BÃO HOÀNH HÀNH
“Thầy ơi, chúng ta chết mất, Thầy chẳng lo gì sao?”.
“Đôi khi Chúa làm dịu cơn bão; đôi khi Ngài để bão hoành hành và xoa dịu con cái mình!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay thật hiện sinh khi chúng ta đang ở vào thời kỳ ‘bão hoành hành’ mà thế giới và Giáo Hội đang trải qua, khiến đức tin chúng ta bị thử thách. Đôi khi, như các môn đệ, chúng ta hấp tấp hỏi Chúa Giêsu, “Thầy ơi, Thầy chẳng lo gì sao?”. Nếu Thiên Chúa thực sự hiện hữu, nếu Ngài là Cha, tại sao những sự việc này xảy ra?
Đối mặt với ký ức khủng khiếp của các trại tập trung trong thế chiến thứ hai, Đức Bênêđíctô 16 tự hỏi: “Thiên Chúa ở đâu trong những ngày đó? Tại sao Ngài im lặng? Làm sao Ngài có thể cho phép sự tàn sát không ngừng này xảy ra?”. Thiên Chúa sẽ không trả lời những câu hỏi này. Bạn có thể cầu xin Ngài mọi điều ‘ngoại trừ lý do’ của sự việc; bạn không có quyền bắt Ngài chịu trách nhiệm! Thực ra, Thiên Chúa đang hiện diện, đang nói. Chính chúng ta là những người ‘không hiện diện’ và do đó, không nghe Ngài. “Chúng ta không thể nhìn thấu kế hoạch huyền nhiệm của Thiên Chúa - chúng ta chỉ thấy từng phần - và sẽ rất sai lầm nếu tự coi mình là thẩm phán của Thiên Chúa và lịch sử. Khi đó, chúng ta sẽ không bảo vệ con người mà chỉ góp phần vào sự sụp đổ của nó!” - Bênêđíctô 16.
Thực ra, vấn đề không phải là Thiên Chúa không hiện hữu, mà là con người chúng ta sống ‘như thể’ Thiên Chúa không hiện hữu! Đây là câu trả lời của Ngài, “Sao nhát thế? Các con vẫn chưa có lòng tin sao?”. Đừng chất vấn Ngài; thay vào đó, hãy cầu nguyện và tôn trọng ý muốn của Ngài! Bấy giờ bi kịch sẽ ít hơn... và thật đáng kinh ngạc, chúng ta sẽ thốt lên, “Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?”. Có Chúa Giêsu trên thuyền không có nghĩa là mọi chuyện sẽ suôn sẻ. Chúng ta cần khám phá rằng, Ngài đang hoạt động cả khi ‘bão hoành hành’. Cần hỏi Ngài đang dạy chúng ta điều gì. Nếu thử thách ‘kéo’ chúng ta đến gần Ngài hơn, thì có thể đó là một ân sủng thực sự đang hoạt động. Chúng ta chưa học được rằng, “Mọi sự đều có ích cho những ai yêu mến Thiên Chúa!”.
Anh Chị em,
“Thầy chẳng lo gì sao?”. Những cơn gió nào đang đập vào cuộc đời tôi? Những làn sóng nào đang cản trở định hướng của tôi khiến đời sống tinh thần, đời sống gia đình, thậm chí cả đời sống tâm lý của tôi nguy kịch? Hãy nói tất cả với Chúa Giêsu; kể cho Ngài mọi chuyện. Ngài muốn điều này! Ngài muốn chúng ta ôm lấy Ngài để tìm nơi trú ẩn trước những sóng gió bất ngờ trong cuộc đời. Hãy đến gần Chúa Giêsu, đánh thức Ngài, nói với Ngài. Đây là khởi đầu đức tin: nhận ra rằng, chỉ mình chúng ta không thể nổi; rằng chúng ta cần Chúa như thuỷ thủ cần hải đăng, cần những vì sao để tìm hướng đi. Đức tin bắt đầu từ việc tin rằng tôi không đủ cho chính mình, tôi cần Chúa. Khi vượt qua cám dỗ khép kín, vượt qua lòng đạo đức sai lầm không muốn làm phiền Thiên Chúa, để bắt đầu kêu cầu Ngài, thì Ngài có thể thực hiện những điều kỳ diệu. Chính sức mạnh nhẹ nhàng và phi thường của lời cầu nguyện mới làm nên những điều kỳ diệu ngay khi ‘bão hoành hành’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con chăm nhìn sóng, dạy con nhìn Chúa! Đừng để con bỏ Chúa một góc dưới đáy thuyền đời mình, dạy con đánh thức Chúa - người vốn hay ngủ - dậy!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Thầy ơi, chúng ta chết mất, Thầy chẳng lo gì sao?”.
“Đôi khi Chúa làm dịu cơn bão; đôi khi Ngài để bão hoành hành và xoa dịu con cái mình!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay thật hiện sinh khi chúng ta đang ở vào thời kỳ ‘bão hoành hành’ mà thế giới và Giáo Hội đang trải qua, khiến đức tin chúng ta bị thử thách. Đôi khi, như các môn đệ, chúng ta hấp tấp hỏi Chúa Giêsu, “Thầy ơi, Thầy chẳng lo gì sao?”. Nếu Thiên Chúa thực sự hiện hữu, nếu Ngài là Cha, tại sao những sự việc này xảy ra?
Đối mặt với ký ức khủng khiếp của các trại tập trung trong thế chiến thứ hai, Đức Bênêđíctô 16 tự hỏi: “Thiên Chúa ở đâu trong những ngày đó? Tại sao Ngài im lặng? Làm sao Ngài có thể cho phép sự tàn sát không ngừng này xảy ra?”. Thiên Chúa sẽ không trả lời những câu hỏi này. Bạn có thể cầu xin Ngài mọi điều ‘ngoại trừ lý do’ của sự việc; bạn không có quyền bắt Ngài chịu trách nhiệm! Thực ra, Thiên Chúa đang hiện diện, đang nói. Chính chúng ta là những người ‘không hiện diện’ và do đó, không nghe Ngài. “Chúng ta không thể nhìn thấu kế hoạch huyền nhiệm của Thiên Chúa - chúng ta chỉ thấy từng phần - và sẽ rất sai lầm nếu tự coi mình là thẩm phán của Thiên Chúa và lịch sử. Khi đó, chúng ta sẽ không bảo vệ con người mà chỉ góp phần vào sự sụp đổ của nó!” - Bênêđíctô 16.
Thực ra, vấn đề không phải là Thiên Chúa không hiện hữu, mà là con người chúng ta sống ‘như thể’ Thiên Chúa không hiện hữu! Đây là câu trả lời của Ngài, “Sao nhát thế? Các con vẫn chưa có lòng tin sao?”. Đừng chất vấn Ngài; thay vào đó, hãy cầu nguyện và tôn trọng ý muốn của Ngài! Bấy giờ bi kịch sẽ ít hơn... và thật đáng kinh ngạc, chúng ta sẽ thốt lên, “Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?”. Có Chúa Giêsu trên thuyền không có nghĩa là mọi chuyện sẽ suôn sẻ. Chúng ta cần khám phá rằng, Ngài đang hoạt động cả khi ‘bão hoành hành’. Cần hỏi Ngài đang dạy chúng ta điều gì. Nếu thử thách ‘kéo’ chúng ta đến gần Ngài hơn, thì có thể đó là một ân sủng thực sự đang hoạt động. Chúng ta chưa học được rằng, “Mọi sự đều có ích cho những ai yêu mến Thiên Chúa!”.
Anh Chị em,
“Thầy chẳng lo gì sao?”. Những cơn gió nào đang đập vào cuộc đời tôi? Những làn sóng nào đang cản trở định hướng của tôi khiến đời sống tinh thần, đời sống gia đình, thậm chí cả đời sống tâm lý của tôi nguy kịch? Hãy nói tất cả với Chúa Giêsu; kể cho Ngài mọi chuyện. Ngài muốn điều này! Ngài muốn chúng ta ôm lấy Ngài để tìm nơi trú ẩn trước những sóng gió bất ngờ trong cuộc đời. Hãy đến gần Chúa Giêsu, đánh thức Ngài, nói với Ngài. Đây là khởi đầu đức tin: nhận ra rằng, chỉ mình chúng ta không thể nổi; rằng chúng ta cần Chúa như thuỷ thủ cần hải đăng, cần những vì sao để tìm hướng đi. Đức tin bắt đầu từ việc tin rằng tôi không đủ cho chính mình, tôi cần Chúa. Khi vượt qua cám dỗ khép kín, vượt qua lòng đạo đức sai lầm không muốn làm phiền Thiên Chúa, để bắt đầu kêu cầu Ngài, thì Ngài có thể thực hiện những điều kỳ diệu. Chính sức mạnh nhẹ nhàng và phi thường của lời cầu nguyện mới làm nên những điều kỳ diệu ngay khi ‘bão hoành hành’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con chăm nhìn sóng, dạy con nhìn Chúa! Đừng để con bỏ Chúa một góc dưới đáy thuyền đời mình, dạy con đánh thức Chúa - người vốn hay ngủ - dậy!”, Amen.
(Tgp. Huế)