nhận ra thánh ý Chúa: « Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng » (Lc 2,19). Chính vì thế ngay cả khi chứng kiến cuộc khổ nạn của con mình, Mẹ Maria cũng vẫn tin tưởng rằng kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa mà trong ngày sứ thần loan báo cho Mẹ vẫn đang được thực hiện.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Chúa Cứu Thế, cũng là Mẹ của Giáo Hội và Mẹ của các giáo hữu, xin giúp chúng con vững bước trên con đường hẹp mà Con Mẹ đã đi qua để bước vào cõi vinh phúc với niềm tin tưởng và phó thác. Xin Mẹ đồng hành với chúng con để nâng đỡ ủi an chúng con trong những lúc gian nan nguy khốn. Xin cho chúng con biết tận dụng những đau khổ gặp phải để kết hiệp với màu nhiệm khổ giá của Chúa Giêsu con Mẹ.
Đức Giêsu đã đến trong thế gian để sống và chết cho việc cứu độ nhân loại. Người đã bước đi trên con đường Thập giá để mở lối cho những ai tin vào Người một cõi sống trường sinh bất tử. Cây Thập giá chính là bảo chứng tình yêu mãnh liệt của Thiên Chúa đối với nhân loại. Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Philiphê viết: « Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây Thập tự » (Pl 2, 6-8).
Có thể nói, con đường mà Đức Giêsu đã đi qua: kể từ lúc mới sinh ra tại Bêlem, đến khoảng thời gian ba mươi năm ẩn dật tại Nadareth, cũng như ba năm cuối đời xuôi ngược khắp các làng mạc và thị trấn của Palestin để rao giảng Tin Mừng cứu độ, cho đến hành trình cuối cùng lên Giêrusalem để bước vào cuộc Khổ hình Thập giá đều in đậm dấu ấn của Đức Maria. Chính vì vậy, Đức Maria được tôn phong là Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến đoạn đường Thập giá mà Đức Maria đã bước theo Chúa Giêsu cho đến cùng.
Tin mừng theo thánh Gioan trong ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi kể lại: « Đứng gần Thập giá Chúa Giêsu có Mẹ Người » (Ga 19,25). Trong khi đó, một số môn đệ của Người đã bỏ mặc Thầy mình mắc nạn và đã cao chạy xa bay vì sợ bị liên lụy đến bản thân. Mẹ can đảm đứng đó để mang lấy tất cả khổ đau của con Mẹ. Có người mẹ nào trên đời này khi nhìn thấy con mình gặp nạn mà tâm hồn lại chẳng quặn đau. Mẹ Maria đã thông phần vào toàn bộ cuộc khổ hình của Đức Giêsu. Nhìn con mặt mũi máu me đầm đìa và tấm thân quằn quại trong đau đớn nhuốc nha thì trái tim Người Mẹ cũng nát tan đến tận cùng trong đau khổ cùng cực. Nhìn con chết nhục nhã tức tưởi và trần trụi trên thập giá ô nhục thì bản thân Mẹ cũng chết lặng người cùng con. Đến khi ẵm được xác con đã trút hơi thở cuối cùng với bao thương tích vào trong lòng, trái tim Mẹ như bị lưỡi gươm sắc nhọn đâm thâu đúng như lời của tiên tri Simêon.
Sở dĩ trước mọi nghịch cảnh xảy ra trong đời, Mẹ Maria luôn đứng vững vì Mẹ có đời sống nội tâm gắn kết với Thiên Chúa đầy quyền năng. Nhờ đó, Mẹ hằng nhận ra thánh ý Chúa: « Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng » (Lc 2,19). Chính vì thế ngay cả khi chứng kiến cuộc khổ nạn của con mình, Mẹ Maria cũng vẫn tin tưởng rằng kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa mà trong ngày sứ thần loan báo cho Mẹ vẫn đang được thực hiện.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Chúa Cứu Thế, cũng là Mẹ của Giáo Hội và Mẹ của các giáo hữu, xin giúp chúng con vững bước trên con đường hẹp mà Con Mẹ đã đi qua để bước vào cõi vinh phúc với niềm tin tưởng và phó thác. Xin Mẹ đồng hành với chúng con để nâng đỡ ủi an chúng con trong những lúc gian nan nguy khốn. Xin cho chúng con biết tận dụng những đau khổ gặp phải để kết hiệp với màu nhiệm khổ giá của Chúa Giêsu con Mẹ.