DEO EXERCITUUM - CHÚA CÁC ĐẠO BINH (1 V 19:10)
Khi tham dự Thánh lễ, trước phần truyền phép, cộng đoàn phụng vụ hân hoan cất lên lời tung hô:
“Thánh! Thánh! Thánh!
Chúa là Thiên Chúa các đạo binh.
Trời đất đầy vinh quang Chúa.
Hoan hô Chúa trên các tầng trời.
Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa.
Hoan hô Chúa trên các tầng trời.”
Ngay sau đó, thông thường cộng đoàn quỳ gối và tiếp tục sốt sắng thông hiệp cùng vị chủ tế trong lời nguyện truyền phép và các phần tiếp theo của Kinh Nguyện Thánh Thể. Chính việc thay đổi tư thế từ đứng sang quỳ đã phần nào nói lên tính cách thánh thiêng của phần truyền phép trong mỗi Thánh lễ chúng ta cử hành. Do đó việc bố trí lời kinh “Thánh Thánh Thánh” vào đúng thời điểm này của Thánh lễ chắc chắn cũng nhẳm diễn tả ý nghĩa đặc biệt của lời kinh cổ kính mà chúng ta vừa nhắc đến. Nhân ngày Chúa Nhật Lễ Lá, ngày chúng ta kỷ niệm biến cố Đức Giêsu tiến vào thành Giêrusalem, ngày mà chúng ta cầm nhành lá hoan hô Người: “Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô Đấng ngự trên các tầng trời”, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của lời hoan chúc tung hô này.
Trước hết, chúng ta nhận thấy kinh “Thánh Thánh Thánh” có nguồn gốc Thánh Kinh khá rõ ràng và xuất hiện rất sớm trong nghi lễ Phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo Rôma. Lời kinh ngắn gọn gồm 2 phần chính: Câu đầu là lời hoan chúc của các thiên thần Xê-ra-phim như đã được ghi lại trong sách Ngôn Sứ I-sai-a và sách Khải Huyền của Thánh Gioan. Phần thứ hai là lời dân thành Giêrusalem khi xưa tung hô chào đón Đức Giêsu khi Người tiến vào thành thánh để chịu khổn nạn và chịu chết (x. Mt 21:9; Mc 11:9-10; Ga 12:13).
Tác giả sách I-sai-a thuật lại việc I-sai-a được chọn làm Ngôn Sứ bằng việc nói đến một thị kiến lạ lùng: “Tôi thấy Chúa Thượng ngự trên ngai rất cao; tà áo của Người bao phủ Đền Thờ. Phía bên trên Người, có các Xê-ra-phim đứng chầu. Mỗi vị có sáu cánh: hai cánh để che mặt, hai cánh để che chân và hai cánh để bay. Các vị ấy đối đáp tung hô: “Thánh! Thánh! Chí Thánh! Đức Chúa các đạo binh là Đấng Thánh! Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa!” (Isa 6:1-3). Chủ đích của tác giả sách I-sai-a là nhằm nhấn mạnh đến đặc tính siêu việt thiêng thánh của Đức Chúa. Qua đó, thông điệp dành cho dân thánh của Chúa là hãy sống thánh thiện. Phải sống thánh là vì họ đã được tách riêng ra, chỉ dành riêng cho Chúa mà thôi. Lời tung hô của các thần Xê-ra-phim cũng xuất hiện trong sách Khải Huyển, phần nói về việc Thiên Chúa trao vận mệnh thế giới cho Con Chiên - Đấng đã “đã lấy máu đào chuộc về cho Thiên Chúa muôn người thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ, thuộc mọi nước, mọi dân” (Kh 5:9) với ngụ ý tuyên xưng vương quyền tuyệt đối của Thiên Chúa và chống lại mọi hình thức tôn thờ hoàng đế Rôma (x. Kh 4:8-5:9).[1] Trong bối cảnh này, kinh “Thánh Thánh Thánh” nhắc nhở chúng ta về điều răn thứ nhất: Thờ phượng và kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự” và tránh xa mọi hình thức tôn thờ ngẫu tượng, mọi biểu hiện nhu nhược khuất phục trước tà quyền.
Hơn tám thế kỷ qua, anh chị em Cát Minh luôn nhìn nhận Ngôn Sứ Ê-li-a như tổ phụ tinh thần của họ và nỗ lực noi gương thánh nhân, luôn tâm niệm rằng chỉ một mình Thiên Chúa là Thiên Chúa thật. Ngài dấn thân không quản ngại mọi khó khăn chỉ nhằm mở mắt cho dân chúng biết Đức Chúa của Ab-ra-ham, của I-xa-ac và It-ra-en là Đức Chúa thật (x. 1 Vua 18: 22-39). Các tu sĩ Cát Minh học theo tinh thần xác quyết của thánh Ngôn Sứ khi chọn lời tuyên xưng của Ngài làm châm ngôn sống của họ: “Lòng nhiệt thành đối với Đức Chúa, Thiên Chúa các đạo binh, hằng nung nấu con” (1 Vua 19:10). Đức tin vững vàng và nhiệt huyết dấn thân của Ê-li-a mãnh liệt đến nổi lời chứng của Ngài trở nên như lửa. Kết quả là Ngài đã đưa lòng con cái It-ra-en từ lầm lạc trở về với Thiên Chúa thật, Thiên Chúa tình yêu và sự sống[2].
Theo các nhà chú giải Thánh Kinh thì lời hoan hô của dân thành Giêrusalem rất có thể xuất phát từ các tập tục cổ truyền, hay đúng hơn là một phần của nghi lễ truyền thống mà dân Do Thái thời đó vẫn cử hành hằng năm, đó là dịp Lễ Lều (Lê-vi 23: 33-36, 39-43). Lễ Lều được dân Do Thái xưa cử hành với sự long trọng và thành kính vào loại bậc nhất để tưởng nhớ đến việc tổ tiên họ đã từng được Thiên Chúa giải thoát khỏi ách nô lệ Ai-cập (x. Lv 23:43) và để tạ ơn Thiên Chúa Đấng đã dẫn đưa cha ông họ về miền đất hứa trù phú xanh tươi nơi họ được quyền thờ phượng Đức Chúa trong Đền Thờ mà họ sẽ xây nên (x. 1 Vua 8:2; 12:32). Khi cử hành Lễ Lều, ngoài việc hiến tế cac sản vật đầu mùa lên Thiên Chúa, vị Tư tế và dân chúng còn long trọng đi rước xung quanh bàn thờ và hát vang lời Thánh Vịnh 118- Bài ca ta ơn sau khi được Thiên Chúa giải thoát khỏi điều nguy khốn: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ” (Confitemini Domino quoniam bonus) là những lời mở đầu cho hàng loạt những lời ca ngợi tuyệt đẹp. Đến câu 25, đoàn nhã nhạc tấu lên nhạc khúc hân hoan, dân chúng giương cao các nhành lá thiên tuế hay các cành dương liễu và đồng thanh hô vang: “Nào ta hãy vui mừng hoan hỷ. Lạy Chúa, xin ban ơn cứu độ. Lạy Chúa, xin thương giúp thành công” (Tv 118: 25). “Lạy Chúa, xin cứu giúp con” trong tiếng Latinh là “O Domine, salvum (me) fac”. “Salvum fac” dịch sang tiếng Hipri cổ là “hoshi'a na”. Động từ “yasha” có nghĩa là “cứu”. Thán từ “na” diễn tả thái độ van nài, khẩn khoản cầu xin. Hai từ này ghép lại thành “hoshi'a na”, “lạy Ngài xin cứu”. Vì cụm từ này được lặp đi lặp lại nhiều lần nên thành ra rất quen thuộc và trở nên một cụm từ mới, vắn tắt hơn, dễ nhớ hơn và mang ý nghĩa tích cực hơn: “hosanna”, “hoan hô Đấng Cứu Tinh”. Riêng đối với Lễ Lều, thì ngày thứ bảy của dịp Lễ thì được gọi là “Ngày Hosanna” và các vật phẩm như cành lá thiên tuế và dương liễu từ đó mà được gọi là “Cành lá Hosanna”. Hosanna từ đó trở nên một thuật ngữ diễn tả niềm vui sướng hân hoan và là một cái tên gắn liền với niềm hạnh phúc lớn lao vì được Chúa cứu[3].
Từ câu 25 của Thánh Vịnh 118, là gốc tích của thuật ngữ “hosanna”, chúng ta mở rộng ra toàn bộ thánh vịnh để hiểu hết ý nghĩa sâu sắc của lời tung hô:
Chúa là sức mạnh tôi, là Đấng tôi ca ngợi,
chính Người cứu độ tôi.
Tôi không phải chết, nhưng tôi sẽ sống,
để loan báo những công việc Chúa làm.
Sửa phạt tôi, vâng Chúa sửa phạt tôi,
nhưng không nỡ để tôi phải chết.
Lạy Chúa, con xin tạ ơn Ngài
vì đã đáp lời con và thương cứu độ.
Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ
lại trở nên đá tảng góc tường.
Đó chính là công trình của Chúa,
công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta.
Đây là ngày Chúa đã làm ra,
nào ta hãy vui mừng hoan hỷ.
Lạy Chúa, xin ban ơn cứu độ,
lạy Chúa, xin thương giúp thành công. (Tv 118: 14, 17, 22, 25)
Cụm từ “hosanna” xuất hiện rất sớm trong các nghi lễ phụng thờ của các cộng đoàn Kitô Hữu tiên khởi. Sách Didache (Hay còn gọi là Sách Giáo Lý của 12 Tông Đồ, niên đại 70 sau khi Chúa sinh ra) là tài liệu cổ nhất ghi lại rằng lời tung hô “Hosanna-chúc tụng Thiên Chúa của Vua Đavít” là một trong những phần đối đáp của cộng đồng dân Chúa khi họ cùng nhau cử hành nghi lễ bẻ bánh, tưởng niệm cuộc khổ nạn sinh ơn cứu độ và sự phục sinh vinh hiển của Đức Kitô (x. Kinh Tạ Ơn III, Sách Lễ Rôma).
Từ việc truy tìm ý nghĩa từ vựng của thuật ngữ “hosanna” (Chúc Tụng Thiên Chúa Đấng cứu thoát) và đọc hiểu lời kinh “Thánh Thánh Thánh” trong khung cảnh Thánh Kinh của các sách Isiah 6:3, Khải Huyền 4:8 và Mát-thêu 21:9, chúng ta nhận ra ý nghĩa sâu sắc của lời kinh. Cộng đoàn phụng vụ Thánh Thể hân hoan chúc tụng Thiên Chúa là Thiên Chúa các Đạo Binh vì Người chính là Đấng “đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3:16). Trong Thánh Lễ, chúng ta nức lòng chúc tụng Đức Kitô, Chiên Thiên Chúa, Đấng đã tự nguyện chịu khổ hình, chịu chết và phục sinh để xóa bỏ tội trần gian (x. Ga 1:35). Ngày hôm nay, ngày Chúa Nhật Lễ Lá, chúng ta chào đón Đức Kitô bằng những lời dành cho bậc đế vương: “Hosanna, chúc tụng Đấng nhan danh Chúa mà đến” là vì Người đích thực là Vua, Vua của Vương Quốc sự thật và sự sống, Vương Quốc của tình thương và bình an. Ngài đã làm chứng về mình như sau: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18: 37).
Mỗi khi chúng ta cử hành hy lễ tạ ơn và thông hiệp trong Bí Tích Thánh Thể Chúa, chúng ta hãy dùng hết tâm tình và sức lực để chúc tụng và tạ ơn Chúa vì không có Thiên Chúa nào như Thiên Chúa của chúng ta, không có vị Vua nào như Vua của chúng ta, Đấng đã thí mạng sống mình để cứu (x. Ga 15:13), Đấng không chỉ yêu mà thôi nhưng là yêu đến cùng (x. Ga 13:1). Lời chúc tụng đẹp nhất chính là lời tuyên xưng bằng trọn con tim và với trót cả tâm tình. Lời tuyên xưng mạnh mẽ nhất chính là việc sống những gì mình tuyên xưng như Ngôn Sứ Ê-li-a đã nêu gương: chúng ta hãy trở nên tấm bánh bẻ ra cho đời, để ngày càng có nhiều người nhận ra nơi chúng ta, nơi cộng đoàn chúng ta hình ảnh của một Thiên Chúa đến để mọi người được cứu và được sống (x. Lc 19:10 & Ga 10:10b).
________________________________________
[1] Các bản văn Kinh Thánh và chú thích trích từ cgkpv.org của Nhóm CGKPV.
[2] Xem John of The Cross Brenninger, O.Carm, The Carmelite Directory of the Spiritual Life (Chicago: The Carmelite Press, 1951), 467-469.
[3] Tham khảo New Advent Catholic Encyclopedia.
[1] Các bản văn Kinh Thánh và chú thích trích từ cgkpv.org của Nhóm CGKPV.
[2] Xem John of The Cross Brenninger, O.Carm, The Carmelite Directory of the Spiritual Life (Chicago: The Carmelite Press, 1951), 467-469.
[3] Tham khảo New Advent Catholic Encyclopedia.
“Thánh! Thánh! Thánh!
Chúa là Thiên Chúa các đạo binh.
Trời đất đầy vinh quang Chúa.
Hoan hô Chúa trên các tầng trời.
Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa.
Hoan hô Chúa trên các tầng trời.”
Ngay sau đó, thông thường cộng đoàn quỳ gối và tiếp tục sốt sắng thông hiệp cùng vị chủ tế trong lời nguyện truyền phép và các phần tiếp theo của Kinh Nguyện Thánh Thể. Chính việc thay đổi tư thế từ đứng sang quỳ đã phần nào nói lên tính cách thánh thiêng của phần truyền phép trong mỗi Thánh lễ chúng ta cử hành. Do đó việc bố trí lời kinh “Thánh Thánh Thánh” vào đúng thời điểm này của Thánh lễ chắc chắn cũng nhẳm diễn tả ý nghĩa đặc biệt của lời kinh cổ kính mà chúng ta vừa nhắc đến. Nhân ngày Chúa Nhật Lễ Lá, ngày chúng ta kỷ niệm biến cố Đức Giêsu tiến vào thành Giêrusalem, ngày mà chúng ta cầm nhành lá hoan hô Người: “Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô Đấng ngự trên các tầng trời”, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của lời hoan chúc tung hô này.
Trước hết, chúng ta nhận thấy kinh “Thánh Thánh Thánh” có nguồn gốc Thánh Kinh khá rõ ràng và xuất hiện rất sớm trong nghi lễ Phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo Rôma. Lời kinh ngắn gọn gồm 2 phần chính: Câu đầu là lời hoan chúc của các thiên thần Xê-ra-phim như đã được ghi lại trong sách Ngôn Sứ I-sai-a và sách Khải Huyền của Thánh Gioan. Phần thứ hai là lời dân thành Giêrusalem khi xưa tung hô chào đón Đức Giêsu khi Người tiến vào thành thánh để chịu khổn nạn và chịu chết (x. Mt 21:9; Mc 11:9-10; Ga 12:13).
Tác giả sách I-sai-a thuật lại việc I-sai-a được chọn làm Ngôn Sứ bằng việc nói đến một thị kiến lạ lùng: “Tôi thấy Chúa Thượng ngự trên ngai rất cao; tà áo của Người bao phủ Đền Thờ. Phía bên trên Người, có các Xê-ra-phim đứng chầu. Mỗi vị có sáu cánh: hai cánh để che mặt, hai cánh để che chân và hai cánh để bay. Các vị ấy đối đáp tung hô: “Thánh! Thánh! Chí Thánh! Đức Chúa các đạo binh là Đấng Thánh! Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa!” (Isa 6:1-3). Chủ đích của tác giả sách I-sai-a là nhằm nhấn mạnh đến đặc tính siêu việt thiêng thánh của Đức Chúa. Qua đó, thông điệp dành cho dân thánh của Chúa là hãy sống thánh thiện. Phải sống thánh là vì họ đã được tách riêng ra, chỉ dành riêng cho Chúa mà thôi. Lời tung hô của các thần Xê-ra-phim cũng xuất hiện trong sách Khải Huyển, phần nói về việc Thiên Chúa trao vận mệnh thế giới cho Con Chiên - Đấng đã “đã lấy máu đào chuộc về cho Thiên Chúa muôn người thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ, thuộc mọi nước, mọi dân” (Kh 5:9) với ngụ ý tuyên xưng vương quyền tuyệt đối của Thiên Chúa và chống lại mọi hình thức tôn thờ hoàng đế Rôma (x. Kh 4:8-5:9).[1] Trong bối cảnh này, kinh “Thánh Thánh Thánh” nhắc nhở chúng ta về điều răn thứ nhất: Thờ phượng và kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự” và tránh xa mọi hình thức tôn thờ ngẫu tượng, mọi biểu hiện nhu nhược khuất phục trước tà quyền.
Hơn tám thế kỷ qua, anh chị em Cát Minh luôn nhìn nhận Ngôn Sứ Ê-li-a như tổ phụ tinh thần của họ và nỗ lực noi gương thánh nhân, luôn tâm niệm rằng chỉ một mình Thiên Chúa là Thiên Chúa thật. Ngài dấn thân không quản ngại mọi khó khăn chỉ nhằm mở mắt cho dân chúng biết Đức Chúa của Ab-ra-ham, của I-xa-ac và It-ra-en là Đức Chúa thật (x. 1 Vua 18: 22-39). Các tu sĩ Cát Minh học theo tinh thần xác quyết của thánh Ngôn Sứ khi chọn lời tuyên xưng của Ngài làm châm ngôn sống của họ: “Lòng nhiệt thành đối với Đức Chúa, Thiên Chúa các đạo binh, hằng nung nấu con” (1 Vua 19:10). Đức tin vững vàng và nhiệt huyết dấn thân của Ê-li-a mãnh liệt đến nổi lời chứng của Ngài trở nên như lửa. Kết quả là Ngài đã đưa lòng con cái It-ra-en từ lầm lạc trở về với Thiên Chúa thật, Thiên Chúa tình yêu và sự sống[2].
Theo các nhà chú giải Thánh Kinh thì lời hoan hô của dân thành Giêrusalem rất có thể xuất phát từ các tập tục cổ truyền, hay đúng hơn là một phần của nghi lễ truyền thống mà dân Do Thái thời đó vẫn cử hành hằng năm, đó là dịp Lễ Lều (Lê-vi 23: 33-36, 39-43). Lễ Lều được dân Do Thái xưa cử hành với sự long trọng và thành kính vào loại bậc nhất để tưởng nhớ đến việc tổ tiên họ đã từng được Thiên Chúa giải thoát khỏi ách nô lệ Ai-cập (x. Lv 23:43) và để tạ ơn Thiên Chúa Đấng đã dẫn đưa cha ông họ về miền đất hứa trù phú xanh tươi nơi họ được quyền thờ phượng Đức Chúa trong Đền Thờ mà họ sẽ xây nên (x. 1 Vua 8:2; 12:32). Khi cử hành Lễ Lều, ngoài việc hiến tế cac sản vật đầu mùa lên Thiên Chúa, vị Tư tế và dân chúng còn long trọng đi rước xung quanh bàn thờ và hát vang lời Thánh Vịnh 118- Bài ca ta ơn sau khi được Thiên Chúa giải thoát khỏi điều nguy khốn: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ” (Confitemini Domino quoniam bonus) là những lời mở đầu cho hàng loạt những lời ca ngợi tuyệt đẹp. Đến câu 25, đoàn nhã nhạc tấu lên nhạc khúc hân hoan, dân chúng giương cao các nhành lá thiên tuế hay các cành dương liễu và đồng thanh hô vang: “Nào ta hãy vui mừng hoan hỷ. Lạy Chúa, xin ban ơn cứu độ. Lạy Chúa, xin thương giúp thành công” (Tv 118: 25). “Lạy Chúa, xin cứu giúp con” trong tiếng Latinh là “O Domine, salvum (me) fac”. “Salvum fac” dịch sang tiếng Hipri cổ là “hoshi'a na”. Động từ “yasha” có nghĩa là “cứu”. Thán từ “na” diễn tả thái độ van nài, khẩn khoản cầu xin. Hai từ này ghép lại thành “hoshi'a na”, “lạy Ngài xin cứu”. Vì cụm từ này được lặp đi lặp lại nhiều lần nên thành ra rất quen thuộc và trở nên một cụm từ mới, vắn tắt hơn, dễ nhớ hơn và mang ý nghĩa tích cực hơn: “hosanna”, “hoan hô Đấng Cứu Tinh”. Riêng đối với Lễ Lều, thì ngày thứ bảy của dịp Lễ thì được gọi là “Ngày Hosanna” và các vật phẩm như cành lá thiên tuế và dương liễu từ đó mà được gọi là “Cành lá Hosanna”. Hosanna từ đó trở nên một thuật ngữ diễn tả niềm vui sướng hân hoan và là một cái tên gắn liền với niềm hạnh phúc lớn lao vì được Chúa cứu[3].
Từ câu 25 của Thánh Vịnh 118, là gốc tích của thuật ngữ “hosanna”, chúng ta mở rộng ra toàn bộ thánh vịnh để hiểu hết ý nghĩa sâu sắc của lời tung hô:
Chúa là sức mạnh tôi, là Đấng tôi ca ngợi,
chính Người cứu độ tôi.
Tôi không phải chết, nhưng tôi sẽ sống,
để loan báo những công việc Chúa làm.
Sửa phạt tôi, vâng Chúa sửa phạt tôi,
nhưng không nỡ để tôi phải chết.
Lạy Chúa, con xin tạ ơn Ngài
vì đã đáp lời con và thương cứu độ.
Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ
lại trở nên đá tảng góc tường.
Đó chính là công trình của Chúa,
công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta.
Đây là ngày Chúa đã làm ra,
nào ta hãy vui mừng hoan hỷ.
Lạy Chúa, xin ban ơn cứu độ,
lạy Chúa, xin thương giúp thành công. (Tv 118: 14, 17, 22, 25)
Cụm từ “hosanna” xuất hiện rất sớm trong các nghi lễ phụng thờ của các cộng đoàn Kitô Hữu tiên khởi. Sách Didache (Hay còn gọi là Sách Giáo Lý của 12 Tông Đồ, niên đại 70 sau khi Chúa sinh ra) là tài liệu cổ nhất ghi lại rằng lời tung hô “Hosanna-chúc tụng Thiên Chúa của Vua Đavít” là một trong những phần đối đáp của cộng đồng dân Chúa khi họ cùng nhau cử hành nghi lễ bẻ bánh, tưởng niệm cuộc khổ nạn sinh ơn cứu độ và sự phục sinh vinh hiển của Đức Kitô (x. Kinh Tạ Ơn III, Sách Lễ Rôma).
Từ việc truy tìm ý nghĩa từ vựng của thuật ngữ “hosanna” (Chúc Tụng Thiên Chúa Đấng cứu thoát) và đọc hiểu lời kinh “Thánh Thánh Thánh” trong khung cảnh Thánh Kinh của các sách Isiah 6:3, Khải Huyền 4:8 và Mát-thêu 21:9, chúng ta nhận ra ý nghĩa sâu sắc của lời kinh. Cộng đoàn phụng vụ Thánh Thể hân hoan chúc tụng Thiên Chúa là Thiên Chúa các Đạo Binh vì Người chính là Đấng “đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3:16). Trong Thánh Lễ, chúng ta nức lòng chúc tụng Đức Kitô, Chiên Thiên Chúa, Đấng đã tự nguyện chịu khổ hình, chịu chết và phục sinh để xóa bỏ tội trần gian (x. Ga 1:35). Ngày hôm nay, ngày Chúa Nhật Lễ Lá, chúng ta chào đón Đức Kitô bằng những lời dành cho bậc đế vương: “Hosanna, chúc tụng Đấng nhan danh Chúa mà đến” là vì Người đích thực là Vua, Vua của Vương Quốc sự thật và sự sống, Vương Quốc của tình thương và bình an. Ngài đã làm chứng về mình như sau: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18: 37).
Mỗi khi chúng ta cử hành hy lễ tạ ơn và thông hiệp trong Bí Tích Thánh Thể Chúa, chúng ta hãy dùng hết tâm tình và sức lực để chúc tụng và tạ ơn Chúa vì không có Thiên Chúa nào như Thiên Chúa của chúng ta, không có vị Vua nào như Vua của chúng ta, Đấng đã thí mạng sống mình để cứu (x. Ga 15:13), Đấng không chỉ yêu mà thôi nhưng là yêu đến cùng (x. Ga 13:1). Lời chúc tụng đẹp nhất chính là lời tuyên xưng bằng trọn con tim và với trót cả tâm tình. Lời tuyên xưng mạnh mẽ nhất chính là việc sống những gì mình tuyên xưng như Ngôn Sứ Ê-li-a đã nêu gương: chúng ta hãy trở nên tấm bánh bẻ ra cho đời, để ngày càng có nhiều người nhận ra nơi chúng ta, nơi cộng đoàn chúng ta hình ảnh của một Thiên Chúa đến để mọi người được cứu và được sống (x. Lc 19:10 & Ga 10:10b).
________________________________________
[1] Các bản văn Kinh Thánh và chú thích trích từ cgkpv.org của Nhóm CGKPV.
[2] Xem John of The Cross Brenninger, O.Carm, The Carmelite Directory of the Spiritual Life (Chicago: The Carmelite Press, 1951), 467-469.
[3] Tham khảo New Advent Catholic Encyclopedia.
[1] Các bản văn Kinh Thánh và chú thích trích từ cgkpv.org của Nhóm CGKPV.
[2] Xem John of The Cross Brenninger, O.Carm, The Carmelite Directory of the Spiritual Life (Chicago: The Carmelite Press, 1951), 467-469.
[3] Tham khảo New Advent Catholic Encyclopedia.