CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH NĂM B : GA 20,19-31
Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em !” Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông : “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. Nói xong Người thổi hơi vào các ông mà bảo : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”.
Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. Các môn đệ khác nói với ông : “Chúng tôi đã được thấy Chúa !” Ông Tô-ma đáp : “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”. Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em”. Rồi Người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Ông Tô-ma thưa Người : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” Đức Giê-su bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh mới tin. Phúc thay những người không thấy mà tin !”
Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sự sống nhờ danh Người.
PHÚC VÌ THẤY, PHÚC HƠN VÌ TIN
Có một nhà sư tình cờ nhặt được một viên ngọc quý. Vì nghĩ mình là người tu hành, chẳng cần chi thứ đó, nên ông đem chôn viên ngọc vào một gốc cây. Một hôm, có người hành khất đến xin bố thí ở chùa. Nhà sư bỗng nhớ lại viên ngọc, liền chỉ chỗ cất giấu cho anh. Người ăn xin đến gốc cây và tìm thấy viên ngọc. Anh ta rất đỗi vui mừng vì biết từ nay sẽ giàu có. Nhưng sau giây phút mừng vui, anh chợt nghĩ : “Tại sao nhà sư kia lại chấp nhận sống nghèo khổ trong lúc có một viên ngọc quý giá như thế này?” Sau một thời gian, người hành khất trở lại gặp nhà sư, trả viên ngọc và nói : “Bạch Thầy, con biết trong lòng Thầy có một kho tàng lớn lao khiến Thầy chẳng thiết đến vàng ngọc. Vậy con xin Thầy cho con kho tàng trong lòng Thầy mà thôi”.
Đức Ki-tô, qua bài Tin Mừng hôm nay, cũng muốn ban tặng cho ta một viên ngọc vô cùng quý giá, đó là niềm tin vào cuộc Phục sinh của Người và niềm hy vọng vào cuộc phục sinh của chúng ta.
1. Từ Chúa nhật đầu tiên
Phần đầu của bài Tin Mừng Chúa nhật này -năm nào ta cũng đọc lại- đưa ta đến thời điểm “sau cái chết của Đức Giê-su”, vào buổi chiều “ngày thứ nhất trong tuần”, ngày quy tụ phụng vụ của các Ki-tô hữu, thời gian thuận tiện để Chúa hiện diện giữa cộng đoàn được Người quy tụ để chia sẻ Lời cùng Bánh, và để sai họ đi vào thế gian. Trong trình thuật, ta gặp lại 3 giai đoạn đặc biệt của tiến trình Phục sinh : -Đấng Phục Sinh có sáng kiến đến thăm. -Môn đồ nhận ra Đức Giê-su thắng vượt sự chết. -Đấng Phục sinh trao ban sứ mệnh. Đột ngột hiện ra giữa các môn đệ, Người cũng chỉ có 3 lời vắn vỏi : bình an, Thánh Thần, tha tội.
— Trước hết, tác giả trình bày cho thấy các môn đệ hội họp ở một nơi mà “các cửa đều đóng kín vì sợ người Do-thái”, tức giới chức tôn giáo Giê-ru-sa-lem. Có lẽ qua xác định này, Gio-an muốn nói tới cảnh bách hại mà những ai nghe Tin Mừng thời ông phải chịu : bị loại ra khỏi Hội đường vì nhận Đức Giê-su là Đấng Ki-tô. Dần dà, họ tìm những địa điểm hội họp riêng, tránh mắt những kẻ bắt bớ.
Trong lúc các môn đệ họp nhau, “Đức Giê-su đến đứng giữa họ”. Lời đầu tiên của Người là ban an bình: “Bình an cho anh em” (Shalom). Đây không chỉ là kiểu nói xã giao thông thường của người Do-thái (“chúc anh em được bình an”); cùng với việc tái sinh đức tin, cuộc Phục sinh của Đức Giê-su thật sự đem lại hiệu quả là hân hoan và an bình, hai món quà của thời Mê-si-a mà Người đã hứa cho họ.
— Đức Giê-su tiếp đó cho họ “xem tay và cạnh sườn Người”. Các dấu vết đóng đinh này cho thấy : dẫu tỏ mình với những điều kiện kỳ lạ, Đức Giê-su vẫn không muốn môn đệ lầm tưởng Người với một bóng ma, nghĩa là một kẻ khác với nhân vật đã chịu khổ nạn. Chắc chắn sự hiện diện thể lý bình thường của Đức Giê-su chẳng còn nữa, nhưng Đấng ngự giữa các môn đệ vẫn là Người, vẫn là Đấng họ từng hiểu biết mến yêu, nhưng từ nay đã “thay đổi hình dạng”, đã từ cõi chết tiến vào cõi sống, chẳng còn lệ thuộc không gian và thời gian lẫn các định luật sinh, lý, hóa học. Sợ hãi tan biến, các môn đệ tràn đầy vui mừng, niềm vui được cưu mang trong nước mắt, thử thách, gian khổ và nay thành toàn trong mầu nhiệm sống lại.
— Cuối cùng, Đấng phục sinh hiện ra không phải chỉ để hiện ra, chẳng nhằm mục đích đưa môn đệ trở lại quá khứ nhung nhớ, song để biến họ nên “sứ đồ”, trao ban cho họ một “sứ mệnh” : đem đến cho mọi người Tin Mừng về ơn cứu độ của Thiên Chúa. Để tấn phong, Người thổi hơi sức Thánh Thần của mình cho họ. Ơn Thánh Thần này cho phép họ tha thứ tội lỗi : “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì bây giờ Thầy cũng sai anh em... Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”. Lời này không đưa ra một so sánh, nhưng nói lên một nền tảng, một cội rễ. Các môn đệ được sai đi để nối dài hoạt động của Đức Giê-su... Như Thiên Chúa đã thổi thần khí của Người vào A-đam (x. St 2,7), như Thánh Thần xuống trên Đức Giê-su (x. Ga 1,33-34), Đức Giê-su cũng thổi hơi sức của Thánh Thần trên các Tông đồ... Như Thiên Chúa, rồi như Đức Giê-su sứ giả Thiên Chúa, các môn đệ cũng loan báo ơn cứu độ, cứu khỏi tội lỗi và cứu khỏi thần chết, nhờ sức mạnh cuộc khổ nạn-phục sinh của Thầy mình. Mỉa mai thay, chứng từ đầu tiên của các ông lại bị chính anh bạn đồng môn Tô-ma từ chối.
2. Tới Chúa nhật kế tiếp
Sự vắng mặt của ông này ngày thứ nhất trong tuần cho phép tác giả đưa ra màn kế tiếp, “tám ngày sau”. Ông đã đi đâu biệt tăm trong những ngày sôi nổi nhất, rồi xuất hiện giờ chót để lại đặt vấn đề từ đầu khiến ai nấy đều phiền nhiễu. Là kiểu người tiêu biểu sự cứng lòng, đại diện cho một thứ chủ nghĩa thực chứng (duy nghiệm, positivisme), Tô-ma từ chối chuyện Thầy sống lại : ông đòi “thấy” và “sờ” đã rồi mới tin. Tin Mừng Mát-thêu cũng đã không giấu diếm chuyện có vài môn đệ tỏ ý nghi ngờ sự kiện đó. Lu-ca thì nhắc đến thái độ “ngỡ ngàng và ngờ vực” của mọi môn đệ (x. 24,41). Kể cũng oan cho Tô-ma phải bị mang tiếng là kẻ duy nhất “cứng tin”. Ông không hề giữ độc quyền cứng tin mà chỉ không may là kẻ cứng tin cuối cùng giữa các Tông đồ.
Thế là Đức Giê-su lại đến. Rồi như muốn chiếu cố đặc biệt đồng thời kê nhẹ Tô-ma (trong khi quở mắng các Tông đồ kia chỗ khác, x. Mc 16,9-14), Người bảo ông : “Hãy nhìn xem, hãy đặt ngón tay vào bàn tay Thầy, vào cạnh sườn Thầy”. Vị Tông đồ cứng lòng tin có làm như thế không? Hẳn là không, vì sau khi đã chỉ cho ông thấy như ông đòi hỏi, Đức Giê-su còn mở mắt lòng tin cho ông : “Hãy tin, đừng cứng lòng”, nên ông chẳng còn cần và còn muốn làm việc ấy nữa. Và đây, kẻ tìm lại niềm tin đã tặng Đức Giê-su danh hiệu lớn lao nhất của cả Tin Mừng : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” Một đỉnh cao mà các định nghĩa tín lý sau này không vượt qua nổi. Giữa “Ngôi Lời là Thiên Chúa” ở khởi đầu (Ga 1,1) và câu tuyên xưng Đức Giê-su là “Chúa và là Thiên Chúa”, chẳng còn gì để nói thêm. Cốt lõi của lòng tin Ki-tô giáo là thế, là tin Thiên Chúa đã làm người trong nhân vật Giê-su. Điều này thách đố quan niệm của dân Rô-ma đương thời, coi một mình hoàng đế là Thần linh tối thượng.
Tô-ma cứng tin không phải là chuyện mới mẻ và đáng chú ý. Nhưng chính vì Tô-ma chỉ là anh cầm đèn đỏ trong vụ chậm tin và cứng tin, nên chuyện của ông mới thành tuyệt vời. Bất kỳ kẻ cứng tin nào, cho dẫu là ở giờ thứ 25, cho dẫu là kẻ cuối cùng thì vẫn là độc nhất vô nhị đối với Đấng Phục sinh và cũng được Người chiếu cố. Chẳng có vấn đề đa số thắng thiểu số ở đây. Chúa không vì 99% đã tin mà bắt 1% còn lại phải... tự động tin theo. Cũng không phải vì 99% đã tin mà coi như không đáng kể, “coi như pha”, “cho qua luôn” 1% hay một anh Tô-ma nào đó còn sót lại. Đức Ki-tô có thể trách chúng ta chậm tin, cứng tin, thậm chí “lòng chai dạ đá”, nhưng Người vẫn quý trọng đòi hỏi thâm sâu của mỗi chúng ta là được đích thân gặp gỡ Người, cách này hay cách khác, chứ không phải chỉ qua trung gian, đại diện. Người đã chẳng từng chiếu cố một Phao-lô, một Augustinô, một Phanxicô, một Pascal, một Anphongsô, một Claudel, một Charles de Foucauld, một Edith Stein đó sao?
3. Cho tới Chúa nhật hôm nay
Quang cảnh kết thúc bằng một mối phúc hứa ban cho những ai sống trong thời đại vắng bóng sự hiện diện thể lý của Đức Giê-su, tức chúng ta : “Ai không thấy mà tin, mới là người có phúc”. Mối phúc cuối cùng của Tin Mừng, mối phúc của những kẻ tin. Dĩ nhiên lời này chẳng có ý nói Tô-ma và các Tông đồ kém phúc thua chúng ta hiện tại, mà chỉ muốn bảo : có “một thời để thấy và một thời để tin”, có thế hệ những người chứng kiến trực tiếp và có thế hệ đông đảo những kẻ tin vào chứng nhân là các Tông đồ và những người kế vị. Lời đó cũng chẳng phải là để khuyến khích sự... nhắm mắt tin đại, nhưng là để nhấn mạnh về ơn mở mắt lòng tin. Vì xét cho cùng, mọi kẻ tin, thấy hay không thấy, sáng mắt hay không sáng mắt mà tin, thì đều đã được sáng lòng, được phúc sáng lòng. Đó thật là một viên ngọc !
Đấy cũng là câu kết luận của cả cuốn Tin Mừng và nhắc lại một chủ đề lớn trong Do-thái giáo : giữa “điều thấy” và “điều tin”, giữa “cảnh tượng” và việc “thấu hiểu cảnh tượng”, từ thứ hai mới làm nên tính cách bình thường và lý tưởng của tín hữu. Ngay cả những kẻ đã thấy cũng phải vượt quá điều họ thấy. Ngôi Lời, tự phút giây trở thành “nhục thể”, đã chỉ cho các môn đệ thấy “nhục thể”, nghĩa là nhân tính nơi lẽ ra phải “thấy Thiên Chúa trong vinh quang của Người”. Nên chúng ta, những kẻ tiếp nhận Tin Mừng, có phúc ở chỗ gắn bó với Đức Ki-tô và trở thành tín hữu không qua những vật chứng (Biệt phái và Kinh sư chẳng thấy nhiều vật chứng sao?) nhưng qua những lý chứng và nhất là nhân chứng, rồi qua việc gặp gỡ Đức Ki-tô một cách nào đó của riêng mình. Thế nhưng, ngày nay vẫn còn những người thích tìm những dấu lạ (vật chứng), như việc Chúa và Mẹ hiện ra đây đó, mà không chú ý đến điều chính yếu là Lời Chúa trong sách Tin Mừng và trong cuộc sống qua các dấu chỉ.
Kính mời tham khảo thêm bài viết : “Biết nhờ tin nhân chứng” : https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/biet-nho-tin-nhan-chung-42273
Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em !” Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông : “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. Nói xong Người thổi hơi vào các ông mà bảo : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”.
Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. Các môn đệ khác nói với ông : “Chúng tôi đã được thấy Chúa !” Ông Tô-ma đáp : “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”. Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em”. Rồi Người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Ông Tô-ma thưa Người : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” Đức Giê-su bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh mới tin. Phúc thay những người không thấy mà tin !”
Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sự sống nhờ danh Người.
PHÚC VÌ THẤY, PHÚC HƠN VÌ TIN
Có một nhà sư tình cờ nhặt được một viên ngọc quý. Vì nghĩ mình là người tu hành, chẳng cần chi thứ đó, nên ông đem chôn viên ngọc vào một gốc cây. Một hôm, có người hành khất đến xin bố thí ở chùa. Nhà sư bỗng nhớ lại viên ngọc, liền chỉ chỗ cất giấu cho anh. Người ăn xin đến gốc cây và tìm thấy viên ngọc. Anh ta rất đỗi vui mừng vì biết từ nay sẽ giàu có. Nhưng sau giây phút mừng vui, anh chợt nghĩ : “Tại sao nhà sư kia lại chấp nhận sống nghèo khổ trong lúc có một viên ngọc quý giá như thế này?” Sau một thời gian, người hành khất trở lại gặp nhà sư, trả viên ngọc và nói : “Bạch Thầy, con biết trong lòng Thầy có một kho tàng lớn lao khiến Thầy chẳng thiết đến vàng ngọc. Vậy con xin Thầy cho con kho tàng trong lòng Thầy mà thôi”.
Đức Ki-tô, qua bài Tin Mừng hôm nay, cũng muốn ban tặng cho ta một viên ngọc vô cùng quý giá, đó là niềm tin vào cuộc Phục sinh của Người và niềm hy vọng vào cuộc phục sinh của chúng ta.
1. Từ Chúa nhật đầu tiên
Phần đầu của bài Tin Mừng Chúa nhật này -năm nào ta cũng đọc lại- đưa ta đến thời điểm “sau cái chết của Đức Giê-su”, vào buổi chiều “ngày thứ nhất trong tuần”, ngày quy tụ phụng vụ của các Ki-tô hữu, thời gian thuận tiện để Chúa hiện diện giữa cộng đoàn được Người quy tụ để chia sẻ Lời cùng Bánh, và để sai họ đi vào thế gian. Trong trình thuật, ta gặp lại 3 giai đoạn đặc biệt của tiến trình Phục sinh : -Đấng Phục Sinh có sáng kiến đến thăm. -Môn đồ nhận ra Đức Giê-su thắng vượt sự chết. -Đấng Phục sinh trao ban sứ mệnh. Đột ngột hiện ra giữa các môn đệ, Người cũng chỉ có 3 lời vắn vỏi : bình an, Thánh Thần, tha tội.
— Trước hết, tác giả trình bày cho thấy các môn đệ hội họp ở một nơi mà “các cửa đều đóng kín vì sợ người Do-thái”, tức giới chức tôn giáo Giê-ru-sa-lem. Có lẽ qua xác định này, Gio-an muốn nói tới cảnh bách hại mà những ai nghe Tin Mừng thời ông phải chịu : bị loại ra khỏi Hội đường vì nhận Đức Giê-su là Đấng Ki-tô. Dần dà, họ tìm những địa điểm hội họp riêng, tránh mắt những kẻ bắt bớ.
Trong lúc các môn đệ họp nhau, “Đức Giê-su đến đứng giữa họ”. Lời đầu tiên của Người là ban an bình: “Bình an cho anh em” (Shalom). Đây không chỉ là kiểu nói xã giao thông thường của người Do-thái (“chúc anh em được bình an”); cùng với việc tái sinh đức tin, cuộc Phục sinh của Đức Giê-su thật sự đem lại hiệu quả là hân hoan và an bình, hai món quà của thời Mê-si-a mà Người đã hứa cho họ.
— Đức Giê-su tiếp đó cho họ “xem tay và cạnh sườn Người”. Các dấu vết đóng đinh này cho thấy : dẫu tỏ mình với những điều kiện kỳ lạ, Đức Giê-su vẫn không muốn môn đệ lầm tưởng Người với một bóng ma, nghĩa là một kẻ khác với nhân vật đã chịu khổ nạn. Chắc chắn sự hiện diện thể lý bình thường của Đức Giê-su chẳng còn nữa, nhưng Đấng ngự giữa các môn đệ vẫn là Người, vẫn là Đấng họ từng hiểu biết mến yêu, nhưng từ nay đã “thay đổi hình dạng”, đã từ cõi chết tiến vào cõi sống, chẳng còn lệ thuộc không gian và thời gian lẫn các định luật sinh, lý, hóa học. Sợ hãi tan biến, các môn đệ tràn đầy vui mừng, niềm vui được cưu mang trong nước mắt, thử thách, gian khổ và nay thành toàn trong mầu nhiệm sống lại.
— Cuối cùng, Đấng phục sinh hiện ra không phải chỉ để hiện ra, chẳng nhằm mục đích đưa môn đệ trở lại quá khứ nhung nhớ, song để biến họ nên “sứ đồ”, trao ban cho họ một “sứ mệnh” : đem đến cho mọi người Tin Mừng về ơn cứu độ của Thiên Chúa. Để tấn phong, Người thổi hơi sức Thánh Thần của mình cho họ. Ơn Thánh Thần này cho phép họ tha thứ tội lỗi : “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì bây giờ Thầy cũng sai anh em... Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”. Lời này không đưa ra một so sánh, nhưng nói lên một nền tảng, một cội rễ. Các môn đệ được sai đi để nối dài hoạt động của Đức Giê-su... Như Thiên Chúa đã thổi thần khí của Người vào A-đam (x. St 2,7), như Thánh Thần xuống trên Đức Giê-su (x. Ga 1,33-34), Đức Giê-su cũng thổi hơi sức của Thánh Thần trên các Tông đồ... Như Thiên Chúa, rồi như Đức Giê-su sứ giả Thiên Chúa, các môn đệ cũng loan báo ơn cứu độ, cứu khỏi tội lỗi và cứu khỏi thần chết, nhờ sức mạnh cuộc khổ nạn-phục sinh của Thầy mình. Mỉa mai thay, chứng từ đầu tiên của các ông lại bị chính anh bạn đồng môn Tô-ma từ chối.
2. Tới Chúa nhật kế tiếp
Sự vắng mặt của ông này ngày thứ nhất trong tuần cho phép tác giả đưa ra màn kế tiếp, “tám ngày sau”. Ông đã đi đâu biệt tăm trong những ngày sôi nổi nhất, rồi xuất hiện giờ chót để lại đặt vấn đề từ đầu khiến ai nấy đều phiền nhiễu. Là kiểu người tiêu biểu sự cứng lòng, đại diện cho một thứ chủ nghĩa thực chứng (duy nghiệm, positivisme), Tô-ma từ chối chuyện Thầy sống lại : ông đòi “thấy” và “sờ” đã rồi mới tin. Tin Mừng Mát-thêu cũng đã không giấu diếm chuyện có vài môn đệ tỏ ý nghi ngờ sự kiện đó. Lu-ca thì nhắc đến thái độ “ngỡ ngàng và ngờ vực” của mọi môn đệ (x. 24,41). Kể cũng oan cho Tô-ma phải bị mang tiếng là kẻ duy nhất “cứng tin”. Ông không hề giữ độc quyền cứng tin mà chỉ không may là kẻ cứng tin cuối cùng giữa các Tông đồ.
Thế là Đức Giê-su lại đến. Rồi như muốn chiếu cố đặc biệt đồng thời kê nhẹ Tô-ma (trong khi quở mắng các Tông đồ kia chỗ khác, x. Mc 16,9-14), Người bảo ông : “Hãy nhìn xem, hãy đặt ngón tay vào bàn tay Thầy, vào cạnh sườn Thầy”. Vị Tông đồ cứng lòng tin có làm như thế không? Hẳn là không, vì sau khi đã chỉ cho ông thấy như ông đòi hỏi, Đức Giê-su còn mở mắt lòng tin cho ông : “Hãy tin, đừng cứng lòng”, nên ông chẳng còn cần và còn muốn làm việc ấy nữa. Và đây, kẻ tìm lại niềm tin đã tặng Đức Giê-su danh hiệu lớn lao nhất của cả Tin Mừng : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” Một đỉnh cao mà các định nghĩa tín lý sau này không vượt qua nổi. Giữa “Ngôi Lời là Thiên Chúa” ở khởi đầu (Ga 1,1) và câu tuyên xưng Đức Giê-su là “Chúa và là Thiên Chúa”, chẳng còn gì để nói thêm. Cốt lõi của lòng tin Ki-tô giáo là thế, là tin Thiên Chúa đã làm người trong nhân vật Giê-su. Điều này thách đố quan niệm của dân Rô-ma đương thời, coi một mình hoàng đế là Thần linh tối thượng.
Tô-ma cứng tin không phải là chuyện mới mẻ và đáng chú ý. Nhưng chính vì Tô-ma chỉ là anh cầm đèn đỏ trong vụ chậm tin và cứng tin, nên chuyện của ông mới thành tuyệt vời. Bất kỳ kẻ cứng tin nào, cho dẫu là ở giờ thứ 25, cho dẫu là kẻ cuối cùng thì vẫn là độc nhất vô nhị đối với Đấng Phục sinh và cũng được Người chiếu cố. Chẳng có vấn đề đa số thắng thiểu số ở đây. Chúa không vì 99% đã tin mà bắt 1% còn lại phải... tự động tin theo. Cũng không phải vì 99% đã tin mà coi như không đáng kể, “coi như pha”, “cho qua luôn” 1% hay một anh Tô-ma nào đó còn sót lại. Đức Ki-tô có thể trách chúng ta chậm tin, cứng tin, thậm chí “lòng chai dạ đá”, nhưng Người vẫn quý trọng đòi hỏi thâm sâu của mỗi chúng ta là được đích thân gặp gỡ Người, cách này hay cách khác, chứ không phải chỉ qua trung gian, đại diện. Người đã chẳng từng chiếu cố một Phao-lô, một Augustinô, một Phanxicô, một Pascal, một Anphongsô, một Claudel, một Charles de Foucauld, một Edith Stein đó sao?
3. Cho tới Chúa nhật hôm nay
Quang cảnh kết thúc bằng một mối phúc hứa ban cho những ai sống trong thời đại vắng bóng sự hiện diện thể lý của Đức Giê-su, tức chúng ta : “Ai không thấy mà tin, mới là người có phúc”. Mối phúc cuối cùng của Tin Mừng, mối phúc của những kẻ tin. Dĩ nhiên lời này chẳng có ý nói Tô-ma và các Tông đồ kém phúc thua chúng ta hiện tại, mà chỉ muốn bảo : có “một thời để thấy và một thời để tin”, có thế hệ những người chứng kiến trực tiếp và có thế hệ đông đảo những kẻ tin vào chứng nhân là các Tông đồ và những người kế vị. Lời đó cũng chẳng phải là để khuyến khích sự... nhắm mắt tin đại, nhưng là để nhấn mạnh về ơn mở mắt lòng tin. Vì xét cho cùng, mọi kẻ tin, thấy hay không thấy, sáng mắt hay không sáng mắt mà tin, thì đều đã được sáng lòng, được phúc sáng lòng. Đó thật là một viên ngọc !
Đấy cũng là câu kết luận của cả cuốn Tin Mừng và nhắc lại một chủ đề lớn trong Do-thái giáo : giữa “điều thấy” và “điều tin”, giữa “cảnh tượng” và việc “thấu hiểu cảnh tượng”, từ thứ hai mới làm nên tính cách bình thường và lý tưởng của tín hữu. Ngay cả những kẻ đã thấy cũng phải vượt quá điều họ thấy. Ngôi Lời, tự phút giây trở thành “nhục thể”, đã chỉ cho các môn đệ thấy “nhục thể”, nghĩa là nhân tính nơi lẽ ra phải “thấy Thiên Chúa trong vinh quang của Người”. Nên chúng ta, những kẻ tiếp nhận Tin Mừng, có phúc ở chỗ gắn bó với Đức Ki-tô và trở thành tín hữu không qua những vật chứng (Biệt phái và Kinh sư chẳng thấy nhiều vật chứng sao?) nhưng qua những lý chứng và nhất là nhân chứng, rồi qua việc gặp gỡ Đức Ki-tô một cách nào đó của riêng mình. Thế nhưng, ngày nay vẫn còn những người thích tìm những dấu lạ (vật chứng), như việc Chúa và Mẹ hiện ra đây đó, mà không chú ý đến điều chính yếu là Lời Chúa trong sách Tin Mừng và trong cuộc sống qua các dấu chỉ.
Kính mời tham khảo thêm bài viết : “Biết nhờ tin nhân chứng” : https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/biet-nho-tin-nhan-chung-42273