Liên Hiệp quốc và các quốc gia kỳ vọng Tòa Thánh La mã sẽ lãnh đạo vấn đề di dân và người tị nạn
Cha Michael Czerny nhấn mạnh tầm quan trọng của Thông điệp Ngày Hòa bình của Đức Giáo Hoàng để chuẩn bị cho các tiểu ban Liên Hiệp Quốc về người tị nạn và di dân
Các quyền của người tỵ nạn và người nhập cư sẽ được chú trọng trong năm 2018 khi LHQ hoạt động hướng tới việc thông qua hai hiệp định hoặc 'thỏa hiệp' cho toàn cầu, nhằm đáp ứng số người di cư đông đảo nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai tới nay.
Trong thông điệp Ngày Hòa bình Thế giới ngày 1 tháng 1 năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến người tị nạn và nhập cư và ngài nêu lý do tại sao có nhiều người phải bỏ nước ra đi và phản ứng của chúng ta là gì.
Trong khi các chính phủ và cộng đồng tìm cách đối phó với một số lượng đông đảo những người di cư vì những xung đột hoặc đói khổ, Đức Thánh Cha nói điều quan trọng là phải tìm ra các giải pháp sáng tạo, sâu sắc và nhân đạo hơn là tạo thêm sợ hãi cho những người di cư, do đó "tạo thêm bạo lực, kỳ thị chủng tộc và bài ngoại!"
Cha Michael Czerny là thư ký của văn phòng Người di cư và tị nạn tại Vatican cho hay về việc tăng nhân sự. Cha cũng cho hay tầm quan trọng của Thông điệp Ngày Hòa bình 2018 - là những điểm dấn quan trọng trong lĩnh vực cấp thiết này của quốc tế ...
Cha Michael cho hay “Thông điệp cho thấy người di cư và người tị nạn không chỉ là những người gặp khó khăn, những người cần được giúp đỡ mà còn là những "con người hòa bình, đóng góp cho hòa bình và xây dựng hòa bình".
Mặc dù bức Thông điệp được xuất bản vào tháng 11/2017 nhưng cha cho hay "cuộc đối thoại với các chính phủ chỉ mới bắt đầu" khi các chính trị gia nhận được bản văn vào đầu năm nay và khi Đức Thánh Cha trình bày Thông điệp này trong cuộc họp quan trọng với các thành viên của ngoại giao đoàn.
Cha Michael ghi nhận nhiều mối quan tâm của Tòa Thánh được đánh giá cao ở cấp độ quốc tế bởi tất cả những người chuẩn bị về hai chủ đề người di cư và người tị nạn cho Liên Hợp Quốc.
Sứ điệp của Vatican tại New York và Geneva sẽ được tích cực đưa vào nghị trình các cuộc thương thảo và cha lưu ý rằng: "Điều làm cho ngài hài lòng nhất là thấy nhiều quốc gia và nhiều tổ chức mong đợi Tòa Thánh sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực này".
Văn phòng của cha Michael đã làm việc với các tổ chức tị nạn Công Giáo lớn và với các Hội đồng Giám mục để khai triển 20 điểm hoạt động, đây là "một kế hoạch mục vụ" và "là nền tảng cho các cuộc đàm phán". Cha nói các điểm này đã được đệ trình lên LHQ về người di cư và tị nạn. Các đệ trình này đã được "đón nhận cách nồng nhiệt" vì "những đóng góp xuất sắc của chúng cho các tiến trình tị nạn và di dân".
Cha Michael nhấn mạnh "vai trò của chúng ta không phải là tranh luận", nhưng phải thể hiện những hành động tích cực, làm cho các chính phủ thấy rằng tuy với sự đầu tư ít hơn nhưng giầu thiện chí, họ sẽ thu gặt được nhiều hoa trái hơn họ tưởng".
Cha Michael trưng dẫn "những câu chuyện thương tâm" của những làng xã đã bị bỏ hoang nay người di dân đã giúp xây dựng lại, tạo nên một nền nông nghiệp thịnh vượng, làm gia tăng việc buôn bán thương mại, vực dậy ngành du lịch, và tái sinh cuộc sống gia đình với nhiều trường học được khai giảng và giáo hội phát triển. Cha kết luận "Cuộc sống mới đang khai mở, nếu các bạn sẵn sàng chia sẻ những gì có thể thì chắc chắn nhiều tiềm năng mới sẽ được trổ sinh".
Cha Michael Czerny nhấn mạnh tầm quan trọng của Thông điệp Ngày Hòa bình của Đức Giáo Hoàng để chuẩn bị cho các tiểu ban Liên Hiệp Quốc về người tị nạn và di dân
Các quyền của người tỵ nạn và người nhập cư sẽ được chú trọng trong năm 2018 khi LHQ hoạt động hướng tới việc thông qua hai hiệp định hoặc 'thỏa hiệp' cho toàn cầu, nhằm đáp ứng số người di cư đông đảo nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai tới nay.
Trong thông điệp Ngày Hòa bình Thế giới ngày 1 tháng 1 năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến người tị nạn và nhập cư và ngài nêu lý do tại sao có nhiều người phải bỏ nước ra đi và phản ứng của chúng ta là gì.
Trong khi các chính phủ và cộng đồng tìm cách đối phó với một số lượng đông đảo những người di cư vì những xung đột hoặc đói khổ, Đức Thánh Cha nói điều quan trọng là phải tìm ra các giải pháp sáng tạo, sâu sắc và nhân đạo hơn là tạo thêm sợ hãi cho những người di cư, do đó "tạo thêm bạo lực, kỳ thị chủng tộc và bài ngoại!"
Cha Michael Czerny là thư ký của văn phòng Người di cư và tị nạn tại Vatican cho hay về việc tăng nhân sự. Cha cũng cho hay tầm quan trọng của Thông điệp Ngày Hòa bình 2018 - là những điểm dấn quan trọng trong lĩnh vực cấp thiết này của quốc tế ...
Cha Michael cho hay “Thông điệp cho thấy người di cư và người tị nạn không chỉ là những người gặp khó khăn, những người cần được giúp đỡ mà còn là những "con người hòa bình, đóng góp cho hòa bình và xây dựng hòa bình".
Mặc dù bức Thông điệp được xuất bản vào tháng 11/2017 nhưng cha cho hay "cuộc đối thoại với các chính phủ chỉ mới bắt đầu" khi các chính trị gia nhận được bản văn vào đầu năm nay và khi Đức Thánh Cha trình bày Thông điệp này trong cuộc họp quan trọng với các thành viên của ngoại giao đoàn.
Cha Michael ghi nhận nhiều mối quan tâm của Tòa Thánh được đánh giá cao ở cấp độ quốc tế bởi tất cả những người chuẩn bị về hai chủ đề người di cư và người tị nạn cho Liên Hợp Quốc.
Sứ điệp của Vatican tại New York và Geneva sẽ được tích cực đưa vào nghị trình các cuộc thương thảo và cha lưu ý rằng: "Điều làm cho ngài hài lòng nhất là thấy nhiều quốc gia và nhiều tổ chức mong đợi Tòa Thánh sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực này".
Văn phòng của cha Michael đã làm việc với các tổ chức tị nạn Công Giáo lớn và với các Hội đồng Giám mục để khai triển 20 điểm hoạt động, đây là "một kế hoạch mục vụ" và "là nền tảng cho các cuộc đàm phán". Cha nói các điểm này đã được đệ trình lên LHQ về người di cư và tị nạn. Các đệ trình này đã được "đón nhận cách nồng nhiệt" vì "những đóng góp xuất sắc của chúng cho các tiến trình tị nạn và di dân".
Cha Michael nhấn mạnh "vai trò của chúng ta không phải là tranh luận", nhưng phải thể hiện những hành động tích cực, làm cho các chính phủ thấy rằng tuy với sự đầu tư ít hơn nhưng giầu thiện chí, họ sẽ thu gặt được nhiều hoa trái hơn họ tưởng".
Cha Michael trưng dẫn "những câu chuyện thương tâm" của những làng xã đã bị bỏ hoang nay người di dân đã giúp xây dựng lại, tạo nên một nền nông nghiệp thịnh vượng, làm gia tăng việc buôn bán thương mại, vực dậy ngành du lịch, và tái sinh cuộc sống gia đình với nhiều trường học được khai giảng và giáo hội phát triển. Cha kết luận "Cuộc sống mới đang khai mở, nếu các bạn sẵn sàng chia sẻ những gì có thể thì chắc chắn nhiều tiềm năng mới sẽ được trổ sinh".