Đếm mốc Thời Gian
Đời người thường được quan niệm là quá vắn vỏi : “Trăm năm thì ngắn, một ngày dài ghê”! Và nhà thơ Cao bá Quát đã một lần than thở :”Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy, cảnh phù du trông thấy đã nực cười”. Nhà Phật mang thuyết ‘vô thường ‘ ra để nhắc bảo ta rằng đời sống chỉ là ‘sắc sắc không không’. Còn kinh thánh bên Công Giáo thì dạy rằng Chúa là chủ tể của thời gian : Ngài muốn chúng ta làm quản lý cho khéo ngày tháng đang sống, và cũng nhắc thời giờ trên trần rất giới hạn; trong khi một ngàn năm trước mặt Chúa chỉ như một khoảnh khắc.
Mở lại lịch sử nhân loại, dựa vào thời tiết đổi thay, người ta đã biết chia ra các mùa, theo vòng tròn 365 ngày, kể là một năm. Rồi phân một năm ra 12 tháng. Bắt đầu từ thời La Mã cổ, với triều đại Pompilius vào khoảng 700 năm trước tây lịch. Sau đó hoàng đế Caesar sửa lại cho được rõ ràng chi tiết hơn.
Lịch mới này được dựa vào sự phát minh của nhà Thiên Văn Học người Hy Lạp Alexandria (tính hệ thống thời gian cho Lịch theo mặt trời). Caesar muốn thay đổi ngày đầu năm từ mồng 1 tháng Giêng, mà ông cho là hợp lý nhất, sẽ phù hợp với một trong những điểm chí (Solstices) hay điểm phân (Equinoxes) cũng như tiết khí trọn cả năm.
Cuối cùng vị Giáo hoàng nổi danh Gregorius lại sửa thêm cho thật chính xác vào năm 1582, và ngày nay thế giới vẫn xử dụng lịch này. Trong bản sửa đổi của lịch Gregorian đã hủy bỏ 10 ngày trong tháng 10 năm 1582. Ngày thứ năm là ngày 04 tháng 10 năm đó, và tiếp theo liền là ngày thứ sáu 15/10.
Ai cũng biết rằng năm dương lịch được tính bằng đơn vị thời gian trái đất quay một vòng quanh mặt trời. Một vòng quay này kéo dài 365,2422 ngày (356 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây). Để tiện sổ sách, người ta tính chẵn 365 ngày là một năm dương lịch.
Vì trong 365 ngày có 12 lần mặt trăng tròn và 12 lần khuyết nên người ta chia thành 12 tháng. Mà cũng vì 365 không chia chẵn hết cho 12 nên đành phải chia thành tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày). Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày. Như vậy cộng 12 tháng vừa đủ 365 ngày, đó là năm bình thường. Nhưng còn dư 5 giờ 48 phút 46 giây thì tính sao đây? Trong 4 năm liền, số dư đó cộng lại suýt soát một ngày, và một ngày đó được cộng vào tháng 2 của năm thứ tư. Năm thứ tư ấy gọi là “năm nhuận”, có 366 ngày. Tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày, ngày thứ 29 ấy gọi là “ngày nhuận”.
Dĩ nhiên có một số vùng hay quốc gia vẫn muốn dùng lịch riêng, có thể là theo tính toán tôn giáo, thần linh dân tộc, hoặc theo âm lịch với việc vận hành của mặt trăng như tại Trung Hoa, Việt Nam…
Khắp nơi mừng năm mới
Người ta khoái mừng năm mới từ tối hôm trước : 31 tháng 12, gọi là giao thừa. Tại Hoa Kỳ, giao thừa được tổ chức với những bữa tiệc chính thức, những hoạt động hướng về gia đình và các sự kiện đại chúng khác. Một trong những lễ hội nổi tiếng nhất tại đất nước này là "thả cầu" tổ chức tại ‘Quảng trường’ Thời Đại của thành phố New York : người ta lấy cảm hứng từ những quả bóng thời gian được sử dụng chính thức làm tín hiệu thời gian, vào lúc 23:59 theo múi giờ miền Đông, một quả bóng nặng 11.875 pound (5.386 kg), có đường kính 12 foot (3,7 m) của Waterford crystal nằm trên nóc tòa nhà được hạ xuống một điểm cực cao 70 feet, bay đến nóc của quảng trường trong 60 giây để báo hiệu năm mới bắt đầu. Bà con tụ họp vỗ tay và chúc nhau năm mới may lành, trong tiếng nhạc vui vang rền.
Do ảnh hưởng văn hoá phương Tây, nên người Nhật từ lâu đã không đón tết theo thời gian âm lịch như một số nước châu Á khác. Trong tâm linh người Nhật đã coi tết dương lịch là ngày lễ tết chính. Trong buổi sáng tinh mơ ngày đầu năm, mọi thành viên trong các gia đình người Nhật cùng nhau đổ ra đường để chào đón bình minh đầu tiên của năm mới. Sau đó, mọi người rủ nhau lên chùa để bái Phật, cầu nguyện hoặc đến nhà người thân, bạn bè để chúc tết nhau. Trong ngày này, các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới (Oshogatsu). Trên mâm cỗ của người Nhật, các món ăn vô cùng phong phú được bày trí tỉ mỉ, đẹp mắt.
Đầu năm, người Tây-phương còn có một tục-lệ có ý nghĩa là "ý định cương quyết" thật: "Năm nay, tôi cương quyết sẽ... bỏ hút thuốc, xuống 10 ký-lô, đi học đàn/nhảy/nấu bếp, bớt làm việc và dành nhiều giờ với gia-đình hơn...''
Tinh thần của những "nghị quyết" này là mượn dịp năm mới để sống lại, để làm lại từ đầu, là không phó mặc cho số phận, mà nhất quyết làm chủ đời mình. (Làm được hay không lại là chuyện khác !) Bạn nghĩ sao ?
Vui mùa xuân mới. Ăn mừng tân niên. Nhưng bà con mình vẫn cảm thấy mình già đi một chút, dù không muốn chấp nhận. Thêm tuổi là đuổi xuân đi.
Giáo Hội Công Giáo và năm mới
Giáo hội mời chúng ta bước vào tân niên với tâm tình mến yêu tin tưởng nơi Đức Trinh Nữ Maria. Mồng một tháng giêng là lễ kính ‘Mẹ Thiên Chúa’, đúng một tuần sau khi kỷ niệm ngày Mẹ sinh ra Đức Giê-su, là chính Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần. Nghĩa là Mẹ được Chúa tuyển chọn để dóng vai trò lớn lao trong lịch sử Cứu Độ.
Đức Mẹ được nâng lên chỉ vì Ngài đã hạ mình và sống khiêm tốn vô song. Địa vị cao sang của Mẹ cũng là lý do mời tất cả chạy đến xin được chở che hộ phù. Mà cái cao quý ở đây là Mẹ cũng là mẹ của tất cả chúng ta. Chạy đến để học những nhân đức cao cả. Cũng là để lắng nghe những lời Mẹ dạy bảo để sống đẹp lòng Chúa. Cũng là dịp để xin Mẹ giúp chúng ta đổi mới cuộc sống, và giúp toàn thể nhân loại hư đốn biết thay dạ đổi lòng, mà sống theo tinh thần Phúc Âm.
Ngày đầu năm cũng là ngày Giáo hội kêu gọi mọi người cầu nguyện cho nền Hòa Bình toàn nhân loại. Cho ai nấy sống tình thân ái, bới ích kỷ, thêm cảm thông và chia sẻ chân thành.
Lời cầu cho hòa bình phải kèm theo ước vọng và cương quyết thực hành công bằng, từ trong gia đình ra tới ngoài xã hội. Chúng ta là những phần tử của Giáo Hội, ai nấy phải là những chứng tá thực sự của Hòa Bình. Phải ráng kiến tạo Hòa Bình từ trong gia đình, thôn xóm, cộng đồng...Ráng gây dựng và gìn giữ sự thật, công bằng, tình thương, là những yếu tố nòng cốt.
Thành ra, vui tân niên, chúng ta phải đồng hành với Giáo hội. Hướng đi cao đẹp này sẽ kéo ơn phúc từ trời cao cho cả năm mới. Hãy tận hưởng từng phút giây của ngày sống, trong tâm tình tạ ơn sâu thẳm. Không mơ tưởng về một loại ‘thuốc trường sinh’ nào đó trên đời. Mà một niềm chỉ mong ngày được về với Chúa trên nước hằng sống. Nhạc sĩ Y Vân nghẹn ngào sáng tác và ca lên bản hát ’60 năm cuộc đời’. Có là bao ? Ngắn ngủi quá ! Điều quan trọng nhất là sống cho đáng sống, kiên trì lập công, vượt qua mọi trái ý thử thách. Nhà thật của chúng ta không ở trần gian này.
Chớ ham mê của đời chóng qua. Nhưng năng cầu nguyện “Xin Chúa trở thành gia nghiệp cho đời con”.
Trong tinh thần đó, tất cả chúng ta có thể cùng chân thành và vui vẻ chúc nhau “ HAPPY NEW YEAR “.
LM. Giuse Nguyễn Văn Thư
Mở lại lịch sử nhân loại, dựa vào thời tiết đổi thay, người ta đã biết chia ra các mùa, theo vòng tròn 365 ngày, kể là một năm. Rồi phân một năm ra 12 tháng. Bắt đầu từ thời La Mã cổ, với triều đại Pompilius vào khoảng 700 năm trước tây lịch. Sau đó hoàng đế Caesar sửa lại cho được rõ ràng chi tiết hơn.
Lịch mới này được dựa vào sự phát minh của nhà Thiên Văn Học người Hy Lạp Alexandria (tính hệ thống thời gian cho Lịch theo mặt trời). Caesar muốn thay đổi ngày đầu năm từ mồng 1 tháng Giêng, mà ông cho là hợp lý nhất, sẽ phù hợp với một trong những điểm chí (Solstices) hay điểm phân (Equinoxes) cũng như tiết khí trọn cả năm.
Ai cũng biết rằng năm dương lịch được tính bằng đơn vị thời gian trái đất quay một vòng quanh mặt trời. Một vòng quay này kéo dài 365,2422 ngày (356 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây). Để tiện sổ sách, người ta tính chẵn 365 ngày là một năm dương lịch.
Vì trong 365 ngày có 12 lần mặt trăng tròn và 12 lần khuyết nên người ta chia thành 12 tháng. Mà cũng vì 365 không chia chẵn hết cho 12 nên đành phải chia thành tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày). Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày. Như vậy cộng 12 tháng vừa đủ 365 ngày, đó là năm bình thường. Nhưng còn dư 5 giờ 48 phút 46 giây thì tính sao đây? Trong 4 năm liền, số dư đó cộng lại suýt soát một ngày, và một ngày đó được cộng vào tháng 2 của năm thứ tư. Năm thứ tư ấy gọi là “năm nhuận”, có 366 ngày. Tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày, ngày thứ 29 ấy gọi là “ngày nhuận”.
Dĩ nhiên có một số vùng hay quốc gia vẫn muốn dùng lịch riêng, có thể là theo tính toán tôn giáo, thần linh dân tộc, hoặc theo âm lịch với việc vận hành của mặt trăng như tại Trung Hoa, Việt Nam…
Khắp nơi mừng năm mới
Do ảnh hưởng văn hoá phương Tây, nên người Nhật từ lâu đã không đón tết theo thời gian âm lịch như một số nước châu Á khác. Trong tâm linh người Nhật đã coi tết dương lịch là ngày lễ tết chính. Trong buổi sáng tinh mơ ngày đầu năm, mọi thành viên trong các gia đình người Nhật cùng nhau đổ ra đường để chào đón bình minh đầu tiên của năm mới. Sau đó, mọi người rủ nhau lên chùa để bái Phật, cầu nguyện hoặc đến nhà người thân, bạn bè để chúc tết nhau. Trong ngày này, các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới (Oshogatsu). Trên mâm cỗ của người Nhật, các món ăn vô cùng phong phú được bày trí tỉ mỉ, đẹp mắt.
Đầu năm, người Tây-phương còn có một tục-lệ có ý nghĩa là "ý định cương quyết" thật: "Năm nay, tôi cương quyết sẽ... bỏ hút thuốc, xuống 10 ký-lô, đi học đàn/nhảy/nấu bếp, bớt làm việc và dành nhiều giờ với gia-đình hơn...''
Tinh thần của những "nghị quyết" này là mượn dịp năm mới để sống lại, để làm lại từ đầu, là không phó mặc cho số phận, mà nhất quyết làm chủ đời mình. (Làm được hay không lại là chuyện khác !) Bạn nghĩ sao ?
Vui mùa xuân mới. Ăn mừng tân niên. Nhưng bà con mình vẫn cảm thấy mình già đi một chút, dù không muốn chấp nhận. Thêm tuổi là đuổi xuân đi.
Giáo Hội Công Giáo và năm mới
Đức Mẹ được nâng lên chỉ vì Ngài đã hạ mình và sống khiêm tốn vô song. Địa vị cao sang của Mẹ cũng là lý do mời tất cả chạy đến xin được chở che hộ phù. Mà cái cao quý ở đây là Mẹ cũng là mẹ của tất cả chúng ta. Chạy đến để học những nhân đức cao cả. Cũng là để lắng nghe những lời Mẹ dạy bảo để sống đẹp lòng Chúa. Cũng là dịp để xin Mẹ giúp chúng ta đổi mới cuộc sống, và giúp toàn thể nhân loại hư đốn biết thay dạ đổi lòng, mà sống theo tinh thần Phúc Âm.
Ngày đầu năm cũng là ngày Giáo hội kêu gọi mọi người cầu nguyện cho nền Hòa Bình toàn nhân loại. Cho ai nấy sống tình thân ái, bới ích kỷ, thêm cảm thông và chia sẻ chân thành.
Lời cầu cho hòa bình phải kèm theo ước vọng và cương quyết thực hành công bằng, từ trong gia đình ra tới ngoài xã hội. Chúng ta là những phần tử của Giáo Hội, ai nấy phải là những chứng tá thực sự của Hòa Bình. Phải ráng kiến tạo Hòa Bình từ trong gia đình, thôn xóm, cộng đồng...Ráng gây dựng và gìn giữ sự thật, công bằng, tình thương, là những yếu tố nòng cốt.
Thành ra, vui tân niên, chúng ta phải đồng hành với Giáo hội. Hướng đi cao đẹp này sẽ kéo ơn phúc từ trời cao cho cả năm mới. Hãy tận hưởng từng phút giây của ngày sống, trong tâm tình tạ ơn sâu thẳm. Không mơ tưởng về một loại ‘thuốc trường sinh’ nào đó trên đời. Mà một niềm chỉ mong ngày được về với Chúa trên nước hằng sống. Nhạc sĩ Y Vân nghẹn ngào sáng tác và ca lên bản hát ’60 năm cuộc đời’. Có là bao ? Ngắn ngủi quá ! Điều quan trọng nhất là sống cho đáng sống, kiên trì lập công, vượt qua mọi trái ý thử thách. Nhà thật của chúng ta không ở trần gian này.
Chớ ham mê của đời chóng qua. Nhưng năng cầu nguyện “Xin Chúa trở thành gia nghiệp cho đời con”.
Trong tinh thần đó, tất cả chúng ta có thể cùng chân thành và vui vẻ chúc nhau “ HAPPY NEW YEAR “.
LM. Giuse Nguyễn Văn Thư