Suy Niệm Chúa Nhật V PHỤC SINH C
Yêu Như Chúa Yêu
Để nói lên tình yêu thương rộng mở giữa người với người trong xã hội, người Á Đông chúng ta có châm ngôn: "Tứ hải giai huynh đệ" (bốn biển là anh em). Cha ông của chúng ta cũng dạy: “Thương người như thể thương thân”. Cựu Ước cùng mời gọi: “Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình” (Lv 19,18). Trên đây chỉ là lời những lời mời gọi tình yêu thương theo mối tương quan giữa con người với nhau, mà đỉnh điểm của tình yêu là: Yêu tha nhân như chính mình. Còn nét độc đáo và đặc thù của tình yêu mà Đức Kitô mời gọi chúng ta là: Yêu Như Chúa Yêu. Vậy, làm thế nào để Yêu Như Chúa Yêu?
1. Trước hết, chúng ta tìm hiểu xem Chúa Giêsu yêu thương như thế nào?
1.1)Tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu phổ quát.
Ngài yêu thương hết thảy mọi người. Đó là những người tội lỗi, bệnh tật, đói khổ, yếu đuối và bị áp bức…Ngài gặp gỡ chàng thanh niên giàu có và khuyên anh để được sống đời đời: «Hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi» (x. Mc 10, 17-22). Ngài gặp gỡ ông Giakêu thủ lĩnh người thu thuế và giúp ông biết sống công bằng và quảng đại (x. Lc 19,1-10). Ngài gặp gỡ những người nghèo về tinh thần và vật chất và luôn ưu tiên họ hơn. Đó cũng chính là dấu hiệu để nhận ra Ngài. Ngài nói với các môn đệ Gioan rằng: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng” (Mt 11,5-6). Ngài tự đồng hoá mình với những người nghèo hèn, đói khổ đến nỗi ai làm cho những người này là làm cho chính Ngài (x. Mt 11,5-6). Ngài đã ca ngợi bà goá nghèo chỉ bỏ ¼ đồng xu vào hòm tiền nhà thờ và tuyên bố một câu bất hủ: “Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết” (Mc 12,43). Khi dân chúng đói khát, Ngài đã mời gọi các Tông đồ “Anh em hãy cho họ ăn đi” (x. Mc 6,34-44). Sứ mạng giải phóng cho người nghèo chính là sứ mạng của Ngài: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”(Lc 4, 16-22). Qua những hành động và lời nói của Chúa Giêsu đều thể hiện rõ nét một tình yêu bất biến, tình yêu phổ quát không loại trừ một ai.
1.2)Tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu tha thứ.
Chúa nói với người phụ nữ ngoại tình: "Tội của chị đã được tha rồi" (Lc 7,48). Chúa nói với người bất toại: “Này con, con đã được tha tội rồi” (Mt 9, 2; Mc 2, 5; Lc 5, 20). Ngài tha thứ cho Phêrô (Mt 26, 69-75), cho kẻ trộm lành (x. Lc 23,43), cho những kẻ giết Ngài (x. Lc 23,34)...Ngài đã ban quyền tha tội cho Hội Thánh, khi Ngài nói với các môn đệ: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20, 22). Ngài còn thiết lập chức linh mục để thi hành sứ mạng đó mãi cho đến tận thế. Tình yêu của Chúa Giêsu thực sự là tình yêu tha thứ. Ngài luôn luôn ở tư thế cứu thoát chứ không muốn lên án. Chính Chúa Giêsu đã nói với ông Ni-cô-đê-mô rằng: “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” ( Ga 3, 17).
1.3)Tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu hy sinh phục vụ.
Vì yêu thương loài người chúng ta, nên Ngài đã hy sinh hạ mình xuống chấp nhận làm một con người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Thánh Phaolô diễn tả: “Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế”(Pl 2,6-7).
Thật vậy, vì yêu thương loài người nên Ngài chấp nhận sinh ra trong hang đá nghèo hèn lạnh lẽo. Ngài sống âm thầm tại làng quê Nazareth với Thánh Giuse và Đức Maria suốt ba mươi năm. Ngài tiếp tục sống nghèo hèn trong ba năm rao giảng Tin Mừng. Chính Ngài nói: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu" (Lc 9, 58). Ngài đã hy sinh hạ mình xuống rửa chân cho các môn đệ (x. Ga 13, 1-20). Cuối cùng, Ngài bị bắt, đánh đòn, đóng đinh và chết trên thập giá không một mảnh vải che thân. Đó là bằng chứng hùng hồn nhất cho lời Ngài nói: "Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu của mình" (Ga 15,13). Không những thế, trước khi bước vào cuộc khổ nạn, Ngài đã lập Bí tích Thánh Thể để làm của ăn của uống nuôi sống nhân loại chúng ta. Ngài đã yêu thương nhân loại và yêu thương họ cho đến cùng (x. Ga 13,1). Tình yêu của chủ chiên hy sinh vì đàn chiên, đó mới là một tình yêu tròn đầy, một tình yêu hy sinh phục vụ.
2. Làm thế nào để Yêu Như Chúa Yêu?
2.1)Yêu như Chúa yêu là phải yêu thương mọi người.
Với bản tính tự nhiên, chúng ta thường giới hạn tình yêu nơi những người thân cận: Yêu thương những kẻ thuộc về minh như cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em và những người yêu thương chúng ta, những người có thể đền đáp công ơn cho chúng ta. Nhưng để yêu như Chúa, chúng ta không được dừng lại ở đó, chính Chúa Giêsu đã nói: “Nếu các ngươi yêu những kẻ yêu mến các ngươi, thì các ngươi có công gì ? Há những người thu thuế cũng không làm thế sao”? (Mt 5,6). Vì vậy, Yêu như Chúa yêu là phải đi xa hơn: Yêu thương hết mọi người; yêu thương những người không có gì để đền đáp cho chúng ta; yêu thương cả những người bất đồng ý kiến; yêu thương những người không yêu thương chúng ta; thậm chí chúng ta cần phải yêu thương những người ghét bỏ chúng ta, bách hại chúng ta. Đó là tình yêu phổ quát, tình yêu không loại trừ một ai.
2.2)Yêu như Chúa yêu là phải tha thứ lỗi lầm cho anh chị em mình.
Trước hết, tinh thần tha thứ phải được thực hiện ngay trong mối tương quan giữa các thành viên trong gia đình: Cha mẹ con cái, vợ chồng, anh em ruột thịt với nhau. Tiếp đó, tha thứ phải được thể hiện giữa các thành viên trong cộng đoàn giáo xứ và mọi người chúng ta gặp gỡ hằng ngày. Ngoài ra, sự tha thứ cũng cần được thể hiện với những người ghét bỏ chúng ta, và thậm chí họ là kẻ thù của chúng ta. Các Thánh đã làm gương cho chúng ta: Thánh Stêphanô đã tha thứ cho Phaolô; Thánh Nữ Maria Goretti đã tha thứ cho chàng thanh niên Alexade; Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tha thứ cho Ali Agca và bao nhiêu tấm gương tha thứ khác.
Nhưng thực tế trong đời sống gia đình và cộng đoàn vẫn còn đó những người sống thiếu tinh thần tha thứ cho nhau. Vì không có sự tha thứ nên xảy ra rất nhiều cảnh đau thương, chết chóc. Mỗi người chúng ta hãy mang tinh thần tha thứ đến với mọi người: “Đem tha thứ vào nơi lăng nhục... Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ” (Kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô).
2.3)Yêu như Chúa yêu là phải biết hy sinh phục vụ.
Chúa Giêsu đã hy sinh tính mạng vì chúng ta. Giờ chúng ta cũng phải hy sinh tính mạng vì người khác. Hy sinh tính mạng là hy sinh những gì thuộc về chúng ta. Vì vậy, chúng ta có thể hy sinh thời gian, sức khoẻ, tiền bạc vì lòng yêu mến tha nhân. Chúng ta thấy điều này nơi gia đình, cộng đoàn giáo xứ và nơi các trung tâm từ thiện.
Trong gia đình: Cha mẹ hy sinh vì con cái; vợ chồng hy sinh cho nhau; người khoẻ hy sinh chăm sóc cho người đau yếu. Trong giáo xứ: Ban Hành Giáo hy sinh để phục vụ cộng đoàn; thầy cô giáo hy sinh để dạy giáo lý cho giới trẻ. Tại các trung tâm bác ái từ thiện, có rất nhiều người tự nguyện hy sinh vì những người bệnh hoạn tật nguyền. Tại những trung tâm đó, các nữ tu và những thiện nguyện viên đang ngày đêm âm thầm hy sinh phục vụ những người ốm đau, bệnh tật. Họ là những tấm gương hy sinh phục vụ, phản ánh phần nào gương hy sinh phục vụ của Đức Kitô.
Nhưng đây đó vẫn còn có những gia đình cơm không lành canh không ngọt, vợ chồng ly tán, con cái bơ vơ. Nhiều cộng đoàn vẫn còn sự chia rẽ, bất hoà, thiếu sự hiệp nhất yêu thương. Đây đó vẫn còn có cảnh chém giết lẫn nhau...Vậy, để không còn có những cảnh đau thương đó xảy ra, mỗi người chúng ta hãy toả sáng tình thương mọi nơi mọi lúc, như William Blake nói : “Chúng ta đã được đặt vào trần gian ngắn ngủi để học tỏa sáng tình thương”. Đó cũng là cách chúng ta đang làm chứng cho Chúa, vì “Cứ dấu này mà mọi người nhận ra anh em là môn đệ của Thầy là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng con. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Yêu Như Chúa Yêu
Để nói lên tình yêu thương rộng mở giữa người với người trong xã hội, người Á Đông chúng ta có châm ngôn: "Tứ hải giai huynh đệ" (bốn biển là anh em). Cha ông của chúng ta cũng dạy: “Thương người như thể thương thân”. Cựu Ước cùng mời gọi: “Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình” (Lv 19,18). Trên đây chỉ là lời những lời mời gọi tình yêu thương theo mối tương quan giữa con người với nhau, mà đỉnh điểm của tình yêu là: Yêu tha nhân như chính mình. Còn nét độc đáo và đặc thù của tình yêu mà Đức Kitô mời gọi chúng ta là: Yêu Như Chúa Yêu. Vậy, làm thế nào để Yêu Như Chúa Yêu?
1. Trước hết, chúng ta tìm hiểu xem Chúa Giêsu yêu thương như thế nào?
1.1)Tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu phổ quát.
Ngài yêu thương hết thảy mọi người. Đó là những người tội lỗi, bệnh tật, đói khổ, yếu đuối và bị áp bức…Ngài gặp gỡ chàng thanh niên giàu có và khuyên anh để được sống đời đời: «Hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi» (x. Mc 10, 17-22). Ngài gặp gỡ ông Giakêu thủ lĩnh người thu thuế và giúp ông biết sống công bằng và quảng đại (x. Lc 19,1-10). Ngài gặp gỡ những người nghèo về tinh thần và vật chất và luôn ưu tiên họ hơn. Đó cũng chính là dấu hiệu để nhận ra Ngài. Ngài nói với các môn đệ Gioan rằng: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng” (Mt 11,5-6). Ngài tự đồng hoá mình với những người nghèo hèn, đói khổ đến nỗi ai làm cho những người này là làm cho chính Ngài (x. Mt 11,5-6). Ngài đã ca ngợi bà goá nghèo chỉ bỏ ¼ đồng xu vào hòm tiền nhà thờ và tuyên bố một câu bất hủ: “Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết” (Mc 12,43). Khi dân chúng đói khát, Ngài đã mời gọi các Tông đồ “Anh em hãy cho họ ăn đi” (x. Mc 6,34-44). Sứ mạng giải phóng cho người nghèo chính là sứ mạng của Ngài: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”(Lc 4, 16-22). Qua những hành động và lời nói của Chúa Giêsu đều thể hiện rõ nét một tình yêu bất biến, tình yêu phổ quát không loại trừ một ai.
1.2)Tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu tha thứ.
Chúa nói với người phụ nữ ngoại tình: "Tội của chị đã được tha rồi" (Lc 7,48). Chúa nói với người bất toại: “Này con, con đã được tha tội rồi” (Mt 9, 2; Mc 2, 5; Lc 5, 20). Ngài tha thứ cho Phêrô (Mt 26, 69-75), cho kẻ trộm lành (x. Lc 23,43), cho những kẻ giết Ngài (x. Lc 23,34)...Ngài đã ban quyền tha tội cho Hội Thánh, khi Ngài nói với các môn đệ: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20, 22). Ngài còn thiết lập chức linh mục để thi hành sứ mạng đó mãi cho đến tận thế. Tình yêu của Chúa Giêsu thực sự là tình yêu tha thứ. Ngài luôn luôn ở tư thế cứu thoát chứ không muốn lên án. Chính Chúa Giêsu đã nói với ông Ni-cô-đê-mô rằng: “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” ( Ga 3, 17).
1.3)Tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu hy sinh phục vụ.
Vì yêu thương loài người chúng ta, nên Ngài đã hy sinh hạ mình xuống chấp nhận làm một con người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Thánh Phaolô diễn tả: “Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế”(Pl 2,6-7).
Thật vậy, vì yêu thương loài người nên Ngài chấp nhận sinh ra trong hang đá nghèo hèn lạnh lẽo. Ngài sống âm thầm tại làng quê Nazareth với Thánh Giuse và Đức Maria suốt ba mươi năm. Ngài tiếp tục sống nghèo hèn trong ba năm rao giảng Tin Mừng. Chính Ngài nói: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu" (Lc 9, 58). Ngài đã hy sinh hạ mình xuống rửa chân cho các môn đệ (x. Ga 13, 1-20). Cuối cùng, Ngài bị bắt, đánh đòn, đóng đinh và chết trên thập giá không một mảnh vải che thân. Đó là bằng chứng hùng hồn nhất cho lời Ngài nói: "Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu của mình" (Ga 15,13). Không những thế, trước khi bước vào cuộc khổ nạn, Ngài đã lập Bí tích Thánh Thể để làm của ăn của uống nuôi sống nhân loại chúng ta. Ngài đã yêu thương nhân loại và yêu thương họ cho đến cùng (x. Ga 13,1). Tình yêu của chủ chiên hy sinh vì đàn chiên, đó mới là một tình yêu tròn đầy, một tình yêu hy sinh phục vụ.
2. Làm thế nào để Yêu Như Chúa Yêu?
2.1)Yêu như Chúa yêu là phải yêu thương mọi người.
Với bản tính tự nhiên, chúng ta thường giới hạn tình yêu nơi những người thân cận: Yêu thương những kẻ thuộc về minh như cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em và những người yêu thương chúng ta, những người có thể đền đáp công ơn cho chúng ta. Nhưng để yêu như Chúa, chúng ta không được dừng lại ở đó, chính Chúa Giêsu đã nói: “Nếu các ngươi yêu những kẻ yêu mến các ngươi, thì các ngươi có công gì ? Há những người thu thuế cũng không làm thế sao”? (Mt 5,6). Vì vậy, Yêu như Chúa yêu là phải đi xa hơn: Yêu thương hết mọi người; yêu thương những người không có gì để đền đáp cho chúng ta; yêu thương cả những người bất đồng ý kiến; yêu thương những người không yêu thương chúng ta; thậm chí chúng ta cần phải yêu thương những người ghét bỏ chúng ta, bách hại chúng ta. Đó là tình yêu phổ quát, tình yêu không loại trừ một ai.
2.2)Yêu như Chúa yêu là phải tha thứ lỗi lầm cho anh chị em mình.
Trước hết, tinh thần tha thứ phải được thực hiện ngay trong mối tương quan giữa các thành viên trong gia đình: Cha mẹ con cái, vợ chồng, anh em ruột thịt với nhau. Tiếp đó, tha thứ phải được thể hiện giữa các thành viên trong cộng đoàn giáo xứ và mọi người chúng ta gặp gỡ hằng ngày. Ngoài ra, sự tha thứ cũng cần được thể hiện với những người ghét bỏ chúng ta, và thậm chí họ là kẻ thù của chúng ta. Các Thánh đã làm gương cho chúng ta: Thánh Stêphanô đã tha thứ cho Phaolô; Thánh Nữ Maria Goretti đã tha thứ cho chàng thanh niên Alexade; Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tha thứ cho Ali Agca và bao nhiêu tấm gương tha thứ khác.
Nhưng thực tế trong đời sống gia đình và cộng đoàn vẫn còn đó những người sống thiếu tinh thần tha thứ cho nhau. Vì không có sự tha thứ nên xảy ra rất nhiều cảnh đau thương, chết chóc. Mỗi người chúng ta hãy mang tinh thần tha thứ đến với mọi người: “Đem tha thứ vào nơi lăng nhục... Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ” (Kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô).
2.3)Yêu như Chúa yêu là phải biết hy sinh phục vụ.
Chúa Giêsu đã hy sinh tính mạng vì chúng ta. Giờ chúng ta cũng phải hy sinh tính mạng vì người khác. Hy sinh tính mạng là hy sinh những gì thuộc về chúng ta. Vì vậy, chúng ta có thể hy sinh thời gian, sức khoẻ, tiền bạc vì lòng yêu mến tha nhân. Chúng ta thấy điều này nơi gia đình, cộng đoàn giáo xứ và nơi các trung tâm từ thiện.
Trong gia đình: Cha mẹ hy sinh vì con cái; vợ chồng hy sinh cho nhau; người khoẻ hy sinh chăm sóc cho người đau yếu. Trong giáo xứ: Ban Hành Giáo hy sinh để phục vụ cộng đoàn; thầy cô giáo hy sinh để dạy giáo lý cho giới trẻ. Tại các trung tâm bác ái từ thiện, có rất nhiều người tự nguyện hy sinh vì những người bệnh hoạn tật nguyền. Tại những trung tâm đó, các nữ tu và những thiện nguyện viên đang ngày đêm âm thầm hy sinh phục vụ những người ốm đau, bệnh tật. Họ là những tấm gương hy sinh phục vụ, phản ánh phần nào gương hy sinh phục vụ của Đức Kitô.
Nhưng đây đó vẫn còn có những gia đình cơm không lành canh không ngọt, vợ chồng ly tán, con cái bơ vơ. Nhiều cộng đoàn vẫn còn sự chia rẽ, bất hoà, thiếu sự hiệp nhất yêu thương. Đây đó vẫn còn có cảnh chém giết lẫn nhau...Vậy, để không còn có những cảnh đau thương đó xảy ra, mỗi người chúng ta hãy toả sáng tình thương mọi nơi mọi lúc, như William Blake nói : “Chúng ta đã được đặt vào trần gian ngắn ngủi để học tỏa sáng tình thương”. Đó cũng là cách chúng ta đang làm chứng cho Chúa, vì “Cứ dấu này mà mọi người nhận ra anh em là môn đệ của Thầy là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng con. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành