27. CHUYÊN ĂN CHỰC

Có người chuyên môn ăn không (ăn chực), nhưng từ trước đến nay không mời người khác ăn.

Một lần nọ, người hàng xóm mượn phòng khách của ông ta để làm tiệc mời khách, có người không biết nên cảm thấy kỳ kỳ sao ấy bèn hỏi đầy tớ của ông ta:

- “Tại sao mặt trời đã lặn về tây rồi mà chủ của ông còn làm tiệc đãi khách?”

Người đầy tớ trả lời:

- “Làm gì có chuyện đó, nếu nhà chủ tôi đãi khách thì phải đợi kiếp sau.”

Không ngờ ông ta nghe được câu nói này bèn chửi đầy tớ một trận, nói:

- “Ai kêu mày hứa ngày khác chứ?”

(Tiếu lâm)

Suy tư 27:

Người tự trọng dù được người khác mời cơm thì cũng sẽ mời lại khi có dịp, vì không ai thích mang tiếng là “ăn chực”; ăn chực khác với việc người nghèo khó nhận sự giúp đỡ của người khác, bởi vì tất cả việc người giúp đỡ và người nhận đều là vì bác ái mà giúp đỡ nhau.

Thời nay có những người không phải nghèo khó, không phải gặp tai ương hoạn nạn, cũng không phải là kẻ mồ côi góa bụa, nhưng lại đi ăn chực của người nghèo và của những người lao động làm thuê làm mướn, đó là những người tham nhũng làm hại quốc gia, làm hại xã hội, họ là những người không biết phục vụ người khác, chỉ lợi dụng chức quyền để hà hiếp và bốc lột người nghèo cô thế cô thân, họ ăn chực cách trắng trợn của những người nghèo...

Người nghèo, người hoạn nạn, người bệnh, nhận sự giúp đỡ của người khác là sự bất đắc dĩ nhưng họ cũng vui vẻ đón nhận sữ quan tâm của mọi người; nhưng người ăn chực, ăn không, thì họ lại cho rằng sự ăn không, ăn chực của mình là...khôn ngoan, nên họ ăn chực trên mồ hôi nước mắt của người khác...

Thánh Phao-lô tông đồ đã dạy chúng ta: ai không làm việc thì đừng có ăn...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info