Chúa Nhật V Phục Sinh năm C
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13, 34).
Điều quang trọng nhất trong lệnh truyền của Chúa Giêsu không phải là “yêu thương nhau”. Tuy tình yêu đã là cần thiết, tình yêu thương nhau đã là điều không thể thiếu trong đời sống con người.
Nhưng vượt lên trên tất cả mọi tình cảm, tình yêu mà con người phải có khi sống với nhau, trở thành điều quang trọng nhất, trở thành mệnh lệnh của trời cao trao cho người trần thế, trở thành giới răn quang trọng nhất của ơn cứu độ mà Chúa đòi hỏi, trở thành dấu chỉ giúp mọi người có thể nhận ra người môn đệ của Chúa Giêsu, đó là: “Hãy yêu như Thầy đã yêu”.
Bằng mệnh lệnh YÊU NHƯ THẦY, Chúa muốn chúng ta yêu nhau bằng chính tình yêu của Chúa. Điều này khó. Nó như một thách thức lớn cho sự phấn đấu của bản tính nhân loại.
Nhưng khó không có nghĩa là không thể thực hiện. Nhiều anh chị em của chúng ta đã sống bằng chính tình yêu của Chúa cách hết sức anh dũng. Họ đã làm được. Chúng ta tin rằng, một khi thấm nhuần lời Chúa dạy, chúng ta cũng sẽ làm được, cũng sẽ anh dũng như họ.
Câu chuyện về thánh Maximilien Kolbe mà nhiều người biết đến sẽ như một minh chứng cụ thể cho lối sống “yêu như Thầy” của mỗi người chúng ta.
Nhắc lại cái chết của linh mục Maximilien Kolbe, người Balan, được vị giáo hoàng đồng hương của Cha, Đức Gioan Phaolô II phong thánh năm 1982, là nhắc tới thời gian kinh hoàng nhất của lịch sử loài người.
Đó chính là giai đoạn diễn ra chiến tranh thế giới lần thứ II, trong đó sự man rợ và diệt chủng của Đức quốc xã gây ra, muôn muôn đời thế giới khó có thể quên được.
Thánh Maximilien Kolbe thụ phong linh mục năm 1918. Cha đã hai lần bị Đức quốc xã bắt. Lần đầu bị bắt năm 1940, bị giam tại trại Oranienburg. Lần thứ hai Cha bị bắt ngày 17.2.1941 và bị giam tại trại tập trung Auschwitz.
Đây là một nhà tù hãi hùng nhất bao gồm mọi hình phạt và kỷ luật sắt ghê gớm, độc ác dành cho các tù nhân. Mỗi tù nhân không còn được mang tên mình, thay vào đó là những con số. Cha Maximilien Kolbe mang số tù binh là 16.670.
Tại nhà tù này, Đức quốc xã đưa ra một quy định hết sức oan nghiệt: Nếu có một tù nhân trốn trại, thì mười người khác phải chết thay. Rất nhiều tù nhân là nạn nhân của thứ luật lệ hãi hùng này. Cha Maximilien Kolbe cũng trở thành một trong những nạn nhân ấy.
Đó là một buổi chiều tháng 8.1941, một người tù đã vượt ngục thành công. Thế là mười người khác bị chỉ định chết thay cho anh. Trong số mười người này có anh lính Gajowniczek. Anh kêu khóc thảm thiết vì anh còn mẹ già, còn vợ, còn con thơ không ai nuôi dưỡng.
Trước thảm cảnh đó, vì lòng yêu mến Chúa, yêu thương con người, Cha Maximilien Kolbe đứng ra xin được chết thế cho anh lính tội nghiệp kia. Được chấp nhận, Cha cùng đoàn tử tù bước vào phòng hơi ngạt số 14.
Hôm sau, người ta mở cửa phòng để lôi xác ra ngoài, nhưng Cha Maximilien Kolbe còn thoi thóp, người ta chích cho Cha một mũi thuốc ân huệ. Cha tắt thở đúng vào chiều ngày áp lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời 14.8.1941.
Tấm gương chết thay cho người bạn tù và người bạn tù vượt ngục của cha Maximilien Kolbe dạy ta can đảm sống điều răn mới của Chúa. Từ nay, người Kitô hữu có sống là sống cho Chúa, cho anh chị em của họ. Họ có chết cũng là chết cho Chúa và cho anh chị em.
Cách chung, trong đời sống hằng ngày, ta có thể thể hiện lối sống “yêu như Thầy” bằng tất cả những nghĩa cử yêu thương, đón nhận như: làm hòa với kẻ ghét mình; cầu nguyện cho những ai thù nghịch mình; luôn sống mối phúc thứ bảy là gây bầu khí hòa thuận chứ không xung khắc bất hòa; hay bằng những việc hy sinh, phục vụ nhằm xây dựng và kiến tạo đời sống…
Thế giới hôm nay như sa mạc thiếu vắng tình yêu. Nhận lãnh điều răn mới hãy “yêu như Thầy”, người Kitô hữu có nhiệm vụ mang tình yêu ra đi biến sa mạc thành đồng xanh màu mỡ.
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13, 34).
Điều quang trọng nhất trong lệnh truyền của Chúa Giêsu không phải là “yêu thương nhau”. Tuy tình yêu đã là cần thiết, tình yêu thương nhau đã là điều không thể thiếu trong đời sống con người.
Nhưng vượt lên trên tất cả mọi tình cảm, tình yêu mà con người phải có khi sống với nhau, trở thành điều quang trọng nhất, trở thành mệnh lệnh của trời cao trao cho người trần thế, trở thành giới răn quang trọng nhất của ơn cứu độ mà Chúa đòi hỏi, trở thành dấu chỉ giúp mọi người có thể nhận ra người môn đệ của Chúa Giêsu, đó là: “Hãy yêu như Thầy đã yêu”.
Bằng mệnh lệnh YÊU NHƯ THẦY, Chúa muốn chúng ta yêu nhau bằng chính tình yêu của Chúa. Điều này khó. Nó như một thách thức lớn cho sự phấn đấu của bản tính nhân loại.
Nhưng khó không có nghĩa là không thể thực hiện. Nhiều anh chị em của chúng ta đã sống bằng chính tình yêu của Chúa cách hết sức anh dũng. Họ đã làm được. Chúng ta tin rằng, một khi thấm nhuần lời Chúa dạy, chúng ta cũng sẽ làm được, cũng sẽ anh dũng như họ.
Câu chuyện về thánh Maximilien Kolbe mà nhiều người biết đến sẽ như một minh chứng cụ thể cho lối sống “yêu như Thầy” của mỗi người chúng ta.
Nhắc lại cái chết của linh mục Maximilien Kolbe, người Balan, được vị giáo hoàng đồng hương của Cha, Đức Gioan Phaolô II phong thánh năm 1982, là nhắc tới thời gian kinh hoàng nhất của lịch sử loài người.
Đó chính là giai đoạn diễn ra chiến tranh thế giới lần thứ II, trong đó sự man rợ và diệt chủng của Đức quốc xã gây ra, muôn muôn đời thế giới khó có thể quên được.
Thánh Maximilien Kolbe thụ phong linh mục năm 1918. Cha đã hai lần bị Đức quốc xã bắt. Lần đầu bị bắt năm 1940, bị giam tại trại Oranienburg. Lần thứ hai Cha bị bắt ngày 17.2.1941 và bị giam tại trại tập trung Auschwitz.
Đây là một nhà tù hãi hùng nhất bao gồm mọi hình phạt và kỷ luật sắt ghê gớm, độc ác dành cho các tù nhân. Mỗi tù nhân không còn được mang tên mình, thay vào đó là những con số. Cha Maximilien Kolbe mang số tù binh là 16.670.
Tại nhà tù này, Đức quốc xã đưa ra một quy định hết sức oan nghiệt: Nếu có một tù nhân trốn trại, thì mười người khác phải chết thay. Rất nhiều tù nhân là nạn nhân của thứ luật lệ hãi hùng này. Cha Maximilien Kolbe cũng trở thành một trong những nạn nhân ấy.
Đó là một buổi chiều tháng 8.1941, một người tù đã vượt ngục thành công. Thế là mười người khác bị chỉ định chết thay cho anh. Trong số mười người này có anh lính Gajowniczek. Anh kêu khóc thảm thiết vì anh còn mẹ già, còn vợ, còn con thơ không ai nuôi dưỡng.
Trước thảm cảnh đó, vì lòng yêu mến Chúa, yêu thương con người, Cha Maximilien Kolbe đứng ra xin được chết thế cho anh lính tội nghiệp kia. Được chấp nhận, Cha cùng đoàn tử tù bước vào phòng hơi ngạt số 14.
Hôm sau, người ta mở cửa phòng để lôi xác ra ngoài, nhưng Cha Maximilien Kolbe còn thoi thóp, người ta chích cho Cha một mũi thuốc ân huệ. Cha tắt thở đúng vào chiều ngày áp lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời 14.8.1941.
Tấm gương chết thay cho người bạn tù và người bạn tù vượt ngục của cha Maximilien Kolbe dạy ta can đảm sống điều răn mới của Chúa. Từ nay, người Kitô hữu có sống là sống cho Chúa, cho anh chị em của họ. Họ có chết cũng là chết cho Chúa và cho anh chị em.
Cách chung, trong đời sống hằng ngày, ta có thể thể hiện lối sống “yêu như Thầy” bằng tất cả những nghĩa cử yêu thương, đón nhận như: làm hòa với kẻ ghét mình; cầu nguyện cho những ai thù nghịch mình; luôn sống mối phúc thứ bảy là gây bầu khí hòa thuận chứ không xung khắc bất hòa; hay bằng những việc hy sinh, phục vụ nhằm xây dựng và kiến tạo đời sống…
Thế giới hôm nay như sa mạc thiếu vắng tình yêu. Nhận lãnh điều răn mới hãy “yêu như Thầy”, người Kitô hữu có nhiệm vụ mang tình yêu ra đi biến sa mạc thành đồng xanh màu mỡ.