Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Để bảo vệ phẩm giá con người, cần xóa bỏ nạn buôn người

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi thông điệp đánh dấu Ngày cầu nguyện và nâng cao nhận thức quốc tế lần thứ 11 chống nạn buôn người, đồng thời ca ngợi công việc của những người đấu tranh chống lại tệ nạn nô lệ hiện đại.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Trước Ngày cầu nguyện và nâng cao nhận thức quốc tế chống nạn buôn người, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi người Công Giáo và tất cả những người thiện chí hãy chung tay chống lại nạn bóc lột những người dễ bị tổn thương.
Trong thông điệp được ban hành vào thứ Sáu (7/2/2025), Đức Thánh Cha lưu ý rằng Ngày này diễn ra vào ngày 8 tháng 2, ngày kính Thánh Josephine Bakhita, một phụ nữ Sudan đã trở thành nạn nhân của nạn buôn người khi còn nhỏ và sau này trở thành một nữ tu.
Hy vọng trước sự đau khổ của nhân loại
Trong Năm Thánh, Giáo hội tập trung vào chủ đề hy vọng, ĐTC nói, chúng ta phải tự hỏi làm thế nào chúng ta có thể nuôi dưỡng hy vọng đó cho hàng triệu người đang vướng trong chế độ nô lệ hiện đại.
Đức Thánh Cha tự hỏi: “Chúng ta lấy động lực mới ở đâu để chống lại nạn buôn bán nội tạng và mô người, nạn bóc lột tình dục trẻ em và trẻ em nữ, lao động cưỡng bức, bao gồm mại dâm, buôn bán ma túy và vũ khí?”.
Đức Thánh Cha trả lời: Đức Kitô, mang đến nguồn hy vọng và sức mạnh đích thực duy nhất cho những nạn nhân của nạn buôn người và cho những người tìm cách chống lại tệ nạn này.
Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi công việc của nhiều người trẻ trên khắp thế giới, những người minh chứng rằng bất kỳ ai cũng có thể đứng về phía nạn nhân và người sống sót.
“Với sự giúp đỡ của Chúa”, ngài nói, “chúng ta có thể ngăn chặn bất công và cám dỗ cho rằng một số hiện tượng nhất định không thể bị xóa bỏ”.
Mỗi người, ngài nói thêm, phải hành động theo cách riêng của mình để phản đối các cơ chế kinh tế và tội phạm kiếm lợi từ nỗi đau khổ của người khác.
Lắng nghe và lòng trắc ẩn
Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy lắng nghe và lòng trắc ẩn là điều cần thiết để giúp những người sống sót của nạn buôn người, biết đứng lên, ngài nói, lưu ý rằng nhiều người phản đối nạn buôn người mạnh mẽ nhất chính là những người đã từng là nạn nhân của nạn buôn người này.
ĐTC cho rằng: “Buôn người là một hiện tượng phức tạp, liên tục được phát triển và được thúc đẩy bởi chiến tranh, xung đột, nạn đói và hậu quả của biến đổi khí hậu”.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng các phản ứng đối với nạn buôn người bao gồm việc tập trung vào các nỗ lực thống nhất, toàn cầu, đặc biệt là dưới sự điều phối của các tổ chức quốc tế.
Tấm gương dũng cảm của Thánh Bakhita
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô mời những người đang làm việc chống lại nạn buôn người hãy phó thác những nỗ lực của họ cho sự chuyển cầu của Thánh Josephine Bakhita.
“Cùng nhau”, ngài nói, “chúng ta có thể nỗ lực hết mình và tạo ra các điều kiện để ngăn chặn nạn buôn người và bóc lột và để ưu tiên tôn trọng các quyền cơ bản của con người, được công nhận chung của toàn nhân loại”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi thông điệp đánh dấu Ngày cầu nguyện và nâng cao nhận thức quốc tế lần thứ 11 chống nạn buôn người, đồng thời ca ngợi công việc của những người đấu tranh chống lại tệ nạn nô lệ hiện đại.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Trước Ngày cầu nguyện và nâng cao nhận thức quốc tế chống nạn buôn người, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi người Công Giáo và tất cả những người thiện chí hãy chung tay chống lại nạn bóc lột những người dễ bị tổn thương.
Trong thông điệp được ban hành vào thứ Sáu (7/2/2025), Đức Thánh Cha lưu ý rằng Ngày này diễn ra vào ngày 8 tháng 2, ngày kính Thánh Josephine Bakhita, một phụ nữ Sudan đã trở thành nạn nhân của nạn buôn người khi còn nhỏ và sau này trở thành một nữ tu.
Hy vọng trước sự đau khổ của nhân loại
Trong Năm Thánh, Giáo hội tập trung vào chủ đề hy vọng, ĐTC nói, chúng ta phải tự hỏi làm thế nào chúng ta có thể nuôi dưỡng hy vọng đó cho hàng triệu người đang vướng trong chế độ nô lệ hiện đại.
Đức Thánh Cha tự hỏi: “Chúng ta lấy động lực mới ở đâu để chống lại nạn buôn bán nội tạng và mô người, nạn bóc lột tình dục trẻ em và trẻ em nữ, lao động cưỡng bức, bao gồm mại dâm, buôn bán ma túy và vũ khí?”.
Đức Thánh Cha trả lời: Đức Kitô, mang đến nguồn hy vọng và sức mạnh đích thực duy nhất cho những nạn nhân của nạn buôn người và cho những người tìm cách chống lại tệ nạn này.
Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi công việc của nhiều người trẻ trên khắp thế giới, những người minh chứng rằng bất kỳ ai cũng có thể đứng về phía nạn nhân và người sống sót.
“Với sự giúp đỡ của Chúa”, ngài nói, “chúng ta có thể ngăn chặn bất công và cám dỗ cho rằng một số hiện tượng nhất định không thể bị xóa bỏ”.
Mỗi người, ngài nói thêm, phải hành động theo cách riêng của mình để phản đối các cơ chế kinh tế và tội phạm kiếm lợi từ nỗi đau khổ của người khác.
Lắng nghe và lòng trắc ẩn
Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy lắng nghe và lòng trắc ẩn là điều cần thiết để giúp những người sống sót của nạn buôn người, biết đứng lên, ngài nói, lưu ý rằng nhiều người phản đối nạn buôn người mạnh mẽ nhất chính là những người đã từng là nạn nhân của nạn buôn người này.
ĐTC cho rằng: “Buôn người là một hiện tượng phức tạp, liên tục được phát triển và được thúc đẩy bởi chiến tranh, xung đột, nạn đói và hậu quả của biến đổi khí hậu”.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng các phản ứng đối với nạn buôn người bao gồm việc tập trung vào các nỗ lực thống nhất, toàn cầu, đặc biệt là dưới sự điều phối của các tổ chức quốc tế.
Tấm gương dũng cảm của Thánh Bakhita
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô mời những người đang làm việc chống lại nạn buôn người hãy phó thác những nỗ lực của họ cho sự chuyển cầu của Thánh Josephine Bakhita.
“Cùng nhau”, ngài nói, “chúng ta có thể nỗ lực hết mình và tạo ra các điều kiện để ngăn chặn nạn buôn người và bóc lột và để ưu tiên tôn trọng các quyền cơ bản của con người, được công nhận chung của toàn nhân loại”.