CÙNG MẸ CUNG CHIÊM
“Ngài không có ở đây!”.
Tại các Giáo Phận, phần lớn các họ đạo truyền thống có thói quen ngắm Mười Lăm Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu vào Mùa Chay. Riêng Huế, kinh nguyện quý báu này được ngắm vào Tuần Thánh; đặc biệt, sáng thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy vốn được gọi là Kinh Lễ Đèn, vì có đến 15 ngọn nến hoặc đèn, được đốt lên trên cùng một giá. Cách thức đọc được hướng dẫn đến từng chi tiết; ngắm một chặng, đọc 1 kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng, tắt một ngọn nến. Tuy nhiên, ở Lễ Đèn 3, tức sáng thứ Bảy, ngọn nến 15 sẽ không được tắt! Thật thú vị, nó được đem vào phòng thánh một chốc, đang khi cộng đoàn quỳ gối ngắm “Thánh Mẫu Thống Khổ Kinh”; sau đó, nến này được đem ra, đặt trên bàn thờ. Nó tượng trưng cho Chúa Giêsu! Ngài đã chết, nhưng thực ra, cái chết của Ngài chỉ như một sự nghỉ ngơi trong mồ. Vì thế, thứ Bảy Tuần Thánh được coi như ngày - với Maria mẹ của mình - Kitô hữu ‘cùng Mẹ cung chiêm’, lặng yên đợi ngày Con Chúa phục sinh!
Kính thưa Anh Chị em,
Thứ Bảy Tuần Thánh, Giáo Hội không có một nghi lễ nào, mãi cho đến buổi cử hành cực trọng Đêm Vọng Phục Sinh. Hôm nay, Giáo Hội trầm tư suy gẫm chậm rãi với Mẹ. Cầm tay Mẹ Maria, mỗi tín hữu tìm một ‘nơi vắng vẻ’, dành cả một ngày để suy ngắm cuộc tử nạn của Chúa Giêsu; và nhất là, ‘cùng Mẹ cung chiêm’ và trải nghiệm các mầu nhiệm!
Phụng vụ của những ngày qua đầy cảm xúc với nhiều nghi lễ; nhưng thứ Bảy Tuần Thánh lại trôi qua cách lặng lẽ, thanh thản. Đó là một ngày để tận hưởng tất cả những cảm xúc đan xen giữa trầm buồn lẫn hy vọng! Đừng để thứ Bảy Tuần Thánh trôi qua như bao ngày khác, hay chỉ là một ngày giữa thứ Sáu Thánh và Chúa Nhật Phục Sinh. Đó là một ngày mà bạn và tôi cùng Maria, mẹ mình, Mẹ Hội Thánh, tĩnh lặng, chiêm ngắm và tôn thờ.
Chỉ trong chiêm ngắm trầm mặc này, các tông đồ, và cả chúng ta mới có thể nhìn thấy mọi sự đã xảy ra phù hợp và trùng khít với nhau thế nào. Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ những gì sẽ xảy ra với Ngài, kể cả sự phục sinh; nhưng tâm trí họ chưa chuẩn bị đủ để hiểu.
Chỉ trong sự im ắng của ngày thứ Bảy và một ngày lặng yên với Mẹ của Thầy, các môn đệ mới có thể hiểu được những gì Chúa Giêsu đã nói. Cũng thế, với chúng ta; cùng Mẹ, chúng ta nhớ lại những lời của Chúa Giêsu. Nhiều lần, chúng ta nghĩ, chúng ta biết Ngài! Ngài là ai, dạy chúng ta điều gì, nhưng thực ra, những điều đó chưa đi vào trái tim; bằng chứng là cuộc sống của bạn và tôi chưa biến đổi! Phải lắng nghe, cẩn thận suy gẫm những gì Ngài đã nói, may ra chúng ta mới hiểu sâu sắc để áp dụng vào cuộc sống mình!
Anh Chị em,
“Ngài không có ở đây!”. Thinh lặng của ngày hôm nay không phải là thinh lặng của thoái chí, tuyệt vọng, nhưng là ‘thinh lặng thánh’, một sự im ắng của niềm mong đợi lớn lao sẵn sàng bùng lên trong niềm vui vỡ oà của Đêm Vọng Phục Sinh. Chúng ta sẽ ‘đến mộ’ Chúa cùng các thánh nữ, không phải để xức dầu cho một xác chết, nhưng để mừng vui với các thiên thần khi nghe họ tuyên bố, “Ngài không có ở đây. Ngài đã sống lại!”; “Tại sao các bà lại tìm người sống nơi những kẻ chết?”. Và như thế, nhờ có một ngày ‘cùng Mẹ cung chiêm’, chúng ta mới có thể hân hoan nói với Mẹ, “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, hãy vui mừng, Halleluia!”; và cùng Mẹ, hát lên khúc ca khải hoàn, “Chúa Đã Sống Lại, Halleluia!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, dạy con biết chờ đợi Chúa như Mẹ. Không chỉ hôm nay, nhưng từng ngày; không phải ngủ gà ngủ gật, nhưng hỉ hoan với đèn chói sáng trong tay!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ngài không có ở đây!”.
Tại các Giáo Phận, phần lớn các họ đạo truyền thống có thói quen ngắm Mười Lăm Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu vào Mùa Chay. Riêng Huế, kinh nguyện quý báu này được ngắm vào Tuần Thánh; đặc biệt, sáng thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy vốn được gọi là Kinh Lễ Đèn, vì có đến 15 ngọn nến hoặc đèn, được đốt lên trên cùng một giá. Cách thức đọc được hướng dẫn đến từng chi tiết; ngắm một chặng, đọc 1 kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng, tắt một ngọn nến. Tuy nhiên, ở Lễ Đèn 3, tức sáng thứ Bảy, ngọn nến 15 sẽ không được tắt! Thật thú vị, nó được đem vào phòng thánh một chốc, đang khi cộng đoàn quỳ gối ngắm “Thánh Mẫu Thống Khổ Kinh”; sau đó, nến này được đem ra, đặt trên bàn thờ. Nó tượng trưng cho Chúa Giêsu! Ngài đã chết, nhưng thực ra, cái chết của Ngài chỉ như một sự nghỉ ngơi trong mồ. Vì thế, thứ Bảy Tuần Thánh được coi như ngày - với Maria mẹ của mình - Kitô hữu ‘cùng Mẹ cung chiêm’, lặng yên đợi ngày Con Chúa phục sinh!
Kính thưa Anh Chị em,
Thứ Bảy Tuần Thánh, Giáo Hội không có một nghi lễ nào, mãi cho đến buổi cử hành cực trọng Đêm Vọng Phục Sinh. Hôm nay, Giáo Hội trầm tư suy gẫm chậm rãi với Mẹ. Cầm tay Mẹ Maria, mỗi tín hữu tìm một ‘nơi vắng vẻ’, dành cả một ngày để suy ngắm cuộc tử nạn của Chúa Giêsu; và nhất là, ‘cùng Mẹ cung chiêm’ và trải nghiệm các mầu nhiệm!
Phụng vụ của những ngày qua đầy cảm xúc với nhiều nghi lễ; nhưng thứ Bảy Tuần Thánh lại trôi qua cách lặng lẽ, thanh thản. Đó là một ngày để tận hưởng tất cả những cảm xúc đan xen giữa trầm buồn lẫn hy vọng! Đừng để thứ Bảy Tuần Thánh trôi qua như bao ngày khác, hay chỉ là một ngày giữa thứ Sáu Thánh và Chúa Nhật Phục Sinh. Đó là một ngày mà bạn và tôi cùng Maria, mẹ mình, Mẹ Hội Thánh, tĩnh lặng, chiêm ngắm và tôn thờ.
Chỉ trong chiêm ngắm trầm mặc này, các tông đồ, và cả chúng ta mới có thể nhìn thấy mọi sự đã xảy ra phù hợp và trùng khít với nhau thế nào. Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ những gì sẽ xảy ra với Ngài, kể cả sự phục sinh; nhưng tâm trí họ chưa chuẩn bị đủ để hiểu.
Chỉ trong sự im ắng của ngày thứ Bảy và một ngày lặng yên với Mẹ của Thầy, các môn đệ mới có thể hiểu được những gì Chúa Giêsu đã nói. Cũng thế, với chúng ta; cùng Mẹ, chúng ta nhớ lại những lời của Chúa Giêsu. Nhiều lần, chúng ta nghĩ, chúng ta biết Ngài! Ngài là ai, dạy chúng ta điều gì, nhưng thực ra, những điều đó chưa đi vào trái tim; bằng chứng là cuộc sống của bạn và tôi chưa biến đổi! Phải lắng nghe, cẩn thận suy gẫm những gì Ngài đã nói, may ra chúng ta mới hiểu sâu sắc để áp dụng vào cuộc sống mình!
Anh Chị em,
“Ngài không có ở đây!”. Thinh lặng của ngày hôm nay không phải là thinh lặng của thoái chí, tuyệt vọng, nhưng là ‘thinh lặng thánh’, một sự im ắng của niềm mong đợi lớn lao sẵn sàng bùng lên trong niềm vui vỡ oà của Đêm Vọng Phục Sinh. Chúng ta sẽ ‘đến mộ’ Chúa cùng các thánh nữ, không phải để xức dầu cho một xác chết, nhưng để mừng vui với các thiên thần khi nghe họ tuyên bố, “Ngài không có ở đây. Ngài đã sống lại!”; “Tại sao các bà lại tìm người sống nơi những kẻ chết?”. Và như thế, nhờ có một ngày ‘cùng Mẹ cung chiêm’, chúng ta mới có thể hân hoan nói với Mẹ, “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, hãy vui mừng, Halleluia!”; và cùng Mẹ, hát lên khúc ca khải hoàn, “Chúa Đã Sống Lại, Halleluia!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, dạy con biết chờ đợi Chúa như Mẹ. Không chỉ hôm nay, nhưng từng ngày; không phải ngủ gà ngủ gật, nhưng hỉ hoan với đèn chói sáng trong tay!”, Amen.
(Tgp. Huế)