Trong nếp sống phụng vụ Giáo Hội Công Giáo, Chúa Giêsu Kitô là hình ảnh trung tâm cùng cao trọng của đời sống đức tin. Và sau Chúa Giêsu, hình ảnh Đức Mẹ Maria cũng được sùng kính cách đặc biệt. Vì thế, Giáo hội dành tháng Năm hằng năm cho việc sùng kính Đức Mẹ Maria.
Người tín hữu Chúa Kitô tin rằng Đức Mẹ Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn làm người mẹ sinh thành nuôi dưỡng Chúa Giêsu khi xưa ở trần gian. Nên Đức Mẹ Maria gần gũi cùng hiểu biết đời sống con người nhiều.
Và cũng tin rằng Đức Mẹ Maria khi xưa đã cùng với Chúa Giêsu, con mình, sống trải qua không chỉ những giai đoạn đời sống vui mừng thành công, mà còn nhiều hơn con đường gian nan đau khổ nữa. Nên Đức Mẹ Maria đã cùng chia sẻ thân phận nếp sống đó với con người trần gian.
Và bây giờ Đức Mẹ Maria trên trời là người chuyển lời cầu xin của con người trên trần gian đến trước tòa Thiên Chúa, trước Chúa Giêsu, con của mẹ. Và Đức Mẹ cũng là người bầu cử cho nữa.
Lòng sùng kính Đức Mẹ Maria có từ thời xưa. Ngay từ thế kỷ 01. sau Chúa giáng sinh những tín hữu chịu ảnh hưởng văn hóa Hylạp đã khơi lên phong trào lòng sùng kính Đức Mẹ Maria thay vì sống theo văn hóa Hylạp có tập tục đạo đức tôn sùng kính các vị nữ thần. Như thế các tín hữu này ngay vào thời Giáo Hội sơ khai đã „ rửa tội“ thành Kitô giáo hóa tập tục thờ kính vị nữ thần của dân ngoại thành phụng vụ văn hóa Công Giáo hun đúc lòng sùng kính Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa.
Hình ảnh tượng về Đức Mẹ Maria cổ xưa nhất, và có gía trị cao nhất là hình ảnh tượng Đức Mẹ Maria được vẽ khắc mầu đen. Như hình ảnh tượng Đức Mẹ Maria đen sùng kính ở trung tâm hành hương Tschenstochau bên Polen, trung tâm hành hương Đức Mẹ Altoettingen bên Đức, trung tâm hành hương Loreto bên Ý, có nguồn gốc từ những nền văn hóa phát triển cao ở bên Aicập, ở vùng miền Mesopotamien bên Trung Đông.
Ở những nơi đó những hình tượng những vị nữ thần mầu đen, tượng trưng cho những người mẹ có năng sức sinh sản con cái nhiều, luôn là trung tâm của lòng tin như tâm tình lòng tôn thờ nơi tôn giáo thờ kính Isis.
Trong tất cả mọi tôn giáo tôn kính thờ nữ thần, phương diện tình cảm cùng cảm thông đồng hành của vị nữ thần luôn được nhấn mạnh trình bày ưu tiên rõ nét.
Lòng sùng kính Đức Mẹ Maria cũng mang sắc thái nữ tính trong bản tính Thiên Chúa, nói lên sự yêu thương săn sóc, tình liên đới và sự thông hiểu.
Công đồng Epheso năm 431 sau Chúa giáng sinh đã đề cao vị trí đặc biệt của Đức Mẹ Maria. Theo Công đồng, Đức Mẹ Maria được tôn kính là người mẹ Thiên Chúa. Đức Mẹ Maria không chỉ là người mẹ đã sinh thành Chúa Giêsu, nhưng là người mẹ của Thiên Chúa.
Sự sùng kính Đức Mẹ Maria lan rộng khắp nơi vượt mọi biên giới. Trong năm phụng vụ, Giáo Hội Công Giáo có tới 30 ngày lễ kính và ngày lễ nhớ sùng kính Đức Mẹ Maria. Rồi ngoài ra còn dành riêng tháng Năm cho việc sùng kính, Đức Mẹ Maria. Và từ thế kỷ 19. còn có thêm tháng Mười hằng năm nữa cho việc lần hạt đọc kinh Mân côi tôn sùng Đức Mẹ Maria.
Trong mọi hoàn cảnh đời sống, xưa nay người tín hữu Chúa Giêsu Kitô đều hướng tâm hồn, chạy đến cầu khấn xin Đức Mẹ Maria phù giúp nguyện cầu cho, nhất là những khi gặp phải hoàn cảnh bị thiên tai, bị bệnh dịch đe dọa, bị bệnh nạn, những bước đường gian nan khốn khó.
Đó đây khắp nơi ở những trung tâm hành hương kính Đức Mẹ maria như bên Lourdes, bên Fatima, ở Tschenstochau bên Polen, bên Loreto ở Ý, thánh địa Lavang bên Việt Nam, thánh địa Banneux bên Bỉ, trung tâm hành hương Keverlae, Altoettingen bên Đức, trung tâm Lazarette bên Pháp…đều có những tấm bia ghi lại lời tạ ơn treo gắn nơi những bức tường chung quanh đền thờ. Những bức bia tạ ơn này là tâm tình của những người đã nhận được ơn Đức Mẹ Maria phù hộ và được Thiên Chúa ban ơn chữa lành.
Mùa đại dịch Corona 2020, Đức Giáo Hoàng Phanxico đã kêu gọi mọi tín hữu trên khắp hoàn cầu trong tháng Năm sùng kính Đức Mẹ lần hạt Mân côi xin Đức Mẹ Maria cầu bầu cùng Chúa ban ơn chữa lành cho nhân loại mau thoát cơn đại dịch lây lan nguy hiểm đe dọa sức khoẻ sự sống con người trong mọi lãnh vực đời sống.
Từ năm 2006, hằng năm vào Chúa Nhật thứ hai trong thánh Năm, tháng hoa kính Đức Mẹ Maria, người tín hữu Công Giáo Việt Nam ở những quốc gia đất nước vùng Trung u Châu kéo về thánh địa Đức Mẹ Banneux hành hương cầu xin khấn nguyện.
Đoàn giáo dân rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ Banneux đến cầu khấn nơi dòng suối nước, nơi ngày xưa vào năm 1933 Đức Mẹ đã hiện ra dẫn cô Mariette Becco đến đây bảo “ Con hãy nhúng tay vào dòng suối nước này dành cho mọi dân tộc!”.
Rồi rước kiệu đi vào ngôi thánh đường Đức Mẹ của người nghèo bên thánh địa Banneux, dâng thánh lễ Misa mừng kính Đức Mẹ. mẹ Chuá trời
Thật là một bầu khí đạo đức thánh thiêng cùng rất cảm động trong vui mừng hân hoan. Năm nay Chúa Nhật ngày 10.05.2020 không thể diễn ra quang cảnh hành hương của người Công Giáo Vịệt Năm như những năm trước được. Từ những ngày tháng qua bệnh đại dịch Corona truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ sự sống con người trên toàn thế giới. Vì thế cuộc hành hương không thể thực hiện được như dự định mong muốn.
Năm nay không thể sang thánh địa Banneux hành hương kính Đức Mẹ Maria theo như tập tục có xưa nay. Nhưng người tín hữu Chúa Giêsu Kitô không vì thế mà giảm sút lòng yêu mến sùng kính Đức Mẹ Maria.
Trái lại càng ý thức hiểu rõ hơn sự nghèo nàn giới hạn đời sống con người. Và vì thế, họ với tâm tình lòng yêu mến kêu xin Đức Mẹ Banneux, Đức Mẹ của người nghèo, phù hộ cùng Thiên Chúa ban ơn cứu giúp cho được bằng an mạnh khoẻ, cùng với ý chí kiên nhẫn chịu đựng những thử thách nghịch cảnh trong đời sống, và mau được thoát khỏi cơn bệnh đại dịch đe dọa lúc này.
Như Đức Giáo Hoàng Phaxixicô có lời kinh tâm tình cầu khấn cùng Đức Mẹ:
„Lạy Mẹ rất yêu dấu, xin làm cho mọi người trên thế giới được gia tăng cảm thức mình cùng thuộc về một đại gia đình duy nhất, ý thức về mối liên hệ nối kết tất cả mọi người, để với tinh thần huynh đệ và liên đới, chúng con trợ giúp bao nhiêu người đang sống trong nghèo đói và lầm than. Xin khuyến khích sự kiên vững trong đức tin, bền chí trong phục vụ và liên lỉ trong cầu nguyện.
Lạy Mẹ Maria, Đấng An ủi những người đau khổ, xin ôm lấy các con cái đang gặp hoạn nạn của Mẹ và xin Chúa can thiệp bằng bàn tay quyền năng của Người để giải thoát chúng con khỏi đại dịch khủng khiếp này, để đời sống bình thường có thể trở lại trong thanh bình.
Chúng con phó thác cho Mẹ, Đấng chiếu sáng trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và hy vọng, ôi khoan thay, ôi nhân thay, ôi Đức Trinh Nữ Maria dịu hiền. Amen.“ ( Đức Giáo Hoàng Phanxicô)
Hướng về Đức Mẹ Banneux
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Người tín hữu Chúa Kitô tin rằng Đức Mẹ Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn làm người mẹ sinh thành nuôi dưỡng Chúa Giêsu khi xưa ở trần gian. Nên Đức Mẹ Maria gần gũi cùng hiểu biết đời sống con người nhiều.
Và cũng tin rằng Đức Mẹ Maria khi xưa đã cùng với Chúa Giêsu, con mình, sống trải qua không chỉ những giai đoạn đời sống vui mừng thành công, mà còn nhiều hơn con đường gian nan đau khổ nữa. Nên Đức Mẹ Maria đã cùng chia sẻ thân phận nếp sống đó với con người trần gian.
Và bây giờ Đức Mẹ Maria trên trời là người chuyển lời cầu xin của con người trên trần gian đến trước tòa Thiên Chúa, trước Chúa Giêsu, con của mẹ. Và Đức Mẹ cũng là người bầu cử cho nữa.
Lòng sùng kính Đức Mẹ Maria có từ thời xưa. Ngay từ thế kỷ 01. sau Chúa giáng sinh những tín hữu chịu ảnh hưởng văn hóa Hylạp đã khơi lên phong trào lòng sùng kính Đức Mẹ Maria thay vì sống theo văn hóa Hylạp có tập tục đạo đức tôn sùng kính các vị nữ thần. Như thế các tín hữu này ngay vào thời Giáo Hội sơ khai đã „ rửa tội“ thành Kitô giáo hóa tập tục thờ kính vị nữ thần của dân ngoại thành phụng vụ văn hóa Công Giáo hun đúc lòng sùng kính Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa.
Hình ảnh tượng về Đức Mẹ Maria cổ xưa nhất, và có gía trị cao nhất là hình ảnh tượng Đức Mẹ Maria được vẽ khắc mầu đen. Như hình ảnh tượng Đức Mẹ Maria đen sùng kính ở trung tâm hành hương Tschenstochau bên Polen, trung tâm hành hương Đức Mẹ Altoettingen bên Đức, trung tâm hành hương Loreto bên Ý, có nguồn gốc từ những nền văn hóa phát triển cao ở bên Aicập, ở vùng miền Mesopotamien bên Trung Đông.
Ở những nơi đó những hình tượng những vị nữ thần mầu đen, tượng trưng cho những người mẹ có năng sức sinh sản con cái nhiều, luôn là trung tâm của lòng tin như tâm tình lòng tôn thờ nơi tôn giáo thờ kính Isis.
Trong tất cả mọi tôn giáo tôn kính thờ nữ thần, phương diện tình cảm cùng cảm thông đồng hành của vị nữ thần luôn được nhấn mạnh trình bày ưu tiên rõ nét.
Lòng sùng kính Đức Mẹ Maria cũng mang sắc thái nữ tính trong bản tính Thiên Chúa, nói lên sự yêu thương săn sóc, tình liên đới và sự thông hiểu.
Công đồng Epheso năm 431 sau Chúa giáng sinh đã đề cao vị trí đặc biệt của Đức Mẹ Maria. Theo Công đồng, Đức Mẹ Maria được tôn kính là người mẹ Thiên Chúa. Đức Mẹ Maria không chỉ là người mẹ đã sinh thành Chúa Giêsu, nhưng là người mẹ của Thiên Chúa.
Sự sùng kính Đức Mẹ Maria lan rộng khắp nơi vượt mọi biên giới. Trong năm phụng vụ, Giáo Hội Công Giáo có tới 30 ngày lễ kính và ngày lễ nhớ sùng kính Đức Mẹ Maria. Rồi ngoài ra còn dành riêng tháng Năm cho việc sùng kính, Đức Mẹ Maria. Và từ thế kỷ 19. còn có thêm tháng Mười hằng năm nữa cho việc lần hạt đọc kinh Mân côi tôn sùng Đức Mẹ Maria.
Trong mọi hoàn cảnh đời sống, xưa nay người tín hữu Chúa Giêsu Kitô đều hướng tâm hồn, chạy đến cầu khấn xin Đức Mẹ Maria phù giúp nguyện cầu cho, nhất là những khi gặp phải hoàn cảnh bị thiên tai, bị bệnh dịch đe dọa, bị bệnh nạn, những bước đường gian nan khốn khó.
Đó đây khắp nơi ở những trung tâm hành hương kính Đức Mẹ maria như bên Lourdes, bên Fatima, ở Tschenstochau bên Polen, bên Loreto ở Ý, thánh địa Lavang bên Việt Nam, thánh địa Banneux bên Bỉ, trung tâm hành hương Keverlae, Altoettingen bên Đức, trung tâm Lazarette bên Pháp…đều có những tấm bia ghi lại lời tạ ơn treo gắn nơi những bức tường chung quanh đền thờ. Những bức bia tạ ơn này là tâm tình của những người đã nhận được ơn Đức Mẹ Maria phù hộ và được Thiên Chúa ban ơn chữa lành.
Mùa đại dịch Corona 2020, Đức Giáo Hoàng Phanxico đã kêu gọi mọi tín hữu trên khắp hoàn cầu trong tháng Năm sùng kính Đức Mẹ lần hạt Mân côi xin Đức Mẹ Maria cầu bầu cùng Chúa ban ơn chữa lành cho nhân loại mau thoát cơn đại dịch lây lan nguy hiểm đe dọa sức khoẻ sự sống con người trong mọi lãnh vực đời sống.
Từ năm 2006, hằng năm vào Chúa Nhật thứ hai trong thánh Năm, tháng hoa kính Đức Mẹ Maria, người tín hữu Công Giáo Việt Nam ở những quốc gia đất nước vùng Trung u Châu kéo về thánh địa Đức Mẹ Banneux hành hương cầu xin khấn nguyện.
Đoàn giáo dân rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ Banneux đến cầu khấn nơi dòng suối nước, nơi ngày xưa vào năm 1933 Đức Mẹ đã hiện ra dẫn cô Mariette Becco đến đây bảo “ Con hãy nhúng tay vào dòng suối nước này dành cho mọi dân tộc!”.
Rồi rước kiệu đi vào ngôi thánh đường Đức Mẹ của người nghèo bên thánh địa Banneux, dâng thánh lễ Misa mừng kính Đức Mẹ. mẹ Chuá trời
Thật là một bầu khí đạo đức thánh thiêng cùng rất cảm động trong vui mừng hân hoan. Năm nay Chúa Nhật ngày 10.05.2020 không thể diễn ra quang cảnh hành hương của người Công Giáo Vịệt Năm như những năm trước được. Từ những ngày tháng qua bệnh đại dịch Corona truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ sự sống con người trên toàn thế giới. Vì thế cuộc hành hương không thể thực hiện được như dự định mong muốn.
Năm nay không thể sang thánh địa Banneux hành hương kính Đức Mẹ Maria theo như tập tục có xưa nay. Nhưng người tín hữu Chúa Giêsu Kitô không vì thế mà giảm sút lòng yêu mến sùng kính Đức Mẹ Maria.
Trái lại càng ý thức hiểu rõ hơn sự nghèo nàn giới hạn đời sống con người. Và vì thế, họ với tâm tình lòng yêu mến kêu xin Đức Mẹ Banneux, Đức Mẹ của người nghèo, phù hộ cùng Thiên Chúa ban ơn cứu giúp cho được bằng an mạnh khoẻ, cùng với ý chí kiên nhẫn chịu đựng những thử thách nghịch cảnh trong đời sống, và mau được thoát khỏi cơn bệnh đại dịch đe dọa lúc này.
Như Đức Giáo Hoàng Phaxixicô có lời kinh tâm tình cầu khấn cùng Đức Mẹ:
„Lạy Mẹ rất yêu dấu, xin làm cho mọi người trên thế giới được gia tăng cảm thức mình cùng thuộc về một đại gia đình duy nhất, ý thức về mối liên hệ nối kết tất cả mọi người, để với tinh thần huynh đệ và liên đới, chúng con trợ giúp bao nhiêu người đang sống trong nghèo đói và lầm than. Xin khuyến khích sự kiên vững trong đức tin, bền chí trong phục vụ và liên lỉ trong cầu nguyện.
Lạy Mẹ Maria, Đấng An ủi những người đau khổ, xin ôm lấy các con cái đang gặp hoạn nạn của Mẹ và xin Chúa can thiệp bằng bàn tay quyền năng của Người để giải thoát chúng con khỏi đại dịch khủng khiếp này, để đời sống bình thường có thể trở lại trong thanh bình.
Chúng con phó thác cho Mẹ, Đấng chiếu sáng trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và hy vọng, ôi khoan thay, ôi nhân thay, ôi Đức Trinh Nữ Maria dịu hiền. Amen.“ ( Đức Giáo Hoàng Phanxicô)
Hướng về Đức Mẹ Banneux
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long