F. NHÂN BẢN CON NGƯỜI

1. Nhân bản con người là gì?


Ngày 24/2/1997, các nhà khoa học làm việc ở Viện Nghiên cứu Roslin, Edinburgh, Bắc Ai Nhĩ Lan, đã chính thức thông báo một phát minh khoa học gây chấn động thế giới: lần đầu tiên họ đã tạo ra và nuôi dưỡng thành công một chú cừu có cơ cấu sinh học giống hệt con cừu khác, bằng phương pháp sinh sảnh vô tính = clone. Và họ đặt tên nó là Dolly. Cùng lúc, các nhà khoa học Mỹ (3/3/1997) thuộc phòng thí nghiệm Oregon nói họ đã thành công tạo ra khỉ bằng sinh sản vô tính. Mừng chưa hết đã sinh lo, vì khỉ thuộc nhóm động vật giống người nhiều. Như thế có thể tạo bản sao con người theo cách sinh sản vô tính không? (28). Và nếu được thì “không thể lường hết được điều gì sẽ xảy ra” (Gs Trương Đình Kiệt, ibi)

Nhưng sinh sản vô tính là gì?

Đó là lấy một tế bào của một con vật mẫu như cừu, khỉ, heo, gà… đem cấy vào trứng rỗng (=lấy hết nhân AND= nhiễm sắc thể ra) của một con vật thứ hai cùng loài, sau đó đem cấy vào tử cung của con vật mẫu thứ ba để nó mang thai. con thứ tư ra đời là “bản sao” của con đầu tiên.

Đây quả là một thành công vĩ đại của nghành sin học sau gần nửa thế kỷ nghiên cứu và thí nghiệm. Vì vậy từ đầu thập niên 70, các nhà khoa học thế giới đã tìm cách tạo ra những con chuột, con thỏ, con bò… giống nhau bằng phương pháp tách một phôi đã được thụ tinh thành hai phần và nuôi dưỡng để chúng phát triển.

2. Kitô hữu nghĩ gì về “bản sao” con người?

J. Rostand, một nhà khoa học vô thần người Pháp đã có lần nói: “Khoa học đã biến chúng ta thành những vị thần ngay trước khi được làm những con người mà thôi cũng vẫn chưa xứng đáng”.

Thật vậy, với việc tạo ra con người bằng thụ tinh nhân tạo, với kỹ thuật tân tiến can thiệp vào phôi người để thay đổi tính người, đặc biệt với khả năng ngày mai nhân bản được con người, con người nhận ra mình “được như Thiên Chúa” (Kn 3,5), “nhưng không có (= cần) Thiên Chúa, trước Thiên Chúa, chớ không theo Thiên Chúa ”, (GLC số 298). Đó là điều ma quỷ đã cám dỗ ông bà Ađam Eva. Trong tâm lý đó, người ta như thấy có quyền quyết định mọi chuyện, kể cả sự sống chết của con người!

Như vậy có phải cái gì kỹ thuật, khoa học làm ra đều tốt và được phép làm cả không? Nói khác đi, kỹ thuật, khoa học có chịu sự chi phối của đạo đức không?

Qua những gì đã trình bày trên, ta không ngạc nhiên khi thấy Giáo Hội Công Giáo mạnh mẽ phải đối việc nghiên cứu nhân bản con người, cũng như nhiều vấn đề khác về sinh học. Ngay cả xã hội dân sự, chính quyền nhiều nước cũng rất quan tâm (29)

Ngày 27 và 29 tháng 3 năm 2001, kênh VTV2 của Đài THVN cho phát sóng sự (lúc 14g15 - 14g35) về hội đàm bàn tròn gồm một số nhà khoa học Mỹ - Pháp trao đổi về nghiên cứu nhân bản con người theo phương pháp sinh sản vô tính. Hai lập trường rất rõ rệt. Một số nhà khoa học ủng hộ việc nghiên cứu: bây giờ chưa được chấp nhận sẽ có ngày được chấp nhận; ở đây chưa được, được ở nơi khác; bây giờ chưa kết quả, sau này chắc sẽ kết quả, sẽ kết quả trong 50 năm nữa, và sẽ được pháp luật công nhận, bảo vệ. Trái lại số đông hơn không đồng ý cho nghiên cứu vì nhiều hiểm hoạ đe doạ phẩm giá làm người, kể cả hiểm hoạ không thành người đầy đủ ý nghĩa. Để thành người và để sống cho ra người, không chỉ cần có khoa học, kỹ thuật (= tạo ra thân xác), song chủ yếu cần sự khôn ngoan trong triết lý, tôn giáo và luân lý cùng kinh nghiệm sống của mọi người (= yếu tố linh thiêng). Nếu không, khoa học sẽ biến ta thành “ngợm” hơn là thành “người ”, nếu nó thiếu “linh hồn” (viết theo J.L. Brugúes).

Lúc Tổng Thống Lý Quang Diệu của Singapor sắp nghỉ hưu đã bày tỏ ước nguyện: cho thụ tinh noãn của một số phụ nữ ưu việt Singapor với tinh trùng của một số nam nhân Singapor cũng ưu tú, để đất nước Singapor ngày mai có lớp lãnh đạo ưu việt, thì loài người lại lo nhân bản thành công sẽ sản sinh một lớp người đầu trộm đuôi cướp, khát sống máu người!…