LỄ THĂNG THIÊN NĂM B
SỨ MẠNG MÃI Ở LẠI...
Mừng lễ Đấng Phục Sinh không còn hiện diện hữu hình nhưng đã về trời, cùng lúc Hội Thánh nhấn mạnh đến ơn gọi truyền thông Lời Chúa, đến nay (2024), Hội Thánh đã trải qua 58 lần cử hành ngày Quốc tế Truyền thông. Ngày Quốc tế Truyền thông đầu tiên là dịp lễ Chúa về trời 6.5.1967. Vậy có liên quan nào giữa ngày lễ Chúa về trời với sứ vụ truyền thông?
Bài đọc I là phần mở đầu sách Công vụ Tông đồ cho biết Chúa ban lệnh sai đi: "Các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy tại Giêrusalem, trong tất cả xứ Giuđêa và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất".
Nội dung Tin Mừng là phần kết thúc Tin Mừng theo thánh Marcô cũng là lời căn dặn ngay trước lúc Chúa về trời: "Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật".
Cả hai đoạn Kinh Thánh đều quả quyết: "Nói xong, Người được cất lên trước mắt các ông, và một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông". Hoặc: "Sau khi nói với các môn đệ, Chúa Giêsu lên trời, và ngự bên hữu Thiên Chúa".
Rõ ràng có một liên hệ thật lớn giữa biến cố thăng thiên và truyền thông. Đó là dù Chúa Giêsu về trời nhưng sứ mạng của Chúa nơi Hội Thánh không kết thúc. Chúa Giêsu kết thúc sứ mạng trần thế, nhưng mở ra cho các Kitô hữu sứ mạng thánh hóa loài người nơi trần thế.
CHÚA VỀ TRỜI NHƯNG SỨ MẠNG CỦA HỘI THÁNH VẪN Ở LẠI.
Đó là sứ mạng rao giảng Tin Mừng, sứ mạng loan báo ơn Chúa, nói về Chúa, về sự cứu độ của Chúa cho muôn người. Do sứ mạng cao cả này, Hội Thánh tiếp tục nhân danh Chúa truyền thông Lời Chúa khắp nơi trên toàn cầu.
Cử hành ngày Truyền thông, xét khía cạnh truyền giáo, Hội Thánh như muốn tuyên bố, bất cứ ai xưng mình là Kitô hữu, bất cứ ai biết mình là con của Hội Thánh, đều có bổn phận thông truyền Lời Chúa cho anh chị em ở tại bất cứ nơi nào mình hiện diện, mình được sai đến.
Các Kitô hữu cần nhớ đinh ninh, ngày Truyền thông không chỉ là ngày của người làm báo nhưng là ngày nhắc nhở các Kitô hữu về sứ mạng truyền thông Lời của Chúa Giêsu Kitô để lại.
Truyền thông Lời Chúa là đem lời chân lý đến với anh chị em. Người truyền thông Lời Chúa là người ý thức mình lãnh hội lời chân lý và có bổn phận phân phát lời ấy.
Trên thực tế, với chiếc điện thoại luôn ở bên, hầu như mỗi phút giây, ta đều tiếp xúc với truyền thông. Truyền thông gần gũi đến độ như cùng ta ăn, ngủ, làm việc, giải trí, gặp gỡ, tương quan...
Không chỉ tiếp xúc với truyền thông, không chỉ thụ nhận từ truyền thông, không chỉ biến nhiều phương tiện truyền thông trở thành vật "bất ly thân", thậm chí ta còn là chủ thể tạo ra truyền thông.
Một tin nhắn, một bình luận hay tương tác trên mạng xã hội, một dòng chữ trong thư điện tử..., đến một viđeo clip, một bản tin truyền hình, trên nhiều trang xã hội..., ta thực sự tích cực tham gia vào đại lộ truyền thông, tích cực hoạt động để truyền thông thêm thông dụng, thêm phổ biến...
Cho nên sứ điệp Lời Chúa của lễ Thăng thiên gắn với ngày đặc biệt về truyền thông mời gọi mọi người hãy cộng tác cùng Hội Thánh, làm cho những trang mạng truyền thông trở thành những trang mạng giàu ơn cứu độ.
Chỉ cần ít nhất một lần trong ngày, khi chúng ta lướt điện thoại - nào là những clip, những phim trên youtube, trên facebook, những lần tán gẫu trên ứng dụng nào đó, hoặc vào tiktok, zalo... mà ở đó chúng ta đều đặn tương tác, nghiền ngẫm, vui hay phẫn nộ với nó, like, bình luận, share nó... - hãy vào youtube hay facebook, hay web của các kênh Công Giáo để trau dồi giáo lý, học hỏi Lời Chúa, để ngày càng thêm đức tin, thêm lòng mến với Chúa và Hội Thánh.
Ta cũng có thể phổ biến những kiến thức đức tin bằng cách đăng trên các trang của cá nhân mình một lời cầu nguyện, một hình ảnh có nội dung đức tin, hay chia sẻ những đường link Công Giáo, những bài học về đức tin, đức ái... phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh và của Tin Mừng Chúa Kitô...
Có thể ta chưa loan Tin Mừng, chưa nói về Chúa cho ai, thì hãy góp phần mình, làm cho những trang tin Công Giáo sống động hơn, mạnh mẽ hơn.
Hãy nhớ lại hành vi làm truyền thông của mình, dù thật nhỏ nhặt, chỉ xoay quanh chiếc điện thoại, cái truyền hình, chiếc máy tính riêng... lại trở nên quan trọng vô cùng, nếu mỗi người đều ý thức và thực hành bằng cả lòng mến để xây dựng Nước Chúa trong khả năng, trong điều kiện của bản thân.
Hãy khắc ghi lệnh truyền "ra đi loan Tin Mừng", để ít nhất, trong bổn phận và khả năng bản thân, chúng ta cộng tác làm truyền thông nhằm mang lại sự sống, mang lại lợi ích cho chính hồn mình, cho đời sống đức tin của mình, và sau đó là của bao nhiêu anh chị em xung quanh.
Chúng ta hãy thử làm truyền thông Công Giáo bằng cách ấy, để chỉ với hành động nhỏ của bản thân, lại có thể thêm một phần ảnh hưởng cho thế giới.
Hãy tưởng tượng, một người thì nhỏ, nhưng một ngàn người, cả một cộng đoàn cùng thực hiện theo cách ấy, để có thể chia sẻ cho nhau, dù chỉ một hình ảnh nào đó về Chúa, về giáo huấn của Hội Thánh, thì sức ảnh hưởng của nó sẽ vô cùng đáng kể, sẽ vô cùng to tát mà chúng ta khó có thể ngờ.
Chúa đang cần chúng ta. Hội Thánh đang cần từng người. Chúa đã về trời. NHƯNG SỨ MẠNG THÁNH HÓA NHÂN LOẠI MÃI Ở LẠI. TỪNG NGƯỜI HÃY CỘNG TÁC ĐỂ MẠNG LƯỚI THÁNH HÓA ẤY LUÔN VỮNG VÀNG, LUÔN TRIỂN NỞ.
SỨ MẠNG MÃI Ở LẠI...
Mừng lễ Đấng Phục Sinh không còn hiện diện hữu hình nhưng đã về trời, cùng lúc Hội Thánh nhấn mạnh đến ơn gọi truyền thông Lời Chúa, đến nay (2024), Hội Thánh đã trải qua 58 lần cử hành ngày Quốc tế Truyền thông. Ngày Quốc tế Truyền thông đầu tiên là dịp lễ Chúa về trời 6.5.1967. Vậy có liên quan nào giữa ngày lễ Chúa về trời với sứ vụ truyền thông?
Bài đọc I là phần mở đầu sách Công vụ Tông đồ cho biết Chúa ban lệnh sai đi: "Các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy tại Giêrusalem, trong tất cả xứ Giuđêa và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất".
Nội dung Tin Mừng là phần kết thúc Tin Mừng theo thánh Marcô cũng là lời căn dặn ngay trước lúc Chúa về trời: "Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật".
Cả hai đoạn Kinh Thánh đều quả quyết: "Nói xong, Người được cất lên trước mắt các ông, và một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông". Hoặc: "Sau khi nói với các môn đệ, Chúa Giêsu lên trời, và ngự bên hữu Thiên Chúa".
Rõ ràng có một liên hệ thật lớn giữa biến cố thăng thiên và truyền thông. Đó là dù Chúa Giêsu về trời nhưng sứ mạng của Chúa nơi Hội Thánh không kết thúc. Chúa Giêsu kết thúc sứ mạng trần thế, nhưng mở ra cho các Kitô hữu sứ mạng thánh hóa loài người nơi trần thế.
CHÚA VỀ TRỜI NHƯNG SỨ MẠNG CỦA HỘI THÁNH VẪN Ở LẠI.
Đó là sứ mạng rao giảng Tin Mừng, sứ mạng loan báo ơn Chúa, nói về Chúa, về sự cứu độ của Chúa cho muôn người. Do sứ mạng cao cả này, Hội Thánh tiếp tục nhân danh Chúa truyền thông Lời Chúa khắp nơi trên toàn cầu.
Cử hành ngày Truyền thông, xét khía cạnh truyền giáo, Hội Thánh như muốn tuyên bố, bất cứ ai xưng mình là Kitô hữu, bất cứ ai biết mình là con của Hội Thánh, đều có bổn phận thông truyền Lời Chúa cho anh chị em ở tại bất cứ nơi nào mình hiện diện, mình được sai đến.
Các Kitô hữu cần nhớ đinh ninh, ngày Truyền thông không chỉ là ngày của người làm báo nhưng là ngày nhắc nhở các Kitô hữu về sứ mạng truyền thông Lời của Chúa Giêsu Kitô để lại.
Truyền thông Lời Chúa là đem lời chân lý đến với anh chị em. Người truyền thông Lời Chúa là người ý thức mình lãnh hội lời chân lý và có bổn phận phân phát lời ấy.
Trên thực tế, với chiếc điện thoại luôn ở bên, hầu như mỗi phút giây, ta đều tiếp xúc với truyền thông. Truyền thông gần gũi đến độ như cùng ta ăn, ngủ, làm việc, giải trí, gặp gỡ, tương quan...
Không chỉ tiếp xúc với truyền thông, không chỉ thụ nhận từ truyền thông, không chỉ biến nhiều phương tiện truyền thông trở thành vật "bất ly thân", thậm chí ta còn là chủ thể tạo ra truyền thông.
Một tin nhắn, một bình luận hay tương tác trên mạng xã hội, một dòng chữ trong thư điện tử..., đến một viđeo clip, một bản tin truyền hình, trên nhiều trang xã hội..., ta thực sự tích cực tham gia vào đại lộ truyền thông, tích cực hoạt động để truyền thông thêm thông dụng, thêm phổ biến...
Cho nên sứ điệp Lời Chúa của lễ Thăng thiên gắn với ngày đặc biệt về truyền thông mời gọi mọi người hãy cộng tác cùng Hội Thánh, làm cho những trang mạng truyền thông trở thành những trang mạng giàu ơn cứu độ.
Chỉ cần ít nhất một lần trong ngày, khi chúng ta lướt điện thoại - nào là những clip, những phim trên youtube, trên facebook, những lần tán gẫu trên ứng dụng nào đó, hoặc vào tiktok, zalo... mà ở đó chúng ta đều đặn tương tác, nghiền ngẫm, vui hay phẫn nộ với nó, like, bình luận, share nó... - hãy vào youtube hay facebook, hay web của các kênh Công Giáo để trau dồi giáo lý, học hỏi Lời Chúa, để ngày càng thêm đức tin, thêm lòng mến với Chúa và Hội Thánh.
Ta cũng có thể phổ biến những kiến thức đức tin bằng cách đăng trên các trang của cá nhân mình một lời cầu nguyện, một hình ảnh có nội dung đức tin, hay chia sẻ những đường link Công Giáo, những bài học về đức tin, đức ái... phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh và của Tin Mừng Chúa Kitô...
Có thể ta chưa loan Tin Mừng, chưa nói về Chúa cho ai, thì hãy góp phần mình, làm cho những trang tin Công Giáo sống động hơn, mạnh mẽ hơn.
Hãy nhớ lại hành vi làm truyền thông của mình, dù thật nhỏ nhặt, chỉ xoay quanh chiếc điện thoại, cái truyền hình, chiếc máy tính riêng... lại trở nên quan trọng vô cùng, nếu mỗi người đều ý thức và thực hành bằng cả lòng mến để xây dựng Nước Chúa trong khả năng, trong điều kiện của bản thân.
Hãy khắc ghi lệnh truyền "ra đi loan Tin Mừng", để ít nhất, trong bổn phận và khả năng bản thân, chúng ta cộng tác làm truyền thông nhằm mang lại sự sống, mang lại lợi ích cho chính hồn mình, cho đời sống đức tin của mình, và sau đó là của bao nhiêu anh chị em xung quanh.
Chúng ta hãy thử làm truyền thông Công Giáo bằng cách ấy, để chỉ với hành động nhỏ của bản thân, lại có thể thêm một phần ảnh hưởng cho thế giới.
Hãy tưởng tượng, một người thì nhỏ, nhưng một ngàn người, cả một cộng đoàn cùng thực hiện theo cách ấy, để có thể chia sẻ cho nhau, dù chỉ một hình ảnh nào đó về Chúa, về giáo huấn của Hội Thánh, thì sức ảnh hưởng của nó sẽ vô cùng đáng kể, sẽ vô cùng to tát mà chúng ta khó có thể ngờ.
Chúa đang cần chúng ta. Hội Thánh đang cần từng người. Chúa đã về trời. NHƯNG SỨ MẠNG THÁNH HÓA NHÂN LOẠI MÃI Ở LẠI. TỪNG NGƯỜI HÃY CỘNG TÁC ĐỂ MẠNG LƯỚI THÁNH HÓA ẤY LUÔN VỮNG VÀNG, LUÔN TRIỂN NỞ.