Tại sao tôi không gặp được Đức Giêsu?
(Gợi ý giảng lễ Chúa nhật 14 TNB)
Câu chuyện minh họa:
Trong truyện cổ Trung Hoa có kể rằng: Dương Phủ lúc còn nhỏ nhà nghèo, nhưng hết sức cấy cầy để phụng dưỡng cha mẹ. Một hôm ông nghe bên đất Thục có ông Võ Tề đại sư rất nổi tiếng, ông liền xin song thân đến tầm sư học đạo. Đi được nửa đường, ông gặp một vị lão tăng bảo ông rằng:
– Được gặp Võ Tề đại sư chẳng bằng gặp Phật
Dương phủ hỏi: Phật ở đâu?
Lão tăng bảo rằng: ngươi cứ quay trở về, gặp người nào quấn vải trên người, đi dép ngược là chính Đức Phật đó.
Dương phủ nghe lời quay về, đi đường chẳng gặp ai cả. Về tới nhà, đêm khuya, trời tối, ông gọi ngoài cửa. Mẹ ông nghe tiếng con mừng quá, chạy vội ra, quấn vội chiếc mền vào người, đi đôi dép ngược ra mở cửa cho ông. Bấy giờ ông nhìn kỹ, giống như hình dáng Đức Phật mà lão tăng đã mô tả.
Từ đó, ông mới hiểu ra rằng: Phật chẳng ở đâu xa mà là chính cha mẹ ở trong nhà.
Nhận biết chính mình và nhận biết tha nhân không phải là chuyện dễ dàng trong cuộc sống đời thường của chúng ta. Vì hình như ai ai cũng thích chính mình hơn người khác. Ai ai cũng thích sống tự khép mình, bảo vệ mình và lấy mình là trung tâm cho người khác. Vì thế, mối tương quan với nhau xem ra dễ dàng xảy ra xung đột trong lối sống hằng ngày. Vì thành kiến, vì kênh kệ và kiêu căng của chính mình nên khó chấp nhận anh chị em chung quanh. Đây cũng là lối sống của dân làng Nazaret khi đối xử với Đức Giê-su, Thiên Chúa làm người mà Tin mừng Chúa nhật 14 thường niên B hôm nay trình thuật. Họ đã không đón nhận Đức Giê-su vì ngài xuất phát từ ngôi làng thôn quê này dẫu lời giảng dạy đầy khôn ngoan kèm theo nhiều phép lạ của Đức Giê-su.
Đức Giê-su là Thiên Chúa hữu hình - yêu - sẵn sàng trao ban mọi ơn lành cho những ai thành tâm thiện chí và tin vào Ngài. Ngài tôn trọng tự do của con người. Luôn mong muốn con người được hạnh phúc và bình an. Thiên Chúa đó đã mang hai bản tính: bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người. Đức Giê-su, Ngôi Lời nhập thể, mang bản tính nhân loại nên sống rất gần gũi và giản dị đến nỗi mọi người, nhất là dân làng Nazaret đã không nhận ra Ngài là Thiên Chúa ở cùng nhân loại, thay vào đó, họ xem Ngài như người thợ mộc bình thường, như bao người dân quê khác. Họ chỉ nghĩ rằng Đấng Messia phải là người oai phong mãnh liệt, uy quyền và hùng dũng. Cho nên, họ đã không thể chấp nhận một Đức Giê-su con bác thợ mộc Giuse và bà Maria sống cùng làng với họ.
Họ quên mất rằng con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Họ quên mất rằng ‘nhờ ánh sáng tự nhiên của lý trí con người, con người có thể nhận biết cách chắc chắn về Thiên Chúa như là nguyên lý và cùng đích của mọi loài.’ (x. Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 36). Nhưng chúng ta muốn biết tại sao dân làng Nazaret đã không đón nhận Đức Giê-su?
Quả thật, như chúng ta đã biết khi ai đó tự cao tự đại, kiêu căng, cậy sức mình, thượng tôn chủ nghĩa cá nhân thì dễ dàng khinh miệt người khác. Hơn nữa, họ có thể tự cho mình là khôn ngoan, là cái rốn của vũ trụ, là số một; không ai có thể hơn mình; tự mình giải quyết được mọi sự; mình là sao, là hạt giống tốt,…Nghĩ như vậy nên họ bất cần, chẳng cần đến ai, có thể khinh rẻ tất cả mọi người, chê bai kèm theo trách móc, luôn thành kiến hay xét đoán tiêu cực đối phương và phân biệt đối xử. Sống như vậy nên họ tạo bầu khí phản loạn, phá hoại, gây mất tình đoàn kết và tình liên đới. Họ cứng đầu cứng cổ, không nghe ai khuyên bảo, lì lợm, vô tổ chức, vô cảm, bất nhân hoặc bất tri lý,…Đọc lại phụng vụ Lời Chúa hôm nay, chúng ta nhận thấy, nơi bài đọc I, (Ed 2, 2-5) dân Israen cũng đã sống xa cách Thiên Chúa của mình qua cách sống phản loạn và ngông cuồng. Cũng vậy, nơi bài Tin mừng, (Mc 6,1-6) chúng ta bắt gặp dân làng Nazaret có thể đang rơi vào cách sống đó khi đối diện với Đức Giê-su. Khi họ khư khư với lối sống thành kiến và coi thường đối với Đức Giê-su dẫu lời giảng dạy đầy khôn ngoan kèm theo nhiều phép lạ của Ngài.
Thật vậy, đứng trước những cách sống vô luân và sai lầm đó, Thiên Chúa đã dùng nhiều cách thế, dùng nhiều trung gian đến để kêu gọi và giúp con người nhận ra cái sai đường lạc nẻo, cũng như vạch trần những cái tội, cái phản loạn, cái xấu xa, cái bất chính, cái yếu đuối,…để mong con người quyết tâm từ bỏ, ăn năn sám hối, dốc lòng chừa hầu trở về làm lại cuộc đời, trở về với Chúa và với anh chị em. Vì thế, con người cần biết bỏ đi cái ý riêng, cái tôi, cái kiêu căng, cái phản loạn để sống khiêm nhường, sống cho, sống cùng, sống với Chúa, với tha nhân và với vũ trụ thiên nhiên. Vì không ai là một hòn đảo. Do đó, khi con người chấp nhận trở về là dám chấp nhận khử trừ đi những thành kiến, những phán xét chủ quan để sống quảng đại hơn, yêu mến hơn và tin tưởng hơn,…Hơn nữa, con người cần năng xét mình để dễ nhận thấy tội và yếu đuối của mình nhằm tin vào sức mạnh của Chúa và tin Đấng có uy quyền ban phát mọi sự; năng bỏ mình để gặp gỡ Chúa và anh chị em. Lối sống liên đới với Chúa, với tha nhân là lối sống xây nhịp cầu yêu thương và gắn kết để tăng thêm sức mạnh cho bản thân cũng như tránh đi sự cô đơn chán chường trong cuộc sống.
Điều này, nơi bài đọc II, (2Cr 12, 7-10) Thánh Phaolô đã để lại mẫu gương cho mỗi chúng ta là biết nhận ra sai trái, cái tính kiêu căng của bản thân, biết nhận ra cái yếu đuối của chính mình để sức mạnh của Chúa được lớn lên và hoạt động trong con người của mình. Quả thật, khiêm nhường nhận ra những thiếu sót, mỏng giòn, yếu đuối của bản thân là cách thức dễ dàng đón nhận ân sủng của Chúa, dễ dàng để Chúa đi vào trong cuộc đời của mình. Người kiêu căng thì khó lòng đón nhận được ân lộc của Chúa và ngược lại Chúa sẽ rất khó để cư ngụ nơi tâm hồn của những con người như thế. Vì họ tự mình loại bỏ Thiên Chúa và tha nhân ra khỏi chính mình thì làm sao Chúa và anh chị em có chỗ để hiện diện.
Dân làng Nazaret phải chăng cũng là lối sống của mỗi chúng ta? Vì biết rõ về gia cảnh, biết rõ thân thể và công việc của Đức Giê-su nên đã dễ dàng thành kiến dù có thành công. Vẫn ngạc nhiên qua các phép lạ cũng như những lời giảng dạy của Đức Giê-su, nhưng với não trạng ‘gần chùa gọi bụt bằng anh’ nên họ đã xem thường Chúa Giê-su và không thể đón nhận được ‘con người quê mùa’ này theo cách nhìn của họ. Vì cách sống, cách nhìn của họ như thế, Chúa Giê-su đã không ngần ngại nói lên ‘bụt nhà không thiêng’, “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi.” (Mc 6, 4). Đương nhiên, lối hành xử của họ đã ngăn cản họ đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa. Tự họ tách rời và chia cắt chính mình ra khỏi cuộc chơi, là đón nhận Chúa và anh chị em. Tự họ chọn con đường mù quáng hơn là ánh sáng soi đường từ Chúa. Tự họ khép kín chính bản thân họ thì làm sao Chúa có thể trao ban, gặp gỡ và đi vào trong cuộc đời của họ được. Tự họ đóng cửa và không chịu mở mỗi khi nghe tiếng gõ từ Chúa thì làm sao họ gặp được Chúa và đón nhận ân sủng của Ngài. Tự họ đi vào ngõ cụt của cuộc đời mà Chúa cũng không thể can thiệp được. Tự họ khước từ những điều hay lẽ phải bên ngoài để khư khư sống trong sự ‘tù ngạt’ của những tội lỗi êm ái. Như vậy, dù Thiên Chúa có đầy lòng xót thương và là Đấng luôn luôn sẵn sàng trao ban ân sủng của Ngài cho con người đi chăng nữa, nhưng nếu con người không sẵn sàng, không mong muốn hay từ chối thẳng thừng thì ân sủng đó vẫn không thể được trao ban. Chính vì thế, muốn gặp được Chúa, muốn đón nhận được sự bình an hay ân lộc từ Chúa, con người cần có sự cộng tác đích thực hay cần nỗ lực bỏ đi cái tôi, cái kênh kệ của mình. Hay nói khác đi, ân sủng Chúa vẫn luôn luôn có đó, vẫn luôn trao ban, muốn lãnh nhận, con người phải khiêm tốn và nhận ra sự thiếu thốn của chính mình để Chúa dễ dàng đi vào trong cuộc đời. Một Phaolô đã là gương mẫu cho chúng ta về điều này khi thánh nhân biết tự hào về những yếu đuối của bản thân để sức mạnh của Chúa chiếm trọn. “Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh.” (2Cr 12,10).
Tóm lại, ân sủng của Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su vẫn tiếp tục được trao ban liên lỉ trong hành trình sống của con người chúng ta. Để đón nhận được những món quà vô giá đó, con người cần biết khiêm tốn và vui vẻ dâng hiến hơn là kiêu hãnh và tự phụ. Hơn nữa, con người cần dẹp bỏ đi tính ngông cuồng của mình để biết vâng lời Thiên Chúa và tuân giữ các giới răn của Ngài. Đặc biệt, trong cuộc sống, con người được mời gọi hãy biết sống vị tha, quảng đại và chân thành với nhau thay vì sống trong thái độ thành kiến, khinh miệt và loại trừ nhau. Phải chăng đây là cách thức chúng ta sống chứng nhân Tin mừng giữa lòng thế giới?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Gợi ý giảng lễ Chúa nhật 14 TNB)
Câu chuyện minh họa:
Trong truyện cổ Trung Hoa có kể rằng: Dương Phủ lúc còn nhỏ nhà nghèo, nhưng hết sức cấy cầy để phụng dưỡng cha mẹ. Một hôm ông nghe bên đất Thục có ông Võ Tề đại sư rất nổi tiếng, ông liền xin song thân đến tầm sư học đạo. Đi được nửa đường, ông gặp một vị lão tăng bảo ông rằng:
– Được gặp Võ Tề đại sư chẳng bằng gặp Phật
Dương phủ hỏi: Phật ở đâu?
Lão tăng bảo rằng: ngươi cứ quay trở về, gặp người nào quấn vải trên người, đi dép ngược là chính Đức Phật đó.
Dương phủ nghe lời quay về, đi đường chẳng gặp ai cả. Về tới nhà, đêm khuya, trời tối, ông gọi ngoài cửa. Mẹ ông nghe tiếng con mừng quá, chạy vội ra, quấn vội chiếc mền vào người, đi đôi dép ngược ra mở cửa cho ông. Bấy giờ ông nhìn kỹ, giống như hình dáng Đức Phật mà lão tăng đã mô tả.
Từ đó, ông mới hiểu ra rằng: Phật chẳng ở đâu xa mà là chính cha mẹ ở trong nhà.
Nhận biết chính mình và nhận biết tha nhân không phải là chuyện dễ dàng trong cuộc sống đời thường của chúng ta. Vì hình như ai ai cũng thích chính mình hơn người khác. Ai ai cũng thích sống tự khép mình, bảo vệ mình và lấy mình là trung tâm cho người khác. Vì thế, mối tương quan với nhau xem ra dễ dàng xảy ra xung đột trong lối sống hằng ngày. Vì thành kiến, vì kênh kệ và kiêu căng của chính mình nên khó chấp nhận anh chị em chung quanh. Đây cũng là lối sống của dân làng Nazaret khi đối xử với Đức Giê-su, Thiên Chúa làm người mà Tin mừng Chúa nhật 14 thường niên B hôm nay trình thuật. Họ đã không đón nhận Đức Giê-su vì ngài xuất phát từ ngôi làng thôn quê này dẫu lời giảng dạy đầy khôn ngoan kèm theo nhiều phép lạ của Đức Giê-su.
Đức Giê-su là Thiên Chúa hữu hình - yêu - sẵn sàng trao ban mọi ơn lành cho những ai thành tâm thiện chí và tin vào Ngài. Ngài tôn trọng tự do của con người. Luôn mong muốn con người được hạnh phúc và bình an. Thiên Chúa đó đã mang hai bản tính: bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người. Đức Giê-su, Ngôi Lời nhập thể, mang bản tính nhân loại nên sống rất gần gũi và giản dị đến nỗi mọi người, nhất là dân làng Nazaret đã không nhận ra Ngài là Thiên Chúa ở cùng nhân loại, thay vào đó, họ xem Ngài như người thợ mộc bình thường, như bao người dân quê khác. Họ chỉ nghĩ rằng Đấng Messia phải là người oai phong mãnh liệt, uy quyền và hùng dũng. Cho nên, họ đã không thể chấp nhận một Đức Giê-su con bác thợ mộc Giuse và bà Maria sống cùng làng với họ.
Họ quên mất rằng con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Họ quên mất rằng ‘nhờ ánh sáng tự nhiên của lý trí con người, con người có thể nhận biết cách chắc chắn về Thiên Chúa như là nguyên lý và cùng đích của mọi loài.’ (x. Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 36). Nhưng chúng ta muốn biết tại sao dân làng Nazaret đã không đón nhận Đức Giê-su?
Quả thật, như chúng ta đã biết khi ai đó tự cao tự đại, kiêu căng, cậy sức mình, thượng tôn chủ nghĩa cá nhân thì dễ dàng khinh miệt người khác. Hơn nữa, họ có thể tự cho mình là khôn ngoan, là cái rốn của vũ trụ, là số một; không ai có thể hơn mình; tự mình giải quyết được mọi sự; mình là sao, là hạt giống tốt,…Nghĩ như vậy nên họ bất cần, chẳng cần đến ai, có thể khinh rẻ tất cả mọi người, chê bai kèm theo trách móc, luôn thành kiến hay xét đoán tiêu cực đối phương và phân biệt đối xử. Sống như vậy nên họ tạo bầu khí phản loạn, phá hoại, gây mất tình đoàn kết và tình liên đới. Họ cứng đầu cứng cổ, không nghe ai khuyên bảo, lì lợm, vô tổ chức, vô cảm, bất nhân hoặc bất tri lý,…Đọc lại phụng vụ Lời Chúa hôm nay, chúng ta nhận thấy, nơi bài đọc I, (Ed 2, 2-5) dân Israen cũng đã sống xa cách Thiên Chúa của mình qua cách sống phản loạn và ngông cuồng. Cũng vậy, nơi bài Tin mừng, (Mc 6,1-6) chúng ta bắt gặp dân làng Nazaret có thể đang rơi vào cách sống đó khi đối diện với Đức Giê-su. Khi họ khư khư với lối sống thành kiến và coi thường đối với Đức Giê-su dẫu lời giảng dạy đầy khôn ngoan kèm theo nhiều phép lạ của Ngài.
Thật vậy, đứng trước những cách sống vô luân và sai lầm đó, Thiên Chúa đã dùng nhiều cách thế, dùng nhiều trung gian đến để kêu gọi và giúp con người nhận ra cái sai đường lạc nẻo, cũng như vạch trần những cái tội, cái phản loạn, cái xấu xa, cái bất chính, cái yếu đuối,…để mong con người quyết tâm từ bỏ, ăn năn sám hối, dốc lòng chừa hầu trở về làm lại cuộc đời, trở về với Chúa và với anh chị em. Vì thế, con người cần biết bỏ đi cái ý riêng, cái tôi, cái kiêu căng, cái phản loạn để sống khiêm nhường, sống cho, sống cùng, sống với Chúa, với tha nhân và với vũ trụ thiên nhiên. Vì không ai là một hòn đảo. Do đó, khi con người chấp nhận trở về là dám chấp nhận khử trừ đi những thành kiến, những phán xét chủ quan để sống quảng đại hơn, yêu mến hơn và tin tưởng hơn,…Hơn nữa, con người cần năng xét mình để dễ nhận thấy tội và yếu đuối của mình nhằm tin vào sức mạnh của Chúa và tin Đấng có uy quyền ban phát mọi sự; năng bỏ mình để gặp gỡ Chúa và anh chị em. Lối sống liên đới với Chúa, với tha nhân là lối sống xây nhịp cầu yêu thương và gắn kết để tăng thêm sức mạnh cho bản thân cũng như tránh đi sự cô đơn chán chường trong cuộc sống.
Điều này, nơi bài đọc II, (2Cr 12, 7-10) Thánh Phaolô đã để lại mẫu gương cho mỗi chúng ta là biết nhận ra sai trái, cái tính kiêu căng của bản thân, biết nhận ra cái yếu đuối của chính mình để sức mạnh của Chúa được lớn lên và hoạt động trong con người của mình. Quả thật, khiêm nhường nhận ra những thiếu sót, mỏng giòn, yếu đuối của bản thân là cách thức dễ dàng đón nhận ân sủng của Chúa, dễ dàng để Chúa đi vào trong cuộc đời của mình. Người kiêu căng thì khó lòng đón nhận được ân lộc của Chúa và ngược lại Chúa sẽ rất khó để cư ngụ nơi tâm hồn của những con người như thế. Vì họ tự mình loại bỏ Thiên Chúa và tha nhân ra khỏi chính mình thì làm sao Chúa và anh chị em có chỗ để hiện diện.
Dân làng Nazaret phải chăng cũng là lối sống của mỗi chúng ta? Vì biết rõ về gia cảnh, biết rõ thân thể và công việc của Đức Giê-su nên đã dễ dàng thành kiến dù có thành công. Vẫn ngạc nhiên qua các phép lạ cũng như những lời giảng dạy của Đức Giê-su, nhưng với não trạng ‘gần chùa gọi bụt bằng anh’ nên họ đã xem thường Chúa Giê-su và không thể đón nhận được ‘con người quê mùa’ này theo cách nhìn của họ. Vì cách sống, cách nhìn của họ như thế, Chúa Giê-su đã không ngần ngại nói lên ‘bụt nhà không thiêng’, “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi.” (Mc 6, 4). Đương nhiên, lối hành xử của họ đã ngăn cản họ đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa. Tự họ tách rời và chia cắt chính mình ra khỏi cuộc chơi, là đón nhận Chúa và anh chị em. Tự họ chọn con đường mù quáng hơn là ánh sáng soi đường từ Chúa. Tự họ khép kín chính bản thân họ thì làm sao Chúa có thể trao ban, gặp gỡ và đi vào trong cuộc đời của họ được. Tự họ đóng cửa và không chịu mở mỗi khi nghe tiếng gõ từ Chúa thì làm sao họ gặp được Chúa và đón nhận ân sủng của Ngài. Tự họ đi vào ngõ cụt của cuộc đời mà Chúa cũng không thể can thiệp được. Tự họ khước từ những điều hay lẽ phải bên ngoài để khư khư sống trong sự ‘tù ngạt’ của những tội lỗi êm ái. Như vậy, dù Thiên Chúa có đầy lòng xót thương và là Đấng luôn luôn sẵn sàng trao ban ân sủng của Ngài cho con người đi chăng nữa, nhưng nếu con người không sẵn sàng, không mong muốn hay từ chối thẳng thừng thì ân sủng đó vẫn không thể được trao ban. Chính vì thế, muốn gặp được Chúa, muốn đón nhận được sự bình an hay ân lộc từ Chúa, con người cần có sự cộng tác đích thực hay cần nỗ lực bỏ đi cái tôi, cái kênh kệ của mình. Hay nói khác đi, ân sủng Chúa vẫn luôn luôn có đó, vẫn luôn trao ban, muốn lãnh nhận, con người phải khiêm tốn và nhận ra sự thiếu thốn của chính mình để Chúa dễ dàng đi vào trong cuộc đời. Một Phaolô đã là gương mẫu cho chúng ta về điều này khi thánh nhân biết tự hào về những yếu đuối của bản thân để sức mạnh của Chúa chiếm trọn. “Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh.” (2Cr 12,10).
Tóm lại, ân sủng của Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su vẫn tiếp tục được trao ban liên lỉ trong hành trình sống của con người chúng ta. Để đón nhận được những món quà vô giá đó, con người cần biết khiêm tốn và vui vẻ dâng hiến hơn là kiêu hãnh và tự phụ. Hơn nữa, con người cần dẹp bỏ đi tính ngông cuồng của mình để biết vâng lời Thiên Chúa và tuân giữ các giới răn của Ngài. Đặc biệt, trong cuộc sống, con người được mời gọi hãy biết sống vị tha, quảng đại và chân thành với nhau thay vì sống trong thái độ thành kiến, khinh miệt và loại trừ nhau. Phải chăng đây là cách thức chúng ta sống chứng nhân Tin mừng giữa lòng thế giới?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương