Suy niệm Chúa Nhật VII Phục Sinh năm - B
(Ga 17, 11-19)
Lời cầu nguyện rất thời sự của Chúa Giêsu
Khi đến giờ rời bỏ thế gian mà về cùng Đức Chúa Cha, Chúa Giêsu đã cầu cùng Đức Chúa Cha cho các môn đệ nhiều điều, nhưng lời van xin tha thiết và cũng thời sự nhất là : Xin cho chúng được hiệp nhất nên một.
“Xin cho chúng nên một”. Chúa Giêsu hằng muốn các môn đệ và cả chúng ta, những người tin vào Chúa được hợp nhất cùng nhau, liên đới trong tình yêu, trong sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa. Người xin Chúa Cha gìn giữ chúng ta khỏi Ác Thần là tên chia rẽ, khỏi ‘tinh thần thế tục’ vốn đang lôi kéo con người.
Đọc lại lịch sử Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập tại Palestina trong ba năm rong ruổi rao giảng Tin Mừng, xua trừ quỷ dữ và chữa lành tật bệnh. Với nhóm Mười Hai Tông Đồ và các môn đệ được Chúa Giêsu chọn để các vị cộng tác với Người, và truớc khi về Trời Người đã truyền cho họ “ra đi làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dậy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 2819-20).
Sau khi nhận được Chúa Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ Tuần, các ngài bắt đầu thi hành sứ mệnh này, như kể trong chương 2 sách Tông Đồ Công Vụ. Từ đó Giáo Hội Chúa bắt đầu lan rộng từ Palestina sang vùng Tiểu Á đến tận Roma thủ đô của đế quốc.
Năm 313 sau khi hoàng đế Costantino ký sắc lệnh Milano hủy bỏ bắt đạo, Kitô giáo bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Năm 330 hoàng đế Costantino xây thành phố mang tên mình là Costantinopoli và tuyên bố nó là thủ đô thứ hai của đế quốc với tước hiệu là “Roma mới”. Năm 395 sau khi hoàng đế Teodosio qua đời, đế quốc Roma bị chia thành hai miền Đông và Tây. Nhưng ngay trong các năm cuối cùng của Đế quốc, quyền bính chính trị, văn hóa và tôn giáo bắt đầu ngày càng di chuyển sang phiá Đông. Thế rồi khi Đế quốc bên Tây sụp đổ năm 476, Đế quốc bên Đông và đặc biệt là Costantinopoli ngày càng chiếm địa vị quan trọng. Sự chia rẽ cũng ngày càng gia tăng, vì bên Tây nói tiếng Latinh, trong khi bên Đông nói tiếng Hy lạp.
Tất cả các yếu tố này khiến nảy sinh ra 8 cuộc ly khai trong 8 thế kỷ giữa Roma và Costantinopoli. Cuộc chia rẽ lớn nhất trong lịch sử của Kitô giáo là ngày 16 tháng 7 năm 1054 hai phái đoàn Roma và Costanttinopoli ra vạ tuyệt thông cho nhau với hai lý do chính dẫn: thứ nhất là vấn đề “Quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng”, thứ hai là từ “Filioque” thêm vào Kinh Tin Kính Niceno-Costantinopoli. Từ đó trở thành Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống.
Cuộc ly khai lớn thứ hai xảy ra hơn bốn thế kỷ sau vào năm 1517 với Phong trào phản đối hay cải cách do Martin Luther khởi xướng làm nảy sinh ra các Giáo Hội Tin Lành hay Giáo Hội Cải Cách.
Cuộc ly khai của Giáo Hội Tin Lành hay Giáo Hội Cải Cách do Martin Luther khởi xướng kéo dài chưa được bao lâu, thì năm 1534 lại xảy ra một vụ ly khai mới: đó là vụ ly khai của Anh Giáo, do vua Enricô VIII khởi xướng và vua Henry VIII quyết định năm 1534.
Như thế, Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập và và cầu nguyện cho sự hợp nhất đã chia rẽ thành ba : trước hết là vụ ly giáo giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống năm 1054, rồi vụ ly giáo của Giáo Hội Tin Lành do Martin Luther khởi xướng năm 1517, và vụ ly khai của Anh giáo do vua Henry VIII quyết định năm 1534.
Thực vậy, trong nghi thức tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa Giêsu chiều Thứ Sáu Tuần Thánh 2/4/2021, khi đề cập đến thông điệp “Fratelli Tutti” của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa đã nói : “Tình huynh đệ được xây dựng từ chúng ta... Tình huynh đệ đại đồng bắt đầu với tình huynh đệ trong Giáo Hội Công Giáo... và tình huynh đệ này đang bị thương tổn! Chiếc áo chùng của Chúa Kitô đã bị xé thành những mảnh do những chia rẽ giữa các Giáo Hội Kitô, nhưng điều không kém trầm trọng hơn, đó là mỗi mảnh áo của Chúa thường bị xé thành những mảnh khác nữa...”.
Đức Hồng Y mời gọi các tín hữu Công Giáo hãy xét mình về tội chia rẽ vì đây là “công việc tuyệt hảo của ma quỉ, diabolos, tức là kẻ chia rẽ, là kẻ thù gieo rắc cỏ lùng, như Chúa Giêsu đã nói trong một dụ ngôn của Người (x. Mt 13,25).
Quả thực, hiểm họa “mảnh áo chùng” của Chúa Giêsu nơi cộng đoàn Công Giáo có nguy cơ bị xé thêm. Trong bối cảnh trào lưu tục hóa lan mạnh và khoảng cách giữa các tín hữu với Giáo Hội gia tăng, lời cầu nguyện tha thiết của Chúa Giêsu cho các môn đệ vẫn còn rất thời sự trong thế giới hôm nay. Chúng ta hãy xin với Chúa Giêsu tụ họp lại các con cái Chúa bị tản mát khắp nơi về một mối (x.Ga 11,52). Với tâm hồn thống hối và tinh thần khiêm hạ chúng ta hãy dâng lên kinh nguyện mà Giáo Hội dâng lên Chúa trong mỗi Thánh lễ trước phần rước lễ : [...] xin đừng chấp tội chúng con nhưng xin nhìn đến đức tin của Hội Thánh Chúa, xin ban cho Hội Thánh được bình an và hiệp nhất theo ý Chúa. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị đời đời. Amen.
(Ga 17, 11-19)
Lời cầu nguyện rất thời sự của Chúa Giêsu
Khi đến giờ rời bỏ thế gian mà về cùng Đức Chúa Cha, Chúa Giêsu đã cầu cùng Đức Chúa Cha cho các môn đệ nhiều điều, nhưng lời van xin tha thiết và cũng thời sự nhất là : Xin cho chúng được hiệp nhất nên một.
“Xin cho chúng nên một”. Chúa Giêsu hằng muốn các môn đệ và cả chúng ta, những người tin vào Chúa được hợp nhất cùng nhau, liên đới trong tình yêu, trong sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa. Người xin Chúa Cha gìn giữ chúng ta khỏi Ác Thần là tên chia rẽ, khỏi ‘tinh thần thế tục’ vốn đang lôi kéo con người.
Đọc lại lịch sử Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập tại Palestina trong ba năm rong ruổi rao giảng Tin Mừng, xua trừ quỷ dữ và chữa lành tật bệnh. Với nhóm Mười Hai Tông Đồ và các môn đệ được Chúa Giêsu chọn để các vị cộng tác với Người, và truớc khi về Trời Người đã truyền cho họ “ra đi làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dậy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 2819-20).
Sau khi nhận được Chúa Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ Tuần, các ngài bắt đầu thi hành sứ mệnh này, như kể trong chương 2 sách Tông Đồ Công Vụ. Từ đó Giáo Hội Chúa bắt đầu lan rộng từ Palestina sang vùng Tiểu Á đến tận Roma thủ đô của đế quốc.
Năm 313 sau khi hoàng đế Costantino ký sắc lệnh Milano hủy bỏ bắt đạo, Kitô giáo bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Năm 330 hoàng đế Costantino xây thành phố mang tên mình là Costantinopoli và tuyên bố nó là thủ đô thứ hai của đế quốc với tước hiệu là “Roma mới”. Năm 395 sau khi hoàng đế Teodosio qua đời, đế quốc Roma bị chia thành hai miền Đông và Tây. Nhưng ngay trong các năm cuối cùng của Đế quốc, quyền bính chính trị, văn hóa và tôn giáo bắt đầu ngày càng di chuyển sang phiá Đông. Thế rồi khi Đế quốc bên Tây sụp đổ năm 476, Đế quốc bên Đông và đặc biệt là Costantinopoli ngày càng chiếm địa vị quan trọng. Sự chia rẽ cũng ngày càng gia tăng, vì bên Tây nói tiếng Latinh, trong khi bên Đông nói tiếng Hy lạp.
Tất cả các yếu tố này khiến nảy sinh ra 8 cuộc ly khai trong 8 thế kỷ giữa Roma và Costantinopoli. Cuộc chia rẽ lớn nhất trong lịch sử của Kitô giáo là ngày 16 tháng 7 năm 1054 hai phái đoàn Roma và Costanttinopoli ra vạ tuyệt thông cho nhau với hai lý do chính dẫn: thứ nhất là vấn đề “Quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng”, thứ hai là từ “Filioque” thêm vào Kinh Tin Kính Niceno-Costantinopoli. Từ đó trở thành Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống.
Cuộc ly khai lớn thứ hai xảy ra hơn bốn thế kỷ sau vào năm 1517 với Phong trào phản đối hay cải cách do Martin Luther khởi xướng làm nảy sinh ra các Giáo Hội Tin Lành hay Giáo Hội Cải Cách.
Cuộc ly khai của Giáo Hội Tin Lành hay Giáo Hội Cải Cách do Martin Luther khởi xướng kéo dài chưa được bao lâu, thì năm 1534 lại xảy ra một vụ ly khai mới: đó là vụ ly khai của Anh Giáo, do vua Enricô VIII khởi xướng và vua Henry VIII quyết định năm 1534.
Như thế, Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập và và cầu nguyện cho sự hợp nhất đã chia rẽ thành ba : trước hết là vụ ly giáo giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống năm 1054, rồi vụ ly giáo của Giáo Hội Tin Lành do Martin Luther khởi xướng năm 1517, và vụ ly khai của Anh giáo do vua Henry VIII quyết định năm 1534.
Thực vậy, trong nghi thức tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa Giêsu chiều Thứ Sáu Tuần Thánh 2/4/2021, khi đề cập đến thông điệp “Fratelli Tutti” của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa đã nói : “Tình huynh đệ được xây dựng từ chúng ta... Tình huynh đệ đại đồng bắt đầu với tình huynh đệ trong Giáo Hội Công Giáo... và tình huynh đệ này đang bị thương tổn! Chiếc áo chùng của Chúa Kitô đã bị xé thành những mảnh do những chia rẽ giữa các Giáo Hội Kitô, nhưng điều không kém trầm trọng hơn, đó là mỗi mảnh áo của Chúa thường bị xé thành những mảnh khác nữa...”.
Đức Hồng Y mời gọi các tín hữu Công Giáo hãy xét mình về tội chia rẽ vì đây là “công việc tuyệt hảo của ma quỉ, diabolos, tức là kẻ chia rẽ, là kẻ thù gieo rắc cỏ lùng, như Chúa Giêsu đã nói trong một dụ ngôn của Người (x. Mt 13,25).
Quả thực, hiểm họa “mảnh áo chùng” của Chúa Giêsu nơi cộng đoàn Công Giáo có nguy cơ bị xé thêm. Trong bối cảnh trào lưu tục hóa lan mạnh và khoảng cách giữa các tín hữu với Giáo Hội gia tăng, lời cầu nguyện tha thiết của Chúa Giêsu cho các môn đệ vẫn còn rất thời sự trong thế giới hôm nay. Chúng ta hãy xin với Chúa Giêsu tụ họp lại các con cái Chúa bị tản mát khắp nơi về một mối (x.Ga 11,52). Với tâm hồn thống hối và tinh thần khiêm hạ chúng ta hãy dâng lên kinh nguyện mà Giáo Hội dâng lên Chúa trong mỗi Thánh lễ trước phần rước lễ : [...] xin đừng chấp tội chúng con nhưng xin nhìn đến đức tin của Hội Thánh Chúa, xin ban cho Hội Thánh được bình an và hiệp nhất theo ý Chúa. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị đời đời. Amen.