Đức Giêsu Lên Trời, Ta Hãy Xin Ái Mộ Những Sự Trên Trời.
Giữa giông tố bão bùng của Đại dịch Covid -19 đang lan tràn và hoành hành khắp cả và nhân loại, dường như con người chùn bước và cảm thấy thất bại hoàn toàn, chúng ta lại được loé lên tia hy vọng đích thực từ niềm tin vào Thiên Chúa. Chỉ nơi Chúa mọi sự mới được giải cứu và bình an. “Đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được” (Mc 10, 27). Ngày lễ Chúa Giê-su Lên Trời như một niềm hy vọng lớn lao để con người biết đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời Nhập Thể. Như vậy, Đức Giê-su Lên Trời có ý nghĩa gì? Ngài lên trời có phải là xa lìa chúng ta không? Đức Giê-su Lên Trời còn để lại di chúc gì cho con người? Chúng ta phải ái mộ những sự trên trời như thế nào? Đó là những câu hỏi mà chúng ta sẽ cùng nhau suy niệm sau đây.
Quả thật, “Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa.”(Cv 1, 9) và “Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa.” (Mc 16, 19). Nói Đức Giê-su Lên Trời là lên ở đâu? Trời ở đây không phải là địa điểm vật lý, nhưng là tình trạng thiêng liêng, là ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng. Trời ở đây cũng là thiên đàng, là nơi có Chúa hiện diện, là hưởng hạnh phúc đời đời bên Chúa. Đức Giê-su Lên Trời là trở về với Chúa Cha, là mang theo bản tính nhân loại lên cùng Chúa Cha. Nhờ đó, loài người chúng ta có một niềm hy vọng chắc chắn rằng:“Chúa Giê-su là Đầu của Hội Thánh, đã đi trước chúng ta vào Nước vinh hiển của Chúa Cha, để chúng ta, là chi thể của Thân Thể Người, sống trong niềm hy vọng một ngày kia sẽ được vĩnh viễn ở với Người.” (GLHTCG, số 666).
Hơn nữa, Đức Giê-su Lên Trời là để dọn chỗ cho con người lên sau. “Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.(Ga 14, 2-3). Đức Giê-su Lên Trời nhưng Ngài không bỏ chúng ta mồ côi. Ngài vẫn hiện diện cách mới mẻ khi trao ban Thánh Thần cho con người. “Chúa Giê-su Ki-tô, đã tiến vào cung thánh trên trời một lần cho mãi mãi, không ngừng chuyển cầu cho chúng ta với tư cách là Đấng trung gian, Đấng luôn luôn tuôn ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta.” (GLHTCG, số 667). Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, Ngài hiện diện là Chúa Chúa và Chúa Con, Ngôi Lời Nhập Thể hiện diện. Chúa Giê-su Lên Trời không có nghĩa là Ngài không ở với chúng ta nữa, nhưng từ nay Ngài là trung gian đắc lực để chuyển cầu ân sủng Thiên Chúa cho con người và đón nhận những nhu cầu ước nguyện của con người dâng lên trước tôn nhan Thiên Chúa. Chúa Giê-su Lên Trời nhưng Ngài vẫn hiện diện với các môn đệ trong mọi nơi mọi lúc trong mọi hoạt động: “Có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.” (Mc 16, 20). Chúa Giê-su Lên Trời cũng là lúc Chúa đi vào cõi lòng, tâm hồn của mỗi chúng ta. Từ nay, ở đâu có niềm vui, có bình an và ân sủng dồi dào là ở đó có Chúa. Từ nay, những lúc ta yêu thương, gặp gỡ, nối kết, giúp đỡ nhau là Chúa đang hiện diện. Chúa hiện diện nơi đâu, nơi đó là thiên đàng. Thiên đàng không phải nơi đâu xa lạ nhưng đó là tình trạng có Chúa ở cùng, là sống yêu người thân cận, là giúp đỡ kẻ cô thể cô thân, là dấn thân hy sinh phục vụ, là sống khiêm nhường và hiền lành trong mọi nơi mọi lúc,…Như vậy, thiên đàng đâu ở xa chúng ta, nhưng đang hiện diện mỗi khi chúng ta thực thi điều răn của Chúa trong đời sống thường ngày.
Nói cách khác, Chúa Giê-su Lên Trời cũng có nghĩa là Chúa Giê-su đã hoàn thành sứ vụ Chúa Cha giao phó: là chấp nhận làm người, giống con người mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi; là yêu thương và hy sinh mọi sự vì nhân loại ngay cả cái chết. Ngài đã hoàn thành một cách xuất sắc khi vì tình yêu mà sẵn sàng hiến mạng sống cho nhân loại tội lỗi. Việc Ngài Lên Trời hay Về Trời là về nơi Ngài đã xuất phát, là về ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng. Việc Ngài Lên Trời như là phần thưởng xứng đáng mà Chúa Cha dành cho Ngài. Việc Ngài Lên Trời như muốn mời gọi tất cả mọi người hãy hướng về trời, hướng về thiên đàng, nơi vui vẻ đời đời bên Chúa.
Phần chúng ta, chúng ta được gọi là Ki-tô hữu, là người thuộc về Chúa Ki-tô, là người nghe Chúa Ki-tô, là người sống như/ sống trong/ sống cùng Chúa Ki-tô, thì chúng ta cũng được ‘Lên Trời’ với Chúa Ki-tô. Chúa Ki-tô không bỏ chúng ta mồ côi đâu, nhưng Ngài đi để dọn chỗ cho chúng ta như lời Ngài đã hứa. Trong khi chờ đợi Ngài dọn chỗ, Ngài cũng đã ban Thánh Thần, Đấng bảo trợ ở cùng chúng ta để hướng dẫn và thánh hoá mọi công ăn việc làm của chúng ta nhằm xứng đáng ‘Lên Trời’ cùng Chúa trong ngày sau hết.
Mặt khác, khi suy ngắm mầu nhiệm Năm sự Mừng, chúng ta suy gẫm nơi thứ hai: ‘Chúa Giêsu lên trời, ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời’: tại sao lại xin cho được ái mộ hay yêu mến những sự trên trời? Những sự trên trời là những sự gì? Phải chăng đó là những hoa quả của Chúa Thánh Thần: Bác ái, vui vẻ, bình an, kiên nhẫn, nhân từ, hoà nhã, hiền lành, tin tưởng, nhã nhặn, tiết độ và trong sạch? (x.Gl 5, 22-23). Yêu mến sự trên trời là luôn hướng thượng/ thượng giới thay vì hạ giới. “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới”.(Cl 3,1-2); yêu mến sự trên trời là năng làm sự thiện thay vì gian ác; là hướng đến sự yêu thương, quan tâm và quảng đại với tha nhân thay vì hận thù, ghen ghét, dửng dưng, loại trừ,…Khi chúng ta thực hành những điều răn Chúa dạy là Mến Chúa – Yêu người là chúng ta đang ái mộ những sự trên trời rồi. Quả thật, ái mộ sự trên trời là hướng đến đời sống thiêng liêng, là hướng về thiên đàng dầu chúng ta đang sống nơi trần gian đầy khó khăn và thử thách. Chúa Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời Nhập Thể đã ở cùng chúng ta và đã trải qua với biết bao thăng trầm cũng như gian khổ. Ngài đã chịu chết, đã sống lại và hôm nay Lên Trời ngự bên hữu với Chúa Cha. Là con cái của Chúa, chúng ta cũng cố gắng nỗ lực chiến đấu với 3 thù là ma quỷ, thế gian và xác thịt để khi hoàn tất cuộc sống lữ thứ này, chúng ta cũng được ‘Lên Trời’ cùng với Đức Giê-su Ki-tô, cùng với Đức Maria và cùng với các thánh. Thật vậy, khi chúng ta sống ái mộ những sự trên trời bằng những hành động cụ thể là chúng ta đang thực hiện di chúc của Chúa Giê-su trước khi Ngài về Trời: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn không tin, thì sẽ bị kết án.”(Mc 16, 15-16)
Tóm lại, Đức Giê-su Lên Trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha là một “biến cố vừa có tính lịch sử đồng thời vừa có tính siêu việt, đánh dấu sự chuyển đổi từ vinh quang này đến vinh quang kia.” ( x.GLHTCG, số 660). Từ nay, chúng ta sống trong niềm hy vọng rằng là chúng ta có một quê hương đích thực là Thiên đàng, là ‘Trời’, là nơi sẽ được hưởng hạnh phúc viên mãn với Thiên Chúa Ba Ngôi cũng như các thánh. Cho nên, giữa biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, nhất là giữa đại dịch Covid-19 đang hoành hành dữ dội, mỗi chúng ta hãy biết hướng về Chúa, hướng về Trời, hướng về Thiên đàng vì chỉ có Chúa mới giải thoát chúng ta và thế giới thoát khỏi mọi sự. Chỉ nơi Chúa mà thôi, chúng ta mới được an lòng và hạnh phúc. Tiền tài, danh lợi thú chỉ là hạnh phúc chóng qua và tàn lụi, chúng ta không nên bám víu vào những thứ đó nhưng biết hãy bén rễ sâu vào Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Giữa giông tố bão bùng của Đại dịch Covid -19 đang lan tràn và hoành hành khắp cả và nhân loại, dường như con người chùn bước và cảm thấy thất bại hoàn toàn, chúng ta lại được loé lên tia hy vọng đích thực từ niềm tin vào Thiên Chúa. Chỉ nơi Chúa mọi sự mới được giải cứu và bình an. “Đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được” (Mc 10, 27). Ngày lễ Chúa Giê-su Lên Trời như một niềm hy vọng lớn lao để con người biết đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời Nhập Thể. Như vậy, Đức Giê-su Lên Trời có ý nghĩa gì? Ngài lên trời có phải là xa lìa chúng ta không? Đức Giê-su Lên Trời còn để lại di chúc gì cho con người? Chúng ta phải ái mộ những sự trên trời như thế nào? Đó là những câu hỏi mà chúng ta sẽ cùng nhau suy niệm sau đây.
Quả thật, “Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa.”(Cv 1, 9) và “Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa.” (Mc 16, 19). Nói Đức Giê-su Lên Trời là lên ở đâu? Trời ở đây không phải là địa điểm vật lý, nhưng là tình trạng thiêng liêng, là ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng. Trời ở đây cũng là thiên đàng, là nơi có Chúa hiện diện, là hưởng hạnh phúc đời đời bên Chúa. Đức Giê-su Lên Trời là trở về với Chúa Cha, là mang theo bản tính nhân loại lên cùng Chúa Cha. Nhờ đó, loài người chúng ta có một niềm hy vọng chắc chắn rằng:“Chúa Giê-su là Đầu của Hội Thánh, đã đi trước chúng ta vào Nước vinh hiển của Chúa Cha, để chúng ta, là chi thể của Thân Thể Người, sống trong niềm hy vọng một ngày kia sẽ được vĩnh viễn ở với Người.” (GLHTCG, số 666).
Hơn nữa, Đức Giê-su Lên Trời là để dọn chỗ cho con người lên sau. “Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.(Ga 14, 2-3). Đức Giê-su Lên Trời nhưng Ngài không bỏ chúng ta mồ côi. Ngài vẫn hiện diện cách mới mẻ khi trao ban Thánh Thần cho con người. “Chúa Giê-su Ki-tô, đã tiến vào cung thánh trên trời một lần cho mãi mãi, không ngừng chuyển cầu cho chúng ta với tư cách là Đấng trung gian, Đấng luôn luôn tuôn ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta.” (GLHTCG, số 667). Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, Ngài hiện diện là Chúa Chúa và Chúa Con, Ngôi Lời Nhập Thể hiện diện. Chúa Giê-su Lên Trời không có nghĩa là Ngài không ở với chúng ta nữa, nhưng từ nay Ngài là trung gian đắc lực để chuyển cầu ân sủng Thiên Chúa cho con người và đón nhận những nhu cầu ước nguyện của con người dâng lên trước tôn nhan Thiên Chúa. Chúa Giê-su Lên Trời nhưng Ngài vẫn hiện diện với các môn đệ trong mọi nơi mọi lúc trong mọi hoạt động: “Có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.” (Mc 16, 20). Chúa Giê-su Lên Trời cũng là lúc Chúa đi vào cõi lòng, tâm hồn của mỗi chúng ta. Từ nay, ở đâu có niềm vui, có bình an và ân sủng dồi dào là ở đó có Chúa. Từ nay, những lúc ta yêu thương, gặp gỡ, nối kết, giúp đỡ nhau là Chúa đang hiện diện. Chúa hiện diện nơi đâu, nơi đó là thiên đàng. Thiên đàng không phải nơi đâu xa lạ nhưng đó là tình trạng có Chúa ở cùng, là sống yêu người thân cận, là giúp đỡ kẻ cô thể cô thân, là dấn thân hy sinh phục vụ, là sống khiêm nhường và hiền lành trong mọi nơi mọi lúc,…Như vậy, thiên đàng đâu ở xa chúng ta, nhưng đang hiện diện mỗi khi chúng ta thực thi điều răn của Chúa trong đời sống thường ngày.
Nói cách khác, Chúa Giê-su Lên Trời cũng có nghĩa là Chúa Giê-su đã hoàn thành sứ vụ Chúa Cha giao phó: là chấp nhận làm người, giống con người mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi; là yêu thương và hy sinh mọi sự vì nhân loại ngay cả cái chết. Ngài đã hoàn thành một cách xuất sắc khi vì tình yêu mà sẵn sàng hiến mạng sống cho nhân loại tội lỗi. Việc Ngài Lên Trời hay Về Trời là về nơi Ngài đã xuất phát, là về ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng. Việc Ngài Lên Trời như là phần thưởng xứng đáng mà Chúa Cha dành cho Ngài. Việc Ngài Lên Trời như muốn mời gọi tất cả mọi người hãy hướng về trời, hướng về thiên đàng, nơi vui vẻ đời đời bên Chúa.
Phần chúng ta, chúng ta được gọi là Ki-tô hữu, là người thuộc về Chúa Ki-tô, là người nghe Chúa Ki-tô, là người sống như/ sống trong/ sống cùng Chúa Ki-tô, thì chúng ta cũng được ‘Lên Trời’ với Chúa Ki-tô. Chúa Ki-tô không bỏ chúng ta mồ côi đâu, nhưng Ngài đi để dọn chỗ cho chúng ta như lời Ngài đã hứa. Trong khi chờ đợi Ngài dọn chỗ, Ngài cũng đã ban Thánh Thần, Đấng bảo trợ ở cùng chúng ta để hướng dẫn và thánh hoá mọi công ăn việc làm của chúng ta nhằm xứng đáng ‘Lên Trời’ cùng Chúa trong ngày sau hết.
Mặt khác, khi suy ngắm mầu nhiệm Năm sự Mừng, chúng ta suy gẫm nơi thứ hai: ‘Chúa Giêsu lên trời, ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời’: tại sao lại xin cho được ái mộ hay yêu mến những sự trên trời? Những sự trên trời là những sự gì? Phải chăng đó là những hoa quả của Chúa Thánh Thần: Bác ái, vui vẻ, bình an, kiên nhẫn, nhân từ, hoà nhã, hiền lành, tin tưởng, nhã nhặn, tiết độ và trong sạch? (x.Gl 5, 22-23). Yêu mến sự trên trời là luôn hướng thượng/ thượng giới thay vì hạ giới. “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới”.(Cl 3,1-2); yêu mến sự trên trời là năng làm sự thiện thay vì gian ác; là hướng đến sự yêu thương, quan tâm và quảng đại với tha nhân thay vì hận thù, ghen ghét, dửng dưng, loại trừ,…Khi chúng ta thực hành những điều răn Chúa dạy là Mến Chúa – Yêu người là chúng ta đang ái mộ những sự trên trời rồi. Quả thật, ái mộ sự trên trời là hướng đến đời sống thiêng liêng, là hướng về thiên đàng dầu chúng ta đang sống nơi trần gian đầy khó khăn và thử thách. Chúa Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời Nhập Thể đã ở cùng chúng ta và đã trải qua với biết bao thăng trầm cũng như gian khổ. Ngài đã chịu chết, đã sống lại và hôm nay Lên Trời ngự bên hữu với Chúa Cha. Là con cái của Chúa, chúng ta cũng cố gắng nỗ lực chiến đấu với 3 thù là ma quỷ, thế gian và xác thịt để khi hoàn tất cuộc sống lữ thứ này, chúng ta cũng được ‘Lên Trời’ cùng với Đức Giê-su Ki-tô, cùng với Đức Maria và cùng với các thánh. Thật vậy, khi chúng ta sống ái mộ những sự trên trời bằng những hành động cụ thể là chúng ta đang thực hiện di chúc của Chúa Giê-su trước khi Ngài về Trời: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn không tin, thì sẽ bị kết án.”(Mc 16, 15-16)
Tóm lại, Đức Giê-su Lên Trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha là một “biến cố vừa có tính lịch sử đồng thời vừa có tính siêu việt, đánh dấu sự chuyển đổi từ vinh quang này đến vinh quang kia.” ( x.GLHTCG, số 660). Từ nay, chúng ta sống trong niềm hy vọng rằng là chúng ta có một quê hương đích thực là Thiên đàng, là ‘Trời’, là nơi sẽ được hưởng hạnh phúc viên mãn với Thiên Chúa Ba Ngôi cũng như các thánh. Cho nên, giữa biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, nhất là giữa đại dịch Covid-19 đang hoành hành dữ dội, mỗi chúng ta hãy biết hướng về Chúa, hướng về Trời, hướng về Thiên đàng vì chỉ có Chúa mới giải thoát chúng ta và thế giới thoát khỏi mọi sự. Chỉ nơi Chúa mà thôi, chúng ta mới được an lòng và hạnh phúc. Tiền tài, danh lợi thú chỉ là hạnh phúc chóng qua và tàn lụi, chúng ta không nên bám víu vào những thứ đó nhưng biết hãy bén rễ sâu vào Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương