Lễ mừng kính các Thánh nam nữ
Hằng năm vào ngày 01. Tháng Mười Một, Giáo Hội Công Giáo mừng kính trọng thể lễ các Thánh nam nữ trên trời.
Lễ trọng mừng kính này có nguồn gốc trong dòng lịch sử đạo đức thần học từ thế kỷ thứ tư nơi Giáo hội Hylạp, họ mừng lễ chung kính các Thánh vào ngày Chúa Nhật sau lễ Đức Chúa Thánh Thần, để nhắc nhớ tôn kính các Thánh tử đạo.
Ngày 13.05.609 Đức Giáo Hoàng Bonifatius IV. đã khánh thành, hay đúng hơn „ rửa tội“ đền thờ Pantheon ở Roma, nơi người Roma thời xưa kính thờ các Thần người Roma, cho trở thành thánh đường Công Giáo nhận Đức Mẹ đồng trinh Maria và toàn thể các Thánh là quan thầy phù trợ.
Từ ngày đó hằng năm có lễ mừng kính vào ngày thứ Sáu sau lễ Phục sinh tưởng nhớ tất cả các Thánh.
Đến thời Đức Giáo Hoàng Gregor III. (thế kỷ thứ tám) đã khánh thành nhà nguyện trong đền thờ Thánh Phero ở Roma dâng kính tất cả các Thánh, và qui định ngày 01. Tháng Mười Một hằng năm là ngày lễ kính các Thánh.
Từ thế kỷ thứ Tám lễ mừng này được mừng các nơi trong nước Pháp. Và đến năm 839 thời Đức Giáo Hoàng Gregor VI. lễ mừng này phổ biến khắp nơi trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Lễ trọng mừng toàn thể các Thánh thể hiện tâm tình lòng cung kính của con người, nhưng nội dung ngày lễ vượt qua các ranh giới về thời gian và không gian với tâm trí con người. Vâng, ngày lễ mừng kính trải rộng dài lên tới tận trên trời cao.
Ngay từ thưở Giáo hội sơ khai lúc ban đầu, những thành phần trong Giáo hội được xưng tụng là „Thánh", như Thánh Phaolo đã viết gửi Giáo đoàn Côrinthô: „Kính gửi Hội Thánh của Thiên Chúa ở Cô-rin-tô, những người đã được hiến thánh trong Đức Ki-tô Giê-su, được kêu gọi làm dân thánh, cùng với tất cả những ai ở bất cứ nơi nào kêu cầu danh Chúa của chúng ta, Đức Giê-su Ki-tô, là Chúa của họ và của chúng ta. ( 1 Cor 1,2).
Người tín hữu Chúa Kitô trở nên thánh nhờ bí tích rửa tội trong Chúa Giêsu Kitô đã chết và sống lại.
Tất cả mọi người được kêu gọi nên thánh, vì Thiên Chúa là đấng Thánh đã tạo dựng con người giống hình ảnh của ngài.
Căn bản là như thế. Nhưng làm thế nào nhận ra đời sống thánh thiện nơi một vị Thánh? Hay thế nào là một đời sống thánh thiện.
Câu chuyện ngụ ngôn về một người có lòng kính sợ Thiên Chúa giúp phần nào trả lời cho vấn nạn thắc mắc này.
„ Một ngày kia, Thiên Thần đến gặp người đạo đức có lòng kính sợ Thiên Chúa và nói với anh ta: Thiên Chúa sai ta đến gặp anh. Vậy anh có mong muốn điều gì , Ngài sẽ cho anh được toại nguyện. Anh có muốn có được khả năng chữa lành không?
Anh ta trả lời “ Không, chính thiên Chúa ra tay chữa lành thì tốt hơn.“
Thiên Thần : Vậy anh có muốn có khả năng thuyết phục đưa kẻ có tội trở về đường chính nẻo ngay không?
Anh ta cũng nói: Không, tôi không thể đụng chạm tới được trái tim tâm hồn con người. Điều này các Thiên Thần làm được.
Vậy anh có muốn trở nên một mẫu gương tốt, để những người khác bắt chước noi theo không?
Không, như thế tôi sẽ kéo những người khác chú ý tập trung vào chính tôi thôi.
Thiên Thần hỏi tiếp: Vậy anh muốn gì? Phải chăng ơn Chúa.
Anh ta đáp: Nếu tôi có được điều đó, là tôi có tất cả. Đó là điều tôi mong muốn.
Thiên Thần: Nhưng anh phải mong muốn một điều gì khác lạ thường chứ! hay là điều gì cần thiết cho đời sống của anh.
Anh ta đáp: Vậy thì tôi mong muốn điều này: Xin cho sự tốt đẹp xảy ra qua đời sống tôi, mà tôi không nhận biết ra điều đó!
Sau cùng đi đến quyết định, nơi bóng rợp của con người thánh thiện này phát toả ra sức mạnh chữa lành. Luôn luôn khi bóng của anh ta phủ xuống đâu, sự chữa lành phát tỏa ra , người bệnh được lành mạnh trở lại, ruộng vườn trở nên mầu mỡ tươi tốt, những lo âu buồn phiền biến đổi thành niềm vui mừng. Nhưng vị sống thánh thiện này không hay biết gì về điều xảy ra. Vì sự chú ý của những người khác tập trung vào bóng phủ rợp của vị thánh, đến nỗi họ quên luôn vị thánh . Và như thế điều mong muốn của vị thánh được thực hiện tròn đầy: Xin cho những điều tốt xảy ra qua đời sống mình, mà chính mình không biết.“ ( Theo chuyện kể suy tư của Anthony de Mello).
Sự thánh thiện không là một tình trạng đạo đức khẩn trương bất bình thường. Sự thánh thiện xảy ra ngay trong đời sống hằng ngày. Sự thánh thiện làm cho đời sống hằng ngày từ mầu đen tối u buồn biến thành mầu sắc ánh sáng rực rỡ mang lại niềm vui niềm hy vọng cho đời sống.
Mỗi người trong nghề nghiệp sinh sống, trong gia đình, nơi cộng đồng xã hội được Thiên Chúa tạo dựng nên, kêu mời cùng ban cho khả năng trở nên thánh qua việc chu toàn bổn phận trong đời sống của mình cho hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm vào ngày 01. Tháng Mười Một, Giáo Hội Công Giáo mừng kính trọng thể lễ các Thánh nam nữ trên trời.
Lễ trọng mừng kính này có nguồn gốc trong dòng lịch sử đạo đức thần học từ thế kỷ thứ tư nơi Giáo hội Hylạp, họ mừng lễ chung kính các Thánh vào ngày Chúa Nhật sau lễ Đức Chúa Thánh Thần, để nhắc nhớ tôn kính các Thánh tử đạo.
Ngày 13.05.609 Đức Giáo Hoàng Bonifatius IV. đã khánh thành, hay đúng hơn „ rửa tội“ đền thờ Pantheon ở Roma, nơi người Roma thời xưa kính thờ các Thần người Roma, cho trở thành thánh đường Công Giáo nhận Đức Mẹ đồng trinh Maria và toàn thể các Thánh là quan thầy phù trợ.
Từ ngày đó hằng năm có lễ mừng kính vào ngày thứ Sáu sau lễ Phục sinh tưởng nhớ tất cả các Thánh.
Đến thời Đức Giáo Hoàng Gregor III. (thế kỷ thứ tám) đã khánh thành nhà nguyện trong đền thờ Thánh Phero ở Roma dâng kính tất cả các Thánh, và qui định ngày 01. Tháng Mười Một hằng năm là ngày lễ kính các Thánh.
Từ thế kỷ thứ Tám lễ mừng này được mừng các nơi trong nước Pháp. Và đến năm 839 thời Đức Giáo Hoàng Gregor VI. lễ mừng này phổ biến khắp nơi trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Lễ trọng mừng toàn thể các Thánh thể hiện tâm tình lòng cung kính của con người, nhưng nội dung ngày lễ vượt qua các ranh giới về thời gian và không gian với tâm trí con người. Vâng, ngày lễ mừng kính trải rộng dài lên tới tận trên trời cao.
Ngay từ thưở Giáo hội sơ khai lúc ban đầu, những thành phần trong Giáo hội được xưng tụng là „Thánh", như Thánh Phaolo đã viết gửi Giáo đoàn Côrinthô: „Kính gửi Hội Thánh của Thiên Chúa ở Cô-rin-tô, những người đã được hiến thánh trong Đức Ki-tô Giê-su, được kêu gọi làm dân thánh, cùng với tất cả những ai ở bất cứ nơi nào kêu cầu danh Chúa của chúng ta, Đức Giê-su Ki-tô, là Chúa của họ và của chúng ta. ( 1 Cor 1,2).
Người tín hữu Chúa Kitô trở nên thánh nhờ bí tích rửa tội trong Chúa Giêsu Kitô đã chết và sống lại.
Tất cả mọi người được kêu gọi nên thánh, vì Thiên Chúa là đấng Thánh đã tạo dựng con người giống hình ảnh của ngài.
Căn bản là như thế. Nhưng làm thế nào nhận ra đời sống thánh thiện nơi một vị Thánh? Hay thế nào là một đời sống thánh thiện.
Câu chuyện ngụ ngôn về một người có lòng kính sợ Thiên Chúa giúp phần nào trả lời cho vấn nạn thắc mắc này.
„ Một ngày kia, Thiên Thần đến gặp người đạo đức có lòng kính sợ Thiên Chúa và nói với anh ta: Thiên Chúa sai ta đến gặp anh. Vậy anh có mong muốn điều gì , Ngài sẽ cho anh được toại nguyện. Anh có muốn có được khả năng chữa lành không?
Anh ta trả lời “ Không, chính thiên Chúa ra tay chữa lành thì tốt hơn.“
Thiên Thần : Vậy anh có muốn có khả năng thuyết phục đưa kẻ có tội trở về đường chính nẻo ngay không?
Anh ta cũng nói: Không, tôi không thể đụng chạm tới được trái tim tâm hồn con người. Điều này các Thiên Thần làm được.
Vậy anh có muốn trở nên một mẫu gương tốt, để những người khác bắt chước noi theo không?
Không, như thế tôi sẽ kéo những người khác chú ý tập trung vào chính tôi thôi.
Thiên Thần hỏi tiếp: Vậy anh muốn gì? Phải chăng ơn Chúa.
Anh ta đáp: Nếu tôi có được điều đó, là tôi có tất cả. Đó là điều tôi mong muốn.
Thiên Thần: Nhưng anh phải mong muốn một điều gì khác lạ thường chứ! hay là điều gì cần thiết cho đời sống của anh.
Anh ta đáp: Vậy thì tôi mong muốn điều này: Xin cho sự tốt đẹp xảy ra qua đời sống tôi, mà tôi không nhận biết ra điều đó!
Sau cùng đi đến quyết định, nơi bóng rợp của con người thánh thiện này phát toả ra sức mạnh chữa lành. Luôn luôn khi bóng của anh ta phủ xuống đâu, sự chữa lành phát tỏa ra , người bệnh được lành mạnh trở lại, ruộng vườn trở nên mầu mỡ tươi tốt, những lo âu buồn phiền biến đổi thành niềm vui mừng. Nhưng vị sống thánh thiện này không hay biết gì về điều xảy ra. Vì sự chú ý của những người khác tập trung vào bóng phủ rợp của vị thánh, đến nỗi họ quên luôn vị thánh . Và như thế điều mong muốn của vị thánh được thực hiện tròn đầy: Xin cho những điều tốt xảy ra qua đời sống mình, mà chính mình không biết.“ ( Theo chuyện kể suy tư của Anthony de Mello).
Sự thánh thiện không là một tình trạng đạo đức khẩn trương bất bình thường. Sự thánh thiện xảy ra ngay trong đời sống hằng ngày. Sự thánh thiện làm cho đời sống hằng ngày từ mầu đen tối u buồn biến thành mầu sắc ánh sáng rực rỡ mang lại niềm vui niềm hy vọng cho đời sống.
Mỗi người trong nghề nghiệp sinh sống, trong gia đình, nơi cộng đồng xã hội được Thiên Chúa tạo dựng nên, kêu mời cùng ban cho khả năng trở nên thánh qua việc chu toàn bổn phận trong đời sống của mình cho hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long