Có không ít đặc điểm khiến loài người khắp năm châu bổn biển ngưỡng phục nước Mỹ. Không phải chỉ vì những phát minh độc đáo về khoa học, kỹ thuật và sự cường thịnh hàng đầu trong lãnh vực kinh tế, an sinh xã hội. Nổi bật và đáng ngưỡng phục hơn hết thảy là tinh thần tư do, dân chủ đặt nền vững chắc trong Bản Hiến Pháp & Tuyên Ngôn Độc Lập do các bậc Quốc Phụ của đất nước này soạn thảo hàng trăm năm trước.
Đối với mọi cá nhân công dân trên khắp thế giới, từ lâu Mỹ quốc đã trở thành một giấc mơ cho mọi người không phân biệt tuổi tác, phái tính, sang hèn. Riêng với người Việt Nam, xứ sở này đã mặc nhiên trở thành ân nhân, là quê hương thứ hai của cả triệu nạn nhân cộng sản, cho dù có nói ra hay không.
Ấy vậy mà trong vài năm gần đây Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, nơi biểu tượng cho tinh thần tự do, dân chủ, nhân bản đã lần hồi biến thành một khuôn mặt khác. Truy tìm căn nguyên vẫn chỉ vì con người, cách riêng những người làm chính trị, đã mất dần nhân tính, xoay ra loại trừ hay chống lại đạo làm người! Khoảng hai năm trước, người viết những dòng nay không tin khi có người nói tới chuyện đảng Dân chủ muốn đưa nước Mỹ tháp nhập vào chủ nghĩa xã hội cực đoan kiểu Mác.
Nhưng đến nay, đã có quá nhiều chỉ dấu khiến mọi người phải xét lại quan điểm của mình.
Từ nửa năm qua, chính xác là từ ngày ông Joe Biden và bà Kamala Harris, ứng viên của Đảng Dân chủ lên cầm quyền, người ta chứng kiến hàng loạt những chuyện lạ xảy ra từng ngày.
Chỉ trong mấy ngày đầu sau khi tuyên thệ nhận chức, ông Biden đã ký hàng loạt sắc lệnh hành chánh vô hiệu hóa những chương trính, kế hoạch nhằm củng cố và bảo vệ nền móng dân chủ, tự do của người dân Hiệp Chúng Quốc. Trong số đó, ngoài chuyện nới lỏng, khuyến khích tệ trạng phá thai, cải giống, hôn nhân đồng tính, chính quyền trung ương còn dung túng cho những hành vi bạo động, cướp bóc, phá hủy những di tích lịch sử, tôn giáo khắp nơi do phong trào BLM và nhóm Antifa chủ trương. Việc phá bỏ bức tường biên giới tiếp giáp Mễ Tây Cơ để mặc cho hàng chục ngàn di dân lậu, trong số không thiếu những thành phần bất hảo, đầu trộm đuôi cướp, những tay buôn người, buôn ma túy len lỏi vào quấy rối các tiểu bang phía nam Hoa Kỳ.
Gần đây là sự kiện các học khu thuộc các tiểu bang do đảng Dân chủ cầm quyền đã đưa lý thuyết CRT vào giảng dạy trong hệ thống trường ốc K12, khơi gợi căm thù màu da để khích các em ghen ghét lẫn nhau, nhất là ghét Cảnh sát, tạo nên một làn sóng vừa âu lo vừa phẫn nộ trong giới phụ huynh. Vượt ra ngoài lãnh vực giáo dục, chính quyền Dân chủ còn chủ trương thâm nhập CRT vào hàng ngũ quân đội, có khả năng dẫn tới viễn cảnh xung đột nội bộ vô cùng nguy hiểm. Hẳn mọi người chúng ta đều nhận ra rằng, hơn tất cả cơ quan nào khác, quân đội rất cần có sự hợp nhất, một lòng để tập trung ý chí và nghị lực vào việc chiến đấu bảo vệ quốc gia.
Chúng tôi đã có dịp công khai lên tiếng vạch trần cả hai sự kiện trên đây trong những bài viết được phổ biến trên các trang mạng Diễn Đàn Giáo Dân, VietCatholic News và Vận Hội Mới.
Đầu tuần lễ từ Thứ Hai 12 đến 19 tháng 7, người viết đã đọc một số tin tức liên quan tới sự kiện ông Merrick Garland, Bộ Trưởng Tư Pháp trong chính quyền Biden đã công bố cái gọi là “Chiến lược quốc gia chống khủng bố trong nước”.
Với một chiến lược mơ hồ do Tổng Chưởng Lý của chính quyền liên bang đưa ra vào đúng thời điểm hỗn quân, hỗn quan, với sự bạo hành chống lại Cảnh sát công khai của phong trào BLM và nhóm Antifa, người ta tự hỏi: ai, cá nhân loại nào, nhóm nào sẽ được chỉ danh là “khủng bố”?
Trong khi dư luận lo lắng tự hỏi như thế, lên tiếng trong chương trình The P.A.S. Report, ông Nicholas Giordano, giáo sư khoa học chính trị đoan quyết rằng: chiến lược này đang được sử dụng như một “vũ khí” của cánh tả nhằm dọn đường cho một mưu toan mờ ám để bịt miệng và đàn áp các đối thủ chính trị.
Được hỏi về mục tiêu của chiến lược này là gì, Tổng Chưởng lý Merrick Garland cho biết là “phối hợp và cung cấp một lối đi, một nguyên tắc cho các nỗ lực của chính phủ liên bang nhằm chống lại mối đe dọa khủng bố trong nước đang ngày càng gia tăng.” Vẫn theo người cầm đầu Bộ Tư Pháp trong chính quyền liên bang, ông Garland nhấn mạnh: “Đây là đỉnh cao của nỗ lực được thực hiện theo chỉ đạo của tổng thống Biden qua các cơ quan liên bang trên toàn quốc”
Giới quan sát tình hình chính trị Hoa Kỳ cho rằng: trong hoàn cảnh bình thường những lời tuyên bố tương tự có thể hiểu được. Nhưng trong cảnh nhiễu nhương, bạo loạn xảy ra khắp nơi, đôi khi lại còn được nhà cầm quyền dung túng, nếu không muốn nói là khuyến khích, thì chuyện chính phủ nêu trách nhiệm “chống khủng bố” khiến quần chúng âu lo, nghi ngại quả là điều khó chia sẻ.
Và đây cũng là điều làm cho giáo sư Nicholas Giordano thắc mắc và đặt thành vấn đề nghiêm trọng. Nó từng gây tâm trạng hoảng loạn cho ông khi giới hữu quyền bộ Tư Pháp đề cập một chiến lược trên quy mô quốc gia nhằm chống lại điều được chỉ danh chính thức là “khủng bố trong nước” nhưng bộ này không hề có một định nghĩa rõ ràng, minh bạch: thế nào và trong trường hợp nào thì bị quy kết là “khủng bố”?
Cùng một câu hỏi như thế, dư luận quần chúng cũng có thể nêu câu hỏi: liệu những nạn nhân của những vụ bạo hành đưa đến chết người, phá phách, cướp bóc gần đây do phong trào BLM hay nhóm Antifa công khai gây ra có được xếp loại là “khủng bố trong nước” không?
Phát biểu trong chương trình The P.A.S. Report, vị giáo sư khoa học chính trị này còn cho hay: trong một tài liệu 32 trang có đề cập đến điều chỉ danh là “chống chính phủ, chống chính quyền” cách chung chung mà không có một diễn giải hay định nghĩa nào, thì theo ông, thật là mơ hồ và cũng thật nguy hiểm. Bởi vì, theo suy diễn của ông thì một người nào đó chỉ cần lên tiếng phê phán hay chỉ trích chính phủ, chỉ trích đường lối, chính sách của nhà cầm quyền phản lại ý dân, không phù hợp với một chế độ dân chủ tự do, cũng có thể bị kết tội “khủng bố trong nước”!
Vẫn theo giáo sư Nicholas Giordano, ngay sau những tiết lộ của Tổng Chưởng Lý Merrick Garland về “Chiến lược quốc gia chống khủng bố trong nước”, người dân không khỏi hoang mang, lo lắng về tính hợp hiến của các cuộc săn lùng bất tận của chính quyền trong tương lai. Trước hết, vì các thành phần bị coi là “những kẻ khủng bố trong nước” không được xác định minh bạch, do đó sẽ gây ra những lạm dụng của kẻ có quyền, có thế khiến những người lương thiện, thấp cổ bé miệng dễ dàng bị vạ lây!
Mô tả mối quan tâm của mình về chiến lược nói trên, giáo sư Giordano giải thích rằng sự mơ hồ, bất minh của tài liệu là điều rủi ro, nguy hiểm đáng lo ngại nhất.
Ông nói: Tài liệu này đề cập đến các ý tưởng “chống chính phủ”, “chống chính quyền” trong khi không có chi tiết nào xác định rõ ràng, cụ thể, nhưng lại minh thị nói rằng đó có thể được phân loại là "khủng bố trong nước". Vì vậy, vẫn theo nhận định của giáo sư Giordano, nếu một ai đó lên tiếng chỉ trích chính phủ, hoặc chống đối, phê phán các chính sách của chính phủ, đương sự có thể sẽ bị coi là “khủng bố trong nước" cho dẫu xưa nay chuyện phê bình, chỉ trích, biểu tình đối kháng chính phủ, kể cả Tổng thống vẫn được coi là bình thường trong xã hội Hoa Kỳ vì nó luôn được Hiến Pháp bảo vệ.
Nhắc lại sự kiện gần đây đã có những phe nhóm mô tả lá cờ Mỹ như một biểu tượng thù địch, giáo sư Giordano mỉa mai nêu lên sự kiện như chuyện đùa nhưng có thật trong thời hiện đại là một cái vẫy tay của một người bây giờ cũng có thể được coi là "kích động". Và điều nguy hiểm là trong tài liệu, người ta không tìm thấy một giải thích hay định nghĩa thế nào là “kích động” có khả năng dẫn tới bạo động hay khủng bố! Từ đấy, ông lên tiếng cảnh báo mọi người phải hết sức thận trọng trong chuyện đối nhân, xử thế hàng ngày.
Phân tích những nét căn bản trong tài liệu, ông nhận định, ngay từ đầu người ta đã hé mở cho thấy cung cách nhà cầm quyền 'giải quyết chủ nghĩa khủng bố trong nước' của họ là tìm mọi cách liên kết với khối Big tech gồm các công nghệ lớn, các nhà tài phiệt cùng với hệ thống truyền thông có sẵn để làm tai mắt cho giới cầm quyền từ địa phương tới trung ương. Theo ông, trên thực tế mối liên hệ giữa chính phủ và các công nghệ lớn nhỏ, các tài phiệt có máu mặt vốn hiện hữu từ lâu. Họ đang làm việc song song với nhau và hiện không có sự tách biệt nào giữa công nghệ lớn và chính phủ. Vì thế, việc yêu cầu các công ty này cung cấp thông tin sẽ không còn là vấn đề nữa.
Đề cập một trong những mấu chốt khác của chiến lược, -giải thích việc kiểm soát cung và cầu thông tin trực tuyến là phạm trù chính phủ hiện đang tìm cách kiểm soát “để xác định những gì có thể và không thể nhìn thấy”, giáo sư Giordano cảm thấy vô cùng băn khoăn, dao động vì ông không thấy có bất kỳ sự phản kháng có ý nghĩa nào từ cánh trái. Ông thố lộ: điều khiến ông hoảng hốt và mất tự chủ khi nhận ra rõ ràng là chỉ có một bên đang là đích nhắm của chính quyền. Ông cho hay thêm là ông đã nêu câu hỏi với tất cả những người bạn trong Đảng Dân chủ của ông rằng: Điều gì sẽ xảy ra khi đảng Cộng hòa lại có trong tay quyền lực? và lúc đó bạn sẽ cảm thấy thế nào?
Thấy gì và nghĩ gì?
Cũng thuộc thành phần những người khác quốc tịch, khác màu da chọn xứ sở đa số là người da trắng này làm quê hương thứ hai, nhưng so với hầu hết các sắc dân đồng cảnh ngộ, người Việt chúng ta có một đặc điểm riêng không thể bị đánh đồng. Những di dân từ Đông Đức, Bắc Hàn, Trung Hoa Lục Địa, kể cả Liên Xô hay Đông Âu tị nạn cộng sản tại Mỹ đối chiếu với trường hợp người Việt, tuy có nét chung vì cùng là nạn nhân của chế độ độc tài cùng hung cực ác cộng sản, nhưng vẫn có những nét khác biệt căn bản.
Dù là dân gốc Bắc Hàn, Đông Đức, Hoa Lục, Liên Xô hay Đông Âu, ngày nay họ vẫn còn một nơi chốn được gọi là quê hương tự do để tìm về. Đó là Nam Hàn (hay Đại Hàn Dân Quốc), là nước Đức thống nhất tư do, dân chủ, cường thịnh, là Đài Loan của bà Thái Anh Văn ngày càng trở thành cơn ác mộng cho họ Tập, là Nga và các quốc gia Đông Âu đã hoàn toàn thay máu sau biến cố cuối năm 1989/90. Trong khi tuyệt đại đa số người Việt Nam liều chết ra đi tháng Tư năm 75 và vài ba thập niên sau đó là “ra đi mất đất”, tuyệt đường trở lại! – Ít nữa tính đến thời điểm này.
Cũng vì thế dư luận người dân Âu Châu gần đây đã đủ tinh tế để đưa ra nhận định: trong số những sắc dân Mỹ gốc Á, duy có dân tị nạn cộng sản Việt Nam là đa số chống đảng Con Lừa và tích cực ủng hộ đuờng lối, chính sách nhân bản của đảng Con Voi. Dĩ nhiên. như bàn tay có ngón dài ngón ngắn, vẫn còn một số thành phần đi sau, đám con em đã trở thành các “cô cậu Mỹ con chống cha chống mẹ” và những trí thức nửa mùa thời nào cũng có, thích lội ngược dòng, ngay cả thời gian còn trong nước, khi cuộc chiến Quốc/Cộng đang diễn ra khốc liệt, một mất một còn!
Để tỏ ra khác người, những ông bà trí thức loại này xuất hiện dài dài trên các cơ quan truyền thông Việt ngữ ra rả ca cẩm thành tích xu mị người da đen của đảng Con Lừa và chĩa mũi dùi chỉ trích những ai ủng hộ chính sách phò sinh, ngăn chặn bọn đầu trộm đuôi cướp, buôn người, buôn ma túy nhập lậu vào lãnh thổ Mỹ của đảng Con Voi là những kẻ “Cuồng Trump!”
Là người gắn bó với tác vụ truyền thông xã hội trong hơn nửa thế kỷ qua ngay từ thời còn ở trong nước, chúng tôi đã bám sát thời cuộc để hiểu thế nào là những mưu ma chước quỷ của những kẻ đã rước chủ nghĩa Mác vào Việt Nam. Sau khi làm chủ một nửa đất nước, chúng nhân danh cái gọi là Cải Cách Ruộng Đất để triệt hạ đến tận gốc rễ những vết tích quá khứ.
Rập khuôn sách lược man rợ của họ Mao, ‘thà giết lầm nhiều người còn hơn bỏ sót một người’, tập đoàn Ba Đình không chỉ nhằm sát hại hàng trăm ngàn địa chủ, tiểu nông bị kết tội có nợ máu với nhân dân mà còn xuống tay truy sát cả những người có công trong cuộc chiến chỉ vì họ bị coi là tàn tích của chế độ cũ. Ngay cả những người một thời được coi là đại ân nhân của chế độ vì có công bao che, nuôi nấng lãnh tụ, cán bộ hay đóng góp một lúc tới 5 ngàn lượng vàng cho kháng chiến như trường hợp bà Nguyễn Thị Năm, vậy mà vẫn bị đấu tố đến chết trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất kinh thiên động địa năm ấy.
Từ những trải nghiệm đau thương trong quá khứ cộng thêm những gì đang diễn ra hiện nay trên quê hương, làm sao chúng ta có thể không so sánh sự kiện chính quyền Biden vừa ban hành “chiến dịch” mang tính “toàn Quốc” nhằm chống lại điều gọi là “khủng bố trong nước (Mỹ)” với những điều này điều kia do tập đoàn Ba Đình dựa vào để khủng bố, bắt bớ rồi truy tố ra tòa những người đang đấu tranh chống lại sự ác với tội danh chống lại đảng và nhà nước. (Đừng quên rằng, trong tài liệu hướng dẫn việc thi hành “chiến dịch” phi dân chủ vừa nói có nhiều chỗ đề cập chuyện chống báng, chỉ trích chính phủ!)
Chính Bộ trưởng Tư pháp trong chính quyền Biden đã công khai tuyên bố: “Đây là đỉnh cao của nỗ lực được thực hiện theo chỉ đạo của tổng thống Biden qua các cơ quan liên bang trên toàn quốc”. Và theo nhận định của giáo sư Nicholas Giordano thì chiến lược này đang được sử dụng như một “vũ khí” của cánh tả nhằm dọn đường cho một mưu toan mờ ám để bịt miệng và đàn áp các đối thủ chính trị.
Dù không muốn, người viết không thể không nhớ tới lời tâm sự của một doanh nhân người Mỹ gốc Cuba được tài tử Ronald Reagan nhắc lại trong bài diễn văn ủng hộ ứng cử viên đảng Cộng hòa tranh chức Tổng thống trong cuộc tổng tuyển cử cuối năm 1964. Theo diễn giả, trước tình trạng chia xé của nước Mỹ sau biến cố Đệ Nhất Cộng Hòa nam Việt Nam sụp đổ, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ, ông Ngô Đình Nhu bị thảm sát, trong một cuộc đàm đạo với hai người Mỹ vốn là bạn thân ông Reagan, doanh nhân này cho hay nước Mỹ là ân nhân của gia đình ông.
Ông nói như khóc:
Nếu nước Mỹ không mở rộng bàn tay nhân ái tiếp nhận những nạn nhân cộng sản Cuba thì làm sao gia đình ông có được cuộc sống tự do? Và nếu không may Mỹ bị trục Liên Xô và Tàu cộng thôn tính thì ông biết chạy đi đâu cho thoát?
Lời than thở của doanh nhân Mỹ gốc Cuba này có khác gì tâm sự bà Xi Van Fleet, một phụ huynh học sinh Hoa Kỳ gốc Trung Quốc bày tỏ trong dịp lên tiếng cảnh báo với Hội Đồng Giáo Dục quận Loundoun, Virginia mới đây về sự kiện những người có trách nhiệm tại Học khu đã đưa chương trình CRT vào đầu độc con em bà.
Bà cho biết chương trình CRT không khác những gì đã xảy ra trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá do họ Mao phát động ở Hoa Lục trước đây. Khác chăng là, thay vì "đấu tranh giai cấp" ở Hoa Lục, thì nay nó là "đấu tranh chủng tộc" ở Hoa Kỳ!
Với thái độ chân thành, bà nghiêm trang nói thẳng với các thành viên Hội Đồng rằng: Chính quý vị đang dạy dỗ, đào tạo con em chúng tôi trở thành một thứ ”chiến binh” để chúng ghét nhau và coi rẻ đất nước cũng như lịch sử mấy trăm năm của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Kể lại những kinh nghiệm quá khứ thời còn trẻ ở Hoa Lục, bà cho hay: Cách Mạng Văn Hóa bắt đầu lúc bà mới lên 6 tuổi, và ngay lập tức học sinh và giáo viên đấu tố lẫn nhau bằng những tấm bảng lớn treo ở hành lang và nhà ăn, nơi học sinh có thể viết những lời chỉ trích chống lại bất kỳ ai bị coi là có tư tưởng phản động.
Bà tâm sự:
“Đối với tôi, và với rất nhiều người Trung Quốc, thật là đau lòng khi chúng tôi thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở Hoa Lục, nhưng bây giờ chúng tôi lại phải trải nghiệm chủ nghĩa cộng sản ở ngay trên đất nước Hoa Kỳ này!
Tự hỏi: còn người Việt Nam tị nạn cộng sản ở đây thì sao?
Chúng tôi xin dành câu trả lời cho mỗi quý vị.
Nam California Chúa Nhật, ngày 18 tháng 7 năm 2021
Đối với mọi cá nhân công dân trên khắp thế giới, từ lâu Mỹ quốc đã trở thành một giấc mơ cho mọi người không phân biệt tuổi tác, phái tính, sang hèn. Riêng với người Việt Nam, xứ sở này đã mặc nhiên trở thành ân nhân, là quê hương thứ hai của cả triệu nạn nhân cộng sản, cho dù có nói ra hay không.
Ấy vậy mà trong vài năm gần đây Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, nơi biểu tượng cho tinh thần tự do, dân chủ, nhân bản đã lần hồi biến thành một khuôn mặt khác. Truy tìm căn nguyên vẫn chỉ vì con người, cách riêng những người làm chính trị, đã mất dần nhân tính, xoay ra loại trừ hay chống lại đạo làm người! Khoảng hai năm trước, người viết những dòng nay không tin khi có người nói tới chuyện đảng Dân chủ muốn đưa nước Mỹ tháp nhập vào chủ nghĩa xã hội cực đoan kiểu Mác.
Nhưng đến nay, đã có quá nhiều chỉ dấu khiến mọi người phải xét lại quan điểm của mình.
Từ nửa năm qua, chính xác là từ ngày ông Joe Biden và bà Kamala Harris, ứng viên của Đảng Dân chủ lên cầm quyền, người ta chứng kiến hàng loạt những chuyện lạ xảy ra từng ngày.
Chỉ trong mấy ngày đầu sau khi tuyên thệ nhận chức, ông Biden đã ký hàng loạt sắc lệnh hành chánh vô hiệu hóa những chương trính, kế hoạch nhằm củng cố và bảo vệ nền móng dân chủ, tự do của người dân Hiệp Chúng Quốc. Trong số đó, ngoài chuyện nới lỏng, khuyến khích tệ trạng phá thai, cải giống, hôn nhân đồng tính, chính quyền trung ương còn dung túng cho những hành vi bạo động, cướp bóc, phá hủy những di tích lịch sử, tôn giáo khắp nơi do phong trào BLM và nhóm Antifa chủ trương. Việc phá bỏ bức tường biên giới tiếp giáp Mễ Tây Cơ để mặc cho hàng chục ngàn di dân lậu, trong số không thiếu những thành phần bất hảo, đầu trộm đuôi cướp, những tay buôn người, buôn ma túy len lỏi vào quấy rối các tiểu bang phía nam Hoa Kỳ.
Gần đây là sự kiện các học khu thuộc các tiểu bang do đảng Dân chủ cầm quyền đã đưa lý thuyết CRT vào giảng dạy trong hệ thống trường ốc K12, khơi gợi căm thù màu da để khích các em ghen ghét lẫn nhau, nhất là ghét Cảnh sát, tạo nên một làn sóng vừa âu lo vừa phẫn nộ trong giới phụ huynh. Vượt ra ngoài lãnh vực giáo dục, chính quyền Dân chủ còn chủ trương thâm nhập CRT vào hàng ngũ quân đội, có khả năng dẫn tới viễn cảnh xung đột nội bộ vô cùng nguy hiểm. Hẳn mọi người chúng ta đều nhận ra rằng, hơn tất cả cơ quan nào khác, quân đội rất cần có sự hợp nhất, một lòng để tập trung ý chí và nghị lực vào việc chiến đấu bảo vệ quốc gia.
Chúng tôi đã có dịp công khai lên tiếng vạch trần cả hai sự kiện trên đây trong những bài viết được phổ biến trên các trang mạng Diễn Đàn Giáo Dân, VietCatholic News và Vận Hội Mới.
Đầu tuần lễ từ Thứ Hai 12 đến 19 tháng 7, người viết đã đọc một số tin tức liên quan tới sự kiện ông Merrick Garland, Bộ Trưởng Tư Pháp trong chính quyền Biden đã công bố cái gọi là “Chiến lược quốc gia chống khủng bố trong nước”.
Với một chiến lược mơ hồ do Tổng Chưởng Lý của chính quyền liên bang đưa ra vào đúng thời điểm hỗn quân, hỗn quan, với sự bạo hành chống lại Cảnh sát công khai của phong trào BLM và nhóm Antifa, người ta tự hỏi: ai, cá nhân loại nào, nhóm nào sẽ được chỉ danh là “khủng bố”?
Trong khi dư luận lo lắng tự hỏi như thế, lên tiếng trong chương trình The P.A.S. Report, ông Nicholas Giordano, giáo sư khoa học chính trị đoan quyết rằng: chiến lược này đang được sử dụng như một “vũ khí” của cánh tả nhằm dọn đường cho một mưu toan mờ ám để bịt miệng và đàn áp các đối thủ chính trị.
Được hỏi về mục tiêu của chiến lược này là gì, Tổng Chưởng lý Merrick Garland cho biết là “phối hợp và cung cấp một lối đi, một nguyên tắc cho các nỗ lực của chính phủ liên bang nhằm chống lại mối đe dọa khủng bố trong nước đang ngày càng gia tăng.” Vẫn theo người cầm đầu Bộ Tư Pháp trong chính quyền liên bang, ông Garland nhấn mạnh: “Đây là đỉnh cao của nỗ lực được thực hiện theo chỉ đạo của tổng thống Biden qua các cơ quan liên bang trên toàn quốc”
Giới quan sát tình hình chính trị Hoa Kỳ cho rằng: trong hoàn cảnh bình thường những lời tuyên bố tương tự có thể hiểu được. Nhưng trong cảnh nhiễu nhương, bạo loạn xảy ra khắp nơi, đôi khi lại còn được nhà cầm quyền dung túng, nếu không muốn nói là khuyến khích, thì chuyện chính phủ nêu trách nhiệm “chống khủng bố” khiến quần chúng âu lo, nghi ngại quả là điều khó chia sẻ.
Và đây cũng là điều làm cho giáo sư Nicholas Giordano thắc mắc và đặt thành vấn đề nghiêm trọng. Nó từng gây tâm trạng hoảng loạn cho ông khi giới hữu quyền bộ Tư Pháp đề cập một chiến lược trên quy mô quốc gia nhằm chống lại điều được chỉ danh chính thức là “khủng bố trong nước” nhưng bộ này không hề có một định nghĩa rõ ràng, minh bạch: thế nào và trong trường hợp nào thì bị quy kết là “khủng bố”?
Cùng một câu hỏi như thế, dư luận quần chúng cũng có thể nêu câu hỏi: liệu những nạn nhân của những vụ bạo hành đưa đến chết người, phá phách, cướp bóc gần đây do phong trào BLM hay nhóm Antifa công khai gây ra có được xếp loại là “khủng bố trong nước” không?
Phát biểu trong chương trình The P.A.S. Report, vị giáo sư khoa học chính trị này còn cho hay: trong một tài liệu 32 trang có đề cập đến điều chỉ danh là “chống chính phủ, chống chính quyền” cách chung chung mà không có một diễn giải hay định nghĩa nào, thì theo ông, thật là mơ hồ và cũng thật nguy hiểm. Bởi vì, theo suy diễn của ông thì một người nào đó chỉ cần lên tiếng phê phán hay chỉ trích chính phủ, chỉ trích đường lối, chính sách của nhà cầm quyền phản lại ý dân, không phù hợp với một chế độ dân chủ tự do, cũng có thể bị kết tội “khủng bố trong nước”!
Vẫn theo giáo sư Nicholas Giordano, ngay sau những tiết lộ của Tổng Chưởng Lý Merrick Garland về “Chiến lược quốc gia chống khủng bố trong nước”, người dân không khỏi hoang mang, lo lắng về tính hợp hiến của các cuộc săn lùng bất tận của chính quyền trong tương lai. Trước hết, vì các thành phần bị coi là “những kẻ khủng bố trong nước” không được xác định minh bạch, do đó sẽ gây ra những lạm dụng của kẻ có quyền, có thế khiến những người lương thiện, thấp cổ bé miệng dễ dàng bị vạ lây!
Mô tả mối quan tâm của mình về chiến lược nói trên, giáo sư Giordano giải thích rằng sự mơ hồ, bất minh của tài liệu là điều rủi ro, nguy hiểm đáng lo ngại nhất.
Ông nói: Tài liệu này đề cập đến các ý tưởng “chống chính phủ”, “chống chính quyền” trong khi không có chi tiết nào xác định rõ ràng, cụ thể, nhưng lại minh thị nói rằng đó có thể được phân loại là "khủng bố trong nước". Vì vậy, vẫn theo nhận định của giáo sư Giordano, nếu một ai đó lên tiếng chỉ trích chính phủ, hoặc chống đối, phê phán các chính sách của chính phủ, đương sự có thể sẽ bị coi là “khủng bố trong nước" cho dẫu xưa nay chuyện phê bình, chỉ trích, biểu tình đối kháng chính phủ, kể cả Tổng thống vẫn được coi là bình thường trong xã hội Hoa Kỳ vì nó luôn được Hiến Pháp bảo vệ.
Nhắc lại sự kiện gần đây đã có những phe nhóm mô tả lá cờ Mỹ như một biểu tượng thù địch, giáo sư Giordano mỉa mai nêu lên sự kiện như chuyện đùa nhưng có thật trong thời hiện đại là một cái vẫy tay của một người bây giờ cũng có thể được coi là "kích động". Và điều nguy hiểm là trong tài liệu, người ta không tìm thấy một giải thích hay định nghĩa thế nào là “kích động” có khả năng dẫn tới bạo động hay khủng bố! Từ đấy, ông lên tiếng cảnh báo mọi người phải hết sức thận trọng trong chuyện đối nhân, xử thế hàng ngày.
Phân tích những nét căn bản trong tài liệu, ông nhận định, ngay từ đầu người ta đã hé mở cho thấy cung cách nhà cầm quyền 'giải quyết chủ nghĩa khủng bố trong nước' của họ là tìm mọi cách liên kết với khối Big tech gồm các công nghệ lớn, các nhà tài phiệt cùng với hệ thống truyền thông có sẵn để làm tai mắt cho giới cầm quyền từ địa phương tới trung ương. Theo ông, trên thực tế mối liên hệ giữa chính phủ và các công nghệ lớn nhỏ, các tài phiệt có máu mặt vốn hiện hữu từ lâu. Họ đang làm việc song song với nhau và hiện không có sự tách biệt nào giữa công nghệ lớn và chính phủ. Vì thế, việc yêu cầu các công ty này cung cấp thông tin sẽ không còn là vấn đề nữa.
Đề cập một trong những mấu chốt khác của chiến lược, -giải thích việc kiểm soát cung và cầu thông tin trực tuyến là phạm trù chính phủ hiện đang tìm cách kiểm soát “để xác định những gì có thể và không thể nhìn thấy”, giáo sư Giordano cảm thấy vô cùng băn khoăn, dao động vì ông không thấy có bất kỳ sự phản kháng có ý nghĩa nào từ cánh trái. Ông thố lộ: điều khiến ông hoảng hốt và mất tự chủ khi nhận ra rõ ràng là chỉ có một bên đang là đích nhắm của chính quyền. Ông cho hay thêm là ông đã nêu câu hỏi với tất cả những người bạn trong Đảng Dân chủ của ông rằng: Điều gì sẽ xảy ra khi đảng Cộng hòa lại có trong tay quyền lực? và lúc đó bạn sẽ cảm thấy thế nào?
Thấy gì và nghĩ gì?
Cũng thuộc thành phần những người khác quốc tịch, khác màu da chọn xứ sở đa số là người da trắng này làm quê hương thứ hai, nhưng so với hầu hết các sắc dân đồng cảnh ngộ, người Việt chúng ta có một đặc điểm riêng không thể bị đánh đồng. Những di dân từ Đông Đức, Bắc Hàn, Trung Hoa Lục Địa, kể cả Liên Xô hay Đông Âu tị nạn cộng sản tại Mỹ đối chiếu với trường hợp người Việt, tuy có nét chung vì cùng là nạn nhân của chế độ độc tài cùng hung cực ác cộng sản, nhưng vẫn có những nét khác biệt căn bản.
Dù là dân gốc Bắc Hàn, Đông Đức, Hoa Lục, Liên Xô hay Đông Âu, ngày nay họ vẫn còn một nơi chốn được gọi là quê hương tự do để tìm về. Đó là Nam Hàn (hay Đại Hàn Dân Quốc), là nước Đức thống nhất tư do, dân chủ, cường thịnh, là Đài Loan của bà Thái Anh Văn ngày càng trở thành cơn ác mộng cho họ Tập, là Nga và các quốc gia Đông Âu đã hoàn toàn thay máu sau biến cố cuối năm 1989/90. Trong khi tuyệt đại đa số người Việt Nam liều chết ra đi tháng Tư năm 75 và vài ba thập niên sau đó là “ra đi mất đất”, tuyệt đường trở lại! – Ít nữa tính đến thời điểm này.
Cũng vì thế dư luận người dân Âu Châu gần đây đã đủ tinh tế để đưa ra nhận định: trong số những sắc dân Mỹ gốc Á, duy có dân tị nạn cộng sản Việt Nam là đa số chống đảng Con Lừa và tích cực ủng hộ đuờng lối, chính sách nhân bản của đảng Con Voi. Dĩ nhiên. như bàn tay có ngón dài ngón ngắn, vẫn còn một số thành phần đi sau, đám con em đã trở thành các “cô cậu Mỹ con chống cha chống mẹ” và những trí thức nửa mùa thời nào cũng có, thích lội ngược dòng, ngay cả thời gian còn trong nước, khi cuộc chiến Quốc/Cộng đang diễn ra khốc liệt, một mất một còn!
Để tỏ ra khác người, những ông bà trí thức loại này xuất hiện dài dài trên các cơ quan truyền thông Việt ngữ ra rả ca cẩm thành tích xu mị người da đen của đảng Con Lừa và chĩa mũi dùi chỉ trích những ai ủng hộ chính sách phò sinh, ngăn chặn bọn đầu trộm đuôi cướp, buôn người, buôn ma túy nhập lậu vào lãnh thổ Mỹ của đảng Con Voi là những kẻ “Cuồng Trump!”
Là người gắn bó với tác vụ truyền thông xã hội trong hơn nửa thế kỷ qua ngay từ thời còn ở trong nước, chúng tôi đã bám sát thời cuộc để hiểu thế nào là những mưu ma chước quỷ của những kẻ đã rước chủ nghĩa Mác vào Việt Nam. Sau khi làm chủ một nửa đất nước, chúng nhân danh cái gọi là Cải Cách Ruộng Đất để triệt hạ đến tận gốc rễ những vết tích quá khứ.
Rập khuôn sách lược man rợ của họ Mao, ‘thà giết lầm nhiều người còn hơn bỏ sót một người’, tập đoàn Ba Đình không chỉ nhằm sát hại hàng trăm ngàn địa chủ, tiểu nông bị kết tội có nợ máu với nhân dân mà còn xuống tay truy sát cả những người có công trong cuộc chiến chỉ vì họ bị coi là tàn tích của chế độ cũ. Ngay cả những người một thời được coi là đại ân nhân của chế độ vì có công bao che, nuôi nấng lãnh tụ, cán bộ hay đóng góp một lúc tới 5 ngàn lượng vàng cho kháng chiến như trường hợp bà Nguyễn Thị Năm, vậy mà vẫn bị đấu tố đến chết trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất kinh thiên động địa năm ấy.
Từ những trải nghiệm đau thương trong quá khứ cộng thêm những gì đang diễn ra hiện nay trên quê hương, làm sao chúng ta có thể không so sánh sự kiện chính quyền Biden vừa ban hành “chiến dịch” mang tính “toàn Quốc” nhằm chống lại điều gọi là “khủng bố trong nước (Mỹ)” với những điều này điều kia do tập đoàn Ba Đình dựa vào để khủng bố, bắt bớ rồi truy tố ra tòa những người đang đấu tranh chống lại sự ác với tội danh chống lại đảng và nhà nước. (Đừng quên rằng, trong tài liệu hướng dẫn việc thi hành “chiến dịch” phi dân chủ vừa nói có nhiều chỗ đề cập chuyện chống báng, chỉ trích chính phủ!)
Chính Bộ trưởng Tư pháp trong chính quyền Biden đã công khai tuyên bố: “Đây là đỉnh cao của nỗ lực được thực hiện theo chỉ đạo của tổng thống Biden qua các cơ quan liên bang trên toàn quốc”. Và theo nhận định của giáo sư Nicholas Giordano thì chiến lược này đang được sử dụng như một “vũ khí” của cánh tả nhằm dọn đường cho một mưu toan mờ ám để bịt miệng và đàn áp các đối thủ chính trị.
Dù không muốn, người viết không thể không nhớ tới lời tâm sự của một doanh nhân người Mỹ gốc Cuba được tài tử Ronald Reagan nhắc lại trong bài diễn văn ủng hộ ứng cử viên đảng Cộng hòa tranh chức Tổng thống trong cuộc tổng tuyển cử cuối năm 1964. Theo diễn giả, trước tình trạng chia xé của nước Mỹ sau biến cố Đệ Nhất Cộng Hòa nam Việt Nam sụp đổ, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ, ông Ngô Đình Nhu bị thảm sát, trong một cuộc đàm đạo với hai người Mỹ vốn là bạn thân ông Reagan, doanh nhân này cho hay nước Mỹ là ân nhân của gia đình ông.
Ông nói như khóc:
Nếu nước Mỹ không mở rộng bàn tay nhân ái tiếp nhận những nạn nhân cộng sản Cuba thì làm sao gia đình ông có được cuộc sống tự do? Và nếu không may Mỹ bị trục Liên Xô và Tàu cộng thôn tính thì ông biết chạy đi đâu cho thoát?
Lời than thở của doanh nhân Mỹ gốc Cuba này có khác gì tâm sự bà Xi Van Fleet, một phụ huynh học sinh Hoa Kỳ gốc Trung Quốc bày tỏ trong dịp lên tiếng cảnh báo với Hội Đồng Giáo Dục quận Loundoun, Virginia mới đây về sự kiện những người có trách nhiệm tại Học khu đã đưa chương trình CRT vào đầu độc con em bà.
Bà cho biết chương trình CRT không khác những gì đã xảy ra trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá do họ Mao phát động ở Hoa Lục trước đây. Khác chăng là, thay vì "đấu tranh giai cấp" ở Hoa Lục, thì nay nó là "đấu tranh chủng tộc" ở Hoa Kỳ!
Với thái độ chân thành, bà nghiêm trang nói thẳng với các thành viên Hội Đồng rằng: Chính quý vị đang dạy dỗ, đào tạo con em chúng tôi trở thành một thứ ”chiến binh” để chúng ghét nhau và coi rẻ đất nước cũng như lịch sử mấy trăm năm của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Kể lại những kinh nghiệm quá khứ thời còn trẻ ở Hoa Lục, bà cho hay: Cách Mạng Văn Hóa bắt đầu lúc bà mới lên 6 tuổi, và ngay lập tức học sinh và giáo viên đấu tố lẫn nhau bằng những tấm bảng lớn treo ở hành lang và nhà ăn, nơi học sinh có thể viết những lời chỉ trích chống lại bất kỳ ai bị coi là có tư tưởng phản động.
Bà tâm sự:
“Đối với tôi, và với rất nhiều người Trung Quốc, thật là đau lòng khi chúng tôi thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở Hoa Lục, nhưng bây giờ chúng tôi lại phải trải nghiệm chủ nghĩa cộng sản ở ngay trên đất nước Hoa Kỳ này!
Tự hỏi: còn người Việt Nam tị nạn cộng sản ở đây thì sao?
Chúng tôi xin dành câu trả lời cho mỗi quý vị.
Nam California Chúa Nhật, ngày 18 tháng 7 năm 2021