Khách mời vắng mặt của TT Bush
Ông Đỗ Nam Hải nói ông không thể tham gia cuộc hội luận với Tổng thống Bush do điện thoại bị phá sóng
Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Hoa Kỳ George W Bush với các nhà hoạt động về nhân quyền Việt Nam tại Toà Bạch Ốc hôm 29/5 vừa qua đã thiếu vắng một nhân vật thứ năm, là nhà bất đồng chính kiến Đỗ Nam Hải từ Việt Nam.
Trước khi sự kiện này diễn ra, phụ tá Tổng thống Hoa Kỳ kiêm p̣hụ tá cố vấn an ninh quốc gia, ông Eliott Abrams, đã gửi một lá thư tới ông Đỗ Nam Hải để mời ông tham gia phiên họp, dự kiến sẽ qua đường điện đàm.
Nói chuyện với đài BBC, kỹ sư Đỗ Nam Hải từ thành phố Hồ Chí Minh xác nhận ông có nhận được lá thư mời của phụ tá Tổng thống Bush, cũng như biết việc ông Bush gặp gỡ các nhà hoạt động về nhân quyền Việt Nam tại Washington vào ngày 29/5.
Ông Hải cho biết ông đã “sẵn sàng tham gia qua điện thoại” với Tổng thống Bush và các khách mời, thế nhưng đến đúng giờ hội luận thì hai số điện thoại của ông bị cắt và sóng điện thoại của người trong cùng gia đình cũng như tại khu vực xung quanh nhà ông đều bị phá hết, do đó ông không tham gia được sự kiện này.
Tuy nhiên, ông Hải cho biết ông đã kịp gửi đến ông Bush một bài phát biểu của cá nhân ông trước khi sự kiện này diễn ra.
Ông Hải nói ông biết Tổng thống Bush quan tâm đến “diện mạo phong trào dân chủ tại Việt Nam, sự đàn áp của chính quyền đối với phong trào dân chủ VN, và những đề đạt của những người hoạt động dân chủ để chính phủ Mỹ có thể hỗ trợ”.
Ông Hải cũng cho biết thêm công việc của ông hiện rất khó khăn, do an ninh Việt Nam luôn theo dõi “từ đầu tới cuối” mọi hoạt động của ông, và chẳng ai dám hợp tác với một người “luôn có từ 3 đến 5 công an đi theo” như ông.
Ông Đỗ Nam Hải là một nhân vật có tiếng trong giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam và gần đây đã được trao giải thưởng của một tổ chức nhân quyền quốc tế là Human Rights Watch.
Ông là thành viên của khối 8406 và trước đây có nhiều bài viết trên mạng internet nói về tình hình chính trị, xã hội Việt Nam.
Tuy nhiên, vào tháng Ba vừa qua, do áp lực từ gia đình, ông phải ký vào giấy cam kết với công an Việt Nam là sẽ ngừng tham gia các hoạt động đấu tranh dân chủ.
Thư mời
Trong lá thư đề ngày 25/5/2007 gửi ông Đỗ Nam Hải, ông Abrams viết: “Tôi viết thư này để xác nhận việc mời ông tham dự phiên họp với Tổng thống George W Bush vào ngày 25/5/2007 nhằm thảo luận về tiến trình cải tổ dân chủ cho Việt Nam”.
Ông Bush đã lắng nghe các đề đạt của những người hoạt động vì tình hình nhân quyền tại Việt Nam hôm 29/5 tại Tòa Bạch Ốc
“Chúng tôi chắc chắn rằng ông có thể cung cấp cho Tổng thống những hiểu biết có giá trị về vấn đề này. Đặc biệt chúng tôi muốn nghe nhiều hơn về những nỗ lực mang lại sự đổi mới dân chủ một cách ôn hoà ở Việt Nam”.
“…Như Tổng thống Bush đã nhấn mạnh trong bài diễn văn nhậm chức lần thứ nhì vào ngày 20/1/2005, là “tất cả những ai đang sống dưới thể chế độc tài và tuyệt vọng có thể hiểu rằng Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ trước sự đàn áp hay tha thứ cho những kẻ áp bức các bạn. Khi các bạn đứng lên tranh đấu cho tự do, chúng tôi sẽ đứng chung cùng các bạn”
“Trong tinh thần đó, chúng tôi muốn ông hiểu rằng chúng tôi hậu thuẫn cho người dân Việt Nam, những người đang tìm cách phát huy tự do tại đất nước cao quý của họ”.
Ông Đỗ Nam Hải nói ông không thể tham gia cuộc hội luận với Tổng thống Bush do điện thoại bị phá sóng
Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Hoa Kỳ George W Bush với các nhà hoạt động về nhân quyền Việt Nam tại Toà Bạch Ốc hôm 29/5 vừa qua đã thiếu vắng một nhân vật thứ năm, là nhà bất đồng chính kiến Đỗ Nam Hải từ Việt Nam.
Kỹ sư Đỗ Nam Hải |
Nói chuyện với đài BBC, kỹ sư Đỗ Nam Hải từ thành phố Hồ Chí Minh xác nhận ông có nhận được lá thư mời của phụ tá Tổng thống Bush, cũng như biết việc ông Bush gặp gỡ các nhà hoạt động về nhân quyền Việt Nam tại Washington vào ngày 29/5.
Ông Hải cho biết ông đã “sẵn sàng tham gia qua điện thoại” với Tổng thống Bush và các khách mời, thế nhưng đến đúng giờ hội luận thì hai số điện thoại của ông bị cắt và sóng điện thoại của người trong cùng gia đình cũng như tại khu vực xung quanh nhà ông đều bị phá hết, do đó ông không tham gia được sự kiện này.
Tuy nhiên, ông Hải cho biết ông đã kịp gửi đến ông Bush một bài phát biểu của cá nhân ông trước khi sự kiện này diễn ra.
Ông Hải nói ông biết Tổng thống Bush quan tâm đến “diện mạo phong trào dân chủ tại Việt Nam, sự đàn áp của chính quyền đối với phong trào dân chủ VN, và những đề đạt của những người hoạt động dân chủ để chính phủ Mỹ có thể hỗ trợ”.
Ông Hải cũng cho biết thêm công việc của ông hiện rất khó khăn, do an ninh Việt Nam luôn theo dõi “từ đầu tới cuối” mọi hoạt động của ông, và chẳng ai dám hợp tác với một người “luôn có từ 3 đến 5 công an đi theo” như ông.
Ông Đỗ Nam Hải là một nhân vật có tiếng trong giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam và gần đây đã được trao giải thưởng của một tổ chức nhân quyền quốc tế là Human Rights Watch.
Ông là thành viên của khối 8406 và trước đây có nhiều bài viết trên mạng internet nói về tình hình chính trị, xã hội Việt Nam.
Tuy nhiên, vào tháng Ba vừa qua, do áp lực từ gia đình, ông phải ký vào giấy cam kết với công an Việt Nam là sẽ ngừng tham gia các hoạt động đấu tranh dân chủ.
Thư mời
Trong lá thư đề ngày 25/5/2007 gửi ông Đỗ Nam Hải, ông Abrams viết: “Tôi viết thư này để xác nhận việc mời ông tham dự phiên họp với Tổng thống George W Bush vào ngày 25/5/2007 nhằm thảo luận về tiến trình cải tổ dân chủ cho Việt Nam”.
Ông Bush đã lắng nghe các đề đạt của những người hoạt động vì tình hình nhân quyền tại Việt Nam hôm 29/5 tại Tòa Bạch Ốc
“Chúng tôi chắc chắn rằng ông có thể cung cấp cho Tổng thống những hiểu biết có giá trị về vấn đề này. Đặc biệt chúng tôi muốn nghe nhiều hơn về những nỗ lực mang lại sự đổi mới dân chủ một cách ôn hoà ở Việt Nam”.
“…Như Tổng thống Bush đã nhấn mạnh trong bài diễn văn nhậm chức lần thứ nhì vào ngày 20/1/2005, là “tất cả những ai đang sống dưới thể chế độc tài và tuyệt vọng có thể hiểu rằng Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ trước sự đàn áp hay tha thứ cho những kẻ áp bức các bạn. Khi các bạn đứng lên tranh đấu cho tự do, chúng tôi sẽ đứng chung cùng các bạn”
“Trong tinh thần đó, chúng tôi muốn ông hiểu rằng chúng tôi hậu thuẫn cho người dân Việt Nam, những người đang tìm cách phát huy tự do tại đất nước cao quý của họ”.