Sống theo ơn Chúa Thánh Thần - Bài 4: Thần Khí hợp nhất của Đức Kitô
Lời mở
Các bài Thánh Kinh trong lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (năm A) như mời gọi chúng ta suy niệm về làn khí thần thiêng đã quy tụ mọi dân tộc thuộc các ngôn ngữ khác nhau thành Dân duy nhất của Thiên Chúa (x. Cv 2,1-11), quy tụ mọi bộ phận khác nhau thành thân thể duy nhất của Đức Kitô (x. 1Cr 12,4-7.12-13), quy tụ mọi môn đệ thành một gia đình Thiên Chúa (x. Ga 20,19-23). Chúa Thánh Thần là Thần Khí hợp nhất. Vậy Ngài quy tụ như thế nào và chúng ta phải làm gì để sống trong sự hợp nhất ấy?
1. Tình trạng phân hoá và chia rẽ
Thiên Chúa Tạo Hoá dựng nên muôn loài muôn vật và cho mỗi loài có những đặc tính riêng để diễn tả sự tốt lành, đẹp đẽ, vô cùng phong phú của Ngài. Tất cả giống như một khu vườn có trăm hoa đua nở với vẻ đẹp, màu sắc, hương thơm khác nhau.
Đặc biệt Ngài dựng nên con người theo hình ảnh và giống như Ngài, ban cho họ tinh thần tự do để họ làm thành một gia đình nhân loại duy nhất với những con người khác nhau về màu da, tiếng nói, chủng tộc, văn hoá, tôn giáo và những điều kiện sống. “Câu chuyện Tháp Babel (x. St 11,1-9) cho thấy con người không thích nghi với sự đa dạng này”. “Con người chúng ta nên chấp nhận một số khác biệt nhất định vì sự đa dạng này được xem là sự phong phú” chứ không phải dẫn đến tình trạng phân hoá, đối kháng và xung đột (x. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Mater et Magistra, số 157; Docat, số 235).
Tuy nhiên, khi con người cắt đứt mối dây hiệp thông với Thiên Chúa, không còn yêu mến và tin cậy Chúa để chiều theo những tham vọng và dục vọng của mình, thì con người đã tạo nên sự chia rẽ trong chính tâm hồn mình và lan rộng ra ngoài cộng đồng xã hội. Tình trạng phân hoá và chia rẽ xảy ra khắp nơi trên thế giới, ăn sâu vào từng cộng đồng, từng gia đình gây nên những hậu quả tai hại và nghiêm trọng.
Những cuộc chiến tranh xảy ra liên miên trong suốt dòng lịch sử nhân loại do những xung đột về giai cấp, về ý thức hệ, về tôn giáo, về quyền lợi kinh tế đã làm cho con người đau khổ, chết chóc dù kẻ thắng người thua đều biết rằng mình chẳng mang được những của chiếm đoạt vào cõi vĩnh hằng. Chính cộng đồng Kitô hữu cũng bị phân hoá và chia rẽ thành những Giáo Hội Công Giáo, Chính Thống, Tin Lành, Anh giáo. Trong chính nội bộ Công Giáo cũng thấy sự chia rẽ trong các giáo phận, giáo xứ, hội đoàn, tổ chức…
2. Thiên Chúa quy tụ và hợp nhất
Như thế, gia đình nhân loại cũng như Giáo Hội và cộng đồng môn đệ Chúa Giêsu đang rất cần Chúa Thánh Thần để quy tụ và hợp nhất “Vì Thiên Chúa sai Thần Khí của Con Ngài đến, Thần Khí là Chúa và là Đấng ban sự sống, là khởi điểm quy tụ và là nguyên lý hợp nhất của toàn thể Giáo Hội cũng như tất cả và từng người tín hữu” (CĐ.Vat II, Hiến chế Lumen Gentium, số 13).
Bài sách Công vụ hôm nay đã diễn tả việc Thiên Chúa quy tụ muôn dân tộc với những tiếng nói khác nhau, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần trên các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, khi Ngài hiện xuống và đốt lên ngọn lửa tình yêu trong lòng họ.
Như thế là nhân loại đã vượt qua sự phân hoá và chia rẽ do những khác biệt từ câu chuyện Tháp Babel để quy tụ thành một Giáo Hội của Chúa Kitô. “Giáo Hội quy tụ trong Chúa Thánh Thần tất cả mọi người của mọi quốc gia, chủng tộc hay văn hoá. Giáo Hội trở thành dấu chỉ của tình huynh đệ, nhân tố tạo điều kiện và củng cố cho cuộc đối thoại chân thành” (CĐ.Vat II, Hiến chế Gaudium et Spes, số 92).
Tuy nhiên, Giáo Hội chỉ thực hiện được công trình quy tụ và hợp nhất này nếu mỗi Kitô hữu chúng ta gặp được Đức Giêsu Phục Sinh và đón nhận được làn khí kỳ diệu của Người thổi trên chúng ta. Chỉ Thần Khí ấy mới có thể biến đổi dòng máu đen tội lỗi của ta thành dòng máu đỏ tinh tuyền của Chúa Giêsu như khí oxy ta hít vào buồng phổi để chuyển hoá dòng máu đen tự nhiên của mình. Vậy chúng ta phải thở hít Thần Khí hợp nhất ấy như thế nào?
3. Thần Khí trong nhiệm thể Chúa Kitô
Trong bài đọc II, thánh Phaolô gợi ý cho chúng ta về Thần Khí hoạt động trong nhiệm thể Đức Kitô cũng giống như các bộ phận hoạt động nơi thân thể con người. Mỗi bộ phận hoạt động khác nhau nhưng phải cùng chung lo cho sự phát triển của toàn thân. Nếu một bộ phận nào đó không hoạt động hay hoạt động yếu kém dẫn đến bệnh tật, người ta phải tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách chữa trị.
Cơ thể chúng ta bao gồm hàng tỉ tế bào. Mỗi tế bào là một đơn vị phức tạp với những hoạt động rắc rối ngay chính bên trong nó. Các tế bào là các khối kết cấu của mô, của cơ quan và cuối cùng của các hệ cơ quan trong một cơ thể hợp nhất, có tác động qua lại với nhau, cho phép chúng ta hoạt động và tồn tại. Cơ thể chúng ta có 11 hệ cơ quan chính: ngoài da, lông, tóc, móng, ta có hệ xương, hệ cơ, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu, hệ sinh sản, hệ nội tiết, hệ bạch huyết và miễn dịch. Tất cả các hệ này liên kết chặt chẽ với nhau dù mỗi hệ có những chức năng riêng (x. Bs Alice Roberts, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người, NXB Y học 2015, tr.10,37).
Trong kinh nghiệm chữa bệnh, chúng tôi thấy nhiều bệnh nhân đau tim, đau dạ dày nhưng không phải là quả tim hay dạ dày của họ có vấn đề, mà đơn giản chỉ là do các đĩa phân cách ở cột sống, gọi là đĩa đệm, đã bị đẩy ra khỏi vị trí rồi ép lên các sợi dây thần kinh dẫn ra từ tuỷ sống. Triệu chứng này gọi là thoát vị đĩa đệm. Chỉ cần xoa bóp rồi đẩy đĩa đệm vào đúng vị trí là bệnh nhân sẽ khỏi đau tim, đau dạ dày, tê buốt tay chân… trong khi nhiều bác sĩ lại cho thuốc tim, thuốc giảm đau hay y sĩ châm cứu. Những cách chữa đó sẽ không hiệu quả nếu không giải quyết nguyên nhân gây bệnh và đưa đĩa đệm vào đúng vị trí để không còn chèn dây thần kinh. Thí dụ đó gợi ý cho chúng tôi về sự hợp nhất trong cơ thể vì hệ thần kinh, hệ tuần hoàn hoặc hệ bạch huyết liên kết với hệ xương cơ.
Chúa Thánh Thần trong nhiệm thể Đức Kitô đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì sự hợp nhất của toàn thân thể nhiệm mầu cũng như của gia đình nhân loại vì Ngài là Thần Khí sự thật cũng là Thần Khí tình yêu. Mỗi con người cũng như mỗi môn đệ phải thở hít được Thần Khí sự thật này để biết nhận ra và tôn trọng những khác biệt của nhau đều là biểu lộ sự phong phú của Thiên Chúa với muôn vàn ân sủng khác nhau được Chúa Thánh Thần ban cho. Họ không được để cho những tham vọng, dục vọng của mình loại trừ những sự khác biệt của anh chị em để chỉ nhận những gì của mình là đúng, là tốt, là có giá trị. Chính Chúa Thánh Thần sẽ soi sáng cho tâm trí chúng ta để biết mở rộng đón nhận những sự thật mới mẻ về Thiên Chúa, về tha nhân, về vạn vật, về chính mình nếu chúng ta chuyên cần học hỏi và cầu nguyện.
Thứ đến, mỗi người chúng ta còn phải thở hít Thần Khí tình yêu để biết yêu những khác biệt nơi anh chị em mình vì hiểu rằng những khác biệt đó sẽ làm cho đời sống chính mình, đời sống của xã hội và Giáo Hội thêm hạnh phúc và tươi đẹp hơn. Chính tình yêu trong sáng và quảng đại do Chúa Thánh Thần ban sẽ lôi kéo mọi người và từng môn đệ Chúa Giêsu hoà nhập thành một trong nhau để làm thành một thân thể nhiệm mầu, khoẻ mạnh và tràn đầy sức sống kỳ diệu của Thiên Chúa như thời các tông đồ xưa khi Chúa Thánh Thần hiện xuống lần đầu.
Lời kết
Vì thế, mỗi môn đệ Chúa Giêsu thời nay phải là người thở hít được Thần Khí sự thật và tình yêu để tạo nên sự hợp nhất cho Giáo Hội và xã hội hôm nay.
Câu hỏi gợi ý
1. Trong đời sống thường ngày, bạn có phải là người dễ tiếp xúc và có mối tương quan thân thiện với người khác không?
2. Bạn nghĩ mình phải làm gì để biểu lộ Thần Khí hợp nhất trong cộng đoàn của mình?
Lời mở
Các bài Thánh Kinh trong lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (năm A) như mời gọi chúng ta suy niệm về làn khí thần thiêng đã quy tụ mọi dân tộc thuộc các ngôn ngữ khác nhau thành Dân duy nhất của Thiên Chúa (x. Cv 2,1-11), quy tụ mọi bộ phận khác nhau thành thân thể duy nhất của Đức Kitô (x. 1Cr 12,4-7.12-13), quy tụ mọi môn đệ thành một gia đình Thiên Chúa (x. Ga 20,19-23). Chúa Thánh Thần là Thần Khí hợp nhất. Vậy Ngài quy tụ như thế nào và chúng ta phải làm gì để sống trong sự hợp nhất ấy?
1. Tình trạng phân hoá và chia rẽ
Thiên Chúa Tạo Hoá dựng nên muôn loài muôn vật và cho mỗi loài có những đặc tính riêng để diễn tả sự tốt lành, đẹp đẽ, vô cùng phong phú của Ngài. Tất cả giống như một khu vườn có trăm hoa đua nở với vẻ đẹp, màu sắc, hương thơm khác nhau.
Đặc biệt Ngài dựng nên con người theo hình ảnh và giống như Ngài, ban cho họ tinh thần tự do để họ làm thành một gia đình nhân loại duy nhất với những con người khác nhau về màu da, tiếng nói, chủng tộc, văn hoá, tôn giáo và những điều kiện sống. “Câu chuyện Tháp Babel (x. St 11,1-9) cho thấy con người không thích nghi với sự đa dạng này”. “Con người chúng ta nên chấp nhận một số khác biệt nhất định vì sự đa dạng này được xem là sự phong phú” chứ không phải dẫn đến tình trạng phân hoá, đối kháng và xung đột (x. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Mater et Magistra, số 157; Docat, số 235).
Tuy nhiên, khi con người cắt đứt mối dây hiệp thông với Thiên Chúa, không còn yêu mến và tin cậy Chúa để chiều theo những tham vọng và dục vọng của mình, thì con người đã tạo nên sự chia rẽ trong chính tâm hồn mình và lan rộng ra ngoài cộng đồng xã hội. Tình trạng phân hoá và chia rẽ xảy ra khắp nơi trên thế giới, ăn sâu vào từng cộng đồng, từng gia đình gây nên những hậu quả tai hại và nghiêm trọng.
Những cuộc chiến tranh xảy ra liên miên trong suốt dòng lịch sử nhân loại do những xung đột về giai cấp, về ý thức hệ, về tôn giáo, về quyền lợi kinh tế đã làm cho con người đau khổ, chết chóc dù kẻ thắng người thua đều biết rằng mình chẳng mang được những của chiếm đoạt vào cõi vĩnh hằng. Chính cộng đồng Kitô hữu cũng bị phân hoá và chia rẽ thành những Giáo Hội Công Giáo, Chính Thống, Tin Lành, Anh giáo. Trong chính nội bộ Công Giáo cũng thấy sự chia rẽ trong các giáo phận, giáo xứ, hội đoàn, tổ chức…
2. Thiên Chúa quy tụ và hợp nhất
Như thế, gia đình nhân loại cũng như Giáo Hội và cộng đồng môn đệ Chúa Giêsu đang rất cần Chúa Thánh Thần để quy tụ và hợp nhất “Vì Thiên Chúa sai Thần Khí của Con Ngài đến, Thần Khí là Chúa và là Đấng ban sự sống, là khởi điểm quy tụ và là nguyên lý hợp nhất của toàn thể Giáo Hội cũng như tất cả và từng người tín hữu” (CĐ.Vat II, Hiến chế Lumen Gentium, số 13).
Bài sách Công vụ hôm nay đã diễn tả việc Thiên Chúa quy tụ muôn dân tộc với những tiếng nói khác nhau, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần trên các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, khi Ngài hiện xuống và đốt lên ngọn lửa tình yêu trong lòng họ.
Như thế là nhân loại đã vượt qua sự phân hoá và chia rẽ do những khác biệt từ câu chuyện Tháp Babel để quy tụ thành một Giáo Hội của Chúa Kitô. “Giáo Hội quy tụ trong Chúa Thánh Thần tất cả mọi người của mọi quốc gia, chủng tộc hay văn hoá. Giáo Hội trở thành dấu chỉ của tình huynh đệ, nhân tố tạo điều kiện và củng cố cho cuộc đối thoại chân thành” (CĐ.Vat II, Hiến chế Gaudium et Spes, số 92).
Tuy nhiên, Giáo Hội chỉ thực hiện được công trình quy tụ và hợp nhất này nếu mỗi Kitô hữu chúng ta gặp được Đức Giêsu Phục Sinh và đón nhận được làn khí kỳ diệu của Người thổi trên chúng ta. Chỉ Thần Khí ấy mới có thể biến đổi dòng máu đen tội lỗi của ta thành dòng máu đỏ tinh tuyền của Chúa Giêsu như khí oxy ta hít vào buồng phổi để chuyển hoá dòng máu đen tự nhiên của mình. Vậy chúng ta phải thở hít Thần Khí hợp nhất ấy như thế nào?
3. Thần Khí trong nhiệm thể Chúa Kitô
Trong bài đọc II, thánh Phaolô gợi ý cho chúng ta về Thần Khí hoạt động trong nhiệm thể Đức Kitô cũng giống như các bộ phận hoạt động nơi thân thể con người. Mỗi bộ phận hoạt động khác nhau nhưng phải cùng chung lo cho sự phát triển của toàn thân. Nếu một bộ phận nào đó không hoạt động hay hoạt động yếu kém dẫn đến bệnh tật, người ta phải tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách chữa trị.
Cơ thể chúng ta bao gồm hàng tỉ tế bào. Mỗi tế bào là một đơn vị phức tạp với những hoạt động rắc rối ngay chính bên trong nó. Các tế bào là các khối kết cấu của mô, của cơ quan và cuối cùng của các hệ cơ quan trong một cơ thể hợp nhất, có tác động qua lại với nhau, cho phép chúng ta hoạt động và tồn tại. Cơ thể chúng ta có 11 hệ cơ quan chính: ngoài da, lông, tóc, móng, ta có hệ xương, hệ cơ, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu, hệ sinh sản, hệ nội tiết, hệ bạch huyết và miễn dịch. Tất cả các hệ này liên kết chặt chẽ với nhau dù mỗi hệ có những chức năng riêng (x. Bs Alice Roberts, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người, NXB Y học 2015, tr.10,37).
Trong kinh nghiệm chữa bệnh, chúng tôi thấy nhiều bệnh nhân đau tim, đau dạ dày nhưng không phải là quả tim hay dạ dày của họ có vấn đề, mà đơn giản chỉ là do các đĩa phân cách ở cột sống, gọi là đĩa đệm, đã bị đẩy ra khỏi vị trí rồi ép lên các sợi dây thần kinh dẫn ra từ tuỷ sống. Triệu chứng này gọi là thoát vị đĩa đệm. Chỉ cần xoa bóp rồi đẩy đĩa đệm vào đúng vị trí là bệnh nhân sẽ khỏi đau tim, đau dạ dày, tê buốt tay chân… trong khi nhiều bác sĩ lại cho thuốc tim, thuốc giảm đau hay y sĩ châm cứu. Những cách chữa đó sẽ không hiệu quả nếu không giải quyết nguyên nhân gây bệnh và đưa đĩa đệm vào đúng vị trí để không còn chèn dây thần kinh. Thí dụ đó gợi ý cho chúng tôi về sự hợp nhất trong cơ thể vì hệ thần kinh, hệ tuần hoàn hoặc hệ bạch huyết liên kết với hệ xương cơ.
Chúa Thánh Thần trong nhiệm thể Đức Kitô đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì sự hợp nhất của toàn thân thể nhiệm mầu cũng như của gia đình nhân loại vì Ngài là Thần Khí sự thật cũng là Thần Khí tình yêu. Mỗi con người cũng như mỗi môn đệ phải thở hít được Thần Khí sự thật này để biết nhận ra và tôn trọng những khác biệt của nhau đều là biểu lộ sự phong phú của Thiên Chúa với muôn vàn ân sủng khác nhau được Chúa Thánh Thần ban cho. Họ không được để cho những tham vọng, dục vọng của mình loại trừ những sự khác biệt của anh chị em để chỉ nhận những gì của mình là đúng, là tốt, là có giá trị. Chính Chúa Thánh Thần sẽ soi sáng cho tâm trí chúng ta để biết mở rộng đón nhận những sự thật mới mẻ về Thiên Chúa, về tha nhân, về vạn vật, về chính mình nếu chúng ta chuyên cần học hỏi và cầu nguyện.
Thứ đến, mỗi người chúng ta còn phải thở hít Thần Khí tình yêu để biết yêu những khác biệt nơi anh chị em mình vì hiểu rằng những khác biệt đó sẽ làm cho đời sống chính mình, đời sống của xã hội và Giáo Hội thêm hạnh phúc và tươi đẹp hơn. Chính tình yêu trong sáng và quảng đại do Chúa Thánh Thần ban sẽ lôi kéo mọi người và từng môn đệ Chúa Giêsu hoà nhập thành một trong nhau để làm thành một thân thể nhiệm mầu, khoẻ mạnh và tràn đầy sức sống kỳ diệu của Thiên Chúa như thời các tông đồ xưa khi Chúa Thánh Thần hiện xuống lần đầu.
Lời kết
Vì thế, mỗi môn đệ Chúa Giêsu thời nay phải là người thở hít được Thần Khí sự thật và tình yêu để tạo nên sự hợp nhất cho Giáo Hội và xã hội hôm nay.
Câu hỏi gợi ý
1. Trong đời sống thường ngày, bạn có phải là người dễ tiếp xúc và có mối tương quan thân thiện với người khác không?
2. Bạn nghĩ mình phải làm gì để biểu lộ Thần Khí hợp nhất trong cộng đoàn của mình?