Roma, 31/10/2011 (Vatican Insider) - Cha Angelo S. Lazzarotto là một học giả và là một ký giả nổi tiếng với hơn 400 ấn phẩm đề tên ngài và nhiều bạn bè ở Trung Quốc, ngài dành một tình cảm lớn lao cho quốc gia này. Là một thành viên của Học Viện Giáo Hoàng Thừa Sai (PIME) vùng Veneto của Ý, ngài đã sống và làm việc ở Hồng Kông trong 16 năm (1956-1965 và 1979-1985) và cũng thường xuyên vào Đại Lục Trung Quốc. Ngoài ra, ngài cũng là thành viên sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Thánh Linh ở Hồng Kông, đây là trung tâm nghiên cứu Công giáo hàng đầu về Giáo hội tại Trung Quốc.
Kể từ năm 1978, cha Lazzarotto đã viếng thăm Trung Quốc thường niên, từng gặp Đặng Tiểu Bình, sau này là phó chủ tịch nước. Tuy nhiên, cuối tháng 9 vừa qua, lần đầu tiên các nhà chức trách Trung Quốc ngăn chặn vị linh mục 86 tuổi này nhập cảnh vào đất nước, khi ngài đến phi trường quốc tế Bắc Kinh cùng với một nhóm khách hành hương đến từ Milan. Mặc dù đã được cấp thị thực hai tuần trước đó, nhưng họ đã ép ngài quay về trên chuyến bay kế tiếp 3 giờ sau đó. Đây là cảm nghiệm đau buồn nhưng ngài không nản lòng.
Là người thích ánh sáng của ngọn nến hơn là đi nguyền rủa bóng tối, trong cuộc phỏng vấn này, cha Lazzarotto đã nói về sự suy giảm trong quan hệ Trung Quốc - Vatican trong năm vừa qua, các vấn đề gây tranh cãi liên quan đến việc đề cử ứng viên giám mục và trình bày một số bước đi có thể thực hiện để cải thiện tình hình. Ký giả Gerard O'Connell thực hiện phỏng vấn.
Câu hỏi: Trong năm vừa qua, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Tòa Thánh đã xấu đi. Cha đã theo dõi mối quan hệ này trong nhiều thập kỷ, vậy cha suy đoán như thế nào về tình hình hiện nay?
Cuộc khủng hoảng trở nên nghiêm trọng bắt đầu từ ngày 20/11/2010, khi chính quyền Trung Quốc quyết định tiến hành lễ tấn phong giám mục cho Cha Quách Kim Tài (Guo Jincai) ở Thừa Đức, đây là động thái liều lĩnh ngoài tầm kiểm soát.
Sau Đại hội Đại biểu Công giáo Toàn quốc lần thứ 8 (từ ngày 7-9/12/2010), một phát ngôn viên của Ban Tôn Giáo Nhà Nước Trung Quốc (SARA) đã bình luận về vấn đề này như sau (Tân Hoa Xã, 22/12/2010): "Tự do tôn giáo tại Trung Quốc được Hiến pháp Trung Quốc bảo hộ, nhưng đòi hỏi có sự độc lập của các tổ chức và các hoạt động tôn giáo để không bị ảnh hưởng bởi ngoại bang. Vì lý do đó, Giáo hội Công giáo và các tôn giáo khác phải áp dụng các nguyên tắc tự trị và tự chủ". Hơn nữa, người này còn nói rằng quyết định của Đại hội "không gặp vấn đề gì về giáo lý và không vi phạm các nguyên tắc cơ bản trong đức tin Công giáo", và do đó "Vatican đã sai khi có những tuyên bố không thích hợp với giáo lý Công Giáo và với các nguyên tắc độc lập của chính phủ Trung Quốc mà Giáo hội Công giáo Trung Quốc là một thành phần trong đó".
Tuy nhiên, chính phủ này lấy tư cách gì mà giáo huấn về giáo lý Công giáo? Ai đã cho SARA và Mặt trận Thống nhất cái quyền quyết định những gì gọi là tương thích và những gì không tương thích với đức tin Công giáo?
Thật đáng tiếc, có những tình huống khó khăn liên quan đến các sự kiện đã tạo nên dấu ấn cho đời sống Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc trong năm vừa qua. Nó liên quan đến những sự kiện không thể chối cãi, nhiều nhân chứng đã xác nhận, nhà cầm quyền không thể phủ nhận được. Nhìn vào những thực tế này để biết "toàn bộ sự thật". Tôi đã tham khảo rất nhiều tình tiết nói về sự chèn ép và bạo lực đối với các vị giám mục khác nhau, họ bị nhà cầm quyền triệu tập và buộc phải tham gia vào Đại hội nói trên và lễ tấn phong giám mục được tổ chức gần đây.
Có quốc gia nào khác trên thế giới mà lễ tấn phong một giám mục Công giáo được cử hành và điều khiển trong vòng vây của lực lượng cảnh sát không? Thực tế này cho thấy rằng, tại Trung Quốc, tuyên bố về tự do tôn giáo chỉ phục vụ nhiều cho kế hoạch và mưu đồ chính trị của Nhà nước, hơn là thể hiện sự tôn trọng những quyền chính đáng của tín hữu.
Việc sử dụng vũ lực một cách vô lý để áp đặt sự lựa chọn tôn giáo rõ ràng đã làm giảm sút uy tín của một nước "Trung Quốc Mới" trong nhãn quan của thế giới, khiến cho các học giả trong và ngoài Trung Quốc nói rằng: các phe phái cực tả đang cố gắng chiếm lĩnh thế thượng phong trong bộ máy Chính phủ. Một số người thậm chí còn nghi ngờ rằng họ đang quay trở lại đường lối của cuộc "cách mạng văn hóa" nổi tiếng.
Trong những tháng vừa qua, tình hình đã xấu đi với lễ tấn phong ở Lạc Sơn (ngày 29/6) và Sán Đầu (ngày 14/7). Tòa Thánh đã thông báo cho chính quyền Trung Quốc lý do tại sao Đức Giáo Hoàng không phê chuẩn những trường hợp đó, và minh định rằng với trách nhiệm này, hai ứng viên đã tự động gánh chịu vạ tuyệt thông vì đã vi phạm nghiêm trọng Giáo Luật của Giáo Hội. Tuy nhiên, SARA đã không ngần ngại chỉ trích sự can thiệp của Vatican là "hoàn toàn vô lý và thô bạo" (Tân Hoa xã, ngày 25/7).
Đồng thời họ biện minh rằng, việc tự lựa chọn và tự tấn phong giám mục của Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA) là nhằm "phát triển công việc của người Công giáo và loan truyền đức tin trong nước". Do đó, tương lai vẫn còn đáng lo ngại khi mà CCPA đã công bố kế hoạch tấn phong ít nhất là 7 người nữa. (Trung Hoa Nhật Báo, ngày 22/7).
Câu hỏi: Trong ánh sáng của những sự kiện gần đây, cha nghĩ tình hình Giáo hội tại Trung Quốc ngày nay với hơn 40 giáo phận không có giám mục, và việc bổ nhiệm giám mục mới sẽ như thế nào?
Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc chắc chắn cần thêm các giám mục mới. Nhưng đáng buồn thay trong cộng đồng Giáo hội, những dấu hiệu đáng lo ngại đã xuất hiện. Bên cạnh rất nhiều giám mục và các đại biểu khác đã hạn chế tham gia vào các sự kiện đề cập ở trên thì cũng có không ít giám mục và linh mục không chống đối mà ủng hộ cho mục tiêu của CCPA.
Rất khó để nhận biết sao họ lại làm như vậy, nhiều vị đã dính dáng với quan chức để nhận được sự đảm bảo về trách nhiệm và tổ chức vốn không thể thiếu cho đời sống Giáo hội, bởi vì quyền kiểm soát tài chính của giáo phận không nằm trong tay các giám mục. Các học giả Hồng Kông lưu ý rất nhiều rằng: "Thông qua CCPA, tiền bạc đổ về các giáo phận, các chủng viện và các giáo xứ ngày càng nhiều, và vì thế ai mà không hợp tác với chính phủ thì phải trả giá đắt về tài chính. Như tất cả mọi nơi trên thế giới, nhận tiền bạc đồng nghĩa với việc mất đi sự tự chủ". (Sunday Examiner, 16/10/2011).
"Ham danh lợi" là một mối nguy nghiêm trọng mà các cộng đồng Giáo hội tại Trung Quốc không được xem thường, nó là một cơn cám dỗ luôn hiện hữu. Chính Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã công khai xác nhận rằng, điều này vẫn có thể xảy ra ngay cả trong giới chức thân cận của ngài ở Vatican. Riêng tình trạng ở Trung Quốc, cơn cám dỗ rất mạnh mẽ. Thực tế, ai đang có mục đích muốn tiến danh thì người đó có thể dễ dàng thực hiện nếu biết chấp nhận hợp tác với các kế hoạch của Giáo hội quốc doanh.
Câu hỏi: Cũng như vị tiền nhiệm, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đã nhiều lần bày tỏ mong muốn bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, nhưng điều này đã không xảy ra. Tại sao thưa cha?
Trong quá khứ, những nỗ lực khác nhau đã không thành công vì sự phá hoại của những thế lực thích duy trì trạng thái đối đầu. Tuy vậy, cũng như vị tiền nhiệm của mình, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đã không để vuột mất bất kỳ cơ hội nào bày tỏ sự tin tưởng của ngài về đời sống Giáo hội tại Trung Quốc, cũng như những ấp ủ quý mến của ngài dành cho người Trung Quốc và sự tôn trọng với Chính phủ lãnh đạo họ.
Trong một thời gian dài, ngài đã tái khẳng định mong muốn đạt đến một thỏa thuận với nhà cầm quyền, thông qua một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về những vấn đề còn tồn tại dựa trên cơ sở đức tin của cộng đồng Công giáo. Điều này đã được khẳng định trong lá thư quan trọng mà ngài gửi cho "các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân Giáo hội Công giáo tại nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc" ngày 27/5/2007. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhận được một bản sao của lá thư này trước khi nó được công bố (được gửi đến Chính phủ bằng cả sự tôn trọng), nhưng họ đã phớt lờ tầm quan trọng của lá thư đối với người Công giáo. Lá thư không bị cấm chính thức ở Trung Quốc, mặc dù gặp nhiều trở ngại để phổ biến.
Từ trước đến nay, trong các văn kiện liên lạc định kỳ giữa Rôma và Bắc Kinh, mục tiêu chính của phía Trung Quốc là muốn phá bỏ quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đã được thiết lập trong khoảng giữa thập niên 1940, và chuyển Tòa Sứ Thần (đại sứ của Đức Giáo Hoàng) từ Đài Loan sang Bắc Kinh. Nhưng mối quan hệ giữa Chính phủ Cộng sản với Đài Loan (họ gọi là "Hòn đảo nổi loạn") hiện đang được cải thiện, khiến cho ưu tiên quan hệ với Tòa Thánh bị giảm sút.
Tuy nhiên, ngay cả khi không thích quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, giới chức Bắc Kinh vẫn thấy rằng họ không thể xem thường uy tín lớn lao của Đức Giáo Hoàng ở cấp độ quốc tế. Trong tuyên bố hôm 25/7, phát ngôn viên của SARA lặp đi lặp lại rằng: "Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican, thông qua một cuộc đối thoại mang tính xây dựng".
Đối diện với sự sẵn lòng của cả hai bên, ta thấy được một số khả năng có thể biến thành hiện thực. Nhưng cần tìm ra được một sự khởi đầu đối thoại mới với xác suất thành công. Theo tư tưởng Trung Quốc cổ đại, chỉ có một quan điểm cho phép các bên liên quan đều là người chiến thắng thì mới có thể bảo đảm cho một nền hòa bình lâu dài. Trong tình hình như hiện nay, không dễ để đưa ra giả thiết cụ thể về một "giải pháp mà hai bên cùng có lợi".
Câu hỏi: Cha nghĩ những tiến triển có thể đạt được khi cải thiện quan hệ Trung Quốc - Vatican ra sao?
Tôi nghĩ rằng để tìm ra một cuộc đối thoại mang tính xây dựng cần phải dựa trên tình hình thực tế, chấp nhận tôn trọng các quyền lực và uy tín của nhà nước, nhưng không được tạo thêm căng thẳng và chia rẽ trong cộng đồng các tín hữu. Trên hết, các nhà đàm phán là đại diện hợp thức cho mỗi bên, với sự tin tưởng và tôn trọng, họ có thể đồng thuận và ký kết những điều khoản mà hai bên chấp nhận. Văn kiện "Quy chế về Tôn giáo" đã được quốc hội Trung Quốc phê chuẩn vào cuối năm 2004 đánh dấu sự tiến bộ trước mắt của Trung Quốc trong lĩnh vực tôn giáo.
Hy vọng rằng chính phủ Trung Quốc có thể tiến một bước xa hơn bằng cách đảm bảo cho Giáo hội Công giáo có thể quản lý các hoạt động của mình theo truyền thống riêng của giáo hội. Cộng đồng người Công giáo tôn trọng pháp luật và họ mong muốn được cộng tác vào nền hòa bình xã hội và làm tất cả những gì họ có thể vì lợi ích chung. Họ không phải gặp khó khăn trong việc đăng ký - như theo yêu cầu - tại các cơ quan phụ trách về các vấn đề tôn giáo. Các quan chức địa phương không được áp đặt các lực lượng hoặc nhóm cá nhân ghi danh vào Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc như vẫn thường xảy ra, hoặc mua chuộc họ tham gia. Khái niệm gia nhập vào hiệp hội này không được coi là ép buộc.
Đối với sự lựa chọn ứng viên giám mục, các linh mục ứng viên phải phù hợp với những yêu cầu ở mức độ cá nhân và nhu cầu của Giáo Hội. Tòa Thánh có xem xét đến tình hình đặc biệt ở Trung Quốc, những năm qua, Tòa Thánh đã nhượng bộ về phương cách xúc tiến sự lựa chọn này và đã thể hiện sự sẵn sàng chấp thuận ứng viên nếu không có điều gì sai trái nghiêm trọng.
Nhưng một khi mà họ vẫn muốn sử dụng vũ lực của bộ máy chính trị để áp đặt các linh mục không phù hợp vào chức giám mục thì điều đó chắc chắn là không thiện chí hoặc không tạo nên một "xã hội hài hòa hơn", thay vào đó, kết cục là làm mất đi uy tín của những người công tác trong Ban Tôn giáo Chính phủ. Hơn nữa, sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng về một ứng viên giám mục thường được họ coi là "can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc". Do đó, điều này là hết sức phi lý, trái với cấu trúc của Giáo Hội Công Giáo vốn được công nhận trên toàn thế giới.
Trong lá thư năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã minh định các nguyên tắc không thể từ bỏ của Giáo hội. Vì lý do đó, với trách nhiệm là Mục tử Tối cao của Giáo hội, ngài đã không ngần ngại lên án những điều không thể chấp nhận được trong cấu trúc của Giáo hội tại Trung Quốc. Đề cập cụ thể vấn đề này, ngài nói: "lý do được nêu ra của vài cơ quan, do Nhà Nước muốn áp đặt và xa lạ với cơ cấu của Giáo Hội, nhằm nắm quyền trên các giám mục và nhằm hướng dẫn đời sống của cộng đồng giáo hội" (Đoạn thứ 7). Vận hành theo bộ máy của Nhà nước, không có gì là khó hiểu khi mà hôm 25/7, phát ngôn viên của SARA yêu cầu: "Để thể hiện ước muốn chân thành cải thiện quan hệ với Trung Quốc, Vatican phải thu hồi lệnh phạt vạ tuyệt thông" (dành cho hai linh mục được tấn phong giám mục bất hợp thức). Nhưng đây là một điều kiện hoàn toàn không thực tế. Các chuyên gia trong lĩnh vực tôn giáo của chính phủ Trung Quốc không nên tự đánh lừa chính mình khi nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng có thể phủ nhận giáo lý truyền thống của Giáo Hội trước một chủ đề được quan tâm. Hy vọng rằng, trong tình huống phức tạp và căng thẳng hiện nay thì ý thức về chủ nghĩa hiện thực sẽ có giá trị cho tất cả mọi người, bằng một sự sẵn sàng, chân thành tìm kiếm một giải pháp mà có thể cho phép mọi công dân, bao gồm cả người Công giáo, đóng góp vào sự hòa hợp xã hội đích thực.
Câu hỏi: Như cha cũng biết, có sự can thiệp chính trị đáng kể trong đời sống của Giáo hội tại Trung Quốc ngày nay. Làm thế nào để có thể thay đổi tình hình này?
Thực tế thì các nhà lãnh đạo của Mặt trận Thống nhất và SARA thường xuyên triệu tập các giám mục, các vị hữu trách của các giáo phận Trung Quốc để tham gia vào những khóa học hoặc những chuyến đi tìm hiểu văn hóa, ở đó mang những yếu tố chính trị và ái quốc để đổi lấy những đặc ân. Mặt khác, kinh nghiệm của tất cả các nước trên thế giới cho thấy rằng, các giám mục Công giáo cảm thấy cần phải gặp gỡ nhau, để đổi mới bản thân, để thảo luận về các vấn đề cụ thể, và để đồng thuận cho một văn kiện chung về mục vụ. Ở các nơi khác, họ hoàn toàn tự do gặp nhau mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ các nhà giám sát chính trị. Tại sao điều này không xảy ra ở Trung Quốc? Tại sao giới hữu trách chính trị phải hiện diện trong tất cả những cuộc hội nghị của các giám mục?
Câu hỏi: Nhiều nhà bình luận cho rằng Tòa Thánh nên yêu cầu có được một hiệp định lâu dài, hủy bỏ cấu trúc hiện nay được tạo ra nhằm "hướng dẫn" đời sống của người Công giáo ở Trung Quốc. Cha nghĩ sao?
Tôi không nghĩ đây là điều khả thi hiện nay. Thay vào đó, tôi nghĩ rằng một bước đi quan trọng có thể thuận cả đôi đường như sau: Hội đồng Giám mục Trung Quốc được phép nghiên cứu, sửa đổi lại điều lệ của Hội đồng, phương hướng này sẽ đem lại sự hòa hợp giữa giáo lý Công Giáo phổ quát và việc hành đạo. Một việc tương tự nên được thực hiện một cách đồng thời đó là sự lãnh đạo của CCPA, làm sao để cho điều lệ của nó có thể chấp nhận được với lương tâm của tất cả các mọi người Công giáo. Đó là một đề nghị và đòi hỏi táo bạo. Nhưng hai sự cải cách này sẽ cho phép tất cả các giám mục của Trung Quốc gia nhập vào Hội đồng Giám mục. Điều này còn có thể tạo điều kiện thuận lợi để Tòa Thánh chấp thuận Hội đồng Giám mục Trung Quốc, và có thể cải thiện vị thế của Hiệp hội Yêu nước trong con mắt của người Công giáo Trung Quốc.
Là người thích ánh sáng của ngọn nến hơn là đi nguyền rủa bóng tối, trong cuộc phỏng vấn này, cha Lazzarotto đã nói về sự suy giảm trong quan hệ Trung Quốc - Vatican trong năm vừa qua, các vấn đề gây tranh cãi liên quan đến việc đề cử ứng viên giám mục và trình bày một số bước đi có thể thực hiện để cải thiện tình hình. Ký giả Gerard O'Connell thực hiện phỏng vấn.
Câu hỏi: Trong năm vừa qua, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Tòa Thánh đã xấu đi. Cha đã theo dõi mối quan hệ này trong nhiều thập kỷ, vậy cha suy đoán như thế nào về tình hình hiện nay?
Cuộc khủng hoảng trở nên nghiêm trọng bắt đầu từ ngày 20/11/2010, khi chính quyền Trung Quốc quyết định tiến hành lễ tấn phong giám mục cho Cha Quách Kim Tài (Guo Jincai) ở Thừa Đức, đây là động thái liều lĩnh ngoài tầm kiểm soát.
Sau Đại hội Đại biểu Công giáo Toàn quốc lần thứ 8 (từ ngày 7-9/12/2010), một phát ngôn viên của Ban Tôn Giáo Nhà Nước Trung Quốc (SARA) đã bình luận về vấn đề này như sau (Tân Hoa Xã, 22/12/2010): "Tự do tôn giáo tại Trung Quốc được Hiến pháp Trung Quốc bảo hộ, nhưng đòi hỏi có sự độc lập của các tổ chức và các hoạt động tôn giáo để không bị ảnh hưởng bởi ngoại bang. Vì lý do đó, Giáo hội Công giáo và các tôn giáo khác phải áp dụng các nguyên tắc tự trị và tự chủ". Hơn nữa, người này còn nói rằng quyết định của Đại hội "không gặp vấn đề gì về giáo lý và không vi phạm các nguyên tắc cơ bản trong đức tin Công giáo", và do đó "Vatican đã sai khi có những tuyên bố không thích hợp với giáo lý Công Giáo và với các nguyên tắc độc lập của chính phủ Trung Quốc mà Giáo hội Công giáo Trung Quốc là một thành phần trong đó".
Tuy nhiên, chính phủ này lấy tư cách gì mà giáo huấn về giáo lý Công giáo? Ai đã cho SARA và Mặt trận Thống nhất cái quyền quyết định những gì gọi là tương thích và những gì không tương thích với đức tin Công giáo?
Thật đáng tiếc, có những tình huống khó khăn liên quan đến các sự kiện đã tạo nên dấu ấn cho đời sống Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc trong năm vừa qua. Nó liên quan đến những sự kiện không thể chối cãi, nhiều nhân chứng đã xác nhận, nhà cầm quyền không thể phủ nhận được. Nhìn vào những thực tế này để biết "toàn bộ sự thật". Tôi đã tham khảo rất nhiều tình tiết nói về sự chèn ép và bạo lực đối với các vị giám mục khác nhau, họ bị nhà cầm quyền triệu tập và buộc phải tham gia vào Đại hội nói trên và lễ tấn phong giám mục được tổ chức gần đây.
Có quốc gia nào khác trên thế giới mà lễ tấn phong một giám mục Công giáo được cử hành và điều khiển trong vòng vây của lực lượng cảnh sát không? Thực tế này cho thấy rằng, tại Trung Quốc, tuyên bố về tự do tôn giáo chỉ phục vụ nhiều cho kế hoạch và mưu đồ chính trị của Nhà nước, hơn là thể hiện sự tôn trọng những quyền chính đáng của tín hữu.
Việc sử dụng vũ lực một cách vô lý để áp đặt sự lựa chọn tôn giáo rõ ràng đã làm giảm sút uy tín của một nước "Trung Quốc Mới" trong nhãn quan của thế giới, khiến cho các học giả trong và ngoài Trung Quốc nói rằng: các phe phái cực tả đang cố gắng chiếm lĩnh thế thượng phong trong bộ máy Chính phủ. Một số người thậm chí còn nghi ngờ rằng họ đang quay trở lại đường lối của cuộc "cách mạng văn hóa" nổi tiếng.
Trong những tháng vừa qua, tình hình đã xấu đi với lễ tấn phong ở Lạc Sơn (ngày 29/6) và Sán Đầu (ngày 14/7). Tòa Thánh đã thông báo cho chính quyền Trung Quốc lý do tại sao Đức Giáo Hoàng không phê chuẩn những trường hợp đó, và minh định rằng với trách nhiệm này, hai ứng viên đã tự động gánh chịu vạ tuyệt thông vì đã vi phạm nghiêm trọng Giáo Luật của Giáo Hội. Tuy nhiên, SARA đã không ngần ngại chỉ trích sự can thiệp của Vatican là "hoàn toàn vô lý và thô bạo" (Tân Hoa xã, ngày 25/7).
Đồng thời họ biện minh rằng, việc tự lựa chọn và tự tấn phong giám mục của Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA) là nhằm "phát triển công việc của người Công giáo và loan truyền đức tin trong nước". Do đó, tương lai vẫn còn đáng lo ngại khi mà CCPA đã công bố kế hoạch tấn phong ít nhất là 7 người nữa. (Trung Hoa Nhật Báo, ngày 22/7).
Câu hỏi: Trong ánh sáng của những sự kiện gần đây, cha nghĩ tình hình Giáo hội tại Trung Quốc ngày nay với hơn 40 giáo phận không có giám mục, và việc bổ nhiệm giám mục mới sẽ như thế nào?
Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc chắc chắn cần thêm các giám mục mới. Nhưng đáng buồn thay trong cộng đồng Giáo hội, những dấu hiệu đáng lo ngại đã xuất hiện. Bên cạnh rất nhiều giám mục và các đại biểu khác đã hạn chế tham gia vào các sự kiện đề cập ở trên thì cũng có không ít giám mục và linh mục không chống đối mà ủng hộ cho mục tiêu của CCPA.
Rất khó để nhận biết sao họ lại làm như vậy, nhiều vị đã dính dáng với quan chức để nhận được sự đảm bảo về trách nhiệm và tổ chức vốn không thể thiếu cho đời sống Giáo hội, bởi vì quyền kiểm soát tài chính của giáo phận không nằm trong tay các giám mục. Các học giả Hồng Kông lưu ý rất nhiều rằng: "Thông qua CCPA, tiền bạc đổ về các giáo phận, các chủng viện và các giáo xứ ngày càng nhiều, và vì thế ai mà không hợp tác với chính phủ thì phải trả giá đắt về tài chính. Như tất cả mọi nơi trên thế giới, nhận tiền bạc đồng nghĩa với việc mất đi sự tự chủ". (Sunday Examiner, 16/10/2011).
"Ham danh lợi" là một mối nguy nghiêm trọng mà các cộng đồng Giáo hội tại Trung Quốc không được xem thường, nó là một cơn cám dỗ luôn hiện hữu. Chính Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã công khai xác nhận rằng, điều này vẫn có thể xảy ra ngay cả trong giới chức thân cận của ngài ở Vatican. Riêng tình trạng ở Trung Quốc, cơn cám dỗ rất mạnh mẽ. Thực tế, ai đang có mục đích muốn tiến danh thì người đó có thể dễ dàng thực hiện nếu biết chấp nhận hợp tác với các kế hoạch của Giáo hội quốc doanh.
Câu hỏi: Cũng như vị tiền nhiệm, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đã nhiều lần bày tỏ mong muốn bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, nhưng điều này đã không xảy ra. Tại sao thưa cha?
Trong quá khứ, những nỗ lực khác nhau đã không thành công vì sự phá hoại của những thế lực thích duy trì trạng thái đối đầu. Tuy vậy, cũng như vị tiền nhiệm của mình, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đã không để vuột mất bất kỳ cơ hội nào bày tỏ sự tin tưởng của ngài về đời sống Giáo hội tại Trung Quốc, cũng như những ấp ủ quý mến của ngài dành cho người Trung Quốc và sự tôn trọng với Chính phủ lãnh đạo họ.
Trong một thời gian dài, ngài đã tái khẳng định mong muốn đạt đến một thỏa thuận với nhà cầm quyền, thông qua một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về những vấn đề còn tồn tại dựa trên cơ sở đức tin của cộng đồng Công giáo. Điều này đã được khẳng định trong lá thư quan trọng mà ngài gửi cho "các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân Giáo hội Công giáo tại nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc" ngày 27/5/2007. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhận được một bản sao của lá thư này trước khi nó được công bố (được gửi đến Chính phủ bằng cả sự tôn trọng), nhưng họ đã phớt lờ tầm quan trọng của lá thư đối với người Công giáo. Lá thư không bị cấm chính thức ở Trung Quốc, mặc dù gặp nhiều trở ngại để phổ biến.
Từ trước đến nay, trong các văn kiện liên lạc định kỳ giữa Rôma và Bắc Kinh, mục tiêu chính của phía Trung Quốc là muốn phá bỏ quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đã được thiết lập trong khoảng giữa thập niên 1940, và chuyển Tòa Sứ Thần (đại sứ của Đức Giáo Hoàng) từ Đài Loan sang Bắc Kinh. Nhưng mối quan hệ giữa Chính phủ Cộng sản với Đài Loan (họ gọi là "Hòn đảo nổi loạn") hiện đang được cải thiện, khiến cho ưu tiên quan hệ với Tòa Thánh bị giảm sút.
Tuy nhiên, ngay cả khi không thích quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, giới chức Bắc Kinh vẫn thấy rằng họ không thể xem thường uy tín lớn lao của Đức Giáo Hoàng ở cấp độ quốc tế. Trong tuyên bố hôm 25/7, phát ngôn viên của SARA lặp đi lặp lại rằng: "Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican, thông qua một cuộc đối thoại mang tính xây dựng".
Đối diện với sự sẵn lòng của cả hai bên, ta thấy được một số khả năng có thể biến thành hiện thực. Nhưng cần tìm ra được một sự khởi đầu đối thoại mới với xác suất thành công. Theo tư tưởng Trung Quốc cổ đại, chỉ có một quan điểm cho phép các bên liên quan đều là người chiến thắng thì mới có thể bảo đảm cho một nền hòa bình lâu dài. Trong tình hình như hiện nay, không dễ để đưa ra giả thiết cụ thể về một "giải pháp mà hai bên cùng có lợi".
Câu hỏi: Cha nghĩ những tiến triển có thể đạt được khi cải thiện quan hệ Trung Quốc - Vatican ra sao?
Tôi nghĩ rằng để tìm ra một cuộc đối thoại mang tính xây dựng cần phải dựa trên tình hình thực tế, chấp nhận tôn trọng các quyền lực và uy tín của nhà nước, nhưng không được tạo thêm căng thẳng và chia rẽ trong cộng đồng các tín hữu. Trên hết, các nhà đàm phán là đại diện hợp thức cho mỗi bên, với sự tin tưởng và tôn trọng, họ có thể đồng thuận và ký kết những điều khoản mà hai bên chấp nhận. Văn kiện "Quy chế về Tôn giáo" đã được quốc hội Trung Quốc phê chuẩn vào cuối năm 2004 đánh dấu sự tiến bộ trước mắt của Trung Quốc trong lĩnh vực tôn giáo.
Hy vọng rằng chính phủ Trung Quốc có thể tiến một bước xa hơn bằng cách đảm bảo cho Giáo hội Công giáo có thể quản lý các hoạt động của mình theo truyền thống riêng của giáo hội. Cộng đồng người Công giáo tôn trọng pháp luật và họ mong muốn được cộng tác vào nền hòa bình xã hội và làm tất cả những gì họ có thể vì lợi ích chung. Họ không phải gặp khó khăn trong việc đăng ký - như theo yêu cầu - tại các cơ quan phụ trách về các vấn đề tôn giáo. Các quan chức địa phương không được áp đặt các lực lượng hoặc nhóm cá nhân ghi danh vào Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc như vẫn thường xảy ra, hoặc mua chuộc họ tham gia. Khái niệm gia nhập vào hiệp hội này không được coi là ép buộc.
Đối với sự lựa chọn ứng viên giám mục, các linh mục ứng viên phải phù hợp với những yêu cầu ở mức độ cá nhân và nhu cầu của Giáo Hội. Tòa Thánh có xem xét đến tình hình đặc biệt ở Trung Quốc, những năm qua, Tòa Thánh đã nhượng bộ về phương cách xúc tiến sự lựa chọn này và đã thể hiện sự sẵn sàng chấp thuận ứng viên nếu không có điều gì sai trái nghiêm trọng.
Nhưng một khi mà họ vẫn muốn sử dụng vũ lực của bộ máy chính trị để áp đặt các linh mục không phù hợp vào chức giám mục thì điều đó chắc chắn là không thiện chí hoặc không tạo nên một "xã hội hài hòa hơn", thay vào đó, kết cục là làm mất đi uy tín của những người công tác trong Ban Tôn giáo Chính phủ. Hơn nữa, sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng về một ứng viên giám mục thường được họ coi là "can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc". Do đó, điều này là hết sức phi lý, trái với cấu trúc của Giáo Hội Công Giáo vốn được công nhận trên toàn thế giới.
Trong lá thư năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã minh định các nguyên tắc không thể từ bỏ của Giáo hội. Vì lý do đó, với trách nhiệm là Mục tử Tối cao của Giáo hội, ngài đã không ngần ngại lên án những điều không thể chấp nhận được trong cấu trúc của Giáo hội tại Trung Quốc. Đề cập cụ thể vấn đề này, ngài nói: "lý do được nêu ra của vài cơ quan, do Nhà Nước muốn áp đặt và xa lạ với cơ cấu của Giáo Hội, nhằm nắm quyền trên các giám mục và nhằm hướng dẫn đời sống của cộng đồng giáo hội" (Đoạn thứ 7). Vận hành theo bộ máy của Nhà nước, không có gì là khó hiểu khi mà hôm 25/7, phát ngôn viên của SARA yêu cầu: "Để thể hiện ước muốn chân thành cải thiện quan hệ với Trung Quốc, Vatican phải thu hồi lệnh phạt vạ tuyệt thông" (dành cho hai linh mục được tấn phong giám mục bất hợp thức). Nhưng đây là một điều kiện hoàn toàn không thực tế. Các chuyên gia trong lĩnh vực tôn giáo của chính phủ Trung Quốc không nên tự đánh lừa chính mình khi nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng có thể phủ nhận giáo lý truyền thống của Giáo Hội trước một chủ đề được quan tâm. Hy vọng rằng, trong tình huống phức tạp và căng thẳng hiện nay thì ý thức về chủ nghĩa hiện thực sẽ có giá trị cho tất cả mọi người, bằng một sự sẵn sàng, chân thành tìm kiếm một giải pháp mà có thể cho phép mọi công dân, bao gồm cả người Công giáo, đóng góp vào sự hòa hợp xã hội đích thực.
Câu hỏi: Như cha cũng biết, có sự can thiệp chính trị đáng kể trong đời sống của Giáo hội tại Trung Quốc ngày nay. Làm thế nào để có thể thay đổi tình hình này?
Thực tế thì các nhà lãnh đạo của Mặt trận Thống nhất và SARA thường xuyên triệu tập các giám mục, các vị hữu trách của các giáo phận Trung Quốc để tham gia vào những khóa học hoặc những chuyến đi tìm hiểu văn hóa, ở đó mang những yếu tố chính trị và ái quốc để đổi lấy những đặc ân. Mặt khác, kinh nghiệm của tất cả các nước trên thế giới cho thấy rằng, các giám mục Công giáo cảm thấy cần phải gặp gỡ nhau, để đổi mới bản thân, để thảo luận về các vấn đề cụ thể, và để đồng thuận cho một văn kiện chung về mục vụ. Ở các nơi khác, họ hoàn toàn tự do gặp nhau mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ các nhà giám sát chính trị. Tại sao điều này không xảy ra ở Trung Quốc? Tại sao giới hữu trách chính trị phải hiện diện trong tất cả những cuộc hội nghị của các giám mục?
Câu hỏi: Nhiều nhà bình luận cho rằng Tòa Thánh nên yêu cầu có được một hiệp định lâu dài, hủy bỏ cấu trúc hiện nay được tạo ra nhằm "hướng dẫn" đời sống của người Công giáo ở Trung Quốc. Cha nghĩ sao?
Tôi không nghĩ đây là điều khả thi hiện nay. Thay vào đó, tôi nghĩ rằng một bước đi quan trọng có thể thuận cả đôi đường như sau: Hội đồng Giám mục Trung Quốc được phép nghiên cứu, sửa đổi lại điều lệ của Hội đồng, phương hướng này sẽ đem lại sự hòa hợp giữa giáo lý Công Giáo phổ quát và việc hành đạo. Một việc tương tự nên được thực hiện một cách đồng thời đó là sự lãnh đạo của CCPA, làm sao để cho điều lệ của nó có thể chấp nhận được với lương tâm của tất cả các mọi người Công giáo. Đó là một đề nghị và đòi hỏi táo bạo. Nhưng hai sự cải cách này sẽ cho phép tất cả các giám mục của Trung Quốc gia nhập vào Hội đồng Giám mục. Điều này còn có thể tạo điều kiện thuận lợi để Tòa Thánh chấp thuận Hội đồng Giám mục Trung Quốc, và có thể cải thiện vị thế của Hiệp hội Yêu nước trong con mắt của người Công giáo Trung Quốc.