Phỏng vấn Đức Hồng Y Parolin, Quốc Vụ Khanh trước chuyến Tông du của ĐTC tới Kazakhstan từ 13-15/9/2022.
Vào đêm trước Chuyến Tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Kazakhstan, Đức Hồng Y Parolin, Quốc Vụ Khanh đã nhìn vào cuộc chiến ở Ukraine với hy vọng cuộc Hội ngộ các vị lãnh đạo các tôn giáo thế giới, mà Đức Thánh Cha tham dự, có thể là cơ hội để gặp gỡ và đối thoại trong mối tương quan ngoại giao, đặc biệt hiệu giữa Tòa thánh và Kazakhstan.
(Tin Vatican - Massimiliano Menichetti)
Mọi sự đã sẵn sàng cho chuyến Tông du thứ 38 của Đức Thánh Cha Phanxicô. Điểm đến là Kazakhstan để tham dự Đại hội lần thứ VII của các nhà lãnh đạo các tôn giáo thế giới. Bối cảnh thế giới của sự kiện này là cuộc chiến đầy bi thương đang diễn ra ở Ukraine và nhiều cuộc xung đột khác trên thế giới.
Một lần nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh “Truyền Tin” hôm Chủ Nhật tại Quảng trường Thánh Phêrô đã xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho những người dân đang chịu đau khổ vì chiến tranh ở Ukraine. ĐTC cũng cảm ơn những người đã sửa soạn chuẩn bị cho cuộc Tông du của ngài tới Kazakhstan thuộc Liên Xô cũ, nơi triệu tập Hội nghị tại thủ đô Nur-Sultan.
Dân chúng của quốc gia Kazakhstan phần đa là người Hồi giáo, chỉ có một cộng đồng Công Giáo thiểu số đang trông chờ cuộc thăm viếng của ĐTC với niềm hy vọng… Cuộc thăm viếng kéo dài ba ngày với năm bài diễn văn mà ĐTC sẽ đọc.
Trước giờ khởi hành của Đức Thánh Cha vào thứ Ba, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin đã chia sẻ với Đài Vatican về các chủ đề khác nhau của chuyến Tông du.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y Parolin, xin Đức Hồng Y cho biết mục đích của chuyến tông du này?
- Đức Thánh Cha Phanxicô tông du Kazakhstan, trong những ngày 13-15 tháng 9, để tham dự Đại hội Thế giới của các nhà Lãnh đạo các tôn giáo lần thứ 7, theo lời mời của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev nước Cộng hòaKazakhstan.
- Đây là những Ngày Cầu nguyện cho Hòa bình Thế giới, do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã triệu tập tại Assisi vào ngày 24 tháng 1 năm 2002, để nói lên những đóng góp tích cực của các tôn giáo khác nhau qua việc đối thoại, hòa hợp và hòa giải giữa các các dân tộc. Phương châm của chuyến tông du này của Đức Thánh Cha phản ánh chủ đề này, "Sứ giả của Hòa bình và Hiệp nhất," đúng như logo, có hình một con chim bồ câu với cành ô liu. Mục đích của chuyến tông du của Đức Thánh Cha thật rõ ràng.
- ĐTC nói: Tôi muốn lưu ý rằng Bản dự thảo cuối cùng của Đại hội đặc biệt nhấn mạnh đến "Tình huynh đệ nhân loại vì hòa bình thế giới và cùng nhau chung sống", được ký bởi Đức Thánh Cha Phanxicô và Đại Giáo Trưởng Ahmad Al-Tayyeb, Grand Imam của Al- Azhar, ở Abu Dhabi vào ngày 4 tháng 2 năm 2019.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y Hòa bình và sự hiệp nhất được nhấn mạnh trong logo của chuyến tông du… Tuy nhiên, cuộc chiến ở Ukraine cũng như nhiều cuộc xung đột ở nhiều nơi trên thế giới vẫn tiếp diễn làm cho nhiều người cho rằng thế giới ngày nay không thể tránh khỏi chiến tranh, vậy Đức Hồng Y nghĩ có con đường nào khác cho tương lai không?
- Chiến tranh là một sự kiện không thể tránh! Nó bắt nguồn từ trái tim con người, được thúc đẩy bởi tham vọng, kiêu căng và ham hố, như các Giáo phụ đã từng nói! Một trái tim như vậy là một trái tim chai cứng, không thể mở lòng ra cho tha nhân!
- Chiến tranh có thể thắng vượt được bằng cảm thông, tránh buộc tội và đe dọa nhau cũng như đừng làm mất niềm tin nơi nhau. Thật không may, ngày nay khả năng lắng nghe và cảm thông với nhau đã bị suy giảm ở mọi khía cạnh!
- Do đó, tôi hy vọng rằng Đại hội ở Kazakhstan sẽ là cơ hội để cảm thông và đối thoại. Trích lời của Đức Piô XII, đó là những chìa khóa thành công của đối thoại khi chúng ta biết đối thoại trong thiện chí và tôn trọng quyền lợi của nhau.
Hỏi: Xin Đức Hồng Y cho hay qua ba thập niên vừa rồi việc ngoại giao giữa Kazakhstan và Tòa thánh tiến triển ra sao?
- Quan hệ ngoại giao giữa Tòa thánh và Cộng hòa Kazakhstan có thể được tóm vào hai danh từ: thường xuyên và hiệu quả. Tòa Thánh luôn tham dự tích cực tất cả các Đại hội, với một Phái đoàn cấp cao, dẫn đầu bởi một Đức Hồng Y và lần này là Đức Thánh Cha.
- Kazakhstan là quốc gia Trung Á đầu tiên ký Hiệp định song phương với Tòa thánh vào năm 1998. Đây cũng là quốc gia Trung Á đầu tiên được Đức Thánh Giáo Hoàng John Paul II đến thăm vào tháng 9 năm 2001.
- Tòa thánh và Kazakhstan tiếp tục làm việc cùng nhau. Điều này được thể hiện qua chuyến thăm Vatican vừa qua của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao H.E. Mukhtar Tileuberdi, Biên bản cuộc làm việc được ký kết giữa Trung tâm Y tế Đại học Kazakhstan và Bệnh viện Nhi Bambino Gesù; cũng là Biên bản Ghi nhớ giữa Viện Nghiên cứu Phương Đông R.B. Suleimenov và Thư viện Vatican.
- Năm nay đánh dấu kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhân dịp này, chuyến thăm của ĐTC Phanxicô, cho chúng ta hy vọng sẽ có một Thỏa thuận bổ sung về việc cấp thị thực và cho phép các nhà truyền giáo nước ngoài đang phục vụ tại Kazakhstan được cư trú.
Hỏi: Thưa ĐHY Giáo Hội Công Giáo địa phương rất nhỏ bé và khiêm tốn, ĐHY thấy chuyến thăm lịch sử này của ĐTC sẽ mang lại tia hy vọng gì?
- Chuyến thăm của Giáo hoàng tới Kazakhstan bao gồm những khoảnh khắc riêng tư cho cộng đồng Công Giáo địa phương, chẳng hạn như cử hành Thánh lễ tại Quảng trường và cuộc gặp gỡ với các giám mục, giáo sĩ, và tu sĩ, chủng sinh và những người làm công tác mục vụ, tại Nhà thờ Chính tòa Mẹ Phù Hộ ở Thủ đô Nur-Sultan.
- Giáo Hội Công Giáo được đánh giá cao và đại diện cho một nhóm nhỏ nhưng rất quan trọng, trong một bối cảnh tôn giáo-văn hóa đa dạng. Giáo hội địa phương chắc chắn sẽ cảm thấy được khích lệ bởi sự hiện diện và khích lệ của Đức Giáo Hoàng để đổi mới chính mình trong đức tin, hy vọng và tình bác ái.
- Giáo hội sẽ tiếp tục sứ mệnh làm chứng, theo gương của các nhân chứng đức tin trong quá khư, chẳng hạn như các Chân phước Linh mục Władysław Bukowiński, Alexis Zaryckyj và Chân phước Giám mục Mykyta Budka. Họ có thể đóng góp với các tôn giáo khác để xây dựng một xã hội thống nhất, hài hòa và hòa bình.
Vào đêm trước Chuyến Tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Kazakhstan, Đức Hồng Y Parolin, Quốc Vụ Khanh đã nhìn vào cuộc chiến ở Ukraine với hy vọng cuộc Hội ngộ các vị lãnh đạo các tôn giáo thế giới, mà Đức Thánh Cha tham dự, có thể là cơ hội để gặp gỡ và đối thoại trong mối tương quan ngoại giao, đặc biệt hiệu giữa Tòa thánh và Kazakhstan.
(Tin Vatican - Massimiliano Menichetti)
Mọi sự đã sẵn sàng cho chuyến Tông du thứ 38 của Đức Thánh Cha Phanxicô. Điểm đến là Kazakhstan để tham dự Đại hội lần thứ VII của các nhà lãnh đạo các tôn giáo thế giới. Bối cảnh thế giới của sự kiện này là cuộc chiến đầy bi thương đang diễn ra ở Ukraine và nhiều cuộc xung đột khác trên thế giới.
Một lần nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh “Truyền Tin” hôm Chủ Nhật tại Quảng trường Thánh Phêrô đã xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho những người dân đang chịu đau khổ vì chiến tranh ở Ukraine. ĐTC cũng cảm ơn những người đã sửa soạn chuẩn bị cho cuộc Tông du của ngài tới Kazakhstan thuộc Liên Xô cũ, nơi triệu tập Hội nghị tại thủ đô Nur-Sultan.
Dân chúng của quốc gia Kazakhstan phần đa là người Hồi giáo, chỉ có một cộng đồng Công Giáo thiểu số đang trông chờ cuộc thăm viếng của ĐTC với niềm hy vọng… Cuộc thăm viếng kéo dài ba ngày với năm bài diễn văn mà ĐTC sẽ đọc.
Trước giờ khởi hành của Đức Thánh Cha vào thứ Ba, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin đã chia sẻ với Đài Vatican về các chủ đề khác nhau của chuyến Tông du.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y Parolin, xin Đức Hồng Y cho biết mục đích của chuyến tông du này?
- Đức Thánh Cha Phanxicô tông du Kazakhstan, trong những ngày 13-15 tháng 9, để tham dự Đại hội Thế giới của các nhà Lãnh đạo các tôn giáo lần thứ 7, theo lời mời của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev nước Cộng hòaKazakhstan.
- Đây là những Ngày Cầu nguyện cho Hòa bình Thế giới, do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã triệu tập tại Assisi vào ngày 24 tháng 1 năm 2002, để nói lên những đóng góp tích cực của các tôn giáo khác nhau qua việc đối thoại, hòa hợp và hòa giải giữa các các dân tộc. Phương châm của chuyến tông du này của Đức Thánh Cha phản ánh chủ đề này, "Sứ giả của Hòa bình và Hiệp nhất," đúng như logo, có hình một con chim bồ câu với cành ô liu. Mục đích của chuyến tông du của Đức Thánh Cha thật rõ ràng.
- ĐTC nói: Tôi muốn lưu ý rằng Bản dự thảo cuối cùng của Đại hội đặc biệt nhấn mạnh đến "Tình huynh đệ nhân loại vì hòa bình thế giới và cùng nhau chung sống", được ký bởi Đức Thánh Cha Phanxicô và Đại Giáo Trưởng Ahmad Al-Tayyeb, Grand Imam của Al- Azhar, ở Abu Dhabi vào ngày 4 tháng 2 năm 2019.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y Hòa bình và sự hiệp nhất được nhấn mạnh trong logo của chuyến tông du… Tuy nhiên, cuộc chiến ở Ukraine cũng như nhiều cuộc xung đột ở nhiều nơi trên thế giới vẫn tiếp diễn làm cho nhiều người cho rằng thế giới ngày nay không thể tránh khỏi chiến tranh, vậy Đức Hồng Y nghĩ có con đường nào khác cho tương lai không?
- Chiến tranh là một sự kiện không thể tránh! Nó bắt nguồn từ trái tim con người, được thúc đẩy bởi tham vọng, kiêu căng và ham hố, như các Giáo phụ đã từng nói! Một trái tim như vậy là một trái tim chai cứng, không thể mở lòng ra cho tha nhân!
- Chiến tranh có thể thắng vượt được bằng cảm thông, tránh buộc tội và đe dọa nhau cũng như đừng làm mất niềm tin nơi nhau. Thật không may, ngày nay khả năng lắng nghe và cảm thông với nhau đã bị suy giảm ở mọi khía cạnh!
- Do đó, tôi hy vọng rằng Đại hội ở Kazakhstan sẽ là cơ hội để cảm thông và đối thoại. Trích lời của Đức Piô XII, đó là những chìa khóa thành công của đối thoại khi chúng ta biết đối thoại trong thiện chí và tôn trọng quyền lợi của nhau.
Hỏi: Xin Đức Hồng Y cho hay qua ba thập niên vừa rồi việc ngoại giao giữa Kazakhstan và Tòa thánh tiến triển ra sao?
- Quan hệ ngoại giao giữa Tòa thánh và Cộng hòa Kazakhstan có thể được tóm vào hai danh từ: thường xuyên và hiệu quả. Tòa Thánh luôn tham dự tích cực tất cả các Đại hội, với một Phái đoàn cấp cao, dẫn đầu bởi một Đức Hồng Y và lần này là Đức Thánh Cha.
- Kazakhstan là quốc gia Trung Á đầu tiên ký Hiệp định song phương với Tòa thánh vào năm 1998. Đây cũng là quốc gia Trung Á đầu tiên được Đức Thánh Giáo Hoàng John Paul II đến thăm vào tháng 9 năm 2001.
- Tòa thánh và Kazakhstan tiếp tục làm việc cùng nhau. Điều này được thể hiện qua chuyến thăm Vatican vừa qua của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao H.E. Mukhtar Tileuberdi, Biên bản cuộc làm việc được ký kết giữa Trung tâm Y tế Đại học Kazakhstan và Bệnh viện Nhi Bambino Gesù; cũng là Biên bản Ghi nhớ giữa Viện Nghiên cứu Phương Đông R.B. Suleimenov và Thư viện Vatican.
- Năm nay đánh dấu kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhân dịp này, chuyến thăm của ĐTC Phanxicô, cho chúng ta hy vọng sẽ có một Thỏa thuận bổ sung về việc cấp thị thực và cho phép các nhà truyền giáo nước ngoài đang phục vụ tại Kazakhstan được cư trú.
Hỏi: Thưa ĐHY Giáo Hội Công Giáo địa phương rất nhỏ bé và khiêm tốn, ĐHY thấy chuyến thăm lịch sử này của ĐTC sẽ mang lại tia hy vọng gì?
- Chuyến thăm của Giáo hoàng tới Kazakhstan bao gồm những khoảnh khắc riêng tư cho cộng đồng Công Giáo địa phương, chẳng hạn như cử hành Thánh lễ tại Quảng trường và cuộc gặp gỡ với các giám mục, giáo sĩ, và tu sĩ, chủng sinh và những người làm công tác mục vụ, tại Nhà thờ Chính tòa Mẹ Phù Hộ ở Thủ đô Nur-Sultan.
- Giáo Hội Công Giáo được đánh giá cao và đại diện cho một nhóm nhỏ nhưng rất quan trọng, trong một bối cảnh tôn giáo-văn hóa đa dạng. Giáo hội địa phương chắc chắn sẽ cảm thấy được khích lệ bởi sự hiện diện và khích lệ của Đức Giáo Hoàng để đổi mới chính mình trong đức tin, hy vọng và tình bác ái.
- Giáo hội sẽ tiếp tục sứ mệnh làm chứng, theo gương của các nhân chứng đức tin trong quá khư, chẳng hạn như các Chân phước Linh mục Władysław Bukowiński, Alexis Zaryckyj và Chân phước Giám mục Mykyta Budka. Họ có thể đóng góp với các tôn giáo khác để xây dựng một xã hội thống nhất, hài hòa và hòa bình.