Hằng năm vào tháng Năm, bên xứ lạnh vùng Bắc Mỹ châu và Âu châu thời tiết vào giữa mùa Xuân, theo nếp sống đạo Công Giáo còn đang trong mùa phục sinh. Trong tháng này các cây cối bông hoa bung nở đẹp tươi thắm, và ánh sáng mặt trời chiếu sáng còn dịu mát không nóng như vào mùa hè.
Tháng Năm, tiếng latinh „ Maius“, là tháng thứ năm theo lịch Gregorien, tháng này có 31 ngày. Tên gọi maius bắt nguồn từ Nữ Thần Maius của người Ý thời cổ xưa. Vị nữ Thần Maia được người thời cổ xưa bên nước Ý tôn sùng là vị nữ Thần bảo vệ sự phát triển sinh sôi nẩy nở, hay theo thần thoại Hy Lạp Vị nữ thần này tượng trưng cho người mẹ nhỏ. Thần Maia là vị thần đất và của mọi phát triển sinh sản.
Dưới thời chế độ hoàng đế Nero Claudius Caesar Augustus Germanicus thời Roma cổ ( 37. - 68 sau Chúa giáng sinh) tháng Maius được đổi thành tên thành Claudius, theo tên của hoàng đế, nhưng tên Claudius dẫu vậy cũng không trở thành hiện thực như Nero mong muốn.
Hòang đế Lucius Aurelius Commodus, thời Roma cổ ( 161-192 sau Chúa giáng sinh) đổi tên tháng này thành Lucius, tên này cũng là tên của hoàng đế. Nhưng sau khi hoàng đế Commodus qua đời, tên này bị rút lại không còn nữa, mà trở lại Maius như nguyên thủy.
Trong nếp sống đức tin Công gíao, tháng Năm là tháng dành riêng kính Đức Mẹ Maria, người mẹ sinh hạ nuôi dưỡng Chúa Giêsu trên trần gian.
Khi đạo Công Giáo phát triển từ năm vào thế kỷ thứ 4. sau Chúa giáng sinh trở đi ở Roma và các nước Âu Châu, những ngày lễ hội tôn kính Thần Thánh của dân ngoại được Giáo hội dần „ rửa tội“ biến thành lễ nghi phụng vụ với nội dung đức tin đạo Công Giáo. Tục lệ kính Đức Mẹ tháng Năm cũng có nguồn gốc từ lễ hội tập tục của dân ngoại bên Roma mừng kính Thần Maia thời xa xưa trước đó.
Theo sử sách còn lưu thuật lại vào thế kỷ 18. bắt đầu có giờ thánh kính Đức Mẹ đầu tiên ở vùng Ferrara bên Ý. Từ đó phong trào này lan rộng khắp Âu châu và toàn thế giới.
Vào tháng năm bàn thờ kính Đức Mẹ có tượng hay ảnh Đức Mẹ Maria được trưng bày với nụ bông hoa mới nở tươi cùng ngọn nến cháy sáng không chỉ trong các thánh đường, mà còn ở nhiều gia đình nữa. Điều này nói lên niềm vui mừng, lòng sùng kính yêu mến, sự phát triển nẩy nở, cũng là hình ảnh biểu tượng giữa thảo mộc cây cỏ và Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa, một người mẹ sinh hạ Chúa Giêsu nguyên tuyền như hoa hồng không vướng gai tội lỗi.
Tập tục đạo đức sùng kính Đức Mẹ Maria tháng Năm trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo phát triển thịnh hành từ 1850 đến 1950. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. vào ngày 01. tháng Năm 1965 đã viết thông điệp „Mense Maio“ - Trong tháng Năm - cách đặc biệt cổ võ việc tôn sùng Đức Mẹ Maria. Trong thông điệp đức giuáo hoàng viết: „ Đây là một tập tục tốt cao qúy của các vị tiền nhiệm đã dành chọn tháng Năm, kêu mời người tín hữu Chúa Kitô cầu nguyện chung hợp công khai, nhất là những khi Giáo hội gặp thử thách khó khăn hay thế giới trong cơn nguy hiểm bị đe dọa, lời cầu nguyện xin Đức Mẹ phù giúp càng cần thiết.“
Vào tháng năm nơi nhiều xứ đạo Công Giáo, những nơi hành hương kính Đức Mẹ, đều có những cuộc rước kiệu, giờ thánh kính Đức Mẹ long trọng.
Trong nếp sống đức tin của người Công Giáo Việt Nam có tục lệ đạo đức các em nhỏ dâng hoa kính Đức Mẹ và giờ thánh kính Đức Mẹ vào các ngày thứ bẩy trong tháng Năm. Tập tục sống đạo này bình dân, nhưng sống động được phát triển ngày càng có nhiều khởi sắc. Có những nơi vì hòan cảnh tổ chức dâng hoa vào ngày Chúa Nhật nữa.
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có nhiều bài thánh ca hát kính Đức Mẹ cho mọi dịp „mùa nào thức nấy!“. Lời những bài thánh ca kính Đức Mẹ này chứa đựng không chỉ về phương diện thần học đạo đức, nhưng cả âm điệu là lời cầu nguyện chan chứa tâm tình của con người với người mẹ thiêng liêng trên trời nữa.
Ngoài kinh Lạy Cha, kinh Kính mừng Ave Maria, trong suốt mùa phục sinh hằng ngày Kinh Lạy nữ vương thiên đàng - Regina coeli - được đọc lên thay cho Kinh Đức Chúa Trời sai thánh thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ Maria. Tháng Năm, tháng hoa kính mừng Đức Mẹ vẫn còn trong mùa phục sinh. Vì thế kinh Regina Coeli đọc trong mùa tháng này mang ý nghĩa đạo đức sâu đậm ca tụng Đức Mẹ.
„ Kinh truyền tin chứa đựng những lời Thiên Thần nói với Đức Mẹ khi xưa. Nhưng kinh Regina coeli không là những lời của Thiên Thần, mà là của con người tín hữu chúng ta muốn mời Đức Mẹ hãy vui mừng lên . Vì Chúa Giêsu, người con của mẹ đã sống trong nơi cung lòng mẹ khi xưa, đã sống lại sau khi chết., như Người đã đoan hứa trước như vậy.
Khi xưa lời „hãy vui mừng“ là sứ điệp từ trời cao đã được Thiên Thần mang đến nói với Đức Mẹ Maria ở Nazareth“ Mừng vui lên Maria, Con Thiên Chúa sinh hạ làm người trong cung lòng Chị. Và bây giờ lời kinh „ Lạy nữ vương thiên đàng hãy vui mừng“ sau cuộc khổ nạn đau thương vang lên lời chào mừng vì niềm vui mừng đã đến“ Gaude et laetare, Virgo Maria, alleluia, quia surrexit Dominus vere, alleluia - Mừmg vui lên hỡi Mẹ đồng trinh Maria alleluis, vì Chúa đã sống lại thật, alleluia.“ ( Papst Benedict XVI., Regina Coeli, 2008).
Tháng Hoa kính mừng Đức Mẹ Maria
Lm. Dainh Nguyễn ngọc Long
Tháng Năm, tiếng latinh „ Maius“, là tháng thứ năm theo lịch Gregorien, tháng này có 31 ngày. Tên gọi maius bắt nguồn từ Nữ Thần Maius của người Ý thời cổ xưa. Vị nữ Thần Maia được người thời cổ xưa bên nước Ý tôn sùng là vị nữ Thần bảo vệ sự phát triển sinh sôi nẩy nở, hay theo thần thoại Hy Lạp Vị nữ thần này tượng trưng cho người mẹ nhỏ. Thần Maia là vị thần đất và của mọi phát triển sinh sản.
Dưới thời chế độ hoàng đế Nero Claudius Caesar Augustus Germanicus thời Roma cổ ( 37. - 68 sau Chúa giáng sinh) tháng Maius được đổi thành tên thành Claudius, theo tên của hoàng đế, nhưng tên Claudius dẫu vậy cũng không trở thành hiện thực như Nero mong muốn.
Hòang đế Lucius Aurelius Commodus, thời Roma cổ ( 161-192 sau Chúa giáng sinh) đổi tên tháng này thành Lucius, tên này cũng là tên của hoàng đế. Nhưng sau khi hoàng đế Commodus qua đời, tên này bị rút lại không còn nữa, mà trở lại Maius như nguyên thủy.
Trong nếp sống đức tin Công gíao, tháng Năm là tháng dành riêng kính Đức Mẹ Maria, người mẹ sinh hạ nuôi dưỡng Chúa Giêsu trên trần gian.
Khi đạo Công Giáo phát triển từ năm vào thế kỷ thứ 4. sau Chúa giáng sinh trở đi ở Roma và các nước Âu Châu, những ngày lễ hội tôn kính Thần Thánh của dân ngoại được Giáo hội dần „ rửa tội“ biến thành lễ nghi phụng vụ với nội dung đức tin đạo Công Giáo. Tục lệ kính Đức Mẹ tháng Năm cũng có nguồn gốc từ lễ hội tập tục của dân ngoại bên Roma mừng kính Thần Maia thời xa xưa trước đó.
Theo sử sách còn lưu thuật lại vào thế kỷ 18. bắt đầu có giờ thánh kính Đức Mẹ đầu tiên ở vùng Ferrara bên Ý. Từ đó phong trào này lan rộng khắp Âu châu và toàn thế giới.
Vào tháng năm bàn thờ kính Đức Mẹ có tượng hay ảnh Đức Mẹ Maria được trưng bày với nụ bông hoa mới nở tươi cùng ngọn nến cháy sáng không chỉ trong các thánh đường, mà còn ở nhiều gia đình nữa. Điều này nói lên niềm vui mừng, lòng sùng kính yêu mến, sự phát triển nẩy nở, cũng là hình ảnh biểu tượng giữa thảo mộc cây cỏ và Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa, một người mẹ sinh hạ Chúa Giêsu nguyên tuyền như hoa hồng không vướng gai tội lỗi.
Tập tục đạo đức sùng kính Đức Mẹ Maria tháng Năm trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo phát triển thịnh hành từ 1850 đến 1950. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. vào ngày 01. tháng Năm 1965 đã viết thông điệp „Mense Maio“ - Trong tháng Năm - cách đặc biệt cổ võ việc tôn sùng Đức Mẹ Maria. Trong thông điệp đức giuáo hoàng viết: „ Đây là một tập tục tốt cao qúy của các vị tiền nhiệm đã dành chọn tháng Năm, kêu mời người tín hữu Chúa Kitô cầu nguyện chung hợp công khai, nhất là những khi Giáo hội gặp thử thách khó khăn hay thế giới trong cơn nguy hiểm bị đe dọa, lời cầu nguyện xin Đức Mẹ phù giúp càng cần thiết.“
Vào tháng năm nơi nhiều xứ đạo Công Giáo, những nơi hành hương kính Đức Mẹ, đều có những cuộc rước kiệu, giờ thánh kính Đức Mẹ long trọng.
Trong nếp sống đức tin của người Công Giáo Việt Nam có tục lệ đạo đức các em nhỏ dâng hoa kính Đức Mẹ và giờ thánh kính Đức Mẹ vào các ngày thứ bẩy trong tháng Năm. Tập tục sống đạo này bình dân, nhưng sống động được phát triển ngày càng có nhiều khởi sắc. Có những nơi vì hòan cảnh tổ chức dâng hoa vào ngày Chúa Nhật nữa.
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có nhiều bài thánh ca hát kính Đức Mẹ cho mọi dịp „mùa nào thức nấy!“. Lời những bài thánh ca kính Đức Mẹ này chứa đựng không chỉ về phương diện thần học đạo đức, nhưng cả âm điệu là lời cầu nguyện chan chứa tâm tình của con người với người mẹ thiêng liêng trên trời nữa.
Ngoài kinh Lạy Cha, kinh Kính mừng Ave Maria, trong suốt mùa phục sinh hằng ngày Kinh Lạy nữ vương thiên đàng - Regina coeli - được đọc lên thay cho Kinh Đức Chúa Trời sai thánh thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ Maria. Tháng Năm, tháng hoa kính mừng Đức Mẹ vẫn còn trong mùa phục sinh. Vì thế kinh Regina Coeli đọc trong mùa tháng này mang ý nghĩa đạo đức sâu đậm ca tụng Đức Mẹ.
„ Kinh truyền tin chứa đựng những lời Thiên Thần nói với Đức Mẹ khi xưa. Nhưng kinh Regina coeli không là những lời của Thiên Thần, mà là của con người tín hữu chúng ta muốn mời Đức Mẹ hãy vui mừng lên . Vì Chúa Giêsu, người con của mẹ đã sống trong nơi cung lòng mẹ khi xưa, đã sống lại sau khi chết., như Người đã đoan hứa trước như vậy.
Khi xưa lời „hãy vui mừng“ là sứ điệp từ trời cao đã được Thiên Thần mang đến nói với Đức Mẹ Maria ở Nazareth“ Mừng vui lên Maria, Con Thiên Chúa sinh hạ làm người trong cung lòng Chị. Và bây giờ lời kinh „ Lạy nữ vương thiên đàng hãy vui mừng“ sau cuộc khổ nạn đau thương vang lên lời chào mừng vì niềm vui mừng đã đến“ Gaude et laetare, Virgo Maria, alleluia, quia surrexit Dominus vere, alleluia - Mừmg vui lên hỡi Mẹ đồng trinh Maria alleluis, vì Chúa đã sống lại thật, alleluia.“ ( Papst Benedict XVI., Regina Coeli, 2008).
Tháng Hoa kính mừng Đức Mẹ Maria
Lm. Dainh Nguyễn ngọc Long