“Hội Thánh được sinh ra từ ý muốn của Thiên Chúa là kêu gọi tất cả mọi người vào hiệp thông với Ngài, vào tình bằng hữu của Ngài, và thực ra thông phần vào sự sống thần linh của Ngài như những người con”
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành ngày 29 tháng 5 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô. Người tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về kinh Tin Kính và Năm Đức Tin. Hôm nay Đức Thánh Cha bắt đầu những bài Giáo Lý về mầu nhiệm Hội Thánh.”
Được biết Năm Đức Tin cũng là trọng tâm của Đại Hội Giáo Lý Việt Nam Toàn Quốc Hoa Kỳ lần thứ XII được tổ chức tại Baton Rouge, Louisiana từ ngày 21 đến 23 tháng 6, 2013. Muốn ghi danh tham dự Đại Hội hoặc muốn biết thêm chi tiết xin vào www.giaoly.org/vn/ghi-danh hoặc www.nhatinhtamlethithanh.org/ghidanhdhgl.html.
* * *
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Thứ tư tuần trước tôi đã nhấn mạnh đến mối liên hệ sâu xa giữa Chúa Thánh Thần và Hội Thánh. Hôm nay tôi muốn bắt đầu một số bài giáo lý về mầu nhiệm Hội Thánh, một mầu nhiệm mà trong đó tất cả chúng ta đều sống và chúng ta là một phần của mầu nhiệm ấy. Tôi muốn bắt đầu với một số từ ngữ mà ai cũng biết trong các bản văn của Công Đồng Vaticanô II.
Bài giáo lý thứ nhất, hôm nay: Hội Thánh như gia đình của Thiên Chúa.
Trong những tháng gần đây, tôi đã nhiều lần nhắc đến dụ ngôn người con hoang đàng, hay đúng hơn là dụ ngôn người cha nhân hậu (x. Lc 15:11-32). Người con thứ của ông rời bỏ nhà cha mình, hoang phí tất cả và quyết định trở về bởi vì anh ta nhận ra rằng mình đã sai, nhưng anh không còn coi là mình xứng đáng làm một người con, và nghĩ rằng mình có thể trở về như một người đầy tớ. Thay vào đó, người cha chạy đến gặp anh, ôm chầm lấy anh, phục hồi phẩm giá của một người con cho anh và mở tiệc ăn mừng. Dụ ngôn này, cũng như những dụ ngôn khác trong Tin Mừng, cho thấy kế hoạch của Thiên Chúa đối với nhân loại.
Kế hoạch này của Thiên Chúa là gì? Là làm cho tất cả chúng ta thành một gia đình duy nhất của con cái Ngài, trong đó mỗi người cảm thấy gần gũi và cảm thấy được Ngài yêu thương, như trong dụ ngôn của Tin Mừng, và cảm thấy sự ấm áp được thuộc về gia đình của Thiên Chúa. Trong kế hoạch vĩ đại này Hội Thánh tìm thấy nguồn gốc của mình; Hội Thánh không phải là một tổ chức được thành lập bởi một hợp đồng với một số người, nhưng - như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta - là công việc của Thiên Chúa, được sinh ra tử kế hoạch yêu thương thể hiện cách tiệm tiến trong lịch sử. Hội Thánh được sinh ra từ ý muốn của Thiên Chúa là kêu gọi tất cả mọi người vào hiệp thông với Ngài, vào tình bằng hữu của Ngài, và thực ra thông phần vào sự sống thần linh của Ngài như những người con.
Gốc của từ “Hội Thánh” là từ ekklesia Hy Lạp, có nghĩa là “cuộc tập họp”: Thiên Chúa kêu gọi chúng ta, thúc giục chúng ta thoát ra khỏi chủ nghĩa cá nhân, khỏi khuynh hướng khép kín nơi chính mình, và kêu gọi chúng ta làm phần tử của gia đình Ngài. Ơn gọi này bắt nguồn từ chính việc tạo dựng. Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta để sống trong một mối liên hệ bằng hữu sâu xa với Ngài, và ngay cả khi tội lỗi làm đứt mối liên hệ này với Thiên Chúa, với người khác và với các tạo vật, Thiên Chúa đã không bỏ rơi chúng ta. Toàn thể lịch sử cứu độ là câu chuyện về Thiên Chúa tìm kiếm con người, ban cho họ tình yêu của Ngài và đón chào họ. Ngài đã gọi ông Abraham làm cha của nhiều người, Ngài đã chọn dân Israel để lập một giao ước bao trùm mọi dân tộc, và đến thời viên mãn đã sai Con Ngài xuống ngõ hầu kế hoạch yêu thương và cứu độ của Ngài được thực hiện trong một giao ước mới và vĩnh cửu với nhân loại. Khi đọc các sách Tin Mừng, chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu tụ họp quanh Người một cộng đồng nhỏ bé là cộng đồng đón nhận lời Người, đi theo Người, chia sẻ cuộc hành trình của Người, trở thành gia đình của Người, và với cộng đồng này Người chuẩn bị và xây dựng Hội Thánh của Người.
Vậy Hội Thánh đã sinh ra ở đâu? Hội Thánh đã sinh ra từ hành động tối cao của tình yêu trên thập giá, nơi cạnh sườn bị đâm thâu qua của Chúa Giêsu mà từ đó máu và nước chảy ra, một biểu tượng của Bí tích Thánh Thể và Thánh Tẩy. Trong gia đình của Thiên Chúa, trong Hội Thánh, các mạch máu là tình yêu Thiên Chúa được diễn tả trong việc yêu mến Ngài và yêu thương tha nhân, tất cả mọi người không phân biệt ai, và không đo lường. Hội Thánh là một gia đình trong đó chúng ta yêu thương và được yêu thương.
Hội Thánh tỏ lộ khi nào? Chúng ta mừng ngày này cách đây hai tuần: Hội Thánh tỏ lộ khi hồng ân của Chúa Thánh Thần đổ đầy tâm hồn của các Tông Đồ và thúc đẩy các ông đi ra ngoài và bắt đầu cuộc hành trình rao giảng Tin Mừng, truyền bá tình yêu của Thiên Chúa.
Ngày nay vẫn còn có người nói rằng, “Đức Kitô thì vâng, nhưng Hội Thánh thì không”. Giống như những người nói: “tôi tin vào Thiên Chúa nhưng không tin vào các linh mục.” Nhưng chính Hội Thánh đem Đức Kitô đến với chúng ta và dẫn chúng ta đến cùng Thiên Chúa; Hội Thánh là đại gia đình của con cái Thiên Chúa. Tất nhiên Hội Thánh cũng có những khía cạnh con người; trong những người hợp thành Hội Thánh, là các mục tử và các tín hữu, có những thiếu sót, khiếm khuyết, tội lỗi, ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng có chúng, và ngài có rất nhiều, nhưng điều đẹp đẽ là khi chúng ta nhận ra rằng mình là những người tội lỗi, chúng ta tìm thấy lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng luôn luôn tha thứ. Đừng quên điều này: Thiên Chúa luôn luôn tha thứ và đón nhận chúng ta trong tình yêu tha thứ và thương xót của Ngài. Một số người nói rằng tội lỗi là một hành vi xúc phạm đến Thiên Chúa, nhưng cũng là một cơ hội để khiêm nhường, để nhận ra rằng có một điều gì tốt hơn: lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta hãy suy nghĩ về điều này.
Hôm nay chúng ta hãy tự hỏi mình: Tôi yêu Hội Thánh nhiều bao nhiêu? Tôi có cầu nguyện cho Hội Thánh không? Tôi có cảm thấy mình là phần tử của gia đình Hội Thánh không? Tôi phải làm gì để Hội Thánh thành một cộng đồng nơi mà tất cả mọi người cảm thấy được chào đón và thông cảm, cảm thấy lòng thương xót và tình yêu của Thiên Chúa, là những điều canh tân cuộc sống? Đức tin là một hồng ân và một hành động ảnh hưởng đến cá nhân chúng ta, nhưng Thiên Chúa mời gọi chúng ta sống đức tin với nhau, như một gia đình, như Hội Thánh.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa, cách đặc biệt trong Năm Đức Tin này, để các cộng đoàn của chúng ta, toàn thể Hội Thánh, càng ngày càng trở nên những gia đình thật sự sống và mang trong mình sự ấm áp của Thiên Chúa. Cám ơn anh chị em.
http://giaoly.org/vn/
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành ngày 29 tháng 5 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô. Người tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về kinh Tin Kính và Năm Đức Tin. Hôm nay Đức Thánh Cha bắt đầu những bài Giáo Lý về mầu nhiệm Hội Thánh.”
Được biết Năm Đức Tin cũng là trọng tâm của Đại Hội Giáo Lý Việt Nam Toàn Quốc Hoa Kỳ lần thứ XII được tổ chức tại Baton Rouge, Louisiana từ ngày 21 đến 23 tháng 6, 2013. Muốn ghi danh tham dự Đại Hội hoặc muốn biết thêm chi tiết xin vào www.giaoly.org/vn/ghi-danh hoặc www.nhatinhtamlethithanh.org/ghidanhdhgl.html.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Thứ tư tuần trước tôi đã nhấn mạnh đến mối liên hệ sâu xa giữa Chúa Thánh Thần và Hội Thánh. Hôm nay tôi muốn bắt đầu một số bài giáo lý về mầu nhiệm Hội Thánh, một mầu nhiệm mà trong đó tất cả chúng ta đều sống và chúng ta là một phần của mầu nhiệm ấy. Tôi muốn bắt đầu với một số từ ngữ mà ai cũng biết trong các bản văn của Công Đồng Vaticanô II.
Bài giáo lý thứ nhất, hôm nay: Hội Thánh như gia đình của Thiên Chúa.
Trong những tháng gần đây, tôi đã nhiều lần nhắc đến dụ ngôn người con hoang đàng, hay đúng hơn là dụ ngôn người cha nhân hậu (x. Lc 15:11-32). Người con thứ của ông rời bỏ nhà cha mình, hoang phí tất cả và quyết định trở về bởi vì anh ta nhận ra rằng mình đã sai, nhưng anh không còn coi là mình xứng đáng làm một người con, và nghĩ rằng mình có thể trở về như một người đầy tớ. Thay vào đó, người cha chạy đến gặp anh, ôm chầm lấy anh, phục hồi phẩm giá của một người con cho anh và mở tiệc ăn mừng. Dụ ngôn này, cũng như những dụ ngôn khác trong Tin Mừng, cho thấy kế hoạch của Thiên Chúa đối với nhân loại.
Kế hoạch này của Thiên Chúa là gì? Là làm cho tất cả chúng ta thành một gia đình duy nhất của con cái Ngài, trong đó mỗi người cảm thấy gần gũi và cảm thấy được Ngài yêu thương, như trong dụ ngôn của Tin Mừng, và cảm thấy sự ấm áp được thuộc về gia đình của Thiên Chúa. Trong kế hoạch vĩ đại này Hội Thánh tìm thấy nguồn gốc của mình; Hội Thánh không phải là một tổ chức được thành lập bởi một hợp đồng với một số người, nhưng - như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta - là công việc của Thiên Chúa, được sinh ra tử kế hoạch yêu thương thể hiện cách tiệm tiến trong lịch sử. Hội Thánh được sinh ra từ ý muốn của Thiên Chúa là kêu gọi tất cả mọi người vào hiệp thông với Ngài, vào tình bằng hữu của Ngài, và thực ra thông phần vào sự sống thần linh của Ngài như những người con.
Gốc của từ “Hội Thánh” là từ ekklesia Hy Lạp, có nghĩa là “cuộc tập họp”: Thiên Chúa kêu gọi chúng ta, thúc giục chúng ta thoát ra khỏi chủ nghĩa cá nhân, khỏi khuynh hướng khép kín nơi chính mình, và kêu gọi chúng ta làm phần tử của gia đình Ngài. Ơn gọi này bắt nguồn từ chính việc tạo dựng. Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta để sống trong một mối liên hệ bằng hữu sâu xa với Ngài, và ngay cả khi tội lỗi làm đứt mối liên hệ này với Thiên Chúa, với người khác và với các tạo vật, Thiên Chúa đã không bỏ rơi chúng ta. Toàn thể lịch sử cứu độ là câu chuyện về Thiên Chúa tìm kiếm con người, ban cho họ tình yêu của Ngài và đón chào họ. Ngài đã gọi ông Abraham làm cha của nhiều người, Ngài đã chọn dân Israel để lập một giao ước bao trùm mọi dân tộc, và đến thời viên mãn đã sai Con Ngài xuống ngõ hầu kế hoạch yêu thương và cứu độ của Ngài được thực hiện trong một giao ước mới và vĩnh cửu với nhân loại. Khi đọc các sách Tin Mừng, chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu tụ họp quanh Người một cộng đồng nhỏ bé là cộng đồng đón nhận lời Người, đi theo Người, chia sẻ cuộc hành trình của Người, trở thành gia đình của Người, và với cộng đồng này Người chuẩn bị và xây dựng Hội Thánh của Người.
Vậy Hội Thánh đã sinh ra ở đâu? Hội Thánh đã sinh ra từ hành động tối cao của tình yêu trên thập giá, nơi cạnh sườn bị đâm thâu qua của Chúa Giêsu mà từ đó máu và nước chảy ra, một biểu tượng của Bí tích Thánh Thể và Thánh Tẩy. Trong gia đình của Thiên Chúa, trong Hội Thánh, các mạch máu là tình yêu Thiên Chúa được diễn tả trong việc yêu mến Ngài và yêu thương tha nhân, tất cả mọi người không phân biệt ai, và không đo lường. Hội Thánh là một gia đình trong đó chúng ta yêu thương và được yêu thương.
Hội Thánh tỏ lộ khi nào? Chúng ta mừng ngày này cách đây hai tuần: Hội Thánh tỏ lộ khi hồng ân của Chúa Thánh Thần đổ đầy tâm hồn của các Tông Đồ và thúc đẩy các ông đi ra ngoài và bắt đầu cuộc hành trình rao giảng Tin Mừng, truyền bá tình yêu của Thiên Chúa.
Ngày nay vẫn còn có người nói rằng, “Đức Kitô thì vâng, nhưng Hội Thánh thì không”. Giống như những người nói: “tôi tin vào Thiên Chúa nhưng không tin vào các linh mục.” Nhưng chính Hội Thánh đem Đức Kitô đến với chúng ta và dẫn chúng ta đến cùng Thiên Chúa; Hội Thánh là đại gia đình của con cái Thiên Chúa. Tất nhiên Hội Thánh cũng có những khía cạnh con người; trong những người hợp thành Hội Thánh, là các mục tử và các tín hữu, có những thiếu sót, khiếm khuyết, tội lỗi, ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng có chúng, và ngài có rất nhiều, nhưng điều đẹp đẽ là khi chúng ta nhận ra rằng mình là những người tội lỗi, chúng ta tìm thấy lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng luôn luôn tha thứ. Đừng quên điều này: Thiên Chúa luôn luôn tha thứ và đón nhận chúng ta trong tình yêu tha thứ và thương xót của Ngài. Một số người nói rằng tội lỗi là một hành vi xúc phạm đến Thiên Chúa, nhưng cũng là một cơ hội để khiêm nhường, để nhận ra rằng có một điều gì tốt hơn: lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta hãy suy nghĩ về điều này.
Hôm nay chúng ta hãy tự hỏi mình: Tôi yêu Hội Thánh nhiều bao nhiêu? Tôi có cầu nguyện cho Hội Thánh không? Tôi có cảm thấy mình là phần tử của gia đình Hội Thánh không? Tôi phải làm gì để Hội Thánh thành một cộng đồng nơi mà tất cả mọi người cảm thấy được chào đón và thông cảm, cảm thấy lòng thương xót và tình yêu của Thiên Chúa, là những điều canh tân cuộc sống? Đức tin là một hồng ân và một hành động ảnh hưởng đến cá nhân chúng ta, nhưng Thiên Chúa mời gọi chúng ta sống đức tin với nhau, như một gia đình, như Hội Thánh.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa, cách đặc biệt trong Năm Đức Tin này, để các cộng đoàn của chúng ta, toàn thể Hội Thánh, càng ngày càng trở nên những gia đình thật sự sống và mang trong mình sự ấm áp của Thiên Chúa. Cám ơn anh chị em.
http://giaoly.org/vn/