Vatican Trong Chiến Lược “Một Vành Đai Một Con Đường” Của Trung Quốc
(Đằng sau tấm phông “Tạm ước Vatican – Trung quốc”)
VÀO ĐỀ :
Từ xưa đến nay, tôn giáo và chính trị luôn là “cặp đôi không bao giờ hoàn hảo” ! Mượn từ “cặp đôi” là cố ý minh giải rằng : đây là “hai thực tại xã hội-nhân sinh” luôn luôn đan xen những mối tương quan và hệ luỵ phức tạp. Giáo sư Cấp Triết (Ji Zhe)[1] đã nhận định cách chuẩn xác rằng :
“Chính trị và Tôn giáo là một cặp bài trùng muôn thuở, cấu kết và lợi dụng nhau suốt trên dòng lịch sử của nền văn minh nhân loại. Chính trị là "sức mạnh xã hội", tôn giáo là "sức mạnh tâm linh". Từ Á sang Âu, trong lịch sử cũng như ngày nay, hai sức mạnh trên đây - "vương quyền" và " thần quyền" - luôn nương tựa vào nhau để không chế con người và xã hội. Hai sức mạnh này đôi khi cũng có thể lấn lướt nhau nhưng không bao giờ hũy diệt được nhau…”[2]
Từ khi có những tôn giáo lớn xuất hiện trên thế giới, từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á… toàn cảnh xã hội cũng như bức tranh “địa chính trị” của thế giới đều ghi đậm những ảnh hưởng nhất định. Nhất là trong bối cảnh “toàn cầu hoá” của thế giới hôm nay, mối tương quan chằng chịt, phức tạp, đa diện… giữa tôn giáo và các lãnh vực khác (xã hội, kinh tế, chính trị…) không thể không tính đến.[3]
Các tôn giáo, tự bản chất cũng như hệ thống tổ chức và quá trình hội nhập, đều có những khác biệt đáng kể; vì thế, ảnh hưởng và tác động của tôn giáo lên đời sống xã hội, hay nói một cách chuyên môn, lên “địa chính trị” của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia… hoàn toàn không giống nhau. Những bất ổn chính trị thường xuyên tại Trung Đông và các nước Á Rập không thể loại trừ yếu tố Hồi Giáo; cũng vậy, vai trò và uy tín của Toà Thánh Vatican luôn có sức nặng trên các nước thuộc Châu Mỹ La Tinh cũng giống như ảnh hưởng của Toà Thượng Phụ Chính Thống Mascơva đối với Liên Bang Nga và một số nước dưới tầm ảnh hưởng của Nga. Trong khi đó, đằng sau hậu trường của các chính phủ và các đảng phái chính trị ở Miến Điện, Thái Lan, Srilanka…luôn thấp thoáng “những chiếc áo cà sa” của Phật Giáo; cũng vậy, nền độc lập của Ấn Độ đã không phải trả giá bằng những cuộc chiến tranh đẩm máu nhưng là kết quả mang đậm dấu ấn của khoan hoà, bất bạo động của Thánh Gandhi, những giá trị tinh thần phải chăng đã bén rễ sâu từ nền văn hoá và tín ngưỡng Ấn giáo !...
Đánh giá tổng quát là như thế. Tuy nhiên, khi đi vào thực tế, người ta lại phân biệt có hai nhóm tôn giáo có tác động khác nhau lên địa chính trị : nhóm tác động tích cực, ảnh hưởng cụ thể, đôi khi trực tiếp lên đời sống chính trị; và nhóm tiêu cực, chỉ ảnh hưởng về mặt tinh thần, phản ảnh qua đường lối, chính sách.[4]
Trong quá trình tồn tại và phát triển sau 20 thế kỷ, Kitô giáo, đặc biệt, Giáo Hội Công Giáo La Mã, được đánh giá là tôn giáo tích cực[5], ảnh hưởng rõ nét lên địa chính trị của thế giới mà bằng chứng cụ thể đó chính là sự hiện diện của đại diện Toà Thánh Vatican tại cơ quan quyền lực quốc tế : Liên Hiệp Quốc, và có quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia trên thế giới.[6]
Chính vì lẽ nầy mà các nhà hoạch định chiến lược mang tầm mức chính trị quốc tế không thể không tính đến “yếu tố Vatican” trong sách lược của mình, cho dù sách lược đó đang hiện hữu tại “Phòng Bầu Dục” của Nhà Trắng, hay nơi căn phòng làm việc của Tổng thống Nga tại Điện Cẩm Linh, hoặc trong cuộc họp kín của Bộ Chính Trị tại Trung Nam Hải !...
Vì giới hạn của bài viết, và vì tính thời sự đang nóng lên qua sự kiện “thoả ước tạm thời” giữa Vatican và Chính phủ Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc, một nhà nước Cọng Sản đang vươn mình ra thế giới để khẳng định “vị trí siêu cường” ngang qua một chiến lược vĩ mô “MỘT VÀNH ĐAI MỘT CON ĐƯỜNG” (Nhất Đới, nhất Lộ - One Belt One Road hay Belt and Road Initiative – BRI), nên chỉ xin được tập trung xoay quanh nội dung liên quan đến chủ đề sau :
VATICAN TRONG CHIẾN LƯỢC “MỘT VÀNH ĐAI MỘT CON ĐƯỜNG” CỦA TRUNG QUỐC; hay cũng có thể cô đọng trong ý nghĩa : Những ý đồ chính trị đằng sau tấm phông “Tạm ước Vatican – Trung quốc” !
Để thuyên giải ý nghĩa và nội dung trên, rất cần lược qua một vài khía cạnh liên quan đến Trung Quốc.
I. KHI “RỔNG” THỨC DẬY
Người Trung quốc luôn tự hào với biểu tượng “Rồng” của mình; bởi vì đó là tượng trưng của sức mạnh, quyền lực và những khát vọng vô biên.[7]
Từ “biểu tượng rồng” đó, nếu nhìn Trung Quốc trong viến tượng “địa chính trị thế giới”, chúng ta đừng quên lời phát biểu mang tính “tiên tri” cách đây 200 năm của hoàng đế nước Pháp, Napoléon : “Hãy để con rồng Trung Quốc ngủ yên, vì khi thức giấc nó sẽ làm rung chuyển thế giới”[8].
Không biết “Rồng Trung Quốc” mà Napoléon đề cập tới có liên quan gì đến con “Rồng Đỏ” được Thánh Gioan ngụ ngôn trong những trang sách Khải Huyền của Kinh Thánh Tân Ước cách đây gần 2000 năm ? (Kh 12,1-18). Chúng ta sẽ bàn sau về nội dung nầy trong đoạn cuối.
Giờ đây, chúng ta thử phân tích sự chỗi dậy của “Rồng” Trung Quốc qua 3 cái nhìn sau :
- Kinh tế (vật chất) là ưu tiên.
- Tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo, nhân quyền…) chỉ là công cụ.
- Trong một chiến lược duy nhất : một vành đai-một con đường.
1. Kinh tế : ưu tiên 1:
Về chuyên đề nầy chúng ta phải nhường chỗ cho những phát biểu của các nhà chuyên môn. Ở đây, xin giới thiệu các nghiên cứu của tác giả NGUYỄN CAO QUYỀN, trong bài nghiên cứu “CON RỒNG TRUNG QUỐC TỈNH GIẤC ĐÔNG MIÊN” đăng trên website HOÀNG SA ĐẢO vào tháng 5 năm 2013 :
“Năm 1979 là năm Đặng Tiểu Bình, được sự ủy nhiệm của Đảng CSTQ (Cộng Sản Trung Quốc), đã ra lệnh cho nước ông phải tập trung vào vấn đề phát triển kinh tế bất kể “mèo trắng hay mèo đen”, có nghĩa là không cần phải theo khuôn khổ một ý thức hệ nào cả. Tuân theo mệnh lệnh này, nhân dân Trung Quốc đã tập trung toàn lực vào vấn đề phát triển với một đầu óc thực tế như chưa bao giờ thấy. Kết qủa mang lại đã làm cho thế giới kinh ngạc. Tính cho đến nay, hơn 30 năm liên tục đã trôi qua, năm nào Trung Quốc cũng phát triển với tỷ số hơn 9% GDP. Cũng trong thời gian này, Trung Quốc đã cứu được khoảng 400 triệu người dân ra khỏi cảnh nghèo đói, một tỷ số lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Lợi tức cá nhân trung bình tăng gấp 7 lần. Kinh tế gia Jeffrey Sachs đánh giá: “Trung Quốc đã đạt thành tích phát triển lớn nhất lịch sử loài người”.
Tính chung, nền kinh tế của Trung Quốc năm nào cũng tăng gấp đôi, và như thế liên tục trong ba thập kỷ. Năm 1978 Trung Quốc sản xuất 200 máy điều hòa nhiệt độ. Con số này tăng lên 48 triệu cái vào năm 2005. Giờ đây (2013), Trung Quốc xuất cảng hàng ngày nhiều hơn cả năm 1978. Kỹ nghệ xây cất cũng đạt thành tích lớn nhất thế giới. Mười hai thành phố phát triển nhanh chóng nhất về mặt xây dựng đều mang tên Trung Quốc. Pudong, một khu vực tài chính phía Đông Thượng Hải nghèo nàn trước đây, bây giờ có kích thước lớn gấp 8 lần khu vục tài chính Canary Wharf của Luân Đôn. Ban đêm ánh điện phát ra từ các nhà chọc trời cho khách du lịch cảm tưởng như đang đứng trước một cây Noel (Giáng Sinh) mùa lễ hội. Thị xã Trùng Khánh (Chongqinq) tiếp nhận mỗi năm 300.000 di dân từ các vùng lân cận và kích thước ngày nay không thua kém gì Chicago của Hoa Kỳ về cả hai phương diện dân số và công trình xây cất. Thủ đô Bắc Kinh thì khỏi nói. Các chương trình chỉnh trang và nới rộng kinh đô có thể ví như các chương trình mà Haussman đã làm cho Paris vào thế kỷ19. Kiến trúc sư Albert Speer Jr, người được Trung Quốc mướn xây dựng công trình Thế Vận Hội năm 2008, nói rằng ông đã làm những tạo tác về nhà cửa và đường phố vĩ đại hơn những gì mà bố ông đã làm cho Hitler thời trước. Riêng năm 2005, diện tích xây cất của Trung Quốc đã đạt tới con số 28 tỷ square feet, nghĩa là 5 lần lớn hơn diện tích xây cất của nước Mỹ. Ngày nay Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản xuất thép, than và xi măng.
Hoa Lục cũng là thị trường lớn nhất hoàn cầu cho điện thoại di động. Trước Thế Chiến II, Anh quốc được coi như “công xưởng của thế giới”.Tư cách này, ngày nay đã bị Trung Quốc cướp mất. Trung Quốc giờ đây cung cấp đều đặn cho giới tiêu thụ toàn cầu 2/3 số lượng máy in (photocopiers) , lò điện vi ba (micro wave), máy nghe nhạc DVD và đủ các loại giầy dép. Hệ thống phổ biến hàng hóa Trung Quốc là công ty Mỹ Wal-Mart. Đó là một công ty khổng lồ có lợi tức nhiều hơn 8 lần Microsoft và tượng trưng cho 2% GDP của Hoa Kỳ. Wal-Mart sử dụng khoảng 1.4 triệu công nhân, nghĩa là nhiều hơn của các hãng GM, Ford, GE và IBM gom góp lại. Wal-Mart nhập cảng khoảng 18 tỷ đô la hàng hóa mỗi năm của Trung Quốc. Trung Quốc cũng có một dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới bằng 1.5 trillion, nghĩa là 50% nhiều hơn Nhật Bản, và ba lần lớn hơn Liên Âu. So sánh về mọi mặt của cuộc sống, Trung Quốc chỉ đứng sau Hoa Kỳ và thực trạng này đã tạo nên một yếu tố mới trong hệ thống chính trị quốc tế.”[9]
Chúng ta đừng quên, những thuyết minh trên về Trung Quốc là vào ngưỡng thời gian năm 2015. Với thực trạng kinh tế của “thời đại 4.0” nầy, sau 4 năm, năm 2019, chắc chắn Trung Quốc còn đạt được vô số thành quả chóng mặt khác mà danh hiệu “nền kinh tế thứ 2 thế giới” là một khẳng định dứt khoát.[10]
Đối với các thể chế chính trị dân chủ, phát triển kinh tế luôn kéo theo những tiến bộ và khai phóng về hệ thống chính trị, về nhân quyền, về cơ cấu luật pháp…Với hệ thống chính trị độc đảng, Trung Quốc chỉ quan tâm đến kinh tế, mọi sự khác phải nằm trong tầm kiểm soát.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Công Quyền tiếp tục nhận xét :
“Trong lãnh vực nghiên cứu, Bắc Kinh đang khai phá và tìm hiểu các chế độ chính trị của Singapore, Nhật Bản và Thuỵ Điển. Từ các chế độ này họ cố tìm ra những hình thái chế độ dân chủ phù hợp với với hai điều kiện: độc đảng và phát triển. Cho đến nay họ vẫn chưa tìm thấy đáp số cho một bài toán như vậy. Trong khi chờ đợi, họ tiếp tục tự thỏa mãn với những cái gì đang có, nghĩa là một chế độ chính trị độc đảng, độc tài (mở cửa), miễn sao giữ vững được mức phát triển và sự ổn định chính trị mà họ đã được hưởng từ hơn ba thập kỷ.”[11] (Đọc thêm một chi tiết liên quan đến nội dung nầy : về cuốn phim “The Rise Of The Great Nations” )[12]
2. Tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo, nhân quyền…) : chỉ là công cụ :
Như đã bàn ở trên, với Trung Quốc hiện nay, kinh tế chính là ưu tiên một, nếu không nói là “ưu tiên duy nhất”; mọi sự khác chỉ là những thứ “trang sức xa xỉ đắt tiền”[13] không đáng để quan tâm. Đúng hơn, Trung Quốc chỉ quan tâm, khi những thứ mệnh danh là “trang sức” đó trở thành công cụ phục vụ cho kinh tế và ổn định chính trị.
Thế nhưng, sách lược nầy không phải chỉ chế độc độc tài Cọng sản hôm nay mới áp dụng mà Trung Quốc đã thực hiện từ lâu trong lịch sử.
Chúng tôi muốn nói đến “3 thứ trang sức đắc tiền” mà Trung Quốc đã sử dụng như một thứ công cụ phục vụ cho chế độ cầm quyền đó là Nho Giáo, Phật Giáo và Kitô giáo.
a/. Nho giáo, một công cụ “đặc sản Trung Hoa” :
Để khái quát chuyên đề nầy, xin đọc bài nghiên cứu của Nguyến Hải Hoành với chủ đề : TẠI SAO TẬP CẬN BÌNH MUỐN PHỤC HỒI KHỔNG TỬ :
- Nho giáo : công cụ của thời phong kiến :
“Đời Hán, Đổng Trọng Thư (179-104 TCN) kết hợp với thuyết Âm dương Ngũ hành và các thuyết khác, sửa đổi Nho giáo thành hệ tư tưởng có khuynh hướng thần học (nhấn mạnh quan hệ giữa thần quyền với quân quyền). Hệ thống này dựa trên bạo lực của chế độ phong kiến nhưng lại được mô tả thành Đạo Trời, “Trời không đổi thì đạo cũng không đổi”. Nho giáo trở thành lý luận hợp pháp hóa chế độ phong kiến chuyên chế, cung cấp cho nó một vũ trụ luận tồn tại vĩnh hằng (nhận định của Lưu Hiểu Ba). Đổng nêu ra đạo lý trị quốc của Nho giáo, kiến nghị bãi bỏ mọi học thuyết, độc tôn Nho giáo. Hán Vũ Đế chấp nhận kiến nghị đó. Kết quả Nho giáo được chính trị hóa và nâng cấp thành cương lĩnh trị quốc, công cụ văn hóa bảo vệ chế độ phong kiến – Lưu Hiểu Ba coi đây là bi kịch lớn nhất của nền văn minh Trung Quốc.
Đời Tống, Trình Di, Trình Hạo, Chu Hi tiếp thu các học thuyết khác, xây dựng nên hệ thống Lý Học Nho gia. Chu Hi (1130-1200) làm chú giải cho 4 bộ sách Đại học, Luận ngữ, Mạnh Tử, Trung dung, nhờ thế bộ Tứ thư (4 kinh điển Nho giáo) này trở thành sách giáo khoa các thí sinh dự thi khoa cử buộc phải học. Luận Ngữ chép lời Khổng Tử được coi là kinh thánh của Nho giáo. Tể tướng Triệu Phổ đời Bắc Tống từng nói “Chỉ dùng nửa bộ Luận Ngữ là có thể trị được cả thiên hạ”.
Từ đó Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị xã hội Trung Quốc và ảnh hưởng lớn tới Việt Nam, Bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản.”[14]
- Nho giáo trong thời đại “Tập Cận Bình” :
Ai cũng biết khẩu hiệu chính và cũng là chủ trương trọng điểm của Đảng Cọng Sản Trung Quốc thời đại Tập Cận Bình đó là phục hồi “GIẤC MƠ TRUNG HOA”. Và một trong tư tưởng chủ đạo để định hướng cho “Giấc Mơ vĩ đại” nầy đó chính là “phục hồi Khổng Tử”, ứng dụng các nền tảng “trị quốc của Nho Giáo” vào lãnh vực chính trị độc đảng :
“Người Trung Quốc có truyền thống “sùng thánh”, bởi vậy khi CT Tập muốn phục hồi Khổng Tử thì truyền thông chính thống cả nước liền nhiệt liệt hưởng ứng. Cơn sốt Khổng Tử nóng trở lại. Cán bộ Đảng và chính quyền thi nhau phát biểu ý kiến giải thích và chứng minh quan điểm của CT Tập là hợp lý nhất. Các đài truyền hình làm chương trình Giảng đường trăm nhà để các học giả giảng giải đạo Khổng. Bà Vu Đan (tháng 11/2012 bị sinh viên ĐH Bắc Kinh la hét phải rời diễn đàn) ngày 8/12/2015 lại ra mắt công chúng để quảng bá Khổng Tử. Chính phủ bỏ tiền tỷ đẩy mạnh xây dựng các Học viện Khổng Tử trên toàn cầu…(…). Ý tưởng Giấc mơ Trung Quốc thể hiện hình ảnh của tư tưởng Nho giáo. Hội nghị TƯ 3 khóa 18 ĐCSTQ nêu ra “đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống trị lý nhà nước và năng lực trị lý”, trong đó trị lý (cai trị, quản lý) là một khái niệm kiểu Nho giáo. Nho giáo coi trọng việc đào tạo người lãnh đạo xã hội, tức đào tạo sĩ quân tử 士君子.”[15]
Và Nho Giáo, một cách nào đó, như chiếc “phao cứu sinh” cho chế độ “Đảng trị”, một chế độ độc tài đang đối diện với nhiều thách đố của trào lưu tự do-dân chủ-nhân quyền… đang dậy lên nơi lục địa với dân số chiếm 1.5 thế giới :
“Sau mấy chục năm cải cách mở cửa, người Trung Quốc đã tiếp nhận không ít quan niệm giá trị của phương Tây như dân chủ, tự do, bình đẳng, nhân quyền, ngày càng mạnh dạn đấu tranh chống bất công xã hội, chống mọi vi phạm nhân quyền và dân chủ tự do. Internet tạo điều kiện để họ công khai tố cáo, phê phán các sai trái của chính quyền. Nhưng chính quyền lại cho rằng điều đó làm giảm uy tín của ĐCSTQ, ảnh hưởng tới vai trò lãnh đạo của Đảng, gây mất ổn định xã hội, vì thế cần tìm mọi cách hạn chế tiếng nói của người dân. Ngoài các biện pháp trấn áp và cấm đoán hành chính (như cấm các blog “lề trái”), CT Tập thấy cần sử dụng Nho giáo – học thuyết từng giữ cho xã hội Trung Quốc ổn định mấy nghìn năm – để giáo dục dân chúng tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của ĐCSTQ, vì thế ông kiên quyết phục hồi Khổng Tử. Thực ra xã hội bất ổn là do phân hóa giàu nghèo ngày càng gay gắt, đạo đức xã hội liên tục suy thoái, nạn tham nhũng tràn lan làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn mới.”[16]
b/. Phật giáo Trung Hoa : Tôn giáo bị “Trung Quốc hoá” :
Phật Giáo du nhập vào Trung Quốc rất sớm; và có thể nói được rằng Trung Quốc đã thành công trong việc “Trung Hoa hoá Phật Giáo”, biến Phật Giáo không còn là “Phật Giáo nguyên thuỷ” mà đã trở thành một thứ “Phật Giáo Trung Quốc”, và trở thành một công cụ phục vụ cho các triều đại đế chế phong kiến; cũng như ngày nay, là một “Phật giáo quốc doanh” công cụ phục vụ cho chế độ độc tài đảng trị Cọng Sản.
Về phương diện nầy, chúng ta nghe các phân tích của nhà nghiên cứu Evan Rees :
“Phải nói rằng, xét về mặt tôn giáo, Phật giáo chính là sự thành công lớn nhất của Trung Quốc; dầu vậy, Phật giáo cũng đã phải trải qua nhiều giai đoạn đấu tranh. Phát sinh từ Ấn Độ, lần đầu tiên, Phật giáo có mặt ở Trung Hoa vào giữa thế kỷ thứ nhất thời Hán triều, sau đó lan rộng đến mọi miền trong vương quốc và có được một số hoàng đế là những tín đồ thuần thành. Vào triều đại nhà Tùy 581-618 và nhà Đường 618-907, Phật giáo trở thành một công cụ quý giá cho chính quyền trung ương. Nhà cầm quyền chấp nhận các giáo sĩ Phật giáo vì công việc của họ bổ sung cho quyền lực của các quan chức trên toàn đế chế và thậm chí để những người lính vượt qua lòng trung thành của gia đình, thấm nhuần một nền đạo đức vừa phổ thông, vừa mang tính tự nguyện. (…). Không giống như Kitô giáo, Phật giáo đã sẵn sàng đồng hoá để thích nghi với quyền lực chính trị của Trung Quốc. Là tôn giáo đã từng có tất cả nhưng đã chết dần chết mòn ở Ấn Độ và do đó có rất ít quyền lực bên ngoài. Không hề có cái gọi là “Phật giáo Vatican” nên cũng ít có nguy cơ Phật giáo trở thành một đế chế trong đế chế. Trên thực tế, nhờ cắm rễ lâu đời ở Trung Quốc, nên Phật giáo đã mang lại cho mình vị thế của một tín ngưỡng gần như bản địa…”[17]
c/. Kitô Giáo : muốn tồn tại phải trở thành “quốc doanh” :
Vào cuối thế kỷ 16, Công Giáo được Trung Hoa mở cửa chấp nhận mà dấu ấn lịch sử luôn ghi đậm qua chân dung của vị thừa sai Dòng Tên danh tiếng : Matteo Ricci.[18] “Vị thừa sai nầy nêu cao sự tương thích rõ ràng giữa Trung Quốc và truyền thống cố cựu của Giáo Hội Công Giáo La Mã, và cho thấy "sự dung hợp đáng kể giữa các nguyên lý Kitô giáo và các giá trị minh triết lâu đời của Trung Hoa". Thật vậy, trong thời gian ở Trung Quốc, thừa sai Ricci đã chứng kiến những thành công tuyệt vời, ông đã trở thành cố vấn cho hoàng đế Khang Hy và thu phục được nhiều người vị vọng trở lại.”[19]
Nhưng lịch sử cũng cho thấy rõ : sở dĩ nhà cầm quyền phong kiến bấy giờ chấp nhận sự hiện diện của Kitô giáo vì những lý do sau :
- Giáo lý Kitô giáo có những điểm tương thích với truyền thống văn hoá, đạo lý Trung Hoa.
- Kitô giáo không đe doạ gì tới việc ổn định chính trị của Trung Hoa.
- Kitô giáo là cửa ngỏ để Trung Hoa tiếp nhận các thông tin và kỷ thuật tiên tiến của Âu Châu.[20]
Vì thế, không lạ gì, việc chính quyền phong kiến đã cấm tuyệt Kitô giáo cùng với cuộc bách hại tàn khốc vào thế kỷ 18, 19, khi Giáo Hội Công Giáo Rôma không chấp nhận “Lễ điển Trung Hoa”, coi việc “thờ cúng gia tiên” là mê tín dị đoan, bất chấp những giềng mối tín ngưỡng của Khổng Giáo và liên hệ mật thiết với các đế quốc phương Tây đang đe doạ nền độc lập của Trung Hoa.[21]
Cho dù tình trạng được khắc phục kể từ Hiệp ước Thiên Tân (1858), nhưng sau đó, với thời cai trị của Đảng Cọng sản, Kitô giáo để tồn tại trên lục địa Trung Hoa, chỉ với hai con đường : một là phải rút vào cuộc sống “thầm lặng” trở thành “Giáo Hội hầm trú”, một thứ sinh hoạt tôn giáo bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, hoặc ngoan ngoản trở thành “Giáo Hội quốc doanh”, một công cụ do nhà nước nặn ra để dễ bề thao túng.[22]
3. Trong một chiến lược duy nhất : “một vành đai-một con đường”
Trong những ngày nầy, Bắc Kinh đang vỗ tay ăn mừng việc tổ chức thành công cuộc gặp gỡ quốc tế quan trọng mang tên “Diễn đàn cấp cao hợp tác Vành đai và Con đường lần thứ hai tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 25-27/4. Diễn đàn cấp cao hợp tác Vành đai và Con đường lần này sẽ có sự tham dự của gần 40 lãnh đạo nước ngoài, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm 30/3 cho biết. Giới quan sát cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Pakistan Imran Khan, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Thủ tướng Campuchia Hun Sen có thể tham gia sự kiện.”[23]
Nhưng thực chất, sáng kiến “một vành đai - một con đường” đó là gì ? Chiến lược này có liên quan và ảnh hưởng tới sinh hoạt tôn giáo, đặc biệt, tới Vatican và Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa ? Chúng ta thử tiếp cận vấn đề qua một vài gợi ý như sau :
a/. “Giấc mơ Trung Hoa” và “Con đường tơ lụa”.
Lịch sử Trung Hoa từ khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, đã ghi nhận một thời hoàng kim “Hán – Đường” mà ở đó, thủ phủ Trường An (nay là Tây An) đã trở thành điểm xuất phát cũng như là điểm đến của những con đường giao thương Á-Âu. Trên các nẻo giao thương, liên lạc xa xôi vạn dặm nhưng cũng rất tấp nập nầy, dĩ nhiên, đã hình thành một “huyết lộ” thời danh, vừa mang tính huyền thoại đầy chất lãng mạn của văn hoá, thi ca, vừa diễn tả thực tại sinh động cao quý và thiết yếu, mà sau nầy, nhà sử học người Đức Ferdinand von Richthofen (được cho là tác giả) đặt tên bằng tiếng Đức Seidenstraße (Con đường tơ lụa - The Silk Road) khi ông xuất bản sách nghiên cứu vào giữa thế kỷ 19 về con đường này.[24]
Chính qua “con đường tơ lụa” nầy, thế giới biết đến một đất nước Trung Hoa giàu mạnh, văn minh, độc quyền sản xuất mặt hàng tơ lụa độc đáo từ tơ tằm cùng với bao sản phẩm cao cấp khác mà cả Âu Châu, Á Rập vẫn chưa biết đến như như thuật in ấn, làm giấy, thuốc súng, luyện thép[25]…
Rồi cũng trên “Con đường Tơ lụa” nầy, các sản phẩm quý hiếm của phương Tây, Á Rập cùng với tín ngưỡng, văn hoá, tôn giáo…đã lần lượt hội nhập vào lục địa Trung Hoa mênh mông. Con đường giao thương rộn rịp và mang tính chiến lược của một phần thế giới đã tồn tại trên 16 thế kỷ; chỉ lụi tàn và dần bị lãng quên sau khi những con đường giao thương trên biển trở nên thuận tiện, an toàn; và nhất là sau những trận dịch hạch kinh hoàng tràn qua Âu Châu theo ngã đường “Tơ Lụa” thênh thang đó cùng với việc bố ráp và áp thuế nặng nề của đế chế Minh triều đồng thời với sự “ngáng đường” của đế quốc Ottoman đang lớn mạnh.[26]
“Giấc mơ Trung Hoa” ngày nay của Tập Cận Bình đó chính là muốn xây dựng một Trung Quốc hùng mạnh như một thuở vàng son gắn liền với “Con đường tơ lụa”, vừa là biểu tượng của sự “bang giao quốc tế” với thế thượng phong, vừa là định hướng chuẩn mực cho một chiến lược kinh tế - xã hội – quân sự tối ưu.
Phải chăng ngài Tập và thế hệ dân Trung Quốc hôm nay muốn tiếp nối và hiện thực hoá những gì mà các vị tổ tiên như Trương Khiên, Đường Huyền Trang, Thành Cát Tư Hãn, Đô đốc Trịnh Hoà… đã nỗ lực khai phá “Con đường tơ lụa” một thời vang bóng.[27]
b/. Chiến lược “Con đường tơ lụa” hôm nay : “Một Vành đai-một Con đường” :
Trước hết, cũng cần phải nắm bắt khái niệm “Một Vành đai, một Con đường” mang nội hàm gì trong tư tưởng chủ đạo và hoạch định chiến lược của chính quyền Trung Quốc.
Sau đây là sự giải trình khá tỉ mỉ của nhà nghiên cứu Hoàng Gia Phúc :
“Tháng 9 năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi sang thăm trường Đại học Nazarbayev tại Cộng hòa Kazakhstan đã chính thức công bố với thế giới “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa”. Ngay sau đó, ông Tập tiếp tục công bố “Con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 khi đi thăm Indonesia.
Đây chính là hai phần trong một kế hoạch “Một vành đai, một con đường”, đọc theo âm Hán Việt là “Nhất đới, nhất lộ”; còn tiếng Anh gọi là “One Belt, One Road” (viết tắt là OBOR) hoặc còn được gọi là “Sáng kiến Vành đai – Con đường” “Belt and Road Innitiative” – viết tắt là BRI.
“Một vành đai, Một con đường” là gì?
Về cơ bản, BRI là một mạng lưới nối liền giữa các tuyến đường bộ, đường sắt, các đường ống dẫn dầu, các mạng lưới điện, các hệ thống cảng biển cùng rất nhiều dự án hạ tầng nối liền khoảng 65 quốc gia. Việc phát triển các hệ thống và dự án hạ tầng này nhằm kết nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới.
“Một vành đai, Một con đường” bao gồm hai phần: Vành đai và Con đường.
- “Vành đai” có nghĩa là “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” (Silk Road Economic Belt);
- “Con đường” có nghĩa là “Con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 (21st Century Maritime Silk Road).
Vành đai kinh tế con đường tơ lụa sẽ là mạng lưới liên kết trên bộ, kết nối Trung Quốc với Vịnh Ba Tư và biển Địa Trung Hải qua Trung và Tây Á, Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương, bắt đầu từ thành phố Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông đi qua 10 thành phố khác của Trung Quốc và kết nối với hàng loạt trung tâm kinh tế – thương mại Âu – Á như: Almaty (Kazakhstan), Bishkek (Kyrgyzstan), Samarcanda (Uzbekistan), Dushanbe (Tajikistan), Teheran (Iran), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Moscow (Nga), Diusburgo (Đức), Rotterdam (Hà Lan), Venice (Ý), từ đó lan tỏa đến các thành phố khác của châu Âu, châu Phi.
Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 thực chất là tuyến đường giao thông nối các cảng biển, các tuyến đường bộ và đường sắt của 29 quốc gia lại với nhau, trong đó, bao gồm chín quốc gia Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Philippines, và Brunei; năm quốc gia vùng Nam Á là Bangladesh, Ấn Độ, Maldives, Pakistan, và Sri Lanka; chín quốc gia Tây Á là Iran, Iraq, Kuwait, Oman, Qatar, Ả rập Xê út, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Yemen, và Bahrain; năm quốc gia Tây Phi là: Ai Cập, Somalia, Sudan, Djibouti, và Eritrea. “Con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ Phúc Châu (tỉnh Phúc Kiến) chạy qua hướng Nam tới các nước ASEAN, vượt qua eo biển Malacca, trở về hướng Tây chạy dọc các quốc gia thuộc Ấn Độ Dương rồi gặp “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” tại Venice qua khu vực biển Đỏ và Địa Trung Hải. “Con đường tơ lụa trên biển” được thiết kế như là một mạng lưới liên kết trên biển nhằm nối liền biển Đông với Ấn Độ Dương, Đông Phi, biển Đỏ và Địa Trung Hải.”[28]
Chúng ta có thể thấy rõ “VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG” được phân biệt với 2 đường “Đỏ” và “Xanh” trên bản đồ dưới đây :
Về tầm nhìn chiến lược khi đề xuất “sáng kiến một vành đai một con đường”, chúng ta thử nghe cách phân tích của hai nhà nghiên cứu LÊ ĐỨC CƯỜNG – BÙI VĂN MẠNH :
“Đối với Trung Quốc, “Vành đai và Con đường” có ý nghĩa chiến lược to lớn cả về đối nội và đối ngoại. Về đối nội, nó có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong việc thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa” với hai mục tiêu mà lãnh đạo Trung Quốc đã thông qua, đó là: (1). Xây dựng một xã hội khá giả vào năm 2021, đúng dịp Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập; (2). Xây dựng Trung Quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa vào năm 2049, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Trong đó, việc làm sống lại “Giấc mơ Trung Hoa” có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, nhằm gắn kết dân tộc Trung Quốc trong bối cảnh quốc gia này đang đối mặt với những thách thức lớn, cả ở trong và ngoài nước. Thêm vào đó, nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển chững lại và đối mặt với nhiều khó khăn nội tại.(…). Nếu sáng kiến “Vành đai và Con đường” được hiện thực hóa, Trung Quốc sẽ đóng vai trò trung tâm địa chính trị - kinh tế toàn cầu.”.[29]
Tổng quát là như thế. Tuy nhiên, sáng kiến chiến lược nầy bao gồm các “hạng mục”, như các hướng chủ đạo để hướng dẫn triển khai hành động mà theo danh từ chuyên môn gọi là 5 lãnh vực kết nối. Đó là : chính sách, cơ sở hạ tầng, thương mại, tiền tệ và giao lưu nhân dân.[30]
Cho dù đang còn ở giai đoạn “khởi động” sau 6 năm triển khai (2013), trước cuộc hội nghị quốc tế mang tên Diễn đàn cấp cao hợp tác Vành đai và Con đường lần thứ hai tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 25-27/4, báo chí đã khái quát hiện tình kết quả của BRI như sau :
“Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố vào năm 2013. Đây là khuôn khổ thương mại và cơ sở hạ tầng khổng lồ nhằm liên kết Trung Quốc với châu Âu, châu Phi và châu Á thông qua một loạt các cảng, đường sắt và đường bộ được Bắc Kinh tài trợ dọc theo các hành lang giao thương đường bộ và đường biển. Trung Quốc năm ngoái cho biết hơn 80 nước đã là thành viên và Italy hôm 23/3 trở thành nước G7 đầu tiên tham gia sáng kiến này.”[31]
c/. Vatican ở đâu trong chiến lược “một Vành đai một Con đường” ?
Trong 5 nội dung chính để triển khai thực hiện chiến lược BRI (chính sách, cơ sở hạ tầng, thương mại, tiền tệ và giao lưu nhân dân), phần chủ yếu vẫn là kinh tế (Cơ sở hạ tầng, thương mại, tiền tệ). Riêng hai “hạng mục” CHÍNH SÁCH và GIAO LƯU NHÂN DÂN, chắc chắn là những phạm trù mà nội hàm của chúng không thể thiếu yếu tố chính trị, ngoại giao, quân sự, văn hoá, tôn giáo…).
Tập Cận Bình đã lên tiếng nhiều lần ở nhiều nơi rằng : sáng kiến BRI hoàn toàn chỉ nhắm đến “phát triển kinh tế”, không liên quan gì đến “địa chính trị” hay những “mặc cả ngoại giao”, “áp lực chính trị”…Tuy nhiên, thế giới thừa biết truyền thống chính trị đầy trí trá của “hậu duệ Tam Quốc Chí”, chiến lược BRI, thực chất, là một “ván bài và tham vọng chính trị” để hiện thực hoá “Giấc mớ Trung Hoa”, để độc chiếm địa vị “siêu cường”, một địa vị mà “Hán Tộc” chưa bao giờ lừng danh trong quá khứ, trái lại bị nhiều đế quốc khác nhấn chìm (Mông Cổ tức nhà Nguyên, Mãn tức nhà Thanh, Nhật, các liệt quốc Âu Châu xâu xé…); còn thời hiện đại, ì ạch quá lâu trong “con tàu xã hội chủ nghĩa huyển tưởng và lạc hậu”, bị thế giới tự do cô lập và bỏ lại đằng sau nhiều thập kỷ trong thời chiến tranh lạnh !
Chính vì thế, không thể loại trừ việc Trung Quốc, mặc cho sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, áp dụng những chính sách đàn áp mạnh tay với người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, và Phật giáo ở Tây Tạng, những cộng đồng tôn giáo năm trên “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa (Silk Road Economic Belt).
Hơn nữa, muốn thực hiện thành công chương trình BRI đầy tham vọng trên, chắc chắn Đảng Cọng Sản Trung Quốc có dư kinh nghiệm trên đấu trường “ngoại giao quốc tế”, biết rõ đâu là những thế lực chính trị uy tín đang chi phối tinh thần và một phần định hướng chính trị của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt, các quốc gia có chung hệ thống chính trị tự do-dân chủ, nhất là có có chung “cội nguồn văn minh-văn hoá”, ít là từ 2000 năm nay.
Nếu nhìn “địa chính trị” theo viễn tượng đó, nhất là trong bối cảnh “mật độ con người thống nhất dưới quyền lãnh đạo tối cao”, rõ ràng chỉ có Toà Thánh Vatican là “thế lực chính trị” có uy tín quốc tế “nặng ký” nhất. Vatican thống lãnh con số tín đồ Công Giáo trên toàn thế giới theo thống kê 2019 là 1 tỷ 313 triệu người (Trên tổng số 7 tỷ 408 triệu). Trong đó, Châu Mỹ La Tinh với trên 80%, Hoa Kỳ, siêu cường số 1 thế giới và Canađa, một trong 7 nước thuộc nhóm “G 7” cũng khoảng 30%, toàn Châu Âu khoảng 40%, Châu Phi khoảng 20% và châu Á khoảng 4%.[32].
Nếu trên “bản đồ hoạch định”, Vành Đai và Con Đường cuối cùng gặp nhau tại thành phố cảng Venice của Ý Đại Lợi, thì chúng ta cũng chẳng lấy làm lạ trước diễn đàn hợp tác Vành đai-Con đường lần thứ 2, Tập Cận Bình đã cố chèo kéo cho được đất nước thuộc nhóm G7, đất nước có “Tiểu quốc gia Vatican” gia nhập BRI.
Và trước đó không lâu, Bắc Kinh đã mở ngỏ ngoại giao với Vatican để sau đó giành được món quà “Tạm Ước”, như một kế sách để chèo kéo Vatican “ly dị với Đài Loan”[33], một trong những “pháo đài được Mỹ yểm trợ”, đang ngáng đường đầy thách thức và hiểm nguy trên “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” (21st Century Maritime Silk Road). Đó là chưa kể các quốc gia nằm dọc theo “hành lang tơ lụa” nầy lại có rất đông tín đồ Công Giáo. (Nam Hàn, Philippines, Việt Nam…).
Chắc chắn trong ý đồ để “Vatican và nhà nước Trung Quốc cùng có tiếng nói trong việc lựa chọn Giám Mục”, Trung Quốc đang tranh thủ loại trừ tất cả những Vị Lãnh đạo thuộc “Giáo Hội hầm trú”, biến những “Giám Mục quốc doanh” thành những chủ chăn chính thức được Vatican công nhận, con đường “công cụ hoá Công Giáo Trung Quốc” xem ra thuận lợi đang nghiêng về phía chính quyền Cọng sản Trung Quốc.[34]
II. GIÁO HỘI VÀ CUỘC CHIẾN VỚI NHỮNG CON THÚ
1. Một thoáng Khải Huyền :
Kinh Thánh có loại văn chương “Khải huyền” là khó đọc và đầy những hình ảnh biểu tượng. Cuốn cuối cùng của Kinh Thánh là sách Khải Huyền của Thánh Gioan, có đoạn nói về con “Rồng đỏ”[35] và hai “Con Thú” như sau :
“Lại có điềm khác xuất hiện trên trời: đó là một Con Rồng, đỏ như lửa, có bảy đầu và mười sừng, trên bảy đầu đều có vương miện. Đuôi nó quét hết một phần ba các ngôi sao trên trời mà quăng xuống đất. (…). Con Rồng bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà người ta gọi là ma quỷ hay Xa-tan, tên chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ; nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó.” (Kh 12,3-9)
“Bấy giờ tôi thấy một Con Thú từ dưới biển đi lên; nó có mười sừng và bảy đầu; trên mười sừng đều có vương miện, và trên các đầu có danh hiệu xúc phạm đến Thiên Chúa. Con Thú tôi trông thấy thì giống như con báo, chân nó như chân gấu, mõm như mõm sư tử. Con Mãng Xà ban cho nó quyền năng và ngai báu của mình cũng như một quyền hành lớn lao.(…). Nó mở miệng nói phạm đến Thiên Chúa, đến danh Người, đến lều thánh của Người, và những đấng ở trên trời. Nó được phép giao chiến với dân thánh và thắng họ, và nó được ban quyền trên mọi chi tộc, mọi nước, mọi ngôn ngữ và mọi dân...” (13,1-10)
“Tôi thấy một Con Thú khác từ đất đi lên. Nó có hai sừng giống như sừng chiên, và nói năng như một Con Mãng Xà. Nó thi hành tất cả quyền bính của Con Thú thứ nhất, trước mặt Con Thú ấy, và làm cho đất, cũng như những người sống trên mặt đất, thờ lạy Con Thú thứ nhất, mà vết tử thương đã được chữa lành. Nó làm những dấu lạ lớn lao, khiến cho ngay cả lửa từ trời cũng rơi xuống đất trước mặt người ta. Nhờ các dấu lạ mà nó được quyền làm trước mặt Con Thú, nó mê hoặc những người sống trên mặt đất, bảo họ tạc tượng thờ Con Thú mang vết thương gươm đâm mà nay đã hồi sinh…” (13,11-18)
Trong truyền thống chú giải Kinh Thánh, con “Rồng đỏ” được Thánh Gioan mô tả trong sách Khải Huyền, một tác phẩm Kinh Thánh thuộc quy điển Tân ước, xuất hiện khoảng cuối thế kỷ 1 sau Công nguyên, chính là Sa Tan, hay ma quỷ, lực lượng tối tăm đứng đằng sau “Con Thú từ biển” và “Con Thú từ đất”, biểu tượng của đế quốc và hoàng đế Rôma đương thời. Cả 3 lực lượng nầy phối hợp với nhau để bách hại Giáo Hội Tiểu Á, một Hội Thánh non trẻ lúc bấy giờ.[36] (Xem thêm : Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương. Bài giảng : Thiên Chúa chiến thắng con rồng đỏ: Thông điệp cho ai yêu chuộng hòa bình)[37]
2. “Rồng đỏ” và “những con thú” hôm nay :
Ma quỷ thì đời nào vắng bóng trên thế giới nầy; và những thế lực thù nghịch với Giáo Hội thì thời nào và ở đâu cũng có. Nên những khắc hoạ về “Rồng đỏ”, về “Con Thú từ biển, Con Thú từ đất” của Khải Huyền từ gần 20 thế kỷ trước vẫn còn hiện thực trong bối cảnh thế giới hôm nay.
Nếu “xâu chuổi” lại các sự kiện dồn dập liên quan đến Giáo Hội Công Giáo rong những tháng vừa qua, chúng ta cũng phần nào lượng giá được những cuộc đánh phá tưng bừng của con “Rồng đỏ” và những “Con Thú” của thời đại hôm nay.
- Dùng tiền bạc, chức quyền, phương tiện…để tục hoá đời sống đức tin, biến Giáo Hội thành công cụ. (Các tổ chức Giáo Hội quốc doanh, sử dụng các lãnh đạo biến chất…)
- Những bản án bất công nhằm bôi nhọ, hạ uy tín các vị lãnh đạo cấp cao của Vatican.
- Đề xuất và áp dụng các chủ trương đối nghịch với các giá trị luân lý Kitô giáo. (Phá thai, ly dị, đồng tính…)
- Triệt phá những nơi quy tụ để cử hành đức tin,xoá bỏ biểu tượng văn hoá mang dấu ấn văn minh Kitô giáo (Phá đổ các nhà thờ tại Trung Quốc và nhiều nơi khác, đốt nhà thờ Paris?).
- Gây bất an, bất ổn đối với các cộng đoàn Kitô hữu, không còn tin vào sự bảo vệ của Giáo Hội (các cuộc đánh bom tàn khốc tại các nhà thờ dịp đại lễ Phục Sinh tại Colombo, Sri Lanka)…
Có một điều không thể phủ nhận là Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc đang đối diện với tất cả những thách đố trên, mà nếu dùng từ của ông Đại sứ lưu động của Hoa Kỳ về tự do tôn giáo Quốc tế, Sam Brownback, thì đây là “Cuộc chiến tổng lực chống lại đức tin”[38].
KẾT LUẬN
Nếu qua “Con đường tơ lụa” ngày xưa Tin Mừng đã đến với Trung Quốc, thì bằng “một Vành đai một Con đường” hôm nay, chắc chắn Trung Quốc muốn “Tin Mừng tháo chạy” khỏi Trung Quốc, còn nếu muốn “ở lại” thì chịu khó “trở thành một công cụ ngoan ngoản”.
Chúa Giêsu đã từng thông báo qua dụ ngôn “Người quản lý bất lương” : "…Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.” (Lc 16,1-8); như vậy, có lẽ nào Vatican lại xem thường các chiến lược ngoại giao của Trung Quốc, nhất là chiến lược “một Vành đai-một Con đường”.
Đối với cách ứng xử đầy “quỷ kế” của những tay chính trị lõi đời, nhất là thứ lõi đời kiểu “khôn vặt và ranh quái” của “văn hoá Cọng Sản”, những “chính trị gia mục vụ” của Vatican chắc chắn không thể lường hết được những cạm bẩy và tráo trở.
Chính vì thế, điều quan trọng đó là Vatican phải nhìn thật sâu và xem thật kỷ, “đằng sau Tạm Ước Vatican – Trung Quốc đang ẩn chứa những cạm bẩy và ý đồ đen tối nào” trong sách lược “công cụ hoá tôn giáo” của Trung Quốc.
Vì nếu không, với Tạm ước đó, như Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã đau đớn kêu lên : “Vatican đưa đàn chiên của mình vào miệng của chó sói”[39]
Trần Đoan Hùng
Phục Sinh 2019
[1] Ji Zhe (汲 喆/Cấp Triết) sinh tại Trung Quốc, tốt nghiệp đại học Fudan (復旦/Phúc Đán) năm 1997, đến Pháp năm 1999, năm 2007 bảo vệ luận án tiến sĩ về Tôn giáo và Xã hội học tại trường Cao đẳng Khoa học xã hội (EHESS/Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales), sau đó lại tiếp tục nghiên cứu thêm hai năm hậu tiến sĩ. Đến năm 2010 thì được đề cử giảng dạy tại Viện Quốc gia về Ngôn ngữ và Văn minh Đông Phương (INALCO/Institut National des Langues et Civilisations Orientales), một cơ quan nghiên cứu và giảng dạy rất uy tín của Pháp thành lập từ thế kỷ XVII. Nguồn : https://quangduc.com/a61549/tai-trung-quoc-chinh-quyen-cong-cu-hoa-phat-giao-doi-moi
[2] Giáo sư Ji Zhe (Cấp Triết) và Ký giả phỏng vấn : François Bougon. Nguyên tác : Bài phỏng vấn : “En Chine, le pouvoir instrumentalise le renouveau Bouddhisme”. Hoàng Phong chuyển ngữ : Tại Trung Quốc chính quyền công cụ hóa Phật giáo đổi mới. Bài phỏng vấn được đăng trên nhật báo "Le Monde" của Pháp ngày 9 tháng 9 vừa qua với tựa: "Đức Phật mặc áo màu đỏ" (Bouddha en habit rouge), và đồng thời cũng được đưa lên trang mạng của tờ báo này, nhưng lại mang tựa khác: "Tại Trung Quốc, chính quyền công cụ hóa Phật giáo đổi mới" (En Chine, le pouvoir instrumentalise le renouveau bouddhiste). Nguồn :
https://quangduc.com/a61549/tai-trung-quoc-chinh-quyen-cong-cu-hoa-phat-giao-doi-moi
[3] Manlio Graziano, What is the Geopolitics of Religions? : “Today, there is no doubt that religions are one of the factors that increasingly contribute to the shaping and conditioning of international relations. Accordingly, their role needs to be studied using the same tools and the same thoroughness usually devoted to other branches of political affairs.” (Ngày nay, không còn nghi ngờ gì nữa, tôn giáo là một trong những yếu tố ngày càng góp phần vào việc định hình và điều hòa các mối quan hệ quốc tế. Vì thế, vai trò của các tôn giáo cần được nghiên cứu thông qua các công cụ và sự cân nhắc vẫn thường được áp dụng cho các ngành chính trị khác.). Nguồn : https://www.resetdoc.org/story/what-is-the-geopolitics-of-religions/
[4] Ibid. “When it comes to the political role of religions, the most important distinction is between passive and active religions. Passive religions are those religions that cannot take any independent political initiative for at least three reasons: 1) they lack a unified leadership that is acknowledged by all faithful adherents; 2) they do not establish a clerical mediation between the faithful and God; 3) their holy texts do not have a unique authorized interpretation (which prevents them from being cited against themselves). Conversely, active religions present the opposite features: 1) they have a leadership that is acknowledged by all faithful adherents; 2) they have at their disposal a clerical mediation between the faithful and God; 3) their holy texts have a unique authorized interpretation. Only active religions can take independent political initiatives.” (Tạm dịch : “Khi nói đến vai trò chính trị của các tôn giáo, người ta thấy có sự khác biệt lớn giữa các tôn giáo thụ động và tôn giáo tích cực. Tôn giáo thụ động là những tôn giáo không đề xuất bất kỳ sáng kiến chính trị độc lập nào, ít nhất với ba lý do sau : 1) Không có quyền lãnh đạo thống nhất trên các tín đồ; 2) Không có một phẩm trật trung gian giữa tín đồ và Thần Thánh; 3) Không có một “quyền giải thích” kinh thánh độc lập (nên có thể tự do trích dẫn để chống nhau). Trong khi đó, các tôn giáo tích cực có các đặc điểm ngược lại: 1) Một sự lãnh đạo thống nhất; 2) Một phẩm trật (hàng giáo phẩm, giáo sĩ) trung gian ; 3) Một “thẩm quyền giải thích Thánh kinh”. Vì thế, chỉ các tôn giáo tích cực mới có những sáng kiến chính trị độc lập.”
[5] Ibid. “In a nutshell, we can say that the only religious institution capable of an independent political initiative, the only active one, is the Roman Catholic Church. As an anonymous cardinal said in a long interview with a French journalist, “We unquestionably exert an influence on the world stage every time the opportunity arises… We are the only religious power to be able to do so. Only the Catholic Church has official embassies in almost all the countries of the world [as well as] an individual and centralized leadership. We are so accustomed to it that we often forget how very exceptional our condition is.” (Confession d’un cardinal, 2007). This description is correct, even though the network of embassies of the Holy See around the world is much more a consequence of its power than its source. Rather, its source lies in its history, in its organization, and above all in its multi-secular experience in human affairs, particularly in political affairs.” (Tạm dịch : “Tắt một lời : chỉ có Giáo Hội Công Giáo La Mã là tổ chức tôn giáo duy nhất, hoạt động tích cực, có khả năng đưa ra một sáng kiến chính trị độc lập. Như một Hồng Y ẩn danh đã nói với một nhà báo người Pháp, trong một cuộc phỏng vấn dài : “Chắc một điều, đó là: mỗi khi có cơ hội chúng tôi đều gây ảnh hưởng trên sân khấu thế giới. Chúng tôi là cường quốc tôn giáo duy nhất có thể làm như vậy. Chỉ có Giáo Hội Công Giáo mới có các sứ quán chính thức ở hầu hết các quốc gia trên thế giới như một thứ quyền lực vừa cá nhân vừa tập trung. Chúng ta đã quá quen với điều đó đến nỗi thường quên mất tình trạng rất đặc biệt của mình.” (Lời thú nhận của Hồng Y, 2007). Nói thế quả không ngoa chút nào, cho dù mạng lưới các đại sứ quán của Tòa Thánh trên khắp thế giới chỉ là hệ quả chứ không phải là cội nguồn tạo nên sức mạnh. Gốc rễ của sức mạnh Toà Thánh Vatican chính là lịch sử, là tổ chức, và trên hết, là kinh nghiệm đa chiều trong các vấn đề nhân sinh, đặc biệt là trong các vấn đề chính trị.”
[6] Theo Wikipedia : Hiện nay, Tòa Thánh đang có quan hệ ngoại giao với 179 quốc gia có chủ quyền (bao gồm cả Trung Hoa Dân Quốc - Đài Loan) và đại diện tại các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Liên minh châu Âu, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Tòa Thánh cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao không chính thức mang "tính chất đặc biệt" với Tổ chức Giải phóng Palestine, một thỏa thuận với Việt Nam cho một vị đại diện không thường trú. Ngoài ra, Tòa Thánh cũng duy trì hình thức liên lạc chính thức (mà không thiết lập quan hệ ngoại giao) với: Afghanistan, Brunei, Somalia, Oman và Ả Rập Xê Út. Đối với các quốc gia không có quan hệ ngoại giao chính thức, Tòa Thánh vẫn duy trì một số Khâm sứ tại cộng đồng Giáo Hội Công Giáo địa phương, tuy nhiên các vị khâm sứ không được chính phủ của các quốc gia ấy công nhận vai trò ngoại giao và chỉ làm việc những việc ngoại giao không chính thức. Tòa Thánh không có mối quan hệ bằng bất kỳ hình thức nào với các quốc gia sau đây: Bhutan, Maldives, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Tuvalu và các nhà nước ít được công nhận. Nguồn :
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_h%E1%BB%87_%C4%91%E1%BB%91i_ngo%E1%BA%A1i_c%E1%BB%A7a_T%C3%B2a_Th%C3%A1nh
[7] Sầm Hoa(Theo China Daily): Bài viết : Con Rồng trong quan niệm phương Tây và Trung Quốc : “Rồng được cho là loại vật có quyền lực và khả năng siêu phàm. Nó có thể bay thần tốc trên trời, thăm dò sâu dưới lòng đất. Rồng kiểm soát thiên nhiên, đặc biệt là nguồn nước và lượng mưa, những thứ không thể thiếu được đối với cuộc sống của những cư dân nông nghiệp. Trung Quốc thường thể hiện tình cảm và sự ngưỡng mộ của mình đối với rồng linh thiêng. Tại những khu vực thường xuyên bị hạn hán và thiên tai, đền thờ rồng được xây dựng để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Người Trung Quốc tiếp tục thấm nhuần hình ảnh con rồng với trí tưởng tượng của mình và khiến linh vật này trở nên hùng mạnh hơn, tuyệt vời hơn và nhân từ hơn. (…). Trong văn hóa dân gian Trung Quốc, rồng cũng như một chiến binh không biết sợ và có thể nhìn thấy tương lai, ngay thẳng và đôi khi đứng về phía người dân, rồng còn tượng trưng cho khả năng sinh sản, sắc đẹp, tuổi thọ và hy vọng của mọi người".
Nguồn : https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/con-rong-trong-quan-niem-phuong-tay-va-trung-quoc-57155.html
[8] Xem : Nguyễn Cao Quyền : CON RỒNG TRUNG QUỐC TỈNH GIẤC ĐÔNG MIÊN. Nguồn :
https://hoangsadao.wordpress.com/2013/06/30/con-rong-trung-quoc/
[9] SĐD (Ibid.). Nguồn : https://hoangsadao.wordpress.com/2013/06/30/con-rong-trung-quoc/
[10] Nguồn : Trang mạng Đại Học Kinh tế, tài chính Thành phố HCM (UEF). Bài viết : 10 NỀN KINH TẾ LỚN NHẤT THẾ GIỚI :
World Bank vừa công bố danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2017, chiếm ¼ tổng giá trị toàn cầu (link download: http://databank.worldbank.org/data/download/GDP.pdf), bao gồm:
1. Mỹ: dẫn đầu bảng xếp hạng với tổng giá trị 18.03 ngìn tỷ USD, chiếm 24.3% tổng giá trị kinh tế thế giới.
2. Trung quốc: đứng thứ hai, với tổng giá trị 11.06 ngìn tỷ USD, chiếm 14.8% tổng giá trị kinh tế thế giới.
3. Nhật: 4.38 nghìn tỷ USD, chiếm 5.9% tổng giá trị kinh tế thế giới.
4. Đức: 3.36 nghìn tỷ USD
5. Anh quốc: 2.86 nghìn tỷ USD
6. Pháp: 2.42 nghìn tỷ USD
7. Ấn Độ: 2.09 nghìn tỷ USD
8. Ý: 1.82 nghìn tỷ USD
9. Brazil: 1.80 nghìn tỷ USD
10. Canada: 1.55 nghìn tỷ USD…
[11] Ibid.
[12] Ibid. : “Vào những năm 2006, 2007 Bắc Kinh cho chiếu cuốn phim “The Rise Of The Great Nations” đề giáo dục quần chúng. Cuốn phim này nói về sự phát triển của 9 cường quốc, từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha …cho đến Liên Xô và Hoa Kỳ. Những khía cạnh tốt của một cường quốc đã được trình chiếu kỹ càng như là những bài học cho dân tộc Trung Hoa. Những vùng đen tối, chẳng hạn như chính sách cải tạo của Liên Xô, được dấu kỹ. Những nét đẹp của chế độ chính trị đại nghị được đặc biệt ca tụng và lưu ý. Bài học luân lý rút tỉa ra từ cuốn phim này là: con đường đi đến “vĩ đại” là con đường kinh tế, chứ không phải là con đường đế quốc hay thực dân. Sức mạnh của một dân tộc là ở mức độ tri thức về khoa học kỹ thuật và hiểu biết kinh tế thị trường chứ không phải ở kích thước lớn nhỏ của một đế quốc”. Bài học luân lý những người Trung Hoa rút ra sau khi xem cuốn phim The Rise Of The Great Nations cũng là bài học các nước Tây Phương và Nhật Bản nhận định. Về phương diện này suy tư của họ giống nhau. Tuy nhiên khi đề cập đến vấn đề “nhân quyền” các lãnh đạo trẻ Trung Quốc thường hay trả lời rằng : nhân quyền thuộc loại trang sức đắt tiền xa xỉ nên chúng tôi không quan tâm vì không có tiền để mua sắm. Câu trả lời khôn khéo này có thể coi như ý đồ nguy hiểm muốn kéo dài vô thời hạn lòng ham muốn độc tài có từ thời Đại Hán mà Hoa Kỳ và Tây Phương không bao giờ được thiếu cảnh giác hoặc lãng quên.”
[13] Ibid.
[14] SĐD (Nguyến Hải Hoành : TẠI SAO TẬP CẬN BÌNH MUỐN PHỤC HỒI KHỔNG TỬ. Nguồn : Trang mạng NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ. Link : http://nghiencuuquocte.org/2016/04/25/tai-sao-tap-can-binh-muon-phuc-hoi-khong-tu/
[15] Ibid.
[16] Ibid.
[17] Evan Rees, Asia-Pacific Analyst, Stratfor : The Catholic Church and China: Where Religion and Geopolitics Meet: “Even China's greatest religious success story, Buddhism, is not without its periods of struggle. Arising in India, Buddhism first made inroads in the Han dynasty in the middle of the first century, before gradually spreading to all corners of the empire and earning several emperors as stalwart adherents. For the Sui dynasty of 581-618 and the Tang dynasty of 618-907, Buddhism became a valuable tool for central authority. The empires embraced the Buddhist clergy for their work supplementing the authority of bureaucrats across the empire and even for instilling a universal, self-sacrificing ethic among soldiers that transcended family loyalty.(…). Buddhism, unlike Christianity, was uniquely poised to adapt itself to the power politics of China. The religion has all but died away in India and therefore has very little outside authority. There is no Buddhist Vatican and much less risk of Buddhism becoming an empire within the empire. In fact, Buddhism's long-standing roots in China have given it the status of a nearly indigenous faith…”
[18] Theo Wikipedia : “Matteo Ricci (1552 - 1610), là một tu sĩ Dòng Tên Công Giáo người Ý. Matteo Ricci sinh năm 1552 tại Macerata, ông bắt đầu học thần học và luật tại trường Công Giáo Roma. Năm 1577, ông đăng ký trở thành thành viên của một đoàn thám hiểm tới Ấn Độ và chuyến đi bắt đầu từ tháng 3 năm 1578 từ Lisboa, Bồ Đào Nha. Ông tới Goa, một thuộc địa của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, vào tháng 9 năm 1578 và bốn năm sau đó, ông đến Ma Cao và đi vào lãnh thổ Trung Quốc… Năm 1601, Ricci trở lại Bắc Kinh, tuy lần đầu ông không được diện kiến hoàng đế Trung Hoa nhưng sau khi tặng hoàng đế chiếc đồng hồ rung chuông, Ricci cuối cùng cũng được phép tận tay trao món quà cho hoàng đế Minh Thần Tông tại cung điện và Ricci cũng chính là người phương Tây đầu tiên được mời vào Tử Cấm Thành của Trung Quốc. Dù cho Ricci được quyền tự do vào Tử Cấm Thành nhưng ông lại không được gặp mặt Minh Thần Tông, nhưng bù lại ông được Minh Thần Tông trao cho chức vụ tổng giám mục về Thiên chúa Giáo tại Trung Quốc. Nhờ đó mà Ricci có cơ hội được gặp nhiều quan chức cũng như các nhân vật hàng đầu về văn hóa tại Bắc Kinh thời đó…. Ricci sống tại Trung Quốc cho tới khi ông qua đời ngày 11 tháng 5 năm 1610 tại Bắc Kinh.”
[19] Evan Rees, Asia-Pacific Analyst, Stratfor : The Catholic Church and China: Where Religion and Geopolitics Meet: “He celebrated the clear compatibility of China and the Roman Catholic Church's long-separated traditions and the striking "uniformity between Christian tenets and the ancient Chinese sage's rationality and teachings." Indeed, Ricci saw fantastic success during his time in China, becoming an adviser to the Kangxi emperor and winning numerous high-profile converts.”
[20] Ibid. : “For late 16th-century China, embracing Christianity meant gaining access to technologies from and information about Europe, whose tendrils were steadily creeping across the Pacific. But this access was valuable only as long as it did not undermine the power of the state. (…). Catholicism in China peaked in 1692, when the Kangxi emperor issued an edict of toleration that put Christianity on par with other long-established faith traditions in the empire. But the edict included a veiled warning, noting that the Europeans "are very quiet" and that, unlike "false sects," their religion does not have "any tendency to incite sedition." This made clear that Christianity was acceptable only as long as it remained "quiet" and did not try to erode the foundations of China's political order. Indeed, Catholicism's initial success in China hinged on the clergy's tremendous efforts to learn Chinese philosophy and culture and ingratiate themselves with the country's elites. In 1615, the Vatican even granted Chinese Catholics the unique privilege of being allowed to perform liturgy in Chinese rather than Latin.”
(Tạm dịch : Đối với Trung Quốc vào cuối thế kỷ 16, chấp nhận Kitô giáo là để có cơ hội tiếp cận các kỷ thuật và thông tin của châu Âu, đang du nhập qua ngã Thái Bình Dương. Nhưng việc tiếp cận này chỉ có giá trị khi nào không làm suy yếu quyền lực nhà nước. (…). Vào năm 1692, có thể nói là thời cao điểm của Công Giáo ở Trung Quốc, khi hoàng đế Khang Hy ban hành sắc lệnh đậm chất khoan hoà, đưa Kitô giáo ngang hàng với các truyền thống tín ngưỡng lâu đời khác trong vương quốc. Nhưng sắc lệnh cũng ẩn chứa một cảnh báo, với lưu ý rằng người châu Âu "rất im lặng" và không giống như các "tà giáo", tôn giáo của họ không có "bất kỳ xu hướng kích động sự nổi loạn nào". Điều này muốn ngụ ý rằng Kitô giáo chỉ được chấp nhận bao lâu còn "im lặng" và không làm suy suyển đến thiết chế chính trị của Trung Quốc. Thật vậy, thành công ban đầu của Công Giáo ở Trung Quốc dựa trên những nỗ lực to lớn của các giáo sĩ trong việc nghiên cứu triết học và văn hóa Trung Quốc cũng như hội nhập vào giới tinh hoa của đất nước. Năm 1615, Vatican thậm chí còn trao cho người Công Giáo Trung Quốc đặc quyền duy nhất đó là được phép cử hành phụng vụ bằng Hoa ngữ thay vì tiếng Latin.”
[21] Ibid. “Với Trung Quốc thế kỷ 18, tương tự như với Đế chế La Mã trước đây, Vatican đã ra lệnh cho các tín hữu không được tham dự; Giáo hoàng Clement XI ban hành một phán quyết cuối cùng cấm thực hành các Nghi thức của Trung Quốc vào năm 1704. (…) Đáp lại, hoàng đế Trung Quốc đã trục xuất phái bộ Tông toà cùng với tất cả các nhà truyền giáo tuân hành các mệnh lệnh của Vatican. Cuộc bách hại nổi lên, đặc biệt là trong những năm sau năm 1724, khi hoàng đế Ung Chính (Yongzheng) chính thức cấm đạo Công Giáo. Năm 1814, hoàng đế Gia Khánh (Jiaquing) đã tiến thêm một bước, đưa lệnh cấm toàn bộ Kitô giáo vào các luật cơ bản của đất nước; ông đã kết án tử hình những người châu Âu nào theo đạo, gửi các Kitô hữu, những kẻ không bỏ đạo sang các vùng xa xôi trong vương quốc, sa thải hoặc và lưu đày các sĩ quan quân đội, nếu phạm tội như thế.”
[22] Ibid. : “Phong trào “Tam Tự” đối với người Tin lành được thành lập năm 1951, trong khi “Hiệp hội Công Giáo ái quốc Trung Quốc” được thành lập năm 1957 và được giám sát bởi các linh mục và giám mục do Bắc Kinh chọn nhưng không được Vatican công nhận.”
[23] Theo bản tin của trang mạng Vnexpress : https://vnexpress.net/the-gioi/thu-tuong-sap-du-dien-dan-vanh-dai-va-con-duong-o-trung-quoc-3913259.html
[24] Văn Hiếu. Bài viết : Sự thật về con đường tơ lụa huyền thoại trong lịch sử nhân loại. Nguồn :
http://www.phapluatplus.vn/su-that-ve-con-duong-to-lua-huyen-thoai-trong-lich-su-nhan-loai-d41967.html
[25] Trần Yên Thảo & Lâm Hoàng Lân. CON ĐƯỜNG TƠ LỤA. “Con đường tơ lụa” được khai mở từ Tây Hán, hoàn chỉnh vào đời Đường và được sử dụng suốt 17 thế kỷ. Về sau do sự phát triển đường hàng hải, ít gian nan và nguy hiểm hơn, nên con đường bộ xuyên suốt Đông Tây này ngày càng ít được lưu tâm. Do sự thông thương của “Con đường tơ lụa”, những tinh hoa văn hóa, kinh tế giữa Trung Quốc và các nước phương Tây cũng giao lưu rất rộng rãi. Đầu tiên là mặt hàng tơ lụa, đến thế kỷ thứ 4, khi kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa được truyền bá qua các nước Trung Á và Tây Âu thì từ các mặt hàng mỹ nghệ khác đến những phát minh khoa học như thuật in ấn, làm giấy, thuốc súng, luyện thép, … của Trung Quốc cũng tiếp tục theo “Con đường tơ lụa” truyền bá qua phương Tây. Đồng thời những sản vật vùng Trung Tây Á như Bồ Đào (Nho), Thạch Lựu (quả lựu), Hạch Đào (hạt điều), Chi Ma (gai), Ba Thái, Mục Túc (hai giống rau quả), … cũng theo ngã đường này lục tục đổ vào Trung Quốc. Cả các ngành nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, âm nhạc, vũ khúc, … qua đó, cũng ảnh hưởng nhau rất sâu đậm…”
Nguồn : https://nghiencuulichsu.com/2015/08/13/con-duong-to-lua/
[26] Bài viết : Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử. Nguồn : http://kienthuckhoahoc.org/kham-pha-kh/huyen-thoai-ve-quot-con-duong-to-lua-quot-noi-tieng-trong-lich-su-jto
[27] Nguyễn Giang : Bài viết : Đường Tơ lụa, gián điệp trứng tằm và Trịnh Hòa.
Nguồn : https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-39902327
[28] Hoàng Gia Phúc. Bài viết : Mọi điều bạn cần biết về ‘Một vành đai – Một con đường’. Nguồn :
https://www.luatkhoa.org/2018/09/moi-dieu-ban-can-biet-ve-mot-vanh-dai-mot-con-duong/
[29] LÊ ĐỨC CƯỜNG – BÙI VĂN MẠNH. Bài viết : Đôi nét về sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Nguồn : http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-ngoai/doi-net-ve-sang-kien-vanh-dai-va-con-duong-cua-trung-quoc/10813.html
[30] Ibid.
[31] Nguồn : https://vnexpress.net/the-gioi/thu-tuong-sap-du-dien-dan-vanh-dai-va-con-duong-o-trung-quoc-3913259.html
[32] Đặng Tự Do. Nguồn : VietCatholic News. Bài viết : THỐNG KÊ VỀ HIỆN TÌNH Công Giáo TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.
[33] Evan Rees, Asia-Pacific Analyst, Stratfor : The Catholic Church and China: Where Religion and Geopolitics Meet: “For Beijing, bringing the Catholic Church back to the Chinese mainland is essentially a diplomatic coup against Taiwan. The Vatican is the last European power that recognizes Taiwan as a country; if it severs those ties, several Latin American capitals could follow suit. This is particularly important given recent U.S. efforts to enhance diplomatic and military ties with Taiwan.” (Tạm dịch) : “Đối với Bắc Kinh, việc đưa Giáo Hội Công Giáo trở lại lục địa Trung Quốc thực chất là một cuộc đảo chính ngoại giao chống lại Đài Loan. Vatican là cường quốc châu Âu cuối cùng công nhận Đài Loan là một quốc gia; nếu cắt đứt các mối quan hệ đó, một số thủ đô của Mỹ Latinh có thể làm theo. Điều này đặc biệt quan trọng với những nỗ lực gần đây của Hoa Kỳ đang tăng cường quan hệ ngoại giao và quân sự với Đài Loan.”
[34] Xem : English Catholics criticise Vatican-China deal. Chuyển ngữ : Đặng Tự Do : Tuyên bố của các chính trị gia và trí thức Công Giáo Anh về thỏa thuận Vatican - Trung Quốc : “…Trong khi những lời lẽ chính thức của thỏa thuận này chưa được công bố, tất cả các dấu chỉ hiện nay cho thấy chính phủ công khai xưng mình là vô thần của Trung Quốc đã được trao một vai trò trong việc lựa chọn các giám mục Công Giáo. Tệ hại hơn nữa, thỏa thuận này diễn ra trong triều đại của Chủ tịch Tập Cận Bình, khi mà người Công Giáo Trung Quốc và các nhóm tôn giáo thiểu số khác, đáng chú ý là những người Hồi giáo Tân Cương, đang phải chịu đựng một sự đàn áp gay gắt nhất trong nhiều thập kỷ qua.(…). Các nhà chức trách Trung Quốc cũng tiếp tục quấy rối, bắt bớ, hoặc giam giữ vô thời hạn và biệt tích một số giáo sĩ Công Giáo hàng đầu, bao gồm cả các Đức Cha Giuliô Giả Chí Quốc và Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn trong năm qua. Tháng 5 năm 2018, các giám mục do nhà nước áp đặt của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA) đã thông qua một kế hoạch 5 năm nhằm “Trung Hoa Hóa” Công Giáo ở Trung Quốc, có nghĩa là bắt buộc niềm tin Kitô của Công Giáo phải tùng phục ý thức hệ chính trị của nhà cầm quyền Trung Quốc. Từ năm 2017, các nhà thờ ở Hà Nam, Giang Tây, Chiết Giang, Liêu Ninh và Hà Bắc đã bị buộc phải hủy bỏ các biểu ngữ và hình ảnh có nội dung là các thông điệp tôn giáo, phải treo cờ Cộng sản Trung Quốc, và hát quốc ca trước các buổi lễ. Trẻ em thậm chí bị cấm không được đến nhà thờ. Chỉ tính riêng ở Hà Nam thôi, đã có hàng trăm Kitô hữu bị bắt và Kinh Thánh của họ bị tịch thu, hơn 20 nhà thờ đã bị phá hủy, và hàng trăm thánh giá và các biểu tượng Kitô khác đã bị gỡ bỏ hoặc phá hủy.
Trong bối cảnh vi phạm nhân quyền trầm trọng, và bản chất áp bức của chế độ Tập Cận Bình, không có gì ngạc nhiên khi ta thấy lòng dạ xấu xa của chính phủ Trung Quốc được phơi bày nơi sự hủy diệt gần đây hai đền thánh kính Đức Mẹ của Công Giáo tại Hoa Lục kể từ sau khi ký kết thỏa thuận. Tất cả điều này là điềm báo đáng lo ngại cho hiệp ước Trung Quốc -Vatican như đã từng xảy ra trong các thỏa thuận của Tòa Thánh với các chế độ độc tài toàn trị Âu châu vào đầu thế kỷ 20. Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã cáo buộc Vatican đưa đàn chiên của mình vào miệng của chó sói. Phán xét của lịch sử có thể còn nặng nề hơn thế nữa.”.
[35] Từ “Rồng” là theo Bản dịch của Sách Bài Đọc 1972, bản dịch Kinh Thánh của cha Nguyễn Thế Thuấn, cũng như các bản tiếng Pháp (La “Bible de Jerusalem”) : un énorme Dragon rouge-feu; tiếng Anh (The Holy Bible – Confraternity Version) : a great red Dragon.
[36] Kinh Thánh, bản dịch của Lm. Nguyến Thế Thuấn – Dòng Chúa Cứ Thế 1976. Phần dẫn nhập sách Khải Huyền. Tr. 575-576.
[37] SĐD : “Nhưng đối với Kinh Thánh, rồng là một quái vật, là sức mạnh của ma quỷ. Sách Khải Huyền mô tả sự xuất hiện của nó với một sức mạnh hết sức man rợ và đáng kinh sợ (cf. Kh 11,12.1-6a). Ở đây, thánh Gioan ám chỉ đến quyền lực độc tài thuộc các hoàng đế La Mã, từ Nêrô bạo chúa (37-68) đến Đômitianô (81-96) trong những thế kỷ đầu. Đó là những thế lực chống lại Kitô giáo và bách hại đạo. Theo một giải thích mở rộng, “con rồng đỏ” cũng là biểu tượng của các thể chế độc độc tài vô thần, phi nhân bản và duy quyền lực trong các thế hệ loài người. Chẳng hạn như chế độc tài Đức quốc xã, chế độ độc tài cộng sản Stalin ở Nga, ở Trung Quốc, và Việt Nam vv...
Hình ảnh người phụ nữ đối diện với con rồng đỏ này là hình ảnh của Giáo Hội khi phải đối diện với những thế lực đó. Các thể chế độc tài có trong tay tất cả mọi quyền lực, khí giới và sức mạnh quân sự. Trong khi đó Giáo Hội không có súng đạn, vũ khí, và xem ra không có khả năng để sống sót, sống đạo, lại càng không có khả năng để chiến thắng….”. Nguồn : http://www.vietcatholic.net/News/html/188494.htm
[38] Xem bài phỏng vấn của Christopher White thuộc tạp chí Công Giáo Crux của Hoa Kỳ dành cho Đại sứ Sam Brownback: Nội dung với tiêu đề : Chẳng có chút thay đổi nào ở Trung Quốc sau thỏa thuận với Vatican. Đặng Tự Do chuyển ngữ. Source:Crux U.S. religious liberty czar says ‘no signs’ of change in China since Vatican deal
[39] Xem : English Catholics criticise Vatican-China deal. Chuyển ngữ : Đặng Tự Do : Tuyên bố của các chính trị gia và trí thức Công Giáo Anh về thỏa thuận Vatican - Trung Quốc.
(Đằng sau tấm phông “Tạm ước Vatican – Trung quốc”)
VÀO ĐỀ :
Từ xưa đến nay, tôn giáo và chính trị luôn là “cặp đôi không bao giờ hoàn hảo” ! Mượn từ “cặp đôi” là cố ý minh giải rằng : đây là “hai thực tại xã hội-nhân sinh” luôn luôn đan xen những mối tương quan và hệ luỵ phức tạp. Giáo sư Cấp Triết (Ji Zhe)[1] đã nhận định cách chuẩn xác rằng :
“Chính trị và Tôn giáo là một cặp bài trùng muôn thuở, cấu kết và lợi dụng nhau suốt trên dòng lịch sử của nền văn minh nhân loại. Chính trị là "sức mạnh xã hội", tôn giáo là "sức mạnh tâm linh". Từ Á sang Âu, trong lịch sử cũng như ngày nay, hai sức mạnh trên đây - "vương quyền" và " thần quyền" - luôn nương tựa vào nhau để không chế con người và xã hội. Hai sức mạnh này đôi khi cũng có thể lấn lướt nhau nhưng không bao giờ hũy diệt được nhau…”[2]
Từ khi có những tôn giáo lớn xuất hiện trên thế giới, từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á… toàn cảnh xã hội cũng như bức tranh “địa chính trị” của thế giới đều ghi đậm những ảnh hưởng nhất định. Nhất là trong bối cảnh “toàn cầu hoá” của thế giới hôm nay, mối tương quan chằng chịt, phức tạp, đa diện… giữa tôn giáo và các lãnh vực khác (xã hội, kinh tế, chính trị…) không thể không tính đến.[3]
Các tôn giáo, tự bản chất cũng như hệ thống tổ chức và quá trình hội nhập, đều có những khác biệt đáng kể; vì thế, ảnh hưởng và tác động của tôn giáo lên đời sống xã hội, hay nói một cách chuyên môn, lên “địa chính trị” của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia… hoàn toàn không giống nhau. Những bất ổn chính trị thường xuyên tại Trung Đông và các nước Á Rập không thể loại trừ yếu tố Hồi Giáo; cũng vậy, vai trò và uy tín của Toà Thánh Vatican luôn có sức nặng trên các nước thuộc Châu Mỹ La Tinh cũng giống như ảnh hưởng của Toà Thượng Phụ Chính Thống Mascơva đối với Liên Bang Nga và một số nước dưới tầm ảnh hưởng của Nga. Trong khi đó, đằng sau hậu trường của các chính phủ và các đảng phái chính trị ở Miến Điện, Thái Lan, Srilanka…luôn thấp thoáng “những chiếc áo cà sa” của Phật Giáo; cũng vậy, nền độc lập của Ấn Độ đã không phải trả giá bằng những cuộc chiến tranh đẩm máu nhưng là kết quả mang đậm dấu ấn của khoan hoà, bất bạo động của Thánh Gandhi, những giá trị tinh thần phải chăng đã bén rễ sâu từ nền văn hoá và tín ngưỡng Ấn giáo !...
Đánh giá tổng quát là như thế. Tuy nhiên, khi đi vào thực tế, người ta lại phân biệt có hai nhóm tôn giáo có tác động khác nhau lên địa chính trị : nhóm tác động tích cực, ảnh hưởng cụ thể, đôi khi trực tiếp lên đời sống chính trị; và nhóm tiêu cực, chỉ ảnh hưởng về mặt tinh thần, phản ảnh qua đường lối, chính sách.[4]
Trong quá trình tồn tại và phát triển sau 20 thế kỷ, Kitô giáo, đặc biệt, Giáo Hội Công Giáo La Mã, được đánh giá là tôn giáo tích cực[5], ảnh hưởng rõ nét lên địa chính trị của thế giới mà bằng chứng cụ thể đó chính là sự hiện diện của đại diện Toà Thánh Vatican tại cơ quan quyền lực quốc tế : Liên Hiệp Quốc, và có quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia trên thế giới.[6]
Chính vì lẽ nầy mà các nhà hoạch định chiến lược mang tầm mức chính trị quốc tế không thể không tính đến “yếu tố Vatican” trong sách lược của mình, cho dù sách lược đó đang hiện hữu tại “Phòng Bầu Dục” của Nhà Trắng, hay nơi căn phòng làm việc của Tổng thống Nga tại Điện Cẩm Linh, hoặc trong cuộc họp kín của Bộ Chính Trị tại Trung Nam Hải !...
Vì giới hạn của bài viết, và vì tính thời sự đang nóng lên qua sự kiện “thoả ước tạm thời” giữa Vatican và Chính phủ Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc, một nhà nước Cọng Sản đang vươn mình ra thế giới để khẳng định “vị trí siêu cường” ngang qua một chiến lược vĩ mô “MỘT VÀNH ĐAI MỘT CON ĐƯỜNG” (Nhất Đới, nhất Lộ - One Belt One Road hay Belt and Road Initiative – BRI), nên chỉ xin được tập trung xoay quanh nội dung liên quan đến chủ đề sau :
VATICAN TRONG CHIẾN LƯỢC “MỘT VÀNH ĐAI MỘT CON ĐƯỜNG” CỦA TRUNG QUỐC; hay cũng có thể cô đọng trong ý nghĩa : Những ý đồ chính trị đằng sau tấm phông “Tạm ước Vatican – Trung quốc” !
Để thuyên giải ý nghĩa và nội dung trên, rất cần lược qua một vài khía cạnh liên quan đến Trung Quốc.
I. KHI “RỔNG” THỨC DẬY
Người Trung quốc luôn tự hào với biểu tượng “Rồng” của mình; bởi vì đó là tượng trưng của sức mạnh, quyền lực và những khát vọng vô biên.[7]
Từ “biểu tượng rồng” đó, nếu nhìn Trung Quốc trong viến tượng “địa chính trị thế giới”, chúng ta đừng quên lời phát biểu mang tính “tiên tri” cách đây 200 năm của hoàng đế nước Pháp, Napoléon : “Hãy để con rồng Trung Quốc ngủ yên, vì khi thức giấc nó sẽ làm rung chuyển thế giới”[8].
Không biết “Rồng Trung Quốc” mà Napoléon đề cập tới có liên quan gì đến con “Rồng Đỏ” được Thánh Gioan ngụ ngôn trong những trang sách Khải Huyền của Kinh Thánh Tân Ước cách đây gần 2000 năm ? (Kh 12,1-18). Chúng ta sẽ bàn sau về nội dung nầy trong đoạn cuối.
Giờ đây, chúng ta thử phân tích sự chỗi dậy của “Rồng” Trung Quốc qua 3 cái nhìn sau :
- Kinh tế (vật chất) là ưu tiên.
- Tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo, nhân quyền…) chỉ là công cụ.
- Trong một chiến lược duy nhất : một vành đai-một con đường.
1. Kinh tế : ưu tiên 1:
Về chuyên đề nầy chúng ta phải nhường chỗ cho những phát biểu của các nhà chuyên môn. Ở đây, xin giới thiệu các nghiên cứu của tác giả NGUYỄN CAO QUYỀN, trong bài nghiên cứu “CON RỒNG TRUNG QUỐC TỈNH GIẤC ĐÔNG MIÊN” đăng trên website HOÀNG SA ĐẢO vào tháng 5 năm 2013 :
“Năm 1979 là năm Đặng Tiểu Bình, được sự ủy nhiệm của Đảng CSTQ (Cộng Sản Trung Quốc), đã ra lệnh cho nước ông phải tập trung vào vấn đề phát triển kinh tế bất kể “mèo trắng hay mèo đen”, có nghĩa là không cần phải theo khuôn khổ một ý thức hệ nào cả. Tuân theo mệnh lệnh này, nhân dân Trung Quốc đã tập trung toàn lực vào vấn đề phát triển với một đầu óc thực tế như chưa bao giờ thấy. Kết qủa mang lại đã làm cho thế giới kinh ngạc. Tính cho đến nay, hơn 30 năm liên tục đã trôi qua, năm nào Trung Quốc cũng phát triển với tỷ số hơn 9% GDP. Cũng trong thời gian này, Trung Quốc đã cứu được khoảng 400 triệu người dân ra khỏi cảnh nghèo đói, một tỷ số lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Lợi tức cá nhân trung bình tăng gấp 7 lần. Kinh tế gia Jeffrey Sachs đánh giá: “Trung Quốc đã đạt thành tích phát triển lớn nhất lịch sử loài người”.
Tính chung, nền kinh tế của Trung Quốc năm nào cũng tăng gấp đôi, và như thế liên tục trong ba thập kỷ. Năm 1978 Trung Quốc sản xuất 200 máy điều hòa nhiệt độ. Con số này tăng lên 48 triệu cái vào năm 2005. Giờ đây (2013), Trung Quốc xuất cảng hàng ngày nhiều hơn cả năm 1978. Kỹ nghệ xây cất cũng đạt thành tích lớn nhất thế giới. Mười hai thành phố phát triển nhanh chóng nhất về mặt xây dựng đều mang tên Trung Quốc. Pudong, một khu vực tài chính phía Đông Thượng Hải nghèo nàn trước đây, bây giờ có kích thước lớn gấp 8 lần khu vục tài chính Canary Wharf của Luân Đôn. Ban đêm ánh điện phát ra từ các nhà chọc trời cho khách du lịch cảm tưởng như đang đứng trước một cây Noel (Giáng Sinh) mùa lễ hội. Thị xã Trùng Khánh (Chongqinq) tiếp nhận mỗi năm 300.000 di dân từ các vùng lân cận và kích thước ngày nay không thua kém gì Chicago của Hoa Kỳ về cả hai phương diện dân số và công trình xây cất. Thủ đô Bắc Kinh thì khỏi nói. Các chương trình chỉnh trang và nới rộng kinh đô có thể ví như các chương trình mà Haussman đã làm cho Paris vào thế kỷ19. Kiến trúc sư Albert Speer Jr, người được Trung Quốc mướn xây dựng công trình Thế Vận Hội năm 2008, nói rằng ông đã làm những tạo tác về nhà cửa và đường phố vĩ đại hơn những gì mà bố ông đã làm cho Hitler thời trước. Riêng năm 2005, diện tích xây cất của Trung Quốc đã đạt tới con số 28 tỷ square feet, nghĩa là 5 lần lớn hơn diện tích xây cất của nước Mỹ. Ngày nay Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản xuất thép, than và xi măng.
Hoa Lục cũng là thị trường lớn nhất hoàn cầu cho điện thoại di động. Trước Thế Chiến II, Anh quốc được coi như “công xưởng của thế giới”.Tư cách này, ngày nay đã bị Trung Quốc cướp mất. Trung Quốc giờ đây cung cấp đều đặn cho giới tiêu thụ toàn cầu 2/3 số lượng máy in (photocopiers) , lò điện vi ba (micro wave), máy nghe nhạc DVD và đủ các loại giầy dép. Hệ thống phổ biến hàng hóa Trung Quốc là công ty Mỹ Wal-Mart. Đó là một công ty khổng lồ có lợi tức nhiều hơn 8 lần Microsoft và tượng trưng cho 2% GDP của Hoa Kỳ. Wal-Mart sử dụng khoảng 1.4 triệu công nhân, nghĩa là nhiều hơn của các hãng GM, Ford, GE và IBM gom góp lại. Wal-Mart nhập cảng khoảng 18 tỷ đô la hàng hóa mỗi năm của Trung Quốc. Trung Quốc cũng có một dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới bằng 1.5 trillion, nghĩa là 50% nhiều hơn Nhật Bản, và ba lần lớn hơn Liên Âu. So sánh về mọi mặt của cuộc sống, Trung Quốc chỉ đứng sau Hoa Kỳ và thực trạng này đã tạo nên một yếu tố mới trong hệ thống chính trị quốc tế.”[9]
Chúng ta đừng quên, những thuyết minh trên về Trung Quốc là vào ngưỡng thời gian năm 2015. Với thực trạng kinh tế của “thời đại 4.0” nầy, sau 4 năm, năm 2019, chắc chắn Trung Quốc còn đạt được vô số thành quả chóng mặt khác mà danh hiệu “nền kinh tế thứ 2 thế giới” là một khẳng định dứt khoát.[10]
Đối với các thể chế chính trị dân chủ, phát triển kinh tế luôn kéo theo những tiến bộ và khai phóng về hệ thống chính trị, về nhân quyền, về cơ cấu luật pháp…Với hệ thống chính trị độc đảng, Trung Quốc chỉ quan tâm đến kinh tế, mọi sự khác phải nằm trong tầm kiểm soát.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Công Quyền tiếp tục nhận xét :
“Trong lãnh vực nghiên cứu, Bắc Kinh đang khai phá và tìm hiểu các chế độ chính trị của Singapore, Nhật Bản và Thuỵ Điển. Từ các chế độ này họ cố tìm ra những hình thái chế độ dân chủ phù hợp với với hai điều kiện: độc đảng và phát triển. Cho đến nay họ vẫn chưa tìm thấy đáp số cho một bài toán như vậy. Trong khi chờ đợi, họ tiếp tục tự thỏa mãn với những cái gì đang có, nghĩa là một chế độ chính trị độc đảng, độc tài (mở cửa), miễn sao giữ vững được mức phát triển và sự ổn định chính trị mà họ đã được hưởng từ hơn ba thập kỷ.”[11] (Đọc thêm một chi tiết liên quan đến nội dung nầy : về cuốn phim “The Rise Of The Great Nations” )[12]
2. Tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo, nhân quyền…) : chỉ là công cụ :
Như đã bàn ở trên, với Trung Quốc hiện nay, kinh tế chính là ưu tiên một, nếu không nói là “ưu tiên duy nhất”; mọi sự khác chỉ là những thứ “trang sức xa xỉ đắt tiền”[13] không đáng để quan tâm. Đúng hơn, Trung Quốc chỉ quan tâm, khi những thứ mệnh danh là “trang sức” đó trở thành công cụ phục vụ cho kinh tế và ổn định chính trị.
Thế nhưng, sách lược nầy không phải chỉ chế độc độc tài Cọng sản hôm nay mới áp dụng mà Trung Quốc đã thực hiện từ lâu trong lịch sử.
Chúng tôi muốn nói đến “3 thứ trang sức đắc tiền” mà Trung Quốc đã sử dụng như một thứ công cụ phục vụ cho chế độ cầm quyền đó là Nho Giáo, Phật Giáo và Kitô giáo.
a/. Nho giáo, một công cụ “đặc sản Trung Hoa” :
Để khái quát chuyên đề nầy, xin đọc bài nghiên cứu của Nguyến Hải Hoành với chủ đề : TẠI SAO TẬP CẬN BÌNH MUỐN PHỤC HỒI KHỔNG TỬ :
- Nho giáo : công cụ của thời phong kiến :
“Đời Hán, Đổng Trọng Thư (179-104 TCN) kết hợp với thuyết Âm dương Ngũ hành và các thuyết khác, sửa đổi Nho giáo thành hệ tư tưởng có khuynh hướng thần học (nhấn mạnh quan hệ giữa thần quyền với quân quyền). Hệ thống này dựa trên bạo lực của chế độ phong kiến nhưng lại được mô tả thành Đạo Trời, “Trời không đổi thì đạo cũng không đổi”. Nho giáo trở thành lý luận hợp pháp hóa chế độ phong kiến chuyên chế, cung cấp cho nó một vũ trụ luận tồn tại vĩnh hằng (nhận định của Lưu Hiểu Ba). Đổng nêu ra đạo lý trị quốc của Nho giáo, kiến nghị bãi bỏ mọi học thuyết, độc tôn Nho giáo. Hán Vũ Đế chấp nhận kiến nghị đó. Kết quả Nho giáo được chính trị hóa và nâng cấp thành cương lĩnh trị quốc, công cụ văn hóa bảo vệ chế độ phong kiến – Lưu Hiểu Ba coi đây là bi kịch lớn nhất của nền văn minh Trung Quốc.
Đời Tống, Trình Di, Trình Hạo, Chu Hi tiếp thu các học thuyết khác, xây dựng nên hệ thống Lý Học Nho gia. Chu Hi (1130-1200) làm chú giải cho 4 bộ sách Đại học, Luận ngữ, Mạnh Tử, Trung dung, nhờ thế bộ Tứ thư (4 kinh điển Nho giáo) này trở thành sách giáo khoa các thí sinh dự thi khoa cử buộc phải học. Luận Ngữ chép lời Khổng Tử được coi là kinh thánh của Nho giáo. Tể tướng Triệu Phổ đời Bắc Tống từng nói “Chỉ dùng nửa bộ Luận Ngữ là có thể trị được cả thiên hạ”.
Từ đó Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị xã hội Trung Quốc và ảnh hưởng lớn tới Việt Nam, Bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản.”[14]
- Nho giáo trong thời đại “Tập Cận Bình” :
Ai cũng biết khẩu hiệu chính và cũng là chủ trương trọng điểm của Đảng Cọng Sản Trung Quốc thời đại Tập Cận Bình đó là phục hồi “GIẤC MƠ TRUNG HOA”. Và một trong tư tưởng chủ đạo để định hướng cho “Giấc Mơ vĩ đại” nầy đó chính là “phục hồi Khổng Tử”, ứng dụng các nền tảng “trị quốc của Nho Giáo” vào lãnh vực chính trị độc đảng :
“Người Trung Quốc có truyền thống “sùng thánh”, bởi vậy khi CT Tập muốn phục hồi Khổng Tử thì truyền thông chính thống cả nước liền nhiệt liệt hưởng ứng. Cơn sốt Khổng Tử nóng trở lại. Cán bộ Đảng và chính quyền thi nhau phát biểu ý kiến giải thích và chứng minh quan điểm của CT Tập là hợp lý nhất. Các đài truyền hình làm chương trình Giảng đường trăm nhà để các học giả giảng giải đạo Khổng. Bà Vu Đan (tháng 11/2012 bị sinh viên ĐH Bắc Kinh la hét phải rời diễn đàn) ngày 8/12/2015 lại ra mắt công chúng để quảng bá Khổng Tử. Chính phủ bỏ tiền tỷ đẩy mạnh xây dựng các Học viện Khổng Tử trên toàn cầu…(…). Ý tưởng Giấc mơ Trung Quốc thể hiện hình ảnh của tư tưởng Nho giáo. Hội nghị TƯ 3 khóa 18 ĐCSTQ nêu ra “đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống trị lý nhà nước và năng lực trị lý”, trong đó trị lý (cai trị, quản lý) là một khái niệm kiểu Nho giáo. Nho giáo coi trọng việc đào tạo người lãnh đạo xã hội, tức đào tạo sĩ quân tử 士君子.”[15]
Và Nho Giáo, một cách nào đó, như chiếc “phao cứu sinh” cho chế độ “Đảng trị”, một chế độ độc tài đang đối diện với nhiều thách đố của trào lưu tự do-dân chủ-nhân quyền… đang dậy lên nơi lục địa với dân số chiếm 1.5 thế giới :
“Sau mấy chục năm cải cách mở cửa, người Trung Quốc đã tiếp nhận không ít quan niệm giá trị của phương Tây như dân chủ, tự do, bình đẳng, nhân quyền, ngày càng mạnh dạn đấu tranh chống bất công xã hội, chống mọi vi phạm nhân quyền và dân chủ tự do. Internet tạo điều kiện để họ công khai tố cáo, phê phán các sai trái của chính quyền. Nhưng chính quyền lại cho rằng điều đó làm giảm uy tín của ĐCSTQ, ảnh hưởng tới vai trò lãnh đạo của Đảng, gây mất ổn định xã hội, vì thế cần tìm mọi cách hạn chế tiếng nói của người dân. Ngoài các biện pháp trấn áp và cấm đoán hành chính (như cấm các blog “lề trái”), CT Tập thấy cần sử dụng Nho giáo – học thuyết từng giữ cho xã hội Trung Quốc ổn định mấy nghìn năm – để giáo dục dân chúng tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của ĐCSTQ, vì thế ông kiên quyết phục hồi Khổng Tử. Thực ra xã hội bất ổn là do phân hóa giàu nghèo ngày càng gay gắt, đạo đức xã hội liên tục suy thoái, nạn tham nhũng tràn lan làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn mới.”[16]
b/. Phật giáo Trung Hoa : Tôn giáo bị “Trung Quốc hoá” :
Phật Giáo du nhập vào Trung Quốc rất sớm; và có thể nói được rằng Trung Quốc đã thành công trong việc “Trung Hoa hoá Phật Giáo”, biến Phật Giáo không còn là “Phật Giáo nguyên thuỷ” mà đã trở thành một thứ “Phật Giáo Trung Quốc”, và trở thành một công cụ phục vụ cho các triều đại đế chế phong kiến; cũng như ngày nay, là một “Phật giáo quốc doanh” công cụ phục vụ cho chế độ độc tài đảng trị Cọng Sản.
Về phương diện nầy, chúng ta nghe các phân tích của nhà nghiên cứu Evan Rees :
“Phải nói rằng, xét về mặt tôn giáo, Phật giáo chính là sự thành công lớn nhất của Trung Quốc; dầu vậy, Phật giáo cũng đã phải trải qua nhiều giai đoạn đấu tranh. Phát sinh từ Ấn Độ, lần đầu tiên, Phật giáo có mặt ở Trung Hoa vào giữa thế kỷ thứ nhất thời Hán triều, sau đó lan rộng đến mọi miền trong vương quốc và có được một số hoàng đế là những tín đồ thuần thành. Vào triều đại nhà Tùy 581-618 và nhà Đường 618-907, Phật giáo trở thành một công cụ quý giá cho chính quyền trung ương. Nhà cầm quyền chấp nhận các giáo sĩ Phật giáo vì công việc của họ bổ sung cho quyền lực của các quan chức trên toàn đế chế và thậm chí để những người lính vượt qua lòng trung thành của gia đình, thấm nhuần một nền đạo đức vừa phổ thông, vừa mang tính tự nguyện. (…). Không giống như Kitô giáo, Phật giáo đã sẵn sàng đồng hoá để thích nghi với quyền lực chính trị của Trung Quốc. Là tôn giáo đã từng có tất cả nhưng đã chết dần chết mòn ở Ấn Độ và do đó có rất ít quyền lực bên ngoài. Không hề có cái gọi là “Phật giáo Vatican” nên cũng ít có nguy cơ Phật giáo trở thành một đế chế trong đế chế. Trên thực tế, nhờ cắm rễ lâu đời ở Trung Quốc, nên Phật giáo đã mang lại cho mình vị thế của một tín ngưỡng gần như bản địa…”[17]
c/. Kitô Giáo : muốn tồn tại phải trở thành “quốc doanh” :
Vào cuối thế kỷ 16, Công Giáo được Trung Hoa mở cửa chấp nhận mà dấu ấn lịch sử luôn ghi đậm qua chân dung của vị thừa sai Dòng Tên danh tiếng : Matteo Ricci.[18] “Vị thừa sai nầy nêu cao sự tương thích rõ ràng giữa Trung Quốc và truyền thống cố cựu của Giáo Hội Công Giáo La Mã, và cho thấy "sự dung hợp đáng kể giữa các nguyên lý Kitô giáo và các giá trị minh triết lâu đời của Trung Hoa". Thật vậy, trong thời gian ở Trung Quốc, thừa sai Ricci đã chứng kiến những thành công tuyệt vời, ông đã trở thành cố vấn cho hoàng đế Khang Hy và thu phục được nhiều người vị vọng trở lại.”[19]
Nhưng lịch sử cũng cho thấy rõ : sở dĩ nhà cầm quyền phong kiến bấy giờ chấp nhận sự hiện diện của Kitô giáo vì những lý do sau :
- Giáo lý Kitô giáo có những điểm tương thích với truyền thống văn hoá, đạo lý Trung Hoa.
- Kitô giáo không đe doạ gì tới việc ổn định chính trị của Trung Hoa.
- Kitô giáo là cửa ngỏ để Trung Hoa tiếp nhận các thông tin và kỷ thuật tiên tiến của Âu Châu.[20]
Vì thế, không lạ gì, việc chính quyền phong kiến đã cấm tuyệt Kitô giáo cùng với cuộc bách hại tàn khốc vào thế kỷ 18, 19, khi Giáo Hội Công Giáo Rôma không chấp nhận “Lễ điển Trung Hoa”, coi việc “thờ cúng gia tiên” là mê tín dị đoan, bất chấp những giềng mối tín ngưỡng của Khổng Giáo và liên hệ mật thiết với các đế quốc phương Tây đang đe doạ nền độc lập của Trung Hoa.[21]
Cho dù tình trạng được khắc phục kể từ Hiệp ước Thiên Tân (1858), nhưng sau đó, với thời cai trị của Đảng Cọng sản, Kitô giáo để tồn tại trên lục địa Trung Hoa, chỉ với hai con đường : một là phải rút vào cuộc sống “thầm lặng” trở thành “Giáo Hội hầm trú”, một thứ sinh hoạt tôn giáo bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, hoặc ngoan ngoản trở thành “Giáo Hội quốc doanh”, một công cụ do nhà nước nặn ra để dễ bề thao túng.[22]
3. Trong một chiến lược duy nhất : “một vành đai-một con đường”
Trong những ngày nầy, Bắc Kinh đang vỗ tay ăn mừng việc tổ chức thành công cuộc gặp gỡ quốc tế quan trọng mang tên “Diễn đàn cấp cao hợp tác Vành đai và Con đường lần thứ hai tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 25-27/4. Diễn đàn cấp cao hợp tác Vành đai và Con đường lần này sẽ có sự tham dự của gần 40 lãnh đạo nước ngoài, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm 30/3 cho biết. Giới quan sát cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Pakistan Imran Khan, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Thủ tướng Campuchia Hun Sen có thể tham gia sự kiện.”[23]
Nhưng thực chất, sáng kiến “một vành đai - một con đường” đó là gì ? Chiến lược này có liên quan và ảnh hưởng tới sinh hoạt tôn giáo, đặc biệt, tới Vatican và Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa ? Chúng ta thử tiếp cận vấn đề qua một vài gợi ý như sau :
a/. “Giấc mơ Trung Hoa” và “Con đường tơ lụa”.
Lịch sử Trung Hoa từ khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, đã ghi nhận một thời hoàng kim “Hán – Đường” mà ở đó, thủ phủ Trường An (nay là Tây An) đã trở thành điểm xuất phát cũng như là điểm đến của những con đường giao thương Á-Âu. Trên các nẻo giao thương, liên lạc xa xôi vạn dặm nhưng cũng rất tấp nập nầy, dĩ nhiên, đã hình thành một “huyết lộ” thời danh, vừa mang tính huyền thoại đầy chất lãng mạn của văn hoá, thi ca, vừa diễn tả thực tại sinh động cao quý và thiết yếu, mà sau nầy, nhà sử học người Đức Ferdinand von Richthofen (được cho là tác giả) đặt tên bằng tiếng Đức Seidenstraße (Con đường tơ lụa - The Silk Road) khi ông xuất bản sách nghiên cứu vào giữa thế kỷ 19 về con đường này.[24]
Chính qua “con đường tơ lụa” nầy, thế giới biết đến một đất nước Trung Hoa giàu mạnh, văn minh, độc quyền sản xuất mặt hàng tơ lụa độc đáo từ tơ tằm cùng với bao sản phẩm cao cấp khác mà cả Âu Châu, Á Rập vẫn chưa biết đến như như thuật in ấn, làm giấy, thuốc súng, luyện thép[25]…
Rồi cũng trên “Con đường Tơ lụa” nầy, các sản phẩm quý hiếm của phương Tây, Á Rập cùng với tín ngưỡng, văn hoá, tôn giáo…đã lần lượt hội nhập vào lục địa Trung Hoa mênh mông. Con đường giao thương rộn rịp và mang tính chiến lược của một phần thế giới đã tồn tại trên 16 thế kỷ; chỉ lụi tàn và dần bị lãng quên sau khi những con đường giao thương trên biển trở nên thuận tiện, an toàn; và nhất là sau những trận dịch hạch kinh hoàng tràn qua Âu Châu theo ngã đường “Tơ Lụa” thênh thang đó cùng với việc bố ráp và áp thuế nặng nề của đế chế Minh triều đồng thời với sự “ngáng đường” của đế quốc Ottoman đang lớn mạnh.[26]
“Giấc mơ Trung Hoa” ngày nay của Tập Cận Bình đó chính là muốn xây dựng một Trung Quốc hùng mạnh như một thuở vàng son gắn liền với “Con đường tơ lụa”, vừa là biểu tượng của sự “bang giao quốc tế” với thế thượng phong, vừa là định hướng chuẩn mực cho một chiến lược kinh tế - xã hội – quân sự tối ưu.
Phải chăng ngài Tập và thế hệ dân Trung Quốc hôm nay muốn tiếp nối và hiện thực hoá những gì mà các vị tổ tiên như Trương Khiên, Đường Huyền Trang, Thành Cát Tư Hãn, Đô đốc Trịnh Hoà… đã nỗ lực khai phá “Con đường tơ lụa” một thời vang bóng.[27]
b/. Chiến lược “Con đường tơ lụa” hôm nay : “Một Vành đai-một Con đường” :
Trước hết, cũng cần phải nắm bắt khái niệm “Một Vành đai, một Con đường” mang nội hàm gì trong tư tưởng chủ đạo và hoạch định chiến lược của chính quyền Trung Quốc.
Sau đây là sự giải trình khá tỉ mỉ của nhà nghiên cứu Hoàng Gia Phúc :
“Tháng 9 năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi sang thăm trường Đại học Nazarbayev tại Cộng hòa Kazakhstan đã chính thức công bố với thế giới “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa”. Ngay sau đó, ông Tập tiếp tục công bố “Con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 khi đi thăm Indonesia.
Đây chính là hai phần trong một kế hoạch “Một vành đai, một con đường”, đọc theo âm Hán Việt là “Nhất đới, nhất lộ”; còn tiếng Anh gọi là “One Belt, One Road” (viết tắt là OBOR) hoặc còn được gọi là “Sáng kiến Vành đai – Con đường” “Belt and Road Innitiative” – viết tắt là BRI.
“Một vành đai, Một con đường” là gì?
Về cơ bản, BRI là một mạng lưới nối liền giữa các tuyến đường bộ, đường sắt, các đường ống dẫn dầu, các mạng lưới điện, các hệ thống cảng biển cùng rất nhiều dự án hạ tầng nối liền khoảng 65 quốc gia. Việc phát triển các hệ thống và dự án hạ tầng này nhằm kết nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới.
“Một vành đai, Một con đường” bao gồm hai phần: Vành đai và Con đường.
- “Vành đai” có nghĩa là “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” (Silk Road Economic Belt);
- “Con đường” có nghĩa là “Con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 (21st Century Maritime Silk Road).
Vành đai kinh tế con đường tơ lụa sẽ là mạng lưới liên kết trên bộ, kết nối Trung Quốc với Vịnh Ba Tư và biển Địa Trung Hải qua Trung và Tây Á, Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương, bắt đầu từ thành phố Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông đi qua 10 thành phố khác của Trung Quốc và kết nối với hàng loạt trung tâm kinh tế – thương mại Âu – Á như: Almaty (Kazakhstan), Bishkek (Kyrgyzstan), Samarcanda (Uzbekistan), Dushanbe (Tajikistan), Teheran (Iran), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Moscow (Nga), Diusburgo (Đức), Rotterdam (Hà Lan), Venice (Ý), từ đó lan tỏa đến các thành phố khác của châu Âu, châu Phi.
Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 thực chất là tuyến đường giao thông nối các cảng biển, các tuyến đường bộ và đường sắt của 29 quốc gia lại với nhau, trong đó, bao gồm chín quốc gia Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Philippines, và Brunei; năm quốc gia vùng Nam Á là Bangladesh, Ấn Độ, Maldives, Pakistan, và Sri Lanka; chín quốc gia Tây Á là Iran, Iraq, Kuwait, Oman, Qatar, Ả rập Xê út, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Yemen, và Bahrain; năm quốc gia Tây Phi là: Ai Cập, Somalia, Sudan, Djibouti, và Eritrea. “Con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ Phúc Châu (tỉnh Phúc Kiến) chạy qua hướng Nam tới các nước ASEAN, vượt qua eo biển Malacca, trở về hướng Tây chạy dọc các quốc gia thuộc Ấn Độ Dương rồi gặp “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” tại Venice qua khu vực biển Đỏ và Địa Trung Hải. “Con đường tơ lụa trên biển” được thiết kế như là một mạng lưới liên kết trên biển nhằm nối liền biển Đông với Ấn Độ Dương, Đông Phi, biển Đỏ và Địa Trung Hải.”[28]
Chúng ta có thể thấy rõ “VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG” được phân biệt với 2 đường “Đỏ” và “Xanh” trên bản đồ dưới đây :
Về tầm nhìn chiến lược khi đề xuất “sáng kiến một vành đai một con đường”, chúng ta thử nghe cách phân tích của hai nhà nghiên cứu LÊ ĐỨC CƯỜNG – BÙI VĂN MẠNH :
“Đối với Trung Quốc, “Vành đai và Con đường” có ý nghĩa chiến lược to lớn cả về đối nội và đối ngoại. Về đối nội, nó có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong việc thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa” với hai mục tiêu mà lãnh đạo Trung Quốc đã thông qua, đó là: (1). Xây dựng một xã hội khá giả vào năm 2021, đúng dịp Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập; (2). Xây dựng Trung Quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa vào năm 2049, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Trong đó, việc làm sống lại “Giấc mơ Trung Hoa” có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, nhằm gắn kết dân tộc Trung Quốc trong bối cảnh quốc gia này đang đối mặt với những thách thức lớn, cả ở trong và ngoài nước. Thêm vào đó, nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển chững lại và đối mặt với nhiều khó khăn nội tại.(…). Nếu sáng kiến “Vành đai và Con đường” được hiện thực hóa, Trung Quốc sẽ đóng vai trò trung tâm địa chính trị - kinh tế toàn cầu.”.[29]
Tổng quát là như thế. Tuy nhiên, sáng kiến chiến lược nầy bao gồm các “hạng mục”, như các hướng chủ đạo để hướng dẫn triển khai hành động mà theo danh từ chuyên môn gọi là 5 lãnh vực kết nối. Đó là : chính sách, cơ sở hạ tầng, thương mại, tiền tệ và giao lưu nhân dân.[30]
Cho dù đang còn ở giai đoạn “khởi động” sau 6 năm triển khai (2013), trước cuộc hội nghị quốc tế mang tên Diễn đàn cấp cao hợp tác Vành đai và Con đường lần thứ hai tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 25-27/4, báo chí đã khái quát hiện tình kết quả của BRI như sau :
“Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố vào năm 2013. Đây là khuôn khổ thương mại và cơ sở hạ tầng khổng lồ nhằm liên kết Trung Quốc với châu Âu, châu Phi và châu Á thông qua một loạt các cảng, đường sắt và đường bộ được Bắc Kinh tài trợ dọc theo các hành lang giao thương đường bộ và đường biển. Trung Quốc năm ngoái cho biết hơn 80 nước đã là thành viên và Italy hôm 23/3 trở thành nước G7 đầu tiên tham gia sáng kiến này.”[31]
c/. Vatican ở đâu trong chiến lược “một Vành đai một Con đường” ?
Trong 5 nội dung chính để triển khai thực hiện chiến lược BRI (chính sách, cơ sở hạ tầng, thương mại, tiền tệ và giao lưu nhân dân), phần chủ yếu vẫn là kinh tế (Cơ sở hạ tầng, thương mại, tiền tệ). Riêng hai “hạng mục” CHÍNH SÁCH và GIAO LƯU NHÂN DÂN, chắc chắn là những phạm trù mà nội hàm của chúng không thể thiếu yếu tố chính trị, ngoại giao, quân sự, văn hoá, tôn giáo…).
Tập Cận Bình đã lên tiếng nhiều lần ở nhiều nơi rằng : sáng kiến BRI hoàn toàn chỉ nhắm đến “phát triển kinh tế”, không liên quan gì đến “địa chính trị” hay những “mặc cả ngoại giao”, “áp lực chính trị”…Tuy nhiên, thế giới thừa biết truyền thống chính trị đầy trí trá của “hậu duệ Tam Quốc Chí”, chiến lược BRI, thực chất, là một “ván bài và tham vọng chính trị” để hiện thực hoá “Giấc mớ Trung Hoa”, để độc chiếm địa vị “siêu cường”, một địa vị mà “Hán Tộc” chưa bao giờ lừng danh trong quá khứ, trái lại bị nhiều đế quốc khác nhấn chìm (Mông Cổ tức nhà Nguyên, Mãn tức nhà Thanh, Nhật, các liệt quốc Âu Châu xâu xé…); còn thời hiện đại, ì ạch quá lâu trong “con tàu xã hội chủ nghĩa huyển tưởng và lạc hậu”, bị thế giới tự do cô lập và bỏ lại đằng sau nhiều thập kỷ trong thời chiến tranh lạnh !
Chính vì thế, không thể loại trừ việc Trung Quốc, mặc cho sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, áp dụng những chính sách đàn áp mạnh tay với người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, và Phật giáo ở Tây Tạng, những cộng đồng tôn giáo năm trên “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa (Silk Road Economic Belt).
Hơn nữa, muốn thực hiện thành công chương trình BRI đầy tham vọng trên, chắc chắn Đảng Cọng Sản Trung Quốc có dư kinh nghiệm trên đấu trường “ngoại giao quốc tế”, biết rõ đâu là những thế lực chính trị uy tín đang chi phối tinh thần và một phần định hướng chính trị của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt, các quốc gia có chung hệ thống chính trị tự do-dân chủ, nhất là có có chung “cội nguồn văn minh-văn hoá”, ít là từ 2000 năm nay.
Nếu nhìn “địa chính trị” theo viễn tượng đó, nhất là trong bối cảnh “mật độ con người thống nhất dưới quyền lãnh đạo tối cao”, rõ ràng chỉ có Toà Thánh Vatican là “thế lực chính trị” có uy tín quốc tế “nặng ký” nhất. Vatican thống lãnh con số tín đồ Công Giáo trên toàn thế giới theo thống kê 2019 là 1 tỷ 313 triệu người (Trên tổng số 7 tỷ 408 triệu). Trong đó, Châu Mỹ La Tinh với trên 80%, Hoa Kỳ, siêu cường số 1 thế giới và Canađa, một trong 7 nước thuộc nhóm “G 7” cũng khoảng 30%, toàn Châu Âu khoảng 40%, Châu Phi khoảng 20% và châu Á khoảng 4%.[32].
Nếu trên “bản đồ hoạch định”, Vành Đai và Con Đường cuối cùng gặp nhau tại thành phố cảng Venice của Ý Đại Lợi, thì chúng ta cũng chẳng lấy làm lạ trước diễn đàn hợp tác Vành đai-Con đường lần thứ 2, Tập Cận Bình đã cố chèo kéo cho được đất nước thuộc nhóm G7, đất nước có “Tiểu quốc gia Vatican” gia nhập BRI.
Và trước đó không lâu, Bắc Kinh đã mở ngỏ ngoại giao với Vatican để sau đó giành được món quà “Tạm Ước”, như một kế sách để chèo kéo Vatican “ly dị với Đài Loan”[33], một trong những “pháo đài được Mỹ yểm trợ”, đang ngáng đường đầy thách thức và hiểm nguy trên “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” (21st Century Maritime Silk Road). Đó là chưa kể các quốc gia nằm dọc theo “hành lang tơ lụa” nầy lại có rất đông tín đồ Công Giáo. (Nam Hàn, Philippines, Việt Nam…).
Chắc chắn trong ý đồ để “Vatican và nhà nước Trung Quốc cùng có tiếng nói trong việc lựa chọn Giám Mục”, Trung Quốc đang tranh thủ loại trừ tất cả những Vị Lãnh đạo thuộc “Giáo Hội hầm trú”, biến những “Giám Mục quốc doanh” thành những chủ chăn chính thức được Vatican công nhận, con đường “công cụ hoá Công Giáo Trung Quốc” xem ra thuận lợi đang nghiêng về phía chính quyền Cọng sản Trung Quốc.[34]
II. GIÁO HỘI VÀ CUỘC CHIẾN VỚI NHỮNG CON THÚ
1. Một thoáng Khải Huyền :
Kinh Thánh có loại văn chương “Khải huyền” là khó đọc và đầy những hình ảnh biểu tượng. Cuốn cuối cùng của Kinh Thánh là sách Khải Huyền của Thánh Gioan, có đoạn nói về con “Rồng đỏ”[35] và hai “Con Thú” như sau :
“Lại có điềm khác xuất hiện trên trời: đó là một Con Rồng, đỏ như lửa, có bảy đầu và mười sừng, trên bảy đầu đều có vương miện. Đuôi nó quét hết một phần ba các ngôi sao trên trời mà quăng xuống đất. (…). Con Rồng bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà người ta gọi là ma quỷ hay Xa-tan, tên chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ; nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó.” (Kh 12,3-9)
“Bấy giờ tôi thấy một Con Thú từ dưới biển đi lên; nó có mười sừng và bảy đầu; trên mười sừng đều có vương miện, và trên các đầu có danh hiệu xúc phạm đến Thiên Chúa. Con Thú tôi trông thấy thì giống như con báo, chân nó như chân gấu, mõm như mõm sư tử. Con Mãng Xà ban cho nó quyền năng và ngai báu của mình cũng như một quyền hành lớn lao.(…). Nó mở miệng nói phạm đến Thiên Chúa, đến danh Người, đến lều thánh của Người, và những đấng ở trên trời. Nó được phép giao chiến với dân thánh và thắng họ, và nó được ban quyền trên mọi chi tộc, mọi nước, mọi ngôn ngữ và mọi dân...” (13,1-10)
“Tôi thấy một Con Thú khác từ đất đi lên. Nó có hai sừng giống như sừng chiên, và nói năng như một Con Mãng Xà. Nó thi hành tất cả quyền bính của Con Thú thứ nhất, trước mặt Con Thú ấy, và làm cho đất, cũng như những người sống trên mặt đất, thờ lạy Con Thú thứ nhất, mà vết tử thương đã được chữa lành. Nó làm những dấu lạ lớn lao, khiến cho ngay cả lửa từ trời cũng rơi xuống đất trước mặt người ta. Nhờ các dấu lạ mà nó được quyền làm trước mặt Con Thú, nó mê hoặc những người sống trên mặt đất, bảo họ tạc tượng thờ Con Thú mang vết thương gươm đâm mà nay đã hồi sinh…” (13,11-18)
Trong truyền thống chú giải Kinh Thánh, con “Rồng đỏ” được Thánh Gioan mô tả trong sách Khải Huyền, một tác phẩm Kinh Thánh thuộc quy điển Tân ước, xuất hiện khoảng cuối thế kỷ 1 sau Công nguyên, chính là Sa Tan, hay ma quỷ, lực lượng tối tăm đứng đằng sau “Con Thú từ biển” và “Con Thú từ đất”, biểu tượng của đế quốc và hoàng đế Rôma đương thời. Cả 3 lực lượng nầy phối hợp với nhau để bách hại Giáo Hội Tiểu Á, một Hội Thánh non trẻ lúc bấy giờ.[36] (Xem thêm : Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương. Bài giảng : Thiên Chúa chiến thắng con rồng đỏ: Thông điệp cho ai yêu chuộng hòa bình)[37]
2. “Rồng đỏ” và “những con thú” hôm nay :
Ma quỷ thì đời nào vắng bóng trên thế giới nầy; và những thế lực thù nghịch với Giáo Hội thì thời nào và ở đâu cũng có. Nên những khắc hoạ về “Rồng đỏ”, về “Con Thú từ biển, Con Thú từ đất” của Khải Huyền từ gần 20 thế kỷ trước vẫn còn hiện thực trong bối cảnh thế giới hôm nay.
Nếu “xâu chuổi” lại các sự kiện dồn dập liên quan đến Giáo Hội Công Giáo rong những tháng vừa qua, chúng ta cũng phần nào lượng giá được những cuộc đánh phá tưng bừng của con “Rồng đỏ” và những “Con Thú” của thời đại hôm nay.
- Dùng tiền bạc, chức quyền, phương tiện…để tục hoá đời sống đức tin, biến Giáo Hội thành công cụ. (Các tổ chức Giáo Hội quốc doanh, sử dụng các lãnh đạo biến chất…)
- Những bản án bất công nhằm bôi nhọ, hạ uy tín các vị lãnh đạo cấp cao của Vatican.
- Đề xuất và áp dụng các chủ trương đối nghịch với các giá trị luân lý Kitô giáo. (Phá thai, ly dị, đồng tính…)
- Triệt phá những nơi quy tụ để cử hành đức tin,xoá bỏ biểu tượng văn hoá mang dấu ấn văn minh Kitô giáo (Phá đổ các nhà thờ tại Trung Quốc và nhiều nơi khác, đốt nhà thờ Paris?).
- Gây bất an, bất ổn đối với các cộng đoàn Kitô hữu, không còn tin vào sự bảo vệ của Giáo Hội (các cuộc đánh bom tàn khốc tại các nhà thờ dịp đại lễ Phục Sinh tại Colombo, Sri Lanka)…
Có một điều không thể phủ nhận là Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc đang đối diện với tất cả những thách đố trên, mà nếu dùng từ của ông Đại sứ lưu động của Hoa Kỳ về tự do tôn giáo Quốc tế, Sam Brownback, thì đây là “Cuộc chiến tổng lực chống lại đức tin”[38].
KẾT LUẬN
Nếu qua “Con đường tơ lụa” ngày xưa Tin Mừng đã đến với Trung Quốc, thì bằng “một Vành đai một Con đường” hôm nay, chắc chắn Trung Quốc muốn “Tin Mừng tháo chạy” khỏi Trung Quốc, còn nếu muốn “ở lại” thì chịu khó “trở thành một công cụ ngoan ngoản”.
Chúa Giêsu đã từng thông báo qua dụ ngôn “Người quản lý bất lương” : "…Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.” (Lc 16,1-8); như vậy, có lẽ nào Vatican lại xem thường các chiến lược ngoại giao của Trung Quốc, nhất là chiến lược “một Vành đai-một Con đường”.
Đối với cách ứng xử đầy “quỷ kế” của những tay chính trị lõi đời, nhất là thứ lõi đời kiểu “khôn vặt và ranh quái” của “văn hoá Cọng Sản”, những “chính trị gia mục vụ” của Vatican chắc chắn không thể lường hết được những cạm bẩy và tráo trở.
Chính vì thế, điều quan trọng đó là Vatican phải nhìn thật sâu và xem thật kỷ, “đằng sau Tạm Ước Vatican – Trung Quốc đang ẩn chứa những cạm bẩy và ý đồ đen tối nào” trong sách lược “công cụ hoá tôn giáo” của Trung Quốc.
Vì nếu không, với Tạm ước đó, như Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã đau đớn kêu lên : “Vatican đưa đàn chiên của mình vào miệng của chó sói”[39]
Trần Đoan Hùng
Phục Sinh 2019
[1] Ji Zhe (汲 喆/Cấp Triết) sinh tại Trung Quốc, tốt nghiệp đại học Fudan (復旦/Phúc Đán) năm 1997, đến Pháp năm 1999, năm 2007 bảo vệ luận án tiến sĩ về Tôn giáo và Xã hội học tại trường Cao đẳng Khoa học xã hội (EHESS/Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales), sau đó lại tiếp tục nghiên cứu thêm hai năm hậu tiến sĩ. Đến năm 2010 thì được đề cử giảng dạy tại Viện Quốc gia về Ngôn ngữ và Văn minh Đông Phương (INALCO/Institut National des Langues et Civilisations Orientales), một cơ quan nghiên cứu và giảng dạy rất uy tín của Pháp thành lập từ thế kỷ XVII. Nguồn : https://quangduc.com/a61549/tai-trung-quoc-chinh-quyen-cong-cu-hoa-phat-giao-doi-moi
[2] Giáo sư Ji Zhe (Cấp Triết) và Ký giả phỏng vấn : François Bougon. Nguyên tác : Bài phỏng vấn : “En Chine, le pouvoir instrumentalise le renouveau Bouddhisme”. Hoàng Phong chuyển ngữ : Tại Trung Quốc chính quyền công cụ hóa Phật giáo đổi mới. Bài phỏng vấn được đăng trên nhật báo "Le Monde" của Pháp ngày 9 tháng 9 vừa qua với tựa: "Đức Phật mặc áo màu đỏ" (Bouddha en habit rouge), và đồng thời cũng được đưa lên trang mạng của tờ báo này, nhưng lại mang tựa khác: "Tại Trung Quốc, chính quyền công cụ hóa Phật giáo đổi mới" (En Chine, le pouvoir instrumentalise le renouveau bouddhiste). Nguồn :
https://quangduc.com/a61549/tai-trung-quoc-chinh-quyen-cong-cu-hoa-phat-giao-doi-moi
[3] Manlio Graziano, What is the Geopolitics of Religions? : “Today, there is no doubt that religions are one of the factors that increasingly contribute to the shaping and conditioning of international relations. Accordingly, their role needs to be studied using the same tools and the same thoroughness usually devoted to other branches of political affairs.” (Ngày nay, không còn nghi ngờ gì nữa, tôn giáo là một trong những yếu tố ngày càng góp phần vào việc định hình và điều hòa các mối quan hệ quốc tế. Vì thế, vai trò của các tôn giáo cần được nghiên cứu thông qua các công cụ và sự cân nhắc vẫn thường được áp dụng cho các ngành chính trị khác.). Nguồn : https://www.resetdoc.org/story/what-is-the-geopolitics-of-religions/
[4] Ibid. “When it comes to the political role of religions, the most important distinction is between passive and active religions. Passive religions are those religions that cannot take any independent political initiative for at least three reasons: 1) they lack a unified leadership that is acknowledged by all faithful adherents; 2) they do not establish a clerical mediation between the faithful and God; 3) their holy texts do not have a unique authorized interpretation (which prevents them from being cited against themselves). Conversely, active religions present the opposite features: 1) they have a leadership that is acknowledged by all faithful adherents; 2) they have at their disposal a clerical mediation between the faithful and God; 3) their holy texts have a unique authorized interpretation. Only active religions can take independent political initiatives.” (Tạm dịch : “Khi nói đến vai trò chính trị của các tôn giáo, người ta thấy có sự khác biệt lớn giữa các tôn giáo thụ động và tôn giáo tích cực. Tôn giáo thụ động là những tôn giáo không đề xuất bất kỳ sáng kiến chính trị độc lập nào, ít nhất với ba lý do sau : 1) Không có quyền lãnh đạo thống nhất trên các tín đồ; 2) Không có một phẩm trật trung gian giữa tín đồ và Thần Thánh; 3) Không có một “quyền giải thích” kinh thánh độc lập (nên có thể tự do trích dẫn để chống nhau). Trong khi đó, các tôn giáo tích cực có các đặc điểm ngược lại: 1) Một sự lãnh đạo thống nhất; 2) Một phẩm trật (hàng giáo phẩm, giáo sĩ) trung gian ; 3) Một “thẩm quyền giải thích Thánh kinh”. Vì thế, chỉ các tôn giáo tích cực mới có những sáng kiến chính trị độc lập.”
[5] Ibid. “In a nutshell, we can say that the only religious institution capable of an independent political initiative, the only active one, is the Roman Catholic Church. As an anonymous cardinal said in a long interview with a French journalist, “We unquestionably exert an influence on the world stage every time the opportunity arises… We are the only religious power to be able to do so. Only the Catholic Church has official embassies in almost all the countries of the world [as well as] an individual and centralized leadership. We are so accustomed to it that we often forget how very exceptional our condition is.” (Confession d’un cardinal, 2007). This description is correct, even though the network of embassies of the Holy See around the world is much more a consequence of its power than its source. Rather, its source lies in its history, in its organization, and above all in its multi-secular experience in human affairs, particularly in political affairs.” (Tạm dịch : “Tắt một lời : chỉ có Giáo Hội Công Giáo La Mã là tổ chức tôn giáo duy nhất, hoạt động tích cực, có khả năng đưa ra một sáng kiến chính trị độc lập. Như một Hồng Y ẩn danh đã nói với một nhà báo người Pháp, trong một cuộc phỏng vấn dài : “Chắc một điều, đó là: mỗi khi có cơ hội chúng tôi đều gây ảnh hưởng trên sân khấu thế giới. Chúng tôi là cường quốc tôn giáo duy nhất có thể làm như vậy. Chỉ có Giáo Hội Công Giáo mới có các sứ quán chính thức ở hầu hết các quốc gia trên thế giới như một thứ quyền lực vừa cá nhân vừa tập trung. Chúng ta đã quá quen với điều đó đến nỗi thường quên mất tình trạng rất đặc biệt của mình.” (Lời thú nhận của Hồng Y, 2007). Nói thế quả không ngoa chút nào, cho dù mạng lưới các đại sứ quán của Tòa Thánh trên khắp thế giới chỉ là hệ quả chứ không phải là cội nguồn tạo nên sức mạnh. Gốc rễ của sức mạnh Toà Thánh Vatican chính là lịch sử, là tổ chức, và trên hết, là kinh nghiệm đa chiều trong các vấn đề nhân sinh, đặc biệt là trong các vấn đề chính trị.”
[6] Theo Wikipedia : Hiện nay, Tòa Thánh đang có quan hệ ngoại giao với 179 quốc gia có chủ quyền (bao gồm cả Trung Hoa Dân Quốc - Đài Loan) và đại diện tại các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Liên minh châu Âu, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Tòa Thánh cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao không chính thức mang "tính chất đặc biệt" với Tổ chức Giải phóng Palestine, một thỏa thuận với Việt Nam cho một vị đại diện không thường trú. Ngoài ra, Tòa Thánh cũng duy trì hình thức liên lạc chính thức (mà không thiết lập quan hệ ngoại giao) với: Afghanistan, Brunei, Somalia, Oman và Ả Rập Xê Út. Đối với các quốc gia không có quan hệ ngoại giao chính thức, Tòa Thánh vẫn duy trì một số Khâm sứ tại cộng đồng Giáo Hội Công Giáo địa phương, tuy nhiên các vị khâm sứ không được chính phủ của các quốc gia ấy công nhận vai trò ngoại giao và chỉ làm việc những việc ngoại giao không chính thức. Tòa Thánh không có mối quan hệ bằng bất kỳ hình thức nào với các quốc gia sau đây: Bhutan, Maldives, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Tuvalu và các nhà nước ít được công nhận. Nguồn :
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_h%E1%BB%87_%C4%91%E1%BB%91i_ngo%E1%BA%A1i_c%E1%BB%A7a_T%C3%B2a_Th%C3%A1nh
[7] Sầm Hoa(Theo China Daily): Bài viết : Con Rồng trong quan niệm phương Tây và Trung Quốc : “Rồng được cho là loại vật có quyền lực và khả năng siêu phàm. Nó có thể bay thần tốc trên trời, thăm dò sâu dưới lòng đất. Rồng kiểm soát thiên nhiên, đặc biệt là nguồn nước và lượng mưa, những thứ không thể thiếu được đối với cuộc sống của những cư dân nông nghiệp. Trung Quốc thường thể hiện tình cảm và sự ngưỡng mộ của mình đối với rồng linh thiêng. Tại những khu vực thường xuyên bị hạn hán và thiên tai, đền thờ rồng được xây dựng để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Người Trung Quốc tiếp tục thấm nhuần hình ảnh con rồng với trí tưởng tượng của mình và khiến linh vật này trở nên hùng mạnh hơn, tuyệt vời hơn và nhân từ hơn. (…). Trong văn hóa dân gian Trung Quốc, rồng cũng như một chiến binh không biết sợ và có thể nhìn thấy tương lai, ngay thẳng và đôi khi đứng về phía người dân, rồng còn tượng trưng cho khả năng sinh sản, sắc đẹp, tuổi thọ và hy vọng của mọi người".
Nguồn : https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/con-rong-trong-quan-niem-phuong-tay-va-trung-quoc-57155.html
[8] Xem : Nguyễn Cao Quyền : CON RỒNG TRUNG QUỐC TỈNH GIẤC ĐÔNG MIÊN. Nguồn :
https://hoangsadao.wordpress.com/2013/06/30/con-rong-trung-quoc/
[9] SĐD (Ibid.). Nguồn : https://hoangsadao.wordpress.com/2013/06/30/con-rong-trung-quoc/
[10] Nguồn : Trang mạng Đại Học Kinh tế, tài chính Thành phố HCM (UEF). Bài viết : 10 NỀN KINH TẾ LỚN NHẤT THẾ GIỚI :
World Bank vừa công bố danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2017, chiếm ¼ tổng giá trị toàn cầu (link download: http://databank.worldbank.org/data/download/GDP.pdf), bao gồm:
1. Mỹ: dẫn đầu bảng xếp hạng với tổng giá trị 18.03 ngìn tỷ USD, chiếm 24.3% tổng giá trị kinh tế thế giới.
2. Trung quốc: đứng thứ hai, với tổng giá trị 11.06 ngìn tỷ USD, chiếm 14.8% tổng giá trị kinh tế thế giới.
3. Nhật: 4.38 nghìn tỷ USD, chiếm 5.9% tổng giá trị kinh tế thế giới.
4. Đức: 3.36 nghìn tỷ USD
5. Anh quốc: 2.86 nghìn tỷ USD
6. Pháp: 2.42 nghìn tỷ USD
7. Ấn Độ: 2.09 nghìn tỷ USD
8. Ý: 1.82 nghìn tỷ USD
9. Brazil: 1.80 nghìn tỷ USD
10. Canada: 1.55 nghìn tỷ USD…
[11] Ibid.
[12] Ibid. : “Vào những năm 2006, 2007 Bắc Kinh cho chiếu cuốn phim “The Rise Of The Great Nations” đề giáo dục quần chúng. Cuốn phim này nói về sự phát triển của 9 cường quốc, từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha …cho đến Liên Xô và Hoa Kỳ. Những khía cạnh tốt của một cường quốc đã được trình chiếu kỹ càng như là những bài học cho dân tộc Trung Hoa. Những vùng đen tối, chẳng hạn như chính sách cải tạo của Liên Xô, được dấu kỹ. Những nét đẹp của chế độ chính trị đại nghị được đặc biệt ca tụng và lưu ý. Bài học luân lý rút tỉa ra từ cuốn phim này là: con đường đi đến “vĩ đại” là con đường kinh tế, chứ không phải là con đường đế quốc hay thực dân. Sức mạnh của một dân tộc là ở mức độ tri thức về khoa học kỹ thuật và hiểu biết kinh tế thị trường chứ không phải ở kích thước lớn nhỏ của một đế quốc”. Bài học luân lý những người Trung Hoa rút ra sau khi xem cuốn phim The Rise Of The Great Nations cũng là bài học các nước Tây Phương và Nhật Bản nhận định. Về phương diện này suy tư của họ giống nhau. Tuy nhiên khi đề cập đến vấn đề “nhân quyền” các lãnh đạo trẻ Trung Quốc thường hay trả lời rằng : nhân quyền thuộc loại trang sức đắt tiền xa xỉ nên chúng tôi không quan tâm vì không có tiền để mua sắm. Câu trả lời khôn khéo này có thể coi như ý đồ nguy hiểm muốn kéo dài vô thời hạn lòng ham muốn độc tài có từ thời Đại Hán mà Hoa Kỳ và Tây Phương không bao giờ được thiếu cảnh giác hoặc lãng quên.”
[13] Ibid.
[14] SĐD (Nguyến Hải Hoành : TẠI SAO TẬP CẬN BÌNH MUỐN PHỤC HỒI KHỔNG TỬ. Nguồn : Trang mạng NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ. Link : http://nghiencuuquocte.org/2016/04/25/tai-sao-tap-can-binh-muon-phuc-hoi-khong-tu/
[15] Ibid.
[16] Ibid.
[17] Evan Rees, Asia-Pacific Analyst, Stratfor : The Catholic Church and China: Where Religion and Geopolitics Meet: “Even China's greatest religious success story, Buddhism, is not without its periods of struggle. Arising in India, Buddhism first made inroads in the Han dynasty in the middle of the first century, before gradually spreading to all corners of the empire and earning several emperors as stalwart adherents. For the Sui dynasty of 581-618 and the Tang dynasty of 618-907, Buddhism became a valuable tool for central authority. The empires embraced the Buddhist clergy for their work supplementing the authority of bureaucrats across the empire and even for instilling a universal, self-sacrificing ethic among soldiers that transcended family loyalty.(…). Buddhism, unlike Christianity, was uniquely poised to adapt itself to the power politics of China. The religion has all but died away in India and therefore has very little outside authority. There is no Buddhist Vatican and much less risk of Buddhism becoming an empire within the empire. In fact, Buddhism's long-standing roots in China have given it the status of a nearly indigenous faith…”
[18] Theo Wikipedia : “Matteo Ricci (1552 - 1610), là một tu sĩ Dòng Tên Công Giáo người Ý. Matteo Ricci sinh năm 1552 tại Macerata, ông bắt đầu học thần học và luật tại trường Công Giáo Roma. Năm 1577, ông đăng ký trở thành thành viên của một đoàn thám hiểm tới Ấn Độ và chuyến đi bắt đầu từ tháng 3 năm 1578 từ Lisboa, Bồ Đào Nha. Ông tới Goa, một thuộc địa của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, vào tháng 9 năm 1578 và bốn năm sau đó, ông đến Ma Cao và đi vào lãnh thổ Trung Quốc… Năm 1601, Ricci trở lại Bắc Kinh, tuy lần đầu ông không được diện kiến hoàng đế Trung Hoa nhưng sau khi tặng hoàng đế chiếc đồng hồ rung chuông, Ricci cuối cùng cũng được phép tận tay trao món quà cho hoàng đế Minh Thần Tông tại cung điện và Ricci cũng chính là người phương Tây đầu tiên được mời vào Tử Cấm Thành của Trung Quốc. Dù cho Ricci được quyền tự do vào Tử Cấm Thành nhưng ông lại không được gặp mặt Minh Thần Tông, nhưng bù lại ông được Minh Thần Tông trao cho chức vụ tổng giám mục về Thiên chúa Giáo tại Trung Quốc. Nhờ đó mà Ricci có cơ hội được gặp nhiều quan chức cũng như các nhân vật hàng đầu về văn hóa tại Bắc Kinh thời đó…. Ricci sống tại Trung Quốc cho tới khi ông qua đời ngày 11 tháng 5 năm 1610 tại Bắc Kinh.”
[19] Evan Rees, Asia-Pacific Analyst, Stratfor : The Catholic Church and China: Where Religion and Geopolitics Meet: “He celebrated the clear compatibility of China and the Roman Catholic Church's long-separated traditions and the striking "uniformity between Christian tenets and the ancient Chinese sage's rationality and teachings." Indeed, Ricci saw fantastic success during his time in China, becoming an adviser to the Kangxi emperor and winning numerous high-profile converts.”
[20] Ibid. : “For late 16th-century China, embracing Christianity meant gaining access to technologies from and information about Europe, whose tendrils were steadily creeping across the Pacific. But this access was valuable only as long as it did not undermine the power of the state. (…). Catholicism in China peaked in 1692, when the Kangxi emperor issued an edict of toleration that put Christianity on par with other long-established faith traditions in the empire. But the edict included a veiled warning, noting that the Europeans "are very quiet" and that, unlike "false sects," their religion does not have "any tendency to incite sedition." This made clear that Christianity was acceptable only as long as it remained "quiet" and did not try to erode the foundations of China's political order. Indeed, Catholicism's initial success in China hinged on the clergy's tremendous efforts to learn Chinese philosophy and culture and ingratiate themselves with the country's elites. In 1615, the Vatican even granted Chinese Catholics the unique privilege of being allowed to perform liturgy in Chinese rather than Latin.”
(Tạm dịch : Đối với Trung Quốc vào cuối thế kỷ 16, chấp nhận Kitô giáo là để có cơ hội tiếp cận các kỷ thuật và thông tin của châu Âu, đang du nhập qua ngã Thái Bình Dương. Nhưng việc tiếp cận này chỉ có giá trị khi nào không làm suy yếu quyền lực nhà nước. (…). Vào năm 1692, có thể nói là thời cao điểm của Công Giáo ở Trung Quốc, khi hoàng đế Khang Hy ban hành sắc lệnh đậm chất khoan hoà, đưa Kitô giáo ngang hàng với các truyền thống tín ngưỡng lâu đời khác trong vương quốc. Nhưng sắc lệnh cũng ẩn chứa một cảnh báo, với lưu ý rằng người châu Âu "rất im lặng" và không giống như các "tà giáo", tôn giáo của họ không có "bất kỳ xu hướng kích động sự nổi loạn nào". Điều này muốn ngụ ý rằng Kitô giáo chỉ được chấp nhận bao lâu còn "im lặng" và không làm suy suyển đến thiết chế chính trị của Trung Quốc. Thật vậy, thành công ban đầu của Công Giáo ở Trung Quốc dựa trên những nỗ lực to lớn của các giáo sĩ trong việc nghiên cứu triết học và văn hóa Trung Quốc cũng như hội nhập vào giới tinh hoa của đất nước. Năm 1615, Vatican thậm chí còn trao cho người Công Giáo Trung Quốc đặc quyền duy nhất đó là được phép cử hành phụng vụ bằng Hoa ngữ thay vì tiếng Latin.”
[21] Ibid. “Với Trung Quốc thế kỷ 18, tương tự như với Đế chế La Mã trước đây, Vatican đã ra lệnh cho các tín hữu không được tham dự; Giáo hoàng Clement XI ban hành một phán quyết cuối cùng cấm thực hành các Nghi thức của Trung Quốc vào năm 1704. (…) Đáp lại, hoàng đế Trung Quốc đã trục xuất phái bộ Tông toà cùng với tất cả các nhà truyền giáo tuân hành các mệnh lệnh của Vatican. Cuộc bách hại nổi lên, đặc biệt là trong những năm sau năm 1724, khi hoàng đế Ung Chính (Yongzheng) chính thức cấm đạo Công Giáo. Năm 1814, hoàng đế Gia Khánh (Jiaquing) đã tiến thêm một bước, đưa lệnh cấm toàn bộ Kitô giáo vào các luật cơ bản của đất nước; ông đã kết án tử hình những người châu Âu nào theo đạo, gửi các Kitô hữu, những kẻ không bỏ đạo sang các vùng xa xôi trong vương quốc, sa thải hoặc và lưu đày các sĩ quan quân đội, nếu phạm tội như thế.”
[22] Ibid. : “Phong trào “Tam Tự” đối với người Tin lành được thành lập năm 1951, trong khi “Hiệp hội Công Giáo ái quốc Trung Quốc” được thành lập năm 1957 và được giám sát bởi các linh mục và giám mục do Bắc Kinh chọn nhưng không được Vatican công nhận.”
[23] Theo bản tin của trang mạng Vnexpress : https://vnexpress.net/the-gioi/thu-tuong-sap-du-dien-dan-vanh-dai-va-con-duong-o-trung-quoc-3913259.html
[24] Văn Hiếu. Bài viết : Sự thật về con đường tơ lụa huyền thoại trong lịch sử nhân loại. Nguồn :
http://www.phapluatplus.vn/su-that-ve-con-duong-to-lua-huyen-thoai-trong-lich-su-nhan-loai-d41967.html
[25] Trần Yên Thảo & Lâm Hoàng Lân. CON ĐƯỜNG TƠ LỤA. “Con đường tơ lụa” được khai mở từ Tây Hán, hoàn chỉnh vào đời Đường và được sử dụng suốt 17 thế kỷ. Về sau do sự phát triển đường hàng hải, ít gian nan và nguy hiểm hơn, nên con đường bộ xuyên suốt Đông Tây này ngày càng ít được lưu tâm. Do sự thông thương của “Con đường tơ lụa”, những tinh hoa văn hóa, kinh tế giữa Trung Quốc và các nước phương Tây cũng giao lưu rất rộng rãi. Đầu tiên là mặt hàng tơ lụa, đến thế kỷ thứ 4, khi kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa được truyền bá qua các nước Trung Á và Tây Âu thì từ các mặt hàng mỹ nghệ khác đến những phát minh khoa học như thuật in ấn, làm giấy, thuốc súng, luyện thép, … của Trung Quốc cũng tiếp tục theo “Con đường tơ lụa” truyền bá qua phương Tây. Đồng thời những sản vật vùng Trung Tây Á như Bồ Đào (Nho), Thạch Lựu (quả lựu), Hạch Đào (hạt điều), Chi Ma (gai), Ba Thái, Mục Túc (hai giống rau quả), … cũng theo ngã đường này lục tục đổ vào Trung Quốc. Cả các ngành nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, âm nhạc, vũ khúc, … qua đó, cũng ảnh hưởng nhau rất sâu đậm…”
Nguồn : https://nghiencuulichsu.com/2015/08/13/con-duong-to-lua/
[26] Bài viết : Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử. Nguồn : http://kienthuckhoahoc.org/kham-pha-kh/huyen-thoai-ve-quot-con-duong-to-lua-quot-noi-tieng-trong-lich-su-jto
[27] Nguyễn Giang : Bài viết : Đường Tơ lụa, gián điệp trứng tằm và Trịnh Hòa.
Nguồn : https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-39902327
[28] Hoàng Gia Phúc. Bài viết : Mọi điều bạn cần biết về ‘Một vành đai – Một con đường’. Nguồn :
https://www.luatkhoa.org/2018/09/moi-dieu-ban-can-biet-ve-mot-vanh-dai-mot-con-duong/
[29] LÊ ĐỨC CƯỜNG – BÙI VĂN MẠNH. Bài viết : Đôi nét về sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Nguồn : http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-ngoai/doi-net-ve-sang-kien-vanh-dai-va-con-duong-cua-trung-quoc/10813.html
[30] Ibid.
[31] Nguồn : https://vnexpress.net/the-gioi/thu-tuong-sap-du-dien-dan-vanh-dai-va-con-duong-o-trung-quoc-3913259.html
[32] Đặng Tự Do. Nguồn : VietCatholic News. Bài viết : THỐNG KÊ VỀ HIỆN TÌNH Công Giáo TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.
[33] Evan Rees, Asia-Pacific Analyst, Stratfor : The Catholic Church and China: Where Religion and Geopolitics Meet: “For Beijing, bringing the Catholic Church back to the Chinese mainland is essentially a diplomatic coup against Taiwan. The Vatican is the last European power that recognizes Taiwan as a country; if it severs those ties, several Latin American capitals could follow suit. This is particularly important given recent U.S. efforts to enhance diplomatic and military ties with Taiwan.” (Tạm dịch) : “Đối với Bắc Kinh, việc đưa Giáo Hội Công Giáo trở lại lục địa Trung Quốc thực chất là một cuộc đảo chính ngoại giao chống lại Đài Loan. Vatican là cường quốc châu Âu cuối cùng công nhận Đài Loan là một quốc gia; nếu cắt đứt các mối quan hệ đó, một số thủ đô của Mỹ Latinh có thể làm theo. Điều này đặc biệt quan trọng với những nỗ lực gần đây của Hoa Kỳ đang tăng cường quan hệ ngoại giao và quân sự với Đài Loan.”
[34] Xem : English Catholics criticise Vatican-China deal. Chuyển ngữ : Đặng Tự Do : Tuyên bố của các chính trị gia và trí thức Công Giáo Anh về thỏa thuận Vatican - Trung Quốc : “…Trong khi những lời lẽ chính thức của thỏa thuận này chưa được công bố, tất cả các dấu chỉ hiện nay cho thấy chính phủ công khai xưng mình là vô thần của Trung Quốc đã được trao một vai trò trong việc lựa chọn các giám mục Công Giáo. Tệ hại hơn nữa, thỏa thuận này diễn ra trong triều đại của Chủ tịch Tập Cận Bình, khi mà người Công Giáo Trung Quốc và các nhóm tôn giáo thiểu số khác, đáng chú ý là những người Hồi giáo Tân Cương, đang phải chịu đựng một sự đàn áp gay gắt nhất trong nhiều thập kỷ qua.(…). Các nhà chức trách Trung Quốc cũng tiếp tục quấy rối, bắt bớ, hoặc giam giữ vô thời hạn và biệt tích một số giáo sĩ Công Giáo hàng đầu, bao gồm cả các Đức Cha Giuliô Giả Chí Quốc và Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn trong năm qua. Tháng 5 năm 2018, các giám mục do nhà nước áp đặt của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA) đã thông qua một kế hoạch 5 năm nhằm “Trung Hoa Hóa” Công Giáo ở Trung Quốc, có nghĩa là bắt buộc niềm tin Kitô của Công Giáo phải tùng phục ý thức hệ chính trị của nhà cầm quyền Trung Quốc. Từ năm 2017, các nhà thờ ở Hà Nam, Giang Tây, Chiết Giang, Liêu Ninh và Hà Bắc đã bị buộc phải hủy bỏ các biểu ngữ và hình ảnh có nội dung là các thông điệp tôn giáo, phải treo cờ Cộng sản Trung Quốc, và hát quốc ca trước các buổi lễ. Trẻ em thậm chí bị cấm không được đến nhà thờ. Chỉ tính riêng ở Hà Nam thôi, đã có hàng trăm Kitô hữu bị bắt và Kinh Thánh của họ bị tịch thu, hơn 20 nhà thờ đã bị phá hủy, và hàng trăm thánh giá và các biểu tượng Kitô khác đã bị gỡ bỏ hoặc phá hủy.
Trong bối cảnh vi phạm nhân quyền trầm trọng, và bản chất áp bức của chế độ Tập Cận Bình, không có gì ngạc nhiên khi ta thấy lòng dạ xấu xa của chính phủ Trung Quốc được phơi bày nơi sự hủy diệt gần đây hai đền thánh kính Đức Mẹ của Công Giáo tại Hoa Lục kể từ sau khi ký kết thỏa thuận. Tất cả điều này là điềm báo đáng lo ngại cho hiệp ước Trung Quốc -Vatican như đã từng xảy ra trong các thỏa thuận của Tòa Thánh với các chế độ độc tài toàn trị Âu châu vào đầu thế kỷ 20. Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã cáo buộc Vatican đưa đàn chiên của mình vào miệng của chó sói. Phán xét của lịch sử có thể còn nặng nề hơn thế nữa.”.
[35] Từ “Rồng” là theo Bản dịch của Sách Bài Đọc 1972, bản dịch Kinh Thánh của cha Nguyễn Thế Thuấn, cũng như các bản tiếng Pháp (La “Bible de Jerusalem”) : un énorme Dragon rouge-feu; tiếng Anh (The Holy Bible – Confraternity Version) : a great red Dragon.
[36] Kinh Thánh, bản dịch của Lm. Nguyến Thế Thuấn – Dòng Chúa Cứ Thế 1976. Phần dẫn nhập sách Khải Huyền. Tr. 575-576.
[37] SĐD : “Nhưng đối với Kinh Thánh, rồng là một quái vật, là sức mạnh của ma quỷ. Sách Khải Huyền mô tả sự xuất hiện của nó với một sức mạnh hết sức man rợ và đáng kinh sợ (cf. Kh 11,12.1-6a). Ở đây, thánh Gioan ám chỉ đến quyền lực độc tài thuộc các hoàng đế La Mã, từ Nêrô bạo chúa (37-68) đến Đômitianô (81-96) trong những thế kỷ đầu. Đó là những thế lực chống lại Kitô giáo và bách hại đạo. Theo một giải thích mở rộng, “con rồng đỏ” cũng là biểu tượng của các thể chế độc độc tài vô thần, phi nhân bản và duy quyền lực trong các thế hệ loài người. Chẳng hạn như chế độc tài Đức quốc xã, chế độ độc tài cộng sản Stalin ở Nga, ở Trung Quốc, và Việt Nam vv...
Hình ảnh người phụ nữ đối diện với con rồng đỏ này là hình ảnh của Giáo Hội khi phải đối diện với những thế lực đó. Các thể chế độc tài có trong tay tất cả mọi quyền lực, khí giới và sức mạnh quân sự. Trong khi đó Giáo Hội không có súng đạn, vũ khí, và xem ra không có khả năng để sống sót, sống đạo, lại càng không có khả năng để chiến thắng….”. Nguồn : http://www.vietcatholic.net/News/html/188494.htm
[38] Xem bài phỏng vấn của Christopher White thuộc tạp chí Công Giáo Crux của Hoa Kỳ dành cho Đại sứ Sam Brownback: Nội dung với tiêu đề : Chẳng có chút thay đổi nào ở Trung Quốc sau thỏa thuận với Vatican. Đặng Tự Do chuyển ngữ. Source:Crux U.S. religious liberty czar says ‘no signs’ of change in China since Vatican deal
[39] Xem : English Catholics criticise Vatican-China deal. Chuyển ngữ : Đặng Tự Do : Tuyên bố của các chính trị gia và trí thức Công Giáo Anh về thỏa thuận Vatican - Trung Quốc.