Từ năm 2018 trong nếp sống phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, vào ngày thứ hai, sau ngày Chúa nhật lễ trọng mừng kính Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống là ngày lễ kính nhớ Đức Mẹ Maria, mẹ Giáo Hội.
Đâu là lịch sử nguồn gốc truyền thống đạo giáo lòng sùng kính Đức Mẹ Maria, mẹ Giáo Hội?
Ngay từ thời Thánh Giáo phụ Ambrosio, Giám mục thành Milano ( 339/397) đã có danh hiệu xưng tụng „ Đức Mẹ Maria là mẹ Giáo hội“ trong thần học và trong nếp sống đạo đức bình dân rồi. Như ở bên đất nước Argentina và Polen cùng nhiều Dòng tu nếp sống đạo đức xưng tụng Đức Mẹ Maria là mẹ Giáo Hội đã có truyền thống từ những thế kỷ trước rồi.
Năm 1964 Đức Thánh Cha Phaolô VI., bây giờ là vị Thánh trong Giáo hội, đã chính thức tuyên xưng Đức Mẹ Maria với danh hiệu là mẹ Giáo hội giữa khung cảnh Công đồng Vatican II. ở đền thờ Thánh Phero bên Vatican.
Năm 1980 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II., bây giờ là vị Thánh trong Giáo hội, đã thêm vào Kinh cầu Đức Mẹ Maria câu xưng tụng“ Đức Mẹ Maria là mẹ Giáo hội“.
Năm 1986 trong sách lễ về những ngày lễ kính Đức Mẹ có lời nguyện thánh lễ ngày lễ kính “ Đức Mẹ Maria, Đấng là hình ảnh khởi thủy và là mẹ Gíao hội.“.
Đức Thánh Cha Benedicktô XVI. đã bày tở về vai trò Đức Mẹ Maria, người mẹ sự sống, mẹ Giáo hội như sau:
Peter Seewald:„ Maria được kịnh nhớ như nữ vương thiên đình, như Nguyên ảnh của Giáo hội, hay cũng như Mẹ của lòng nhân ái. Lực tỏa sáng của người nữ đó, đấng vẫn luôn dấy động tâm can hàng triệu con người, không thể nào đong đo bằng tiêu chuẩn thường tình được.
Đức Giáo Hoàng Benedictô VI.: „Trong lịch sử, biến cố mẹ Maria càng ngày cũng được hiểu như là nét vẻ vang của phụ nữ. Bản chất nguyên thủy của phụ nữ được biểu hiện nơi Maria, ngài là hiện thân sự tinh tuyền của nhân loại và Giáo hội. Và trong khi Eva - người phụ nữ đầu tiên và là „ nguyên mẫu“, như người ta vẫn nói, và là người mẹ của mọi loài sống động được sinh ra trên căn bản để chết, thì Maria - nhờ sinh ra đấng cứu thế, đấng đã phục sinh và mang lại sự sống - thật sự được coi như là sự thể tinh tuyền hai yếu tố hàm chứa trong chữ Eva, đó là niềm hứa hẹn và khả năng sinh sản của người nữ. Maria trở thành mẹ của sự sống, của mhững gì trao ban sự sống và của mọi loài sống động.“ (Joseph Ratzinger Biển Đức XVI., Gott und die Welt -Thiên Chúa và trần thế, Tin và sống trong thời đại ngày nay, Trao đổi với Peter Seewald, 2000, Phong trào Giáo Dân Việt nam hải ngoại 2008, trang 302).
Năm nay ngày 01.06.2020 lễ kính nhớ Đức Mẹ Maria, mẹ Giáo Hội vào mùa bệnh đại dịch Corona lây lan đe dọa sức khoẻ đời sống con người. Bệnh đại dịch lây lan trên khắp thế giới, nên những sinh hoạt đạo đức tôn giáo bị đình trệ ngưng lại hay bị giới hạn : không thánh lễ Misa, không thánh đường, không dâng hoa kính Đức Mẹ Maria như truyền thống xưa nay…
Nhưng dẫu vậy, người tín hữu Chúa Giêsu Kitô vẫn luôn hằng giữ đức tin sống động vào Thiên Chúa, nguồn ơn chữa lành, qua việc đọc kinh lần hạt, xin Đức Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho Giáo hội, cho trần gian được bằng an mạnh khoẻ mau thoát khỏi tai nạn bệnh dịch đe dọa nguy hiểm này.
Không chỉ những sinh hoạt chính trị kinh tế, thể thao văn hóa xã hội gặp khủng hoảng nặng trầm trọng, nhưng cả trong chính lòng Giáo Hội nữa. Giáo Hội không chỉ vướng trở trong khủng hoảng về niềm tin, về giáo lý về truyền thống, và cả nơi cấu trúc tổ chức. Cách chung sự tin tưởng vào Giáo hội Chúa ở trần gian, nhất là ở u Châu, xưa nay là nôi của văn minh Kitô giáo, nôi của Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu, đang trong bước đường bị hoài nghi đặt thành vấn nạn.
Điều này xảy ra không chỉ nơi những người giáo dân bình thường, nhưng nảy sinh ngay trong chính hàng ngũ lãnh đạo như đại đa số các vị Giám Mục ở nước Đức. Con đường Công nghị ở Giáo hội nước Đức là một thí dụ điển hình nói lên sự khủng hoảng vào Giáo hội rõ nét nhất. Vì Con đường công nghị muốn bàn cãi đặt thành vấn đề mổ xẻ những truyền thống xưa nay trong đời sống Giáo Hội, như giáo lý về tính dục, như vai trò người phụ nữ trong Giáo hội được làm linh mục, như thẩm quyền cai trị Giáo hội cần phải được chia sẻ cho với người giáo dân, như đời sống độc thân của giáo sỹ có còn thích hợp nữa hay không…
Ngoài ra đai dịch Corona năm nay còn gây ra tình trạng khủng hoảng thâm thủng khá trầm trọng về tài chính cho Giáo hội trung ương Vatican cũng như cho Giáo hội ở các nước địa phương.
Có suy nghĩ cho rằng sau cơn đại dịch Corona, Giáo hội còn phải đối mặt với làn sóng khủng hoảng khác là sẽ có ít đi số người đến thánh đường dâng thánh lễ nữa, sự lơ là với việc tiếp nhận các Bí Tích...
Nên lòng sùng kính cầu xin Đức Mẹ Maria, mẹ Giáo hội giúp con thuyền Giáo hội trần gian vượt qua cơn khủng hoảng, là điều cần thiết hơn khi nào hết.
„ Đức Mẹ là mẹ Giáo hội! Cầu cho chúng con.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Đâu là lịch sử nguồn gốc truyền thống đạo giáo lòng sùng kính Đức Mẹ Maria, mẹ Giáo Hội?
Ngay từ thời Thánh Giáo phụ Ambrosio, Giám mục thành Milano ( 339/397) đã có danh hiệu xưng tụng „ Đức Mẹ Maria là mẹ Giáo hội“ trong thần học và trong nếp sống đạo đức bình dân rồi. Như ở bên đất nước Argentina và Polen cùng nhiều Dòng tu nếp sống đạo đức xưng tụng Đức Mẹ Maria là mẹ Giáo Hội đã có truyền thống từ những thế kỷ trước rồi.
Năm 1964 Đức Thánh Cha Phaolô VI., bây giờ là vị Thánh trong Giáo hội, đã chính thức tuyên xưng Đức Mẹ Maria với danh hiệu là mẹ Giáo hội giữa khung cảnh Công đồng Vatican II. ở đền thờ Thánh Phero bên Vatican.
Năm 1980 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II., bây giờ là vị Thánh trong Giáo hội, đã thêm vào Kinh cầu Đức Mẹ Maria câu xưng tụng“ Đức Mẹ Maria là mẹ Giáo hội“.
Năm 1986 trong sách lễ về những ngày lễ kính Đức Mẹ có lời nguyện thánh lễ ngày lễ kính “ Đức Mẹ Maria, Đấng là hình ảnh khởi thủy và là mẹ Gíao hội.“.
Đức Thánh Cha Benedicktô XVI. đã bày tở về vai trò Đức Mẹ Maria, người mẹ sự sống, mẹ Giáo hội như sau:
Peter Seewald:„ Maria được kịnh nhớ như nữ vương thiên đình, như Nguyên ảnh của Giáo hội, hay cũng như Mẹ của lòng nhân ái. Lực tỏa sáng của người nữ đó, đấng vẫn luôn dấy động tâm can hàng triệu con người, không thể nào đong đo bằng tiêu chuẩn thường tình được.
Đức Giáo Hoàng Benedictô VI.: „Trong lịch sử, biến cố mẹ Maria càng ngày cũng được hiểu như là nét vẻ vang của phụ nữ. Bản chất nguyên thủy của phụ nữ được biểu hiện nơi Maria, ngài là hiện thân sự tinh tuyền của nhân loại và Giáo hội. Và trong khi Eva - người phụ nữ đầu tiên và là „ nguyên mẫu“, như người ta vẫn nói, và là người mẹ của mọi loài sống động được sinh ra trên căn bản để chết, thì Maria - nhờ sinh ra đấng cứu thế, đấng đã phục sinh và mang lại sự sống - thật sự được coi như là sự thể tinh tuyền hai yếu tố hàm chứa trong chữ Eva, đó là niềm hứa hẹn và khả năng sinh sản của người nữ. Maria trở thành mẹ của sự sống, của mhững gì trao ban sự sống và của mọi loài sống động.“ (Joseph Ratzinger Biển Đức XVI., Gott und die Welt -Thiên Chúa và trần thế, Tin và sống trong thời đại ngày nay, Trao đổi với Peter Seewald, 2000, Phong trào Giáo Dân Việt nam hải ngoại 2008, trang 302).
Năm nay ngày 01.06.2020 lễ kính nhớ Đức Mẹ Maria, mẹ Giáo Hội vào mùa bệnh đại dịch Corona lây lan đe dọa sức khoẻ đời sống con người. Bệnh đại dịch lây lan trên khắp thế giới, nên những sinh hoạt đạo đức tôn giáo bị đình trệ ngưng lại hay bị giới hạn : không thánh lễ Misa, không thánh đường, không dâng hoa kính Đức Mẹ Maria như truyền thống xưa nay…
Nhưng dẫu vậy, người tín hữu Chúa Giêsu Kitô vẫn luôn hằng giữ đức tin sống động vào Thiên Chúa, nguồn ơn chữa lành, qua việc đọc kinh lần hạt, xin Đức Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho Giáo hội, cho trần gian được bằng an mạnh khoẻ mau thoát khỏi tai nạn bệnh dịch đe dọa nguy hiểm này.
Không chỉ những sinh hoạt chính trị kinh tế, thể thao văn hóa xã hội gặp khủng hoảng nặng trầm trọng, nhưng cả trong chính lòng Giáo Hội nữa. Giáo Hội không chỉ vướng trở trong khủng hoảng về niềm tin, về giáo lý về truyền thống, và cả nơi cấu trúc tổ chức. Cách chung sự tin tưởng vào Giáo hội Chúa ở trần gian, nhất là ở u Châu, xưa nay là nôi của văn minh Kitô giáo, nôi của Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu, đang trong bước đường bị hoài nghi đặt thành vấn nạn.
Điều này xảy ra không chỉ nơi những người giáo dân bình thường, nhưng nảy sinh ngay trong chính hàng ngũ lãnh đạo như đại đa số các vị Giám Mục ở nước Đức. Con đường Công nghị ở Giáo hội nước Đức là một thí dụ điển hình nói lên sự khủng hoảng vào Giáo hội rõ nét nhất. Vì Con đường công nghị muốn bàn cãi đặt thành vấn đề mổ xẻ những truyền thống xưa nay trong đời sống Giáo Hội, như giáo lý về tính dục, như vai trò người phụ nữ trong Giáo hội được làm linh mục, như thẩm quyền cai trị Giáo hội cần phải được chia sẻ cho với người giáo dân, như đời sống độc thân của giáo sỹ có còn thích hợp nữa hay không…
Ngoài ra đai dịch Corona năm nay còn gây ra tình trạng khủng hoảng thâm thủng khá trầm trọng về tài chính cho Giáo hội trung ương Vatican cũng như cho Giáo hội ở các nước địa phương.
Có suy nghĩ cho rằng sau cơn đại dịch Corona, Giáo hội còn phải đối mặt với làn sóng khủng hoảng khác là sẽ có ít đi số người đến thánh đường dâng thánh lễ nữa, sự lơ là với việc tiếp nhận các Bí Tích...
Nên lòng sùng kính cầu xin Đức Mẹ Maria, mẹ Giáo hội giúp con thuyền Giáo hội trần gian vượt qua cơn khủng hoảng, là điều cần thiết hơn khi nào hết.
„ Đức Mẹ là mẹ Giáo hội! Cầu cho chúng con.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long