Trước khi bị đám phản loạn (xin đừng nhân danh ‘Quân đội Việt Nam Cộng hòa’) giết chết ngày 02.11.1963, cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm đã buồn bã cảnh cáo : « Rồi đây, quân Mỹ sẽ đến Việt Nam và, khi chúng thua chạy, thì nhiều người Việt sẽ bỏ nước, chạy theo chúng ». Lời tiên đoán đã trở thành Sự Thật. Ngày 30.04.1975, Graham Martin, Ðại sứ Mỹ tại Sài Gòn, đã cuốn cờ và được trực thăng giúp chạy… Bằng đường biển và hàng không, đồng bào thoát chạy. Do bạo quyền lừa dối sĩ quan, công chức Việt Nam Cộng hòa và văn nghệ sĩ về ‘học tập cải tạo’, người dân ‘đi kinh tế mới’ và công thương nghiệp bị cướp tài sản…, lãnh đạo cộng sản dã man buộc mọi giới đồng bào phải gạt nước mắt, bỏ gia đình và Quê hương ra đi tìm Tự do và tương lai cho con cháu. Ða số đã đến bến bờ bình an như ý, nhưng, theo ước luợng của các tổ chức phi chính phủ, nửa triệu đồng bào đã chết trên biển cả hay trong rừng sâu.
Tuy nhiên, một thiểu số người Việt được hưởng qui chế tị nạn trên đất Mỹ đã bị rơi vào vòng lao lý vì những hành động phạm pháp có nguy cơ bị trục xuất trở về Việt Nam, nơi đời sống của những người này sẽ càng bi đát hơn lúc ra đi. Rêu rao vì mình muốn giúp họ, ông (hay bà) Ted Osius đã từ chức Ðại sứ tại Hà Nội ?.
I.- SỰ KIỆN TỪ CHỨC HAY MÃN NHIỆM ?
Ted Osius, sinh 1961, tên đầy đủ là Theodore G. Osius III, công dân tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ. Là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, ông từng đã là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhiệm kỳ 2014-2017. Ông đã có 25 năm làm ngoại giao, với phần lớn thời gian làm việc ở Á châu như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Philippines. Ông nói được tiếng Việt, Pháp, Ý, và biết tiếng Arab, Hindi, Thái Lan, Nhật và Indonesia. Năm 2009 tới năm 2012, ông Osius giữ chức Phó đại sứ tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Jakarta, Indonesia.
Ông kết hôn đồng tính với chồng là Clayton Bond tại Vancouver (Canada) và hai người đang nhận nuôi một bé trai.
A. Ông Ted Osius, một đại sứ cho hai nước.
Ngày 14.07.2015, khi đến tiếp xúc với người Mỹ gốc Việt từng tị nạn Việt cộng tại San Jose, ông Osius đã yêu cầu dẹp bỏ Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa trong khi ông đeo trên ve áo chiếc phù hiệu có hình lá cờ đỏ sao vàng.
Tìm hiểu tại sao ?
Lý do 1. ông Đại sứ sợ bị ‘mất job’. Thật vậy, trong khi đồng bào, trong và ngoài nước, ngày thấy càng rõ Chính nghĩa của Cờ này làm cho Việt cộng buộc Ted Osius phải xa lánh Cờ Vàng. Chúng ta biết rằng, trước khi Tổng thống B. Obama xin Việt Nam chấp thuận ông này làm Ðại sứ tại Hà Nội thì họ phải hứa sẽ thực thi các điều kiện mà nhà nước Hà Nội đặt ra và đề nghị.
2. Một lý do khác cũng được nhắc tới là Ted Osius làm theo chỉ thị của Bộ Ngoại giao mà Ngoại trưởng là John Kerry, một đảng viên Dân chủ phản chiến và thân cộng sản. Ông này khoe đã được Việt cộng dẫn xuống lăng Hồ để xem còn lính Mỹ nào bị giam ở đó không. Nếu có, chắc chắn chúng đã khôn hơn ông để dời họ đi chổ khác trước khi ông tới.
Do đó, thay mặt Cộng đồng Người Việt Quốc gia Hoa Kỳ, ngày 27.07.2015, Chủ tịch Michael Do (Ðỗ Văn Phúc) ký gởi văn thư đến Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về trường hợp Ted Osius buộc tháo bỏ Cờ Vàng. Một bàn sao đã được gởi đến ông (có không ít người gọi là ‘bà’ hay ‘nàng’ trong cặp đồng tính) Ðại sứ.
Kính gửi ông John Kerry
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ
Washington, DC 20520
Kính thưa ông Kerry,
Thay mặt cho các công dân Mỹ gốc Việt, chúng tôi gửi đến ông lá thư này để bày tỏ sự thất vọng về một viên chức cao cấp Bộ Ngoại giao đã có hành vi xúc phạm đối với chúng tôi.
Khi ông Ted Osius, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, tiếp xúc với người Việt tị nạn cộng sản tại San Jose ngày 14.07.2015, đã yêu cầu tháo bỏ Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa tại phòng hội, nơi không phải là cơ sở chính quyền Liên bang. Ngoài ra, khi tiếp xúc với người Việt tị nạn, Đại sứ đã đeo trên ve áo chiếc phù hiệu kỷ niệm 20 năm bang giao Mỹ-Việt Cộng, trong đó có hình lá cờ đỏ sao vàng. Chúng tôi xem đây là hành vi thiếu lễ độ, thiếu phong cách và là sự thách thức đối với người Việt chống Cộng.
Lá cờ Vàng ba sọc đỏ chúng tôi đã được gần 50 thành phố, quận hạt và tiểu bang tại Mỹ thừa nhận là lá cờ Tự Do và Truyền Thống của người Mỹ gốc Việt. Dù chúng tôi bị lưu vong, nhưng vẫn ôm ấp Quốc kỳ này như là biểu tượng và niềm hy vọng về một ngày tươi sáng khi Tự do và Dân chủ vãn hồi trên quê hương Việt Nam chúng tôi.
Bộ Ngoại giao có thể không muốn treo lá cờ chúng tôi tại các cơ sở của Bộ. Nhưng, đối với chúng tôi, khi treo lá cờ đó lên, là khẳng định lý lịch của mình cũng như thể hiện quyền tự do phát biểu có ghi trong Tu Chính Án số 1 của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Nếu một vị nào đó không cảm thấy thoải mái với lá cờ Vàng, thì xin đừng tìm đến với chúng tôi.
Việc làm bất kính của Đại sứ Osius đã xúc phạm tình cảm thiêng liêng và niềm tự hào của tập thể người Mỹ gốc Việt. Chúng tôi đang chờ sự giải thích của ông Bộ trưởng và lời xin lỗi của ông Đại sứ.
Xin cám ơn ông về sự quan tâm đúng mức trong vấn đề này.
Xin chào ông
Michael Do
Bản sao: Kính gửi ông Ted Osius, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam,
Dân Biểu Zoe Lofgren, California.
Michael Do (Do Van Phuc), Chairman of the Board of Executives.
Do bản sao thư này cũng được gởi đến Ðại sứ Osius nên ông này đã có thư trả lời, bắt đầu bằng lời trách tác giả đã chọn viết cho chủ của ông (my boss) mà không tìm hiểu sự thật trước với ông là người thẳng thắn và đáng kính.
Ngày 24.07.2015, hai Dân biểu liên bang Zoe Lofgren và Mike Honda đã gởi văn thư đến Ngoại trưởng John Kerry để bày tỏ sự quan tâm của nhị vị về cách hành xử của Ðại sứ Osius đối với Cờ Vàng trong các cuộc gặp gỡ với Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Nam và Bắc California tháng 7/2015. Ngày 07.08.2015, bà Julia Frifield, Phụ tá Ngoại trưởng về các vấn đề Lập pháp, xác nhận : ‘Việc trưng Cờ (Vàng) rõ ràng là một quyền hợp luật và hợp lý đối với bất cứ công dân Mỹ nào’. Trong thư đề ngày 13.08.2015, ký tên bởi nhị vị Dân biểu Liên bang kể trên gởi cho ông Đỗ đã giải thích thêm ‘Việc vinh danh Cờ Vàng hợp hiến với Tu Chính án số 1 Hiến pháp Hoa Kỳ’.
B. Lý do từ chức vì Nhân quyền.
Trong bài viết tựa đề ‘Lên Tiếng’ (Speak out) gửi cho Hiệp hội ‘The American Foreign Service Association’, một Hội đại diện cho các nhà ngoại giao Hoa Kỳ, ông Osius cho rằng những người Việt này sẽ bị trục xuất về lại một quốc gia do chính quyền cộng sản nắm quyền mà họ chưa bao giờ hòa giải và bày tỏ lo ngại nhiều người sẽ trở thành các trường hợp liên hệ tới nhân quyền và lỗi đó là do chính phủ Mỹ.
Ông cho rằng đây là một chính sách thụt lùi và có thể hủy hoại cơ hội thành công trong việc theo đuổi các mục tiêu khác của Tổng thống Trump trong quan hệ với Việt Nam như giảm thâm thủng thương mại, tăng cường quan hệ quân sự và đối phó với các mối đe dọa tới hòa bình khu vực, nhất là xuất phát từ Bắc Hàn (?). Ông cho biết đã lên tiếng phản đối nhưng được lệnh phải im. Ông còn nói thêm rằng ông có thể phục vụ đất nước tốt hơn từ bên ngoài chính phủ bằng cách giúp xây dựng một đại học mới, đầy sáng tạo ở Việt Nam. Ông khoe hiện ông đang là Phó Chủ tịch Đại học Fulbright ở Việt Nam. Báo chí trong nước vào tháng 10/2017 loan tin rằng ông đã rời nhiệm sở, dù lúc đó nhiệm kỳ của ông còn vài tuần nữa mới chính thức kết thúc.
Trên Facebook của mình, ngày 03.04.2018, Ted Osius đăng lại bài viết và nhận được bình luận từ nhiều người Việt ủng hộ ông đã ‘lên tiếng’. Thật vậy ?
Trả lời thông tấn xã Reuters tại Sài Gòn ngày 12.04.2018, ông Osius cho biết là một số nhỏ những người đáng lẽ được Hiệp định 2008 bảo vệ nhưng đã bị trục xuất về Việt Nam. Họ đã từng ủng hộ chế độ Việt Nam Cộng Hòa và chính quyền Hà Nội sẽ coi họ là những phần tử gây mất ổn định. Những người này đã phải sang tị nạn tại Mỹ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, vì vậy ông khẳng định họ không còn đất nước để trở về. Reuters cho biết Phủ Tổng thống Mỹ từ chối bình luận về thông tin này.
C. Ted Osius, người tranh đấu cho Nhân Quyền ?
Từng mang cờ đỏ trên áo, Ted Osius sợ ‘mất job’ vì sợ dính với Cờ Vàng như đã hứa với Việt cộng, nhưng xét cho cùng, chính những người Mỹ gốc Việt mới là những người đóng thuế cho Ngân sách Liên bang để trả lương tháng cho Ðại sứ. Tại Việt Nam, ông đã làm gì ngoài việc học nấu bún bò Huế, bánh chưng và bánh xèo mà thôi.
1. Vấn đề Nhân quyền cho người Việt đau khổ.
Ngày 22.05.2016, phi cơ Air Force One chở Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama đã đáp xuống phi trường Nội bài (Hà nội) lúc 21 giờ 32, được tiếp đón lạnh nhạt bởi một Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Thế mà, trong bài Diễn văn ngày 24.05.2016, ông tự khoe ‘Với mối quan hệ đối tác toàn diện mới, chính phủ hai nước đang hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết. Và cùng với chuyến thăm này, chúng tôi đã đặt nền tảng vững chắc hơn cho mối quan hệ song phương trong nhiều thập niên tới… Thế rồi, khôi nguyên Hòa bình Nobel thoát xác trở thành kẻ rao bán súng đạn cho Việt cộng để chống lại Tàu cộng. Nói đến buôn bán, nhất là buôn bán súng đạn, thì đừng nhắc đến lương tâm và nhân quyền.
Ngày 24.05.2016, ông Obama gặp gỡ các nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà Nội. Nhiều nhà hoạt động khác bị ngăn cản, bắt bớ như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Luật sư Hà Huy Sơn, nhà báo Đoan Trang, blogger Thảo Teresa… Những vị này có trong danh sách mời nhưng Ted Osius cứ để thời gian buổi họp mặt trôi qua. Sau khi phiên họp chấm dứt, công an và côn đồ thả các vị này về nhà. Ðược vậy, hai nhà nước chủ và khách rất bằng lòng nhau.
Do trước kia, giới dân cử Hành pháp (các Tổng thống) và Lập pháp (các Dân biểu và các Nghị sĩ) đặt vấn đề chỉ bán võ khí sát thương cho Việt cộng khi chúng đáp ứng vấn đề nhân quyền. Bây giờ, với sự đồng thuận của nghị sĩ Mc Cain (đảng Cộng hòa), Obama (Dân chủ) bỏ cấm vận này được chúng coi như vấn đề nhân quyền đã thành thứ yếu. Do đó, từ khi Obama rời Thành Hồ, Việt cộng đã mạnh tay bắt và tuyên những bản án ‘Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam’, theo Điều 88 Luật Hình sự, bao nhiêu vị anh hùng, can đảm như chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù ngày 29.06.2017.
2. Ca tụng quân đội anh hùng.
Ngày 27.07.2015, đến dự hội nghị về công tác triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, được tổ chức tại khách sạn Quân đội, Ðại sứ Ted Osius đã nói: « Hôm nay là ngày Việt Nam tưởng niệm những người có công với đất nước các bạn, là các thương binh, liệt sỹ. Cho tôi thể hiện sự tôn trọng của chúng tôi đối với những người anh hùng yêu nước đã hi sinh vì tổ quốc của các bạn… ». Trải qua những thời gian làm việc tại Việt Nam và hiểu biết lịch sử Hoa kỳ tham chiến tại đây, chuyên viên ngoại giao này không biết thế nào về ‘anh hùng’ của cái gọi là ‘Quân đội Nhân dân Việt Nam’ ? Thật đáng tiếc.
Lê Duẫn hồ hởi tuyên bố ‘Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên xô, Trung quốc’. Do đó, lính bộ đội Việt cộng chỉ nhận võ khí và quân dụng để đánh cho đến ‘người Việt cuối cùng. Ðồng thời, do Tổng thống Lyndon Johnson tung quân Mỹ vào Việt Nam, khiến hơn 58 ngàn công dân Mỹ đã anh hùng hy sinh. Chính cộng quân, trong biến cố Tết Mậu thân 1968, tại Huế, đã giết chết tàn bạo và dã man chôn sống trên 6.000 đồng bào thường dân vô tội.
Ngoài ra, ngày 14.03.1988, khi Trung cộng tiến chiếm Gạc Ma (Quần đảo Trường Sa), do tuân lịnh Bộ trưởng Quốc phòng Lê Ðức Anh ‘bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng’, 64 bộ đội Việt cộng đã bị lính Tàu cộng bắn chết và xác vẫn nằm dưới đáy biển. 27 năm sau, đám tướng tá hèn nhát Việt cộng mới dám lên tiếng. Tiếp sau đó, Nông Ðức Mạnh, tổng bí thư cộng đảng, ra lịnh để các xác ‘yên như thế’. Các tên cộng sản khác im lặng. Lẽ ra, xác họ phải được đưa về chôn cất tại quê mẹ…
D. Sự thành công vượt bực của ông với CHXHCN Việt Nam.
Trước khi ông Ted Osius trình ủy nhiệm thư cho Chủ tịch nhà nước Việt Nam, hai chính phủ Mỹ Việt đã thỏa thuận những gì vị Ðại sứ Mỹ ở Hà nội phải làm và đừng làm để mối bang giao được tốt đẹp. Do đó, những gì ông Osius đã làm cho Nhân quyền đối với người Việt Nam hay ngụy biện ‘tôn trọng cờ Vàng’ nhưng không thể chụp hình với Quốc kỳ Tự do vì đang mang cờ đỏ trên áo.
Trong truyền thống ngọai giao Hoa kỳ, các Ðại sứ là đại diện cho Tổng thống (Representative of the President). Do đó, mỗi khi thay đổi Tổng thống thì đương nhiên, tất cả các Ðại sứ Mỹ trên khắp thế giới đều từ chức ngay, nếu không đồng ý chính sách Tổng thống mới. Riêng trường hợp ông Osius, ông không từ chức mà nói rằng ông tiếp tục chức vụ vì ‘ông là ngoại giao chuyên nghiệp’. Ðồng thời, việc chọn lựa nhân sự thời Tổng thống D. Trump thật đặc biệt vì ngay cả việc tuyển chọn các Bộ trưởng còn thay đổi liên tục, khoảng 50 lần sau 16 tháng tại chức, nên việc bổ nhiệm các Ðại sứ bị chậm trể. Ngoài ra, Tổng thống Trump tạm giữ ông Osius lại để chuẩn bị cho chuyến viếng Việt Nam và tham dự APEC tháng 11/2017, đồng thời, cử ngay Ðại sứ Daniel Kritenbrink để tháp tùng Tổng thống trong dịp này.
Ðể quảng cáo việc bảo vệ Nhân quyền, Ted Osius đã đến gặp Luật sư Lê Công Ðịnh, cựu tù nhân lương tâm, tháng 10/2015 và đã tiếp, ngày 19.10.2017, Ðức cha Phao-lô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, nơi bị tàn phá môi trường và con người bởi tập đoàn Formosa. Ngoài ra, nhân dịp này, chúng ta được biết : « vào tháng 9/2012, Ðại sứ David Shear vào để gặp Ðức cha Hợp, nhưng khi đến nơi, ông được chính quyền thông báo là’cuộc gặp sẽ không diễn ra được’ ».
Ngày nay, ông Ted Osius đã rời sứ vụ chuyên môn ngoại giao để phục vụ Giáo dục (Phó Chủ tịch Ðại học Fulbright). Do đó, nhà nước cộng sản Việt nhận ngay một thiên tài như vậy. Trong khi đó, họ từ chối nhận lại nhiều ngàn công dân Việt bị Mỹ trục xuất. Ðiều đó cũng cho thấy sự thất bại của việc Hoa kỳ đề cao việc tiếp nhận du sinh Việt sang đó để học. Rất nhiều sinh viên học không thành công đã ở lậu lại.
II.- TÌNH TRẠNG NGƯỜI VIỆT BỊ TRỤC XUẤT.
A. Những người bị trục xuất.
Từ ngày 30.04.1975, sau khi nhận rõ bôä mặt thật của đảng và nhà nước cộng sản, lúc nào cũng có những công dân Việt, mất Tự do và sự Sống bị đe dọa, muốn bỏ Nước ra đi… Gần 43 năm sau ngày Quốc hận này, Đại diện Cơ quan Di trú và Quan thuế Hoa kỳ (ICE) cho biết : « Tính đến tháng 12/2017, có 8.600 người Việt ở Mỹ nằm trong diện bị trục xuất và 7.821 người phạm tội hình sự ».
Nhóm người này có thể chia ra hai thành phần:
- Ða số đến Hoa kỳ để tị nạn cộng sản, nhưng trong thời gian cư trú tạm, chưa nhập tịch Mỹ đã phạm pháp và có án Tòa. Do đó, theo luật di trú Mỹ từ lâu, họ sẽ phải bị trục xuất về nước gốc. Luập áp dụng cho mọi kiều dân Anh, Pháp, Nga…, chứ không phải chỉ áp dụng cho người có Việt tịch.
- Thiểu số là những dân Việt ‘nhâäp cư lậu’, có thể là Việt cộng, sang Mỹ để du lịch hay du học, rồi ở lại luôn, bị bắt và chờ trục xuất về nước.
B. Nguyên nhân sự bế tắc cuộc trục xuất.
Việc trục xuất và tiếp nhận công dân giữa các quốc gia được qui định bởi công pháp quốc tế. Nhưng Việt cộng chỉ chịu tiếp nhận lại những người Việt đến Mỹ sau năm 1995.
Năm 2008, một Hiệp định nhận lại công dân Việt được ký giữa Hà Nội và Washington, D.C. quy định đối tượng được nhận trở lại Quê hương phải là công dân Việt Nam và, đồng thời, không phải là công dân Hoa Kỳ hay công dân bất kỳ nước nào khác; trước đây đã cư trú tại Việt Nam và hiện không có nơi cư trú ở nước thứ ba; bị cơ quan có thẩm quyền Mỹ ra lệnh trục xuất khỏi Hoa Kỳ do vi phạm pháp luật và nếu thuộc diện bị kết án do phạm tội hình sự (kể cả các vi phạm luật nhập cư) thì trước khi bị trục xuất phải thi hành xong án phạt tù hoặc phải được giảm án tù theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền Hoa Kỳ. Ngoài ra, Hiệp định không áp dụng đối với những công dân Việt đã đến Mỹ trước ngày 12.07.1995, ngày mà hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Những người tới Mỹ trước đó, Việt cộng không chịu nhận lại. Lý do là Tổng thống Clinton chỉ chính thức nhìn nhận Việt Nam XHCN từ ngày đó, nên chúng chỉ cần tôn trọng quy ước quốc tế từ lúc đó mà thôi. Các tội phạm đến Mỹ trong thời gian từ 1975 đến 11.07.1995 phải được xử lý riêng.
Ngày 31.05.2017, tại buổi gặp gỡ giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump, chủ đề nhận lại công dân Việt bị trục xuất cũng được đôi bên bàn thảo. Vào tháng 07/2017, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tổ chức buổi họp đầu tiên của Nhóm Làm Việc song phương về vấn đề nhận lại công dân Việt Nam từ Mỹ. Không thấy kết quả được công bố.
Tháng 11/2017, hai Dân biểu Correa và Lowenthal cùng với đại diện các Cộng đồng cử tri gốc Á châu đã viết thư yêu cầu ICE trả tự do cho những người tị nạn từ Việt Nam và Campuchia cùng đừng trục xuất họ về nước.
Mới đây, ngày 28.02.2018, các nhóm thuộc Tổ chức có tên là ‘Người Mỹ gốc Á châu thúc đẩy Công lý’ thông báo rằng nhiều người tị nạn gốc Việt đã đệ đơn kiện việc bị ICE bắt giữ ‘vô thời hạn’. Tổ chức này cho rằng khoảng 8 tới 10 ngàn người Mỹ gốc Việt, trong đó có ‘nhiều người tới Mỹ khi còn nhỏ để tránh bị đàn áp chính trị’, ‘vấp phải nguy cơ bị giam giữ trái phép’ và ‘bị trục xuất’ về Việt Nam.
Những người Việt đã nhập tịch Mỹ được bảo đảm không bị trục xuất, trừ một số ít trường hợp bị phát hiện khai man trong hồ sơ xin nhập tịch, nên có thể bị trục xuất.
Hà Minh Thảo
Tuy nhiên, một thiểu số người Việt được hưởng qui chế tị nạn trên đất Mỹ đã bị rơi vào vòng lao lý vì những hành động phạm pháp có nguy cơ bị trục xuất trở về Việt Nam, nơi đời sống của những người này sẽ càng bi đát hơn lúc ra đi. Rêu rao vì mình muốn giúp họ, ông (hay bà) Ted Osius đã từ chức Ðại sứ tại Hà Nội ?.
I.- SỰ KIỆN TỪ CHỨC HAY MÃN NHIỆM ?
Ted Osius, sinh 1961, tên đầy đủ là Theodore G. Osius III, công dân tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ. Là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, ông từng đã là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhiệm kỳ 2014-2017. Ông đã có 25 năm làm ngoại giao, với phần lớn thời gian làm việc ở Á châu như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Philippines. Ông nói được tiếng Việt, Pháp, Ý, và biết tiếng Arab, Hindi, Thái Lan, Nhật và Indonesia. Năm 2009 tới năm 2012, ông Osius giữ chức Phó đại sứ tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Jakarta, Indonesia.
Ông kết hôn đồng tính với chồng là Clayton Bond tại Vancouver (Canada) và hai người đang nhận nuôi một bé trai.
A. Ông Ted Osius, một đại sứ cho hai nước.
Ngày 14.07.2015, khi đến tiếp xúc với người Mỹ gốc Việt từng tị nạn Việt cộng tại San Jose, ông Osius đã yêu cầu dẹp bỏ Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa trong khi ông đeo trên ve áo chiếc phù hiệu có hình lá cờ đỏ sao vàng.
Tìm hiểu tại sao ?
Lý do 1. ông Đại sứ sợ bị ‘mất job’. Thật vậy, trong khi đồng bào, trong và ngoài nước, ngày thấy càng rõ Chính nghĩa của Cờ này làm cho Việt cộng buộc Ted Osius phải xa lánh Cờ Vàng. Chúng ta biết rằng, trước khi Tổng thống B. Obama xin Việt Nam chấp thuận ông này làm Ðại sứ tại Hà Nội thì họ phải hứa sẽ thực thi các điều kiện mà nhà nước Hà Nội đặt ra và đề nghị.
2. Một lý do khác cũng được nhắc tới là Ted Osius làm theo chỉ thị của Bộ Ngoại giao mà Ngoại trưởng là John Kerry, một đảng viên Dân chủ phản chiến và thân cộng sản. Ông này khoe đã được Việt cộng dẫn xuống lăng Hồ để xem còn lính Mỹ nào bị giam ở đó không. Nếu có, chắc chắn chúng đã khôn hơn ông để dời họ đi chổ khác trước khi ông tới.
Do đó, thay mặt Cộng đồng Người Việt Quốc gia Hoa Kỳ, ngày 27.07.2015, Chủ tịch Michael Do (Ðỗ Văn Phúc) ký gởi văn thư đến Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về trường hợp Ted Osius buộc tháo bỏ Cờ Vàng. Một bàn sao đã được gởi đến ông (có không ít người gọi là ‘bà’ hay ‘nàng’ trong cặp đồng tính) Ðại sứ.
Kính gửi ông John Kerry
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ
Washington, DC 20520
Kính thưa ông Kerry,
Thay mặt cho các công dân Mỹ gốc Việt, chúng tôi gửi đến ông lá thư này để bày tỏ sự thất vọng về một viên chức cao cấp Bộ Ngoại giao đã có hành vi xúc phạm đối với chúng tôi.
Khi ông Ted Osius, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, tiếp xúc với người Việt tị nạn cộng sản tại San Jose ngày 14.07.2015, đã yêu cầu tháo bỏ Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa tại phòng hội, nơi không phải là cơ sở chính quyền Liên bang. Ngoài ra, khi tiếp xúc với người Việt tị nạn, Đại sứ đã đeo trên ve áo chiếc phù hiệu kỷ niệm 20 năm bang giao Mỹ-Việt Cộng, trong đó có hình lá cờ đỏ sao vàng. Chúng tôi xem đây là hành vi thiếu lễ độ, thiếu phong cách và là sự thách thức đối với người Việt chống Cộng.
Lá cờ Vàng ba sọc đỏ chúng tôi đã được gần 50 thành phố, quận hạt và tiểu bang tại Mỹ thừa nhận là lá cờ Tự Do và Truyền Thống của người Mỹ gốc Việt. Dù chúng tôi bị lưu vong, nhưng vẫn ôm ấp Quốc kỳ này như là biểu tượng và niềm hy vọng về một ngày tươi sáng khi Tự do và Dân chủ vãn hồi trên quê hương Việt Nam chúng tôi.
Bộ Ngoại giao có thể không muốn treo lá cờ chúng tôi tại các cơ sở của Bộ. Nhưng, đối với chúng tôi, khi treo lá cờ đó lên, là khẳng định lý lịch của mình cũng như thể hiện quyền tự do phát biểu có ghi trong Tu Chính Án số 1 của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Nếu một vị nào đó không cảm thấy thoải mái với lá cờ Vàng, thì xin đừng tìm đến với chúng tôi.
Việc làm bất kính của Đại sứ Osius đã xúc phạm tình cảm thiêng liêng và niềm tự hào của tập thể người Mỹ gốc Việt. Chúng tôi đang chờ sự giải thích của ông Bộ trưởng và lời xin lỗi của ông Đại sứ.
Xin cám ơn ông về sự quan tâm đúng mức trong vấn đề này.
Xin chào ông
Michael Do
Bản sao: Kính gửi ông Ted Osius, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam,
Dân Biểu Zoe Lofgren, California.
Michael Do (Do Van Phuc), Chairman of the Board of Executives.
Do bản sao thư này cũng được gởi đến Ðại sứ Osius nên ông này đã có thư trả lời, bắt đầu bằng lời trách tác giả đã chọn viết cho chủ của ông (my boss) mà không tìm hiểu sự thật trước với ông là người thẳng thắn và đáng kính.
Ngày 24.07.2015, hai Dân biểu liên bang Zoe Lofgren và Mike Honda đã gởi văn thư đến Ngoại trưởng John Kerry để bày tỏ sự quan tâm của nhị vị về cách hành xử của Ðại sứ Osius đối với Cờ Vàng trong các cuộc gặp gỡ với Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Nam và Bắc California tháng 7/2015. Ngày 07.08.2015, bà Julia Frifield, Phụ tá Ngoại trưởng về các vấn đề Lập pháp, xác nhận : ‘Việc trưng Cờ (Vàng) rõ ràng là một quyền hợp luật và hợp lý đối với bất cứ công dân Mỹ nào’. Trong thư đề ngày 13.08.2015, ký tên bởi nhị vị Dân biểu Liên bang kể trên gởi cho ông Đỗ đã giải thích thêm ‘Việc vinh danh Cờ Vàng hợp hiến với Tu Chính án số 1 Hiến pháp Hoa Kỳ’.
B. Lý do từ chức vì Nhân quyền.
Trong bài viết tựa đề ‘Lên Tiếng’ (Speak out) gửi cho Hiệp hội ‘The American Foreign Service Association’, một Hội đại diện cho các nhà ngoại giao Hoa Kỳ, ông Osius cho rằng những người Việt này sẽ bị trục xuất về lại một quốc gia do chính quyền cộng sản nắm quyền mà họ chưa bao giờ hòa giải và bày tỏ lo ngại nhiều người sẽ trở thành các trường hợp liên hệ tới nhân quyền và lỗi đó là do chính phủ Mỹ.
Ông cho rằng đây là một chính sách thụt lùi và có thể hủy hoại cơ hội thành công trong việc theo đuổi các mục tiêu khác của Tổng thống Trump trong quan hệ với Việt Nam như giảm thâm thủng thương mại, tăng cường quan hệ quân sự và đối phó với các mối đe dọa tới hòa bình khu vực, nhất là xuất phát từ Bắc Hàn (?). Ông cho biết đã lên tiếng phản đối nhưng được lệnh phải im. Ông còn nói thêm rằng ông có thể phục vụ đất nước tốt hơn từ bên ngoài chính phủ bằng cách giúp xây dựng một đại học mới, đầy sáng tạo ở Việt Nam. Ông khoe hiện ông đang là Phó Chủ tịch Đại học Fulbright ở Việt Nam. Báo chí trong nước vào tháng 10/2017 loan tin rằng ông đã rời nhiệm sở, dù lúc đó nhiệm kỳ của ông còn vài tuần nữa mới chính thức kết thúc.
Trên Facebook của mình, ngày 03.04.2018, Ted Osius đăng lại bài viết và nhận được bình luận từ nhiều người Việt ủng hộ ông đã ‘lên tiếng’. Thật vậy ?
Trả lời thông tấn xã Reuters tại Sài Gòn ngày 12.04.2018, ông Osius cho biết là một số nhỏ những người đáng lẽ được Hiệp định 2008 bảo vệ nhưng đã bị trục xuất về Việt Nam. Họ đã từng ủng hộ chế độ Việt Nam Cộng Hòa và chính quyền Hà Nội sẽ coi họ là những phần tử gây mất ổn định. Những người này đã phải sang tị nạn tại Mỹ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, vì vậy ông khẳng định họ không còn đất nước để trở về. Reuters cho biết Phủ Tổng thống Mỹ từ chối bình luận về thông tin này.
C. Ted Osius, người tranh đấu cho Nhân Quyền ?
Từng mang cờ đỏ trên áo, Ted Osius sợ ‘mất job’ vì sợ dính với Cờ Vàng như đã hứa với Việt cộng, nhưng xét cho cùng, chính những người Mỹ gốc Việt mới là những người đóng thuế cho Ngân sách Liên bang để trả lương tháng cho Ðại sứ. Tại Việt Nam, ông đã làm gì ngoài việc học nấu bún bò Huế, bánh chưng và bánh xèo mà thôi.
1. Vấn đề Nhân quyền cho người Việt đau khổ.
Ngày 22.05.2016, phi cơ Air Force One chở Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama đã đáp xuống phi trường Nội bài (Hà nội) lúc 21 giờ 32, được tiếp đón lạnh nhạt bởi một Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Thế mà, trong bài Diễn văn ngày 24.05.2016, ông tự khoe ‘Với mối quan hệ đối tác toàn diện mới, chính phủ hai nước đang hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết. Và cùng với chuyến thăm này, chúng tôi đã đặt nền tảng vững chắc hơn cho mối quan hệ song phương trong nhiều thập niên tới… Thế rồi, khôi nguyên Hòa bình Nobel thoát xác trở thành kẻ rao bán súng đạn cho Việt cộng để chống lại Tàu cộng. Nói đến buôn bán, nhất là buôn bán súng đạn, thì đừng nhắc đến lương tâm và nhân quyền.
Ngày 24.05.2016, ông Obama gặp gỡ các nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà Nội. Nhiều nhà hoạt động khác bị ngăn cản, bắt bớ như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Luật sư Hà Huy Sơn, nhà báo Đoan Trang, blogger Thảo Teresa… Những vị này có trong danh sách mời nhưng Ted Osius cứ để thời gian buổi họp mặt trôi qua. Sau khi phiên họp chấm dứt, công an và côn đồ thả các vị này về nhà. Ðược vậy, hai nhà nước chủ và khách rất bằng lòng nhau.
Do trước kia, giới dân cử Hành pháp (các Tổng thống) và Lập pháp (các Dân biểu và các Nghị sĩ) đặt vấn đề chỉ bán võ khí sát thương cho Việt cộng khi chúng đáp ứng vấn đề nhân quyền. Bây giờ, với sự đồng thuận của nghị sĩ Mc Cain (đảng Cộng hòa), Obama (Dân chủ) bỏ cấm vận này được chúng coi như vấn đề nhân quyền đã thành thứ yếu. Do đó, từ khi Obama rời Thành Hồ, Việt cộng đã mạnh tay bắt và tuyên những bản án ‘Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam’, theo Điều 88 Luật Hình sự, bao nhiêu vị anh hùng, can đảm như chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù ngày 29.06.2017.
2. Ca tụng quân đội anh hùng.
Ngày 27.07.2015, đến dự hội nghị về công tác triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, được tổ chức tại khách sạn Quân đội, Ðại sứ Ted Osius đã nói: « Hôm nay là ngày Việt Nam tưởng niệm những người có công với đất nước các bạn, là các thương binh, liệt sỹ. Cho tôi thể hiện sự tôn trọng của chúng tôi đối với những người anh hùng yêu nước đã hi sinh vì tổ quốc của các bạn… ». Trải qua những thời gian làm việc tại Việt Nam và hiểu biết lịch sử Hoa kỳ tham chiến tại đây, chuyên viên ngoại giao này không biết thế nào về ‘anh hùng’ của cái gọi là ‘Quân đội Nhân dân Việt Nam’ ? Thật đáng tiếc.
Lê Duẫn hồ hởi tuyên bố ‘Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên xô, Trung quốc’. Do đó, lính bộ đội Việt cộng chỉ nhận võ khí và quân dụng để đánh cho đến ‘người Việt cuối cùng. Ðồng thời, do Tổng thống Lyndon Johnson tung quân Mỹ vào Việt Nam, khiến hơn 58 ngàn công dân Mỹ đã anh hùng hy sinh. Chính cộng quân, trong biến cố Tết Mậu thân 1968, tại Huế, đã giết chết tàn bạo và dã man chôn sống trên 6.000 đồng bào thường dân vô tội.
Ngoài ra, ngày 14.03.1988, khi Trung cộng tiến chiếm Gạc Ma (Quần đảo Trường Sa), do tuân lịnh Bộ trưởng Quốc phòng Lê Ðức Anh ‘bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng’, 64 bộ đội Việt cộng đã bị lính Tàu cộng bắn chết và xác vẫn nằm dưới đáy biển. 27 năm sau, đám tướng tá hèn nhát Việt cộng mới dám lên tiếng. Tiếp sau đó, Nông Ðức Mạnh, tổng bí thư cộng đảng, ra lịnh để các xác ‘yên như thế’. Các tên cộng sản khác im lặng. Lẽ ra, xác họ phải được đưa về chôn cất tại quê mẹ…
D. Sự thành công vượt bực của ông với CHXHCN Việt Nam.
Trước khi ông Ted Osius trình ủy nhiệm thư cho Chủ tịch nhà nước Việt Nam, hai chính phủ Mỹ Việt đã thỏa thuận những gì vị Ðại sứ Mỹ ở Hà nội phải làm và đừng làm để mối bang giao được tốt đẹp. Do đó, những gì ông Osius đã làm cho Nhân quyền đối với người Việt Nam hay ngụy biện ‘tôn trọng cờ Vàng’ nhưng không thể chụp hình với Quốc kỳ Tự do vì đang mang cờ đỏ trên áo.
Trong truyền thống ngọai giao Hoa kỳ, các Ðại sứ là đại diện cho Tổng thống (Representative of the President). Do đó, mỗi khi thay đổi Tổng thống thì đương nhiên, tất cả các Ðại sứ Mỹ trên khắp thế giới đều từ chức ngay, nếu không đồng ý chính sách Tổng thống mới. Riêng trường hợp ông Osius, ông không từ chức mà nói rằng ông tiếp tục chức vụ vì ‘ông là ngoại giao chuyên nghiệp’. Ðồng thời, việc chọn lựa nhân sự thời Tổng thống D. Trump thật đặc biệt vì ngay cả việc tuyển chọn các Bộ trưởng còn thay đổi liên tục, khoảng 50 lần sau 16 tháng tại chức, nên việc bổ nhiệm các Ðại sứ bị chậm trể. Ngoài ra, Tổng thống Trump tạm giữ ông Osius lại để chuẩn bị cho chuyến viếng Việt Nam và tham dự APEC tháng 11/2017, đồng thời, cử ngay Ðại sứ Daniel Kritenbrink để tháp tùng Tổng thống trong dịp này.
Ðể quảng cáo việc bảo vệ Nhân quyền, Ted Osius đã đến gặp Luật sư Lê Công Ðịnh, cựu tù nhân lương tâm, tháng 10/2015 và đã tiếp, ngày 19.10.2017, Ðức cha Phao-lô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, nơi bị tàn phá môi trường và con người bởi tập đoàn Formosa. Ngoài ra, nhân dịp này, chúng ta được biết : « vào tháng 9/2012, Ðại sứ David Shear vào để gặp Ðức cha Hợp, nhưng khi đến nơi, ông được chính quyền thông báo là’cuộc gặp sẽ không diễn ra được’ ».
Ngày nay, ông Ted Osius đã rời sứ vụ chuyên môn ngoại giao để phục vụ Giáo dục (Phó Chủ tịch Ðại học Fulbright). Do đó, nhà nước cộng sản Việt nhận ngay một thiên tài như vậy. Trong khi đó, họ từ chối nhận lại nhiều ngàn công dân Việt bị Mỹ trục xuất. Ðiều đó cũng cho thấy sự thất bại của việc Hoa kỳ đề cao việc tiếp nhận du sinh Việt sang đó để học. Rất nhiều sinh viên học không thành công đã ở lậu lại.
II.- TÌNH TRẠNG NGƯỜI VIỆT BỊ TRỤC XUẤT.
A. Những người bị trục xuất.
Từ ngày 30.04.1975, sau khi nhận rõ bôä mặt thật của đảng và nhà nước cộng sản, lúc nào cũng có những công dân Việt, mất Tự do và sự Sống bị đe dọa, muốn bỏ Nước ra đi… Gần 43 năm sau ngày Quốc hận này, Đại diện Cơ quan Di trú và Quan thuế Hoa kỳ (ICE) cho biết : « Tính đến tháng 12/2017, có 8.600 người Việt ở Mỹ nằm trong diện bị trục xuất và 7.821 người phạm tội hình sự ».
Nhóm người này có thể chia ra hai thành phần:
- Ða số đến Hoa kỳ để tị nạn cộng sản, nhưng trong thời gian cư trú tạm, chưa nhập tịch Mỹ đã phạm pháp và có án Tòa. Do đó, theo luật di trú Mỹ từ lâu, họ sẽ phải bị trục xuất về nước gốc. Luập áp dụng cho mọi kiều dân Anh, Pháp, Nga…, chứ không phải chỉ áp dụng cho người có Việt tịch.
- Thiểu số là những dân Việt ‘nhâäp cư lậu’, có thể là Việt cộng, sang Mỹ để du lịch hay du học, rồi ở lại luôn, bị bắt và chờ trục xuất về nước.
B. Nguyên nhân sự bế tắc cuộc trục xuất.
Việc trục xuất và tiếp nhận công dân giữa các quốc gia được qui định bởi công pháp quốc tế. Nhưng Việt cộng chỉ chịu tiếp nhận lại những người Việt đến Mỹ sau năm 1995.
Năm 2008, một Hiệp định nhận lại công dân Việt được ký giữa Hà Nội và Washington, D.C. quy định đối tượng được nhận trở lại Quê hương phải là công dân Việt Nam và, đồng thời, không phải là công dân Hoa Kỳ hay công dân bất kỳ nước nào khác; trước đây đã cư trú tại Việt Nam và hiện không có nơi cư trú ở nước thứ ba; bị cơ quan có thẩm quyền Mỹ ra lệnh trục xuất khỏi Hoa Kỳ do vi phạm pháp luật và nếu thuộc diện bị kết án do phạm tội hình sự (kể cả các vi phạm luật nhập cư) thì trước khi bị trục xuất phải thi hành xong án phạt tù hoặc phải được giảm án tù theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền Hoa Kỳ. Ngoài ra, Hiệp định không áp dụng đối với những công dân Việt đã đến Mỹ trước ngày 12.07.1995, ngày mà hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Những người tới Mỹ trước đó, Việt cộng không chịu nhận lại. Lý do là Tổng thống Clinton chỉ chính thức nhìn nhận Việt Nam XHCN từ ngày đó, nên chúng chỉ cần tôn trọng quy ước quốc tế từ lúc đó mà thôi. Các tội phạm đến Mỹ trong thời gian từ 1975 đến 11.07.1995 phải được xử lý riêng.
Ngày 31.05.2017, tại buổi gặp gỡ giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump, chủ đề nhận lại công dân Việt bị trục xuất cũng được đôi bên bàn thảo. Vào tháng 07/2017, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tổ chức buổi họp đầu tiên của Nhóm Làm Việc song phương về vấn đề nhận lại công dân Việt Nam từ Mỹ. Không thấy kết quả được công bố.
Tháng 11/2017, hai Dân biểu Correa và Lowenthal cùng với đại diện các Cộng đồng cử tri gốc Á châu đã viết thư yêu cầu ICE trả tự do cho những người tị nạn từ Việt Nam và Campuchia cùng đừng trục xuất họ về nước.
Mới đây, ngày 28.02.2018, các nhóm thuộc Tổ chức có tên là ‘Người Mỹ gốc Á châu thúc đẩy Công lý’ thông báo rằng nhiều người tị nạn gốc Việt đã đệ đơn kiện việc bị ICE bắt giữ ‘vô thời hạn’. Tổ chức này cho rằng khoảng 8 tới 10 ngàn người Mỹ gốc Việt, trong đó có ‘nhiều người tới Mỹ khi còn nhỏ để tránh bị đàn áp chính trị’, ‘vấp phải nguy cơ bị giam giữ trái phép’ và ‘bị trục xuất’ về Việt Nam.
Những người Việt đã nhập tịch Mỹ được bảo đảm không bị trục xuất, trừ một số ít trường hợp bị phát hiện khai man trong hồ sơ xin nhập tịch, nên có thể bị trục xuất.
Hà Minh Thảo