Chúa Nhật LỄ LÁ “VỤ ÁN GIÊSU”
Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Lc 22,14-23,56
Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá không phải là một biến cố ngẫu nhiên xảy ra. Nhưng là điểm tới và tột đỉnh của một quá trình đối kháng giữa Chúa Giêsu với những người Do Thái và giới lãnh đạo tôn giáo, xã hội thời đó. Đây là sự kiện lịch sử được các Tin Mừng tường thuật. Theo đó, Chúa Giêsu bị kết án tử hình vì những lý do sau đây:
1- Vi phạm lề luật Môsê
Đối với người Do Thái, lề luật nắm giữ vai trò quan trọng trong đời sống của họ. Lề luật là do Thiên Chúa ban. Vì thế, lề luật có một vị trí thượng tôn, phải được tuân giữ một cách cẩn thận và đầy đủ.
Chúa Giêsu bị nhóm Pharisêu và các kinh sư kết án vì tội đã vi phạm luật Môsê khi các môn đệ Người dùng bữa mà không rửa tay và khi Chúa Giêsu trừ quỷ trong ngày Sabát (x. Mc 3,1-6 và 7,1-7).
Thực ra, Chúa Giêsu không chống lại Luật Môsê. Trong bài giảng trên núi, Đức Giêsu đã tuyên bố: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các Ngôn sứ. Thầy đến không phải để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17).
Tuy nhiên, Chúa Giêsu bị vu cáo vì đã vi phạm luật Môsê, bởi vì Người đã chỉ trích các luật sỹ và các kinh sư về cung cách giữ luật của họ quá câu nệ và vụ hình thức. Họ quá chăm chú tuân giữ những điều luật do truyền thống đặt ra mà lãng quên điều chính yếu và ý nghĩa của lề luật. Đến nỗi những truyền thống này đi ngược lại với điều răn của Thiên Chúa (x. Mc 7,1-23). Đây là sự đối kháng thứ nhất mà Chúa Giêsu phải đối diện.
2- Xúc phạm đến Đền Thờ
Đền Thờ là trung tâm đời sống tôn giáo của người Do Thái. Vì thế, ai xúc phạm đến Đền Thờ thì bị kết án tử hình.
Chúa Giêsu cũng dành cho Đền Thờ Giêrusalem sự tôn kính đặc biệt. Nơi đó, Người đã được cha mẹ hiến dâng cho Thiên Chúa (x. Lc 2,22-31). Hằng năm Người đã đến hành hương lên Đền Thờ khi sống tại Nadarét (x. Lc 2,31). Sứ vụ rao giảng của Chúa Giêsu cũng gắn liền với những lần hành hương về Đền Thánh.
Vì thế, trong dịp lễ Vượt Qua vào năm 27, Chúa Giêsu lên Giêrusalem mừng lễ. Người cảm thấy khó chịu khi thấy người ta buôn bán chiên bò, bồ câu và đổi tiền trong Đền Thờ. Người đã lấy dây làm roi xua đuổi tất cả ra khỏi Đền Thờ (Ga 2,16). Khi người Do Thái hỏi Người lấy quyền nào để làm như thế, Chúa Giêsu đã trả lời: “Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi, nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại” (Ga 2,21-22). Qua câu nói này, Chúa Giêsu muốn báo trước về cuộc thương khó của Người. Đền Thờ ở đây ám chỉ thân thể Người.
Chúa Giêsu đã loan báo sự tàn phá ngôi Đền Thờ tráng lệ này, sẽ không còn viên đá nào trên viên đá nào (x. Mt 24,1-2). Những lời tiên tri của Người bị bóp méo bởi những chứng gian, khi Người bị các Thượng Tế chất vấn. Dựa vào đó, người ta cáo buộc Người vì tội đã xúc phạm Đền Thờ (Mt 26,61).
3- Tội phạm thượng
Đức Giêsu bị vu cáo vì tội phạm thượng khi xưng mình là Con Thiên Chúa (Ga 10,33) và tự cho mình có quyền tha tội (Mc 2,7).
Đức Giêsu mạc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong đó, tương quan giữa Người với Thiên Chúa là tương quan Cha và Con. Thiên Chúa là Cha của Người và Người là Con Thiên Chúa. Chính sự mới mẻ này trở thành sự đối kháng về niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất của người Do Thái. Đối với họ, Thiên Chúa là Đấng độc nhất; không người nào ngang hàng với Thiên Chúa; chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền tha tội.
Mặc dù chứng kiến rất nhiều phép lạ Chúa đã làm, nhưng giới lãnh đạo Do Thái vẫn không tin Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa (x. Ga 12,37). Do đó, trước phiên tòa Thượng Hội Đồng, họ đã đồng thanh kết án Chúa Giêsu đáng chết vì tội phạm thượng (Mt 26,63-66).
4- Lý do chính trị
Công Nghị Do Thái họp và tuyên bố Chúa Giêsu “đáng phải chết” (Mt 26,66) vì những lý do nói trên. Nhưng thời đó, nước Do Thái đang bị thống trị bởi đế quốc La Mã, họ không có quyền xử án chết một người, thế nên, họ nộp Chúa Giêsu cho Philatô và đưa ông vào cuộc. Khi xét hỏi, Philatô không thấy Chúa Giêsu có tội nào đáng phải chết. Ông tìm cách tha cho Chúa Giêsu. Nhưng dân Do Thái tìm cách lèo lái vụ án tôn giáo sang vụ án chính trị và nhấn mạnh đến chiều kích này để Philatô có cơ sở pháp lý kết án tử hình Chúa Giêsu (x. Lc 23,2). Họ cáo buộc rằng Chúa Giêsu tự xưng mình là vua và ngăn cản dân nộp thuế cho người La Mã. Ai xưng mình là vua thì cũng có nghĩa là người nổi dậy lật đổ đế quốc La Mã và như thế sẽ ảnh hưởng đến nền hòa bình của đế quốc này.
Kết luận
Như thế, từ những đối kháng mang tính tôn giáo, những người Do Thái đã khoác cho vụ án của Chúa Giêsu một màu sắc chính trị. Cũng nên nhớ rằng: thời bấy giờ tôn giáo và chính trị không bao giờ tách rời nhau. Một thứ chính trị “đơn thuần” cũng như tôn giáo “đơn thuần” không thể tồn tại đối với người Do Thái. Vì thế, các lý do tôn giáo là bệ phóng cho lý do chính trị trong việc tố cáo Chúa Giêsu.
“Vụ án Giêsu” là kết quả của một quá trình hận thù, ghen ghét và gian dối của con người đương thời. Nơi đó, Đức Giêsu trở thành hiện thân của những ai bị ngược đãi, vu cáo và kết án một cách oan khiên trong lịch sử loài người hôm qua cũng như hôm nay.
Vụ án này đã xảy ra hơn hai ngàn năm nhưng vẫn luôn được lịch sử nhắc đi nhắc lại để suy niệm, soi chiếu cho mọi vụ án oan khiên và sai lạc của loài người, nơi đó sự giả dối, lật lọng và độc ác phơi bày rõ mặt nhất. Vì thế, nó là đại diện cho mọi nỗi đau của của bất công loài người. Nhưng sự xấu xa đó vẫn còn tiếp tục trong lịch sử, trong xã hội và trong đời sống mỗi người.
Bước vào Tuần Thánh, xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết suy niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để cố gắng khước từ những sự giả dối, lật lọng và độc ác có thể xuất hiện nơi lòng chúng ta. Đồng thời, khi suy ngắm cuộc khổ nạn Chúa Giêsu, chúng ta cảm nghiệm Chúa yêu thương loài người thế nào khi chấp nhận cái chết oan khiên, để từ đó chúng ta biết yêu mến Chúa nhiều hơn và biết sống khoan dung với mọi người. Amen!
Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Lc 22,14-23,56
Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá không phải là một biến cố ngẫu nhiên xảy ra. Nhưng là điểm tới và tột đỉnh của một quá trình đối kháng giữa Chúa Giêsu với những người Do Thái và giới lãnh đạo tôn giáo, xã hội thời đó. Đây là sự kiện lịch sử được các Tin Mừng tường thuật. Theo đó, Chúa Giêsu bị kết án tử hình vì những lý do sau đây:
1- Vi phạm lề luật Môsê
Đối với người Do Thái, lề luật nắm giữ vai trò quan trọng trong đời sống của họ. Lề luật là do Thiên Chúa ban. Vì thế, lề luật có một vị trí thượng tôn, phải được tuân giữ một cách cẩn thận và đầy đủ.
Chúa Giêsu bị nhóm Pharisêu và các kinh sư kết án vì tội đã vi phạm luật Môsê khi các môn đệ Người dùng bữa mà không rửa tay và khi Chúa Giêsu trừ quỷ trong ngày Sabát (x. Mc 3,1-6 và 7,1-7).
Thực ra, Chúa Giêsu không chống lại Luật Môsê. Trong bài giảng trên núi, Đức Giêsu đã tuyên bố: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các Ngôn sứ. Thầy đến không phải để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17).
Tuy nhiên, Chúa Giêsu bị vu cáo vì đã vi phạm luật Môsê, bởi vì Người đã chỉ trích các luật sỹ và các kinh sư về cung cách giữ luật của họ quá câu nệ và vụ hình thức. Họ quá chăm chú tuân giữ những điều luật do truyền thống đặt ra mà lãng quên điều chính yếu và ý nghĩa của lề luật. Đến nỗi những truyền thống này đi ngược lại với điều răn của Thiên Chúa (x. Mc 7,1-23). Đây là sự đối kháng thứ nhất mà Chúa Giêsu phải đối diện.
2- Xúc phạm đến Đền Thờ
Đền Thờ là trung tâm đời sống tôn giáo của người Do Thái. Vì thế, ai xúc phạm đến Đền Thờ thì bị kết án tử hình.
Chúa Giêsu cũng dành cho Đền Thờ Giêrusalem sự tôn kính đặc biệt. Nơi đó, Người đã được cha mẹ hiến dâng cho Thiên Chúa (x. Lc 2,22-31). Hằng năm Người đã đến hành hương lên Đền Thờ khi sống tại Nadarét (x. Lc 2,31). Sứ vụ rao giảng của Chúa Giêsu cũng gắn liền với những lần hành hương về Đền Thánh.
Vì thế, trong dịp lễ Vượt Qua vào năm 27, Chúa Giêsu lên Giêrusalem mừng lễ. Người cảm thấy khó chịu khi thấy người ta buôn bán chiên bò, bồ câu và đổi tiền trong Đền Thờ. Người đã lấy dây làm roi xua đuổi tất cả ra khỏi Đền Thờ (Ga 2,16). Khi người Do Thái hỏi Người lấy quyền nào để làm như thế, Chúa Giêsu đã trả lời: “Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi, nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại” (Ga 2,21-22). Qua câu nói này, Chúa Giêsu muốn báo trước về cuộc thương khó của Người. Đền Thờ ở đây ám chỉ thân thể Người.
Chúa Giêsu đã loan báo sự tàn phá ngôi Đền Thờ tráng lệ này, sẽ không còn viên đá nào trên viên đá nào (x. Mt 24,1-2). Những lời tiên tri của Người bị bóp méo bởi những chứng gian, khi Người bị các Thượng Tế chất vấn. Dựa vào đó, người ta cáo buộc Người vì tội đã xúc phạm Đền Thờ (Mt 26,61).
3- Tội phạm thượng
Đức Giêsu bị vu cáo vì tội phạm thượng khi xưng mình là Con Thiên Chúa (Ga 10,33) và tự cho mình có quyền tha tội (Mc 2,7).
Đức Giêsu mạc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong đó, tương quan giữa Người với Thiên Chúa là tương quan Cha và Con. Thiên Chúa là Cha của Người và Người là Con Thiên Chúa. Chính sự mới mẻ này trở thành sự đối kháng về niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất của người Do Thái. Đối với họ, Thiên Chúa là Đấng độc nhất; không người nào ngang hàng với Thiên Chúa; chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền tha tội.
Mặc dù chứng kiến rất nhiều phép lạ Chúa đã làm, nhưng giới lãnh đạo Do Thái vẫn không tin Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa (x. Ga 12,37). Do đó, trước phiên tòa Thượng Hội Đồng, họ đã đồng thanh kết án Chúa Giêsu đáng chết vì tội phạm thượng (Mt 26,63-66).
4- Lý do chính trị
Công Nghị Do Thái họp và tuyên bố Chúa Giêsu “đáng phải chết” (Mt 26,66) vì những lý do nói trên. Nhưng thời đó, nước Do Thái đang bị thống trị bởi đế quốc La Mã, họ không có quyền xử án chết một người, thế nên, họ nộp Chúa Giêsu cho Philatô và đưa ông vào cuộc. Khi xét hỏi, Philatô không thấy Chúa Giêsu có tội nào đáng phải chết. Ông tìm cách tha cho Chúa Giêsu. Nhưng dân Do Thái tìm cách lèo lái vụ án tôn giáo sang vụ án chính trị và nhấn mạnh đến chiều kích này để Philatô có cơ sở pháp lý kết án tử hình Chúa Giêsu (x. Lc 23,2). Họ cáo buộc rằng Chúa Giêsu tự xưng mình là vua và ngăn cản dân nộp thuế cho người La Mã. Ai xưng mình là vua thì cũng có nghĩa là người nổi dậy lật đổ đế quốc La Mã và như thế sẽ ảnh hưởng đến nền hòa bình của đế quốc này.
Kết luận
Như thế, từ những đối kháng mang tính tôn giáo, những người Do Thái đã khoác cho vụ án của Chúa Giêsu một màu sắc chính trị. Cũng nên nhớ rằng: thời bấy giờ tôn giáo và chính trị không bao giờ tách rời nhau. Một thứ chính trị “đơn thuần” cũng như tôn giáo “đơn thuần” không thể tồn tại đối với người Do Thái. Vì thế, các lý do tôn giáo là bệ phóng cho lý do chính trị trong việc tố cáo Chúa Giêsu.
“Vụ án Giêsu” là kết quả của một quá trình hận thù, ghen ghét và gian dối của con người đương thời. Nơi đó, Đức Giêsu trở thành hiện thân của những ai bị ngược đãi, vu cáo và kết án một cách oan khiên trong lịch sử loài người hôm qua cũng như hôm nay.
Vụ án này đã xảy ra hơn hai ngàn năm nhưng vẫn luôn được lịch sử nhắc đi nhắc lại để suy niệm, soi chiếu cho mọi vụ án oan khiên và sai lạc của loài người, nơi đó sự giả dối, lật lọng và độc ác phơi bày rõ mặt nhất. Vì thế, nó là đại diện cho mọi nỗi đau của của bất công loài người. Nhưng sự xấu xa đó vẫn còn tiếp tục trong lịch sử, trong xã hội và trong đời sống mỗi người.
Bước vào Tuần Thánh, xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết suy niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để cố gắng khước từ những sự giả dối, lật lọng và độc ác có thể xuất hiện nơi lòng chúng ta. Đồng thời, khi suy ngắm cuộc khổ nạn Chúa Giêsu, chúng ta cảm nghiệm Chúa yêu thương loài người thế nào khi chấp nhận cái chết oan khiên, để từ đó chúng ta biết yêu mến Chúa nhiều hơn và biết sống khoan dung với mọi người. Amen!