Đức Giêsu, Đấng luôn chạnh lòng thương
(Gợi ý giảng lễ Chúa nhật 16 TNB)
Lúc này đây, trên toàn thế giới, nhất là tại Việt Nam, mọi người đang phải oằn mình và mệt mỏi để chống chọi với Đại Dịch Vũ Hán. Tình hình diễn biến Đại dịch ngày càng gia tăng con số nhiễm bệnh và tử vong. Điều này làm cho con người không những thiếu thốn đủ mọi thứ: ngoài việc phải ngưng nghỉ công việc, nhu yếu phẩm ít ỏi, bệnh viện hết chỗ cho các bệnh nhân F0, lương thực thực phẩm sẽ thiếu hụt trong nay mai,…mà mỗi người đang phải sống trong trạng huống hoang mang, lo sợ, chán nản và mất hết tinh thần. Trong bối cảnh này, là người tín hữu, chúng ta chỉ biết chạy đến với lòng thương xót của Thiên Chúa để xin Ngài thương đến nhân loại, nhất là những nơi đang bị dịch bệnh hoành hành và nếu đẹp ý Ngài, xin Ngài mau chấm dứt cơn Đại dịch gớm giếc này hầu mọi người trở lại cuộc sống bình an và hạnh phúc. Trong nhãn quan đức tin, chúng ta tin rằng hơn bao giờ hết Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô cũng đang nhìn thấy cảnh lầm than khốn khổ của con người và Ngài cũng đang chạnh lòng thương tới hết thảy chúng sinh. Chúa nhật 16 thường niên B hôm nay như lời trấn an cho mỗi chúng ta đang sống trong bối cảnh này. Chính Đức Giê-su đã chạnh lòng thương khi thấy dân chúng đông đúc như đàn chiên không có người chăm sóc. Hôm nay, Ngài cũng đang chạnh lòng thương mỗi chúng ta khi chúng ta đang đối diện với gian nan khốn khổ bởi Đại dịch Covid-19 này.
Quả thật, Thiên Chúa là tình yêu. Là Thiên Chúa toàn năng, toàn thiện, toàn mỹ, Ngài luôn mong muốn cho con người được sống và được hạnh phúc luôn mãi. Nên, Ngài đã có nhiều phương cách để giúp con người đạt tới ơn cứu độ, qua việc dùng các trung gian đến an ủi, chăm sóc, và nâng đỡ con người khi con người gặp tai ương hoạn nạn. Ngài là Mục tử nhân lành luôn mong cho đàn chiên của mình luôn được ấm no và đông đủ. Nơi Bài đọc I đã minh định điều đó: “Chính Ta sẽ quy tụ đoàn chiên Ta còn sót lại từ khắp mọi miền Ta đã xua chúng đến. Ta sẽ đưa chúng về đồng cỏ của chúng; chúng sẽ sinh sôi nảy nở thật nhiều. Ta sẽ cho xuất hiện các mục tử để lãnh đạo chúng; họ sẽ chăn dắt chúng.” (Gr 23, 3-4). Chính Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su đã thi thố tình yêu kỳ diệu của Ngài trên dân Ngài. Thiên Chúa vô hình được hiện diện hữu hình nơi Ngôi Lời Nhập Thể để chạnh lòng thương trong mọi hoàn cảnh và đối với tất cả mọi người. Ngài gặp người mù, người mù được sáng vì Ngài yêu thương. Ngài gặp kẻ bại liệt, kẻ ấy liền đứng dậy vác chọng mà đi nhờ quyền năng yêu thương của Thiên Chúa nơi Đức Giê-su. Ngài gặp người phong cùi, vì yêu thương, Ngài không xa lánh nhưng gần gũi và đụng chạm lấy anh ta, cuối cùng anh ấy được khỏi bệnh. Ngài yêu thương người cha của đứa con gái vừa mới chết và xác nhận niềm tin chắc chắn của người cha để rồi đứa con được cứu sống. Vì tin vào quyền năng của Đức Giê-su và tình yêu chữa lành của Thiên Chúa, người đàn bà bị băng huyết 12 năm đã được khỏi bệnh.
Hơn nữa, chạnh lòng thương nơi Đức Giê-su khi Ngài thực sự nhìn thấy đám đông như bầy chiên không người chăm sóc. (Mc 6, 34). Sự lưu tâm và để ý đến thân phận con người, vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Không thể không chạnh lòng thương đối với con người được, vì bản chất của Thiên Chúa là Tình yêu. Mà vì yêu nên “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Một khi đã được ban cho con người vì tình yêu, Đức Giê-su không thể không thực thi tình yêu, không thể không chạnh lòng thương đối với con người. Vì thế, nhìn thấy con người gặp đau khổ và gian nan, là đương nhiên Đức Giê-su phải biểu lộ sự cảm thông và sự quan tâm ngay mà không chần chừ và lưỡng lự.
Đặc biệt đối với những kẻ bé mọn, những kẻ khiêm nhường, những kẻ nghèo đói, bệnh hoạn tật nguyền, những kẻ bị loại ra khỏi lề xã hội, những người tội lỗi, Chúa Giêsu càng phải chạnh lòng thương họ hơn bao giờ hết. Vì Ngài đã phán: “Ta đến không phải để kêu mời người công chính, nhưng để gọi kẻ tội lỗi ăn.”(Lc 5,32). Ngài chạnh lòng thương khi thấy họ vất vả, mang gắng nặng nề. Ngài chạnh lòng thương họ khi mời họ hãy mang lấy ách của Ngài và hãy học lấy sự hiền lành cũng như sự khiêm nhường của Ngài. (x. Mt 11,28-30). Ngài chạnh lòng thương khi dân chúng sai đường lạc lối và mong muốn họ hãy đi theo Ngài vì Ngài là đường, là sự thật và là sự sống. (x.Ga 14,6). Ngài chạnh lòng thương khi thấy các môn đệ buồn bã, thất vọng sau khi mất Thầy, Ngài đến đồng hành, an ủi, trấn an, giải thích Lời Chúa và cùng bẻ bánh với họ. (x.Lc 24,13-35). Ngài chạnh lòng thương các môn đệ khi các ông vất vả cả đêm mà không bắt được con cá nào và Ngài đã cho thu được những mẻ cá lạ lùng. (x.Lc 5,1-11). Ngài chạnh lòng thương khi các môn đệ phải đi ngược gió khi lái thuyền và Ngài đã làm cho gió yên biển lặng. (x.Mt 8,23-27). Ngài chạnh lòng thương khi các môn đệ bỏ thầy mà đi khi thầy bị bắt. Ngài chạnh lòng thương đối với Phêrô, khi chối thầy ba lần và ánh mắt nhân từ cũng như tha thứ của Ngài đã làm cho Phêrô khóc lóc ăn năn. (x.Lc 23,61-62).
Ngoài ra, Đức Giê-su còn chạnh lòng thương đối với những thành đã được nghe lời giảng cũng như chứng kiến các phép lạ mà không chịu ăn năn hối cải.(x.Mt 11,20-24). Ngài chạnh lòng thương đối với dân làng, quê hương khi không đón nhận Ngài.(x.Lc 4,24-30). Ngài chạnh lòng thương đối với những người cứng đầu cứng cổ không chịu tin vào Ngài. Ngài chạnh lòng thương và sẵn sàng tha thứ cho những kẻ đóng đinh Ngài. (x.Lc 23,34) Ngài chạnh lòng thương khi trao ban Đức Mẹ cho thánh Gioan và trao Gioan cho Đức Mẹ.(x.Ga 19,25-27). Ngài chạnh lòng thương đối với nhân loại khi sẵn sàng chịu chết trên cây Thập giá. (x.Mt 26,36-46). Ngài chạnh lòng thương khi trao ban Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ cho nhân loại. (x.Ga 14,15-21). Ngài chạnh lòng thương khi trao Mình Máu của Ngài cho con người để con người được sống đời đời. (x.Ga 6,41-51). Ngài chạnh lòng thương nên không muốn cho nhân loại mồ côi. Ngài chạnh lòng thương nên Ngài sẵn sàng dạy dỗ họ trong mọi nơi mọi lúc. Ngài chạnh lòng thương nên Ngài không nghĩ cho riêng mình nhưng trao ban tất cả cho muôn người.
Thật vậy, thay vì tìm nơi để Thầy trò nghỉ ngơi nhưng không, vì thương đám đông như đoàn chiên không người chăn dắt nên Thầy trò lại tiếp tục giảng dạy Lời Chúa cho họ. (x.Mc 6,34). Họ tìm đến với Chúa Giê-su vì họ đang khát Lời Chúa và sự bình an. Tình yêu nơi Thầy Giê-su không ngưng nghỉ nhưng là luôn luôn sẵn sàng trao ban ở mọi nơi mọi lúc miễn sao cho con người được sống và sống dồi dào.(x.Ga 10,10). Ngài chạnh lòng thương khi biết nối kết sự hiệp nhất như Thánh Phaolô đã khẳng định trong Bài đọc 2: “Thật vậy, chính Người là bình an của chúng ta: Người đã liên kết đôi bên, dân Do-thái và dân ngoại, thành một; Người đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét. Người đã huỷ bỏ Luật cũ gồm các điều răn và giới luật. Như vậy, khi thiết lập hoà bình, Người đã tác tạo đôi bên thành một người mới duy nhất nơi chính bản thân Người. Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên thập giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét.” (Ep 2,14-16).
Quả thật, cho dù Đức Giê-su là hình ảnh chạnh lòng thương của Thiên Chúa ở với nhân loại, nhưng Ngài vẫn chờ đợi sự đáp trả của con người. Vì thế, Thiên Chúa luôn luôn tôn trọng tự do của con người. Ngài luôn chạnh lòng thương nhưng con người có đón nhận được hay không là tuỳ thuộc vào sự cộng tác của con người. Như dân chúng trong Tin mừng hôm nay đã tìm gặp Đức Giê-su bằng mọi cách mà không ngại khó ngại khổ, kết quả là họ đã được Đức Giê-su tiếp nhận và được lắng nghe những lời giảng dạy đầy bình an của Ngài. Như vậy, ân sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su chỉ đến được với con người khi con người khiêm tốn nhận ra sự thiếu thốn của mình và nỗ lực tìm kiếm. Tôi có thực sự được Chúa chạnh lòng thương không? Tôi đang ở trong tình trạng nào để đón nhận tình yêu của Thiên Chúa: khiêm tốn tìm gặp Chúa hay kiêu căng loại trừ Chúa ra khỏi cuộc đời?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Gợi ý giảng lễ Chúa nhật 16 TNB)
Lúc này đây, trên toàn thế giới, nhất là tại Việt Nam, mọi người đang phải oằn mình và mệt mỏi để chống chọi với Đại Dịch Vũ Hán. Tình hình diễn biến Đại dịch ngày càng gia tăng con số nhiễm bệnh và tử vong. Điều này làm cho con người không những thiếu thốn đủ mọi thứ: ngoài việc phải ngưng nghỉ công việc, nhu yếu phẩm ít ỏi, bệnh viện hết chỗ cho các bệnh nhân F0, lương thực thực phẩm sẽ thiếu hụt trong nay mai,…mà mỗi người đang phải sống trong trạng huống hoang mang, lo sợ, chán nản và mất hết tinh thần. Trong bối cảnh này, là người tín hữu, chúng ta chỉ biết chạy đến với lòng thương xót của Thiên Chúa để xin Ngài thương đến nhân loại, nhất là những nơi đang bị dịch bệnh hoành hành và nếu đẹp ý Ngài, xin Ngài mau chấm dứt cơn Đại dịch gớm giếc này hầu mọi người trở lại cuộc sống bình an và hạnh phúc. Trong nhãn quan đức tin, chúng ta tin rằng hơn bao giờ hết Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô cũng đang nhìn thấy cảnh lầm than khốn khổ của con người và Ngài cũng đang chạnh lòng thương tới hết thảy chúng sinh. Chúa nhật 16 thường niên B hôm nay như lời trấn an cho mỗi chúng ta đang sống trong bối cảnh này. Chính Đức Giê-su đã chạnh lòng thương khi thấy dân chúng đông đúc như đàn chiên không có người chăm sóc. Hôm nay, Ngài cũng đang chạnh lòng thương mỗi chúng ta khi chúng ta đang đối diện với gian nan khốn khổ bởi Đại dịch Covid-19 này.
Quả thật, Thiên Chúa là tình yêu. Là Thiên Chúa toàn năng, toàn thiện, toàn mỹ, Ngài luôn mong muốn cho con người được sống và được hạnh phúc luôn mãi. Nên, Ngài đã có nhiều phương cách để giúp con người đạt tới ơn cứu độ, qua việc dùng các trung gian đến an ủi, chăm sóc, và nâng đỡ con người khi con người gặp tai ương hoạn nạn. Ngài là Mục tử nhân lành luôn mong cho đàn chiên của mình luôn được ấm no và đông đủ. Nơi Bài đọc I đã minh định điều đó: “Chính Ta sẽ quy tụ đoàn chiên Ta còn sót lại từ khắp mọi miền Ta đã xua chúng đến. Ta sẽ đưa chúng về đồng cỏ của chúng; chúng sẽ sinh sôi nảy nở thật nhiều. Ta sẽ cho xuất hiện các mục tử để lãnh đạo chúng; họ sẽ chăn dắt chúng.” (Gr 23, 3-4). Chính Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su đã thi thố tình yêu kỳ diệu của Ngài trên dân Ngài. Thiên Chúa vô hình được hiện diện hữu hình nơi Ngôi Lời Nhập Thể để chạnh lòng thương trong mọi hoàn cảnh và đối với tất cả mọi người. Ngài gặp người mù, người mù được sáng vì Ngài yêu thương. Ngài gặp kẻ bại liệt, kẻ ấy liền đứng dậy vác chọng mà đi nhờ quyền năng yêu thương của Thiên Chúa nơi Đức Giê-su. Ngài gặp người phong cùi, vì yêu thương, Ngài không xa lánh nhưng gần gũi và đụng chạm lấy anh ta, cuối cùng anh ấy được khỏi bệnh. Ngài yêu thương người cha của đứa con gái vừa mới chết và xác nhận niềm tin chắc chắn của người cha để rồi đứa con được cứu sống. Vì tin vào quyền năng của Đức Giê-su và tình yêu chữa lành của Thiên Chúa, người đàn bà bị băng huyết 12 năm đã được khỏi bệnh.
Hơn nữa, chạnh lòng thương nơi Đức Giê-su khi Ngài thực sự nhìn thấy đám đông như bầy chiên không người chăm sóc. (Mc 6, 34). Sự lưu tâm và để ý đến thân phận con người, vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Không thể không chạnh lòng thương đối với con người được, vì bản chất của Thiên Chúa là Tình yêu. Mà vì yêu nên “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Một khi đã được ban cho con người vì tình yêu, Đức Giê-su không thể không thực thi tình yêu, không thể không chạnh lòng thương đối với con người. Vì thế, nhìn thấy con người gặp đau khổ và gian nan, là đương nhiên Đức Giê-su phải biểu lộ sự cảm thông và sự quan tâm ngay mà không chần chừ và lưỡng lự.
Đặc biệt đối với những kẻ bé mọn, những kẻ khiêm nhường, những kẻ nghèo đói, bệnh hoạn tật nguyền, những kẻ bị loại ra khỏi lề xã hội, những người tội lỗi, Chúa Giêsu càng phải chạnh lòng thương họ hơn bao giờ hết. Vì Ngài đã phán: “Ta đến không phải để kêu mời người công chính, nhưng để gọi kẻ tội lỗi ăn.”(Lc 5,32). Ngài chạnh lòng thương khi thấy họ vất vả, mang gắng nặng nề. Ngài chạnh lòng thương họ khi mời họ hãy mang lấy ách của Ngài và hãy học lấy sự hiền lành cũng như sự khiêm nhường của Ngài. (x. Mt 11,28-30). Ngài chạnh lòng thương khi dân chúng sai đường lạc lối và mong muốn họ hãy đi theo Ngài vì Ngài là đường, là sự thật và là sự sống. (x.Ga 14,6). Ngài chạnh lòng thương khi thấy các môn đệ buồn bã, thất vọng sau khi mất Thầy, Ngài đến đồng hành, an ủi, trấn an, giải thích Lời Chúa và cùng bẻ bánh với họ. (x.Lc 24,13-35). Ngài chạnh lòng thương các môn đệ khi các ông vất vả cả đêm mà không bắt được con cá nào và Ngài đã cho thu được những mẻ cá lạ lùng. (x.Lc 5,1-11). Ngài chạnh lòng thương khi các môn đệ phải đi ngược gió khi lái thuyền và Ngài đã làm cho gió yên biển lặng. (x.Mt 8,23-27). Ngài chạnh lòng thương khi các môn đệ bỏ thầy mà đi khi thầy bị bắt. Ngài chạnh lòng thương đối với Phêrô, khi chối thầy ba lần và ánh mắt nhân từ cũng như tha thứ của Ngài đã làm cho Phêrô khóc lóc ăn năn. (x.Lc 23,61-62).
Ngoài ra, Đức Giê-su còn chạnh lòng thương đối với những thành đã được nghe lời giảng cũng như chứng kiến các phép lạ mà không chịu ăn năn hối cải.(x.Mt 11,20-24). Ngài chạnh lòng thương đối với dân làng, quê hương khi không đón nhận Ngài.(x.Lc 4,24-30). Ngài chạnh lòng thương đối với những người cứng đầu cứng cổ không chịu tin vào Ngài. Ngài chạnh lòng thương và sẵn sàng tha thứ cho những kẻ đóng đinh Ngài. (x.Lc 23,34) Ngài chạnh lòng thương khi trao ban Đức Mẹ cho thánh Gioan và trao Gioan cho Đức Mẹ.(x.Ga 19,25-27). Ngài chạnh lòng thương đối với nhân loại khi sẵn sàng chịu chết trên cây Thập giá. (x.Mt 26,36-46). Ngài chạnh lòng thương khi trao ban Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ cho nhân loại. (x.Ga 14,15-21). Ngài chạnh lòng thương khi trao Mình Máu của Ngài cho con người để con người được sống đời đời. (x.Ga 6,41-51). Ngài chạnh lòng thương nên không muốn cho nhân loại mồ côi. Ngài chạnh lòng thương nên Ngài sẵn sàng dạy dỗ họ trong mọi nơi mọi lúc. Ngài chạnh lòng thương nên Ngài không nghĩ cho riêng mình nhưng trao ban tất cả cho muôn người.
Thật vậy, thay vì tìm nơi để Thầy trò nghỉ ngơi nhưng không, vì thương đám đông như đoàn chiên không người chăn dắt nên Thầy trò lại tiếp tục giảng dạy Lời Chúa cho họ. (x.Mc 6,34). Họ tìm đến với Chúa Giê-su vì họ đang khát Lời Chúa và sự bình an. Tình yêu nơi Thầy Giê-su không ngưng nghỉ nhưng là luôn luôn sẵn sàng trao ban ở mọi nơi mọi lúc miễn sao cho con người được sống và sống dồi dào.(x.Ga 10,10). Ngài chạnh lòng thương khi biết nối kết sự hiệp nhất như Thánh Phaolô đã khẳng định trong Bài đọc 2: “Thật vậy, chính Người là bình an của chúng ta: Người đã liên kết đôi bên, dân Do-thái và dân ngoại, thành một; Người đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét. Người đã huỷ bỏ Luật cũ gồm các điều răn và giới luật. Như vậy, khi thiết lập hoà bình, Người đã tác tạo đôi bên thành một người mới duy nhất nơi chính bản thân Người. Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên thập giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét.” (Ep 2,14-16).
Quả thật, cho dù Đức Giê-su là hình ảnh chạnh lòng thương của Thiên Chúa ở với nhân loại, nhưng Ngài vẫn chờ đợi sự đáp trả của con người. Vì thế, Thiên Chúa luôn luôn tôn trọng tự do của con người. Ngài luôn chạnh lòng thương nhưng con người có đón nhận được hay không là tuỳ thuộc vào sự cộng tác của con người. Như dân chúng trong Tin mừng hôm nay đã tìm gặp Đức Giê-su bằng mọi cách mà không ngại khó ngại khổ, kết quả là họ đã được Đức Giê-su tiếp nhận và được lắng nghe những lời giảng dạy đầy bình an của Ngài. Như vậy, ân sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su chỉ đến được với con người khi con người khiêm tốn nhận ra sự thiếu thốn của mình và nỗ lực tìm kiếm. Tôi có thực sự được Chúa chạnh lòng thương không? Tôi đang ở trong tình trạng nào để đón nhận tình yêu của Thiên Chúa: khiêm tốn tìm gặp Chúa hay kiêu căng loại trừ Chúa ra khỏi cuộc đời?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương