Sáng thứ Sáu 23 tháng 3, lúc 09:30 sáng, Đức Thánh Cha đã ra sân bay quốc tế Leonardo Da Vinci hay còn gọi là phi trường Fiumicino của Rôma để đáp chuyến bay sang León Mễ Tây Cơ.
Trên chuyến bay kéo dài đến 14 tiếng đồng hồ, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã có cuộc họp báo với các phóng viên tháp tùng theo chuyến bay của ngài.
Lúc 16 giờ 30, phi cơ của Đức Thánh Cha đã đáp xuống sân bay León. Ra đón Đức Thánh Cha có Tổng Thống Mễ Tây Cơ ông Felipe Calderon, Đức Tổng Giám Mục Jose Guadalupe Martin Rabago, các vị Hồng Y và Tổng Giám Mục thuộc Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ và đại diện các Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu và vùng Caribê.
Trong đáp từ của mình gởi đến tổng thống Felipe Calderon, Đức Thánh Cha nói:
Kính thưa Tổng thống,
Thưa các vị Hồng Y,
Các hiền huynh Giám Mục và Linh Mục thân mến,
Thưa các nhà chức trách dân sự,
và người dân vùng đất Guanajuato, Mexico thân mến,
Tôi rất hạnh phúc được hiện diện nơi đây, và tôi tạ ơn Thiên Chúa đã cho phép tôi thực hiện mong muốn đã ôm ấp trong trái tim của tôi rất lâu, để xác nhận trong đức tin của Dân Chúa tại quốc gia vĩ đại này trên mảnh đất của chính họ. Tình cảm của người dân Mexico đối với người Kế Vị Thánh Phêrô, là người mà họ luôn luôn ghi nhớ trong lời cầu nguyện của họ, là điều ai cũng biết. Tôi muốn nói lên điều đó ở đây, nơi được coi là trung tâm địa lý của đất nước, mà người tiền nhiệm đáng kính của tôi, là Chân Phước Gioan Phaolô II, muốn đến thăm trong chuyến tông du đầu tiên của ngài. Mặc dù ngài đã không thể tới được, trong dịp đó, ngài đã gởi một thông điệp khích lệ khi đang bay qua không phận của thành phố này. Tôi rất hạnh phúc được lặp lại những lời của ngài ở đây trên mảnh đất của các bạn. Trong điện tín ngày 30 tháng 1 năm 1979, ngài đã nói: "Tôi biết ơn các tín hữu tại El Bajío và Guanajuato về tình cảm của anh chị em đối với Đức Giáo Hoàng và lòng trung thành của bạn với Chúa. Cầu xin Thiên Chúa ở cùng các bạn luôn mãi"
Với điều này trong tâm trí, tôi cám ơn Tổng thống vì những lời chào đón nồng nhiệt và tôi trân trọng chào đón phu nhân tổng thống cũng như các giới chức của chính quyền dân sự đã dành tôi vinh dự qua sự hiện diện của họ nơi đây. Tôi gởi một lời chào đặc biệt đến Đức Cha José Guadalupe Martín Rábago, là Tổng Giám Mục của León, và Đức Cha Carlos Aguiar Retes, là Tổng Giám Mục của Tlalnepantla và cũng là Chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Mexico và Hội đồng Giám mục châu Mỹ La tinh. Với chuyến thăm ngắn ngủi này, tôi muốn gở lời chào đến tất cả người Mexico và tất cả các quốc gia và dân tộc của châu Mỹ La tinh, được đại diện bởi các vị Giám Mục. Cuộc gặp gỡ của chúng tôi ở đây, nơi tượng đài hùng vĩ Chúa Kitô Vua trên núi Cubilete, đưa ra một chứng tá cho căn tính sâu xa của đức tin Công Giáo giữa lòng dân tộc Mexico, là những người nhận được liên tục những ẩn sủng trong tất cả những thăng trầm của họ.
Mexico, và phần lớn các quốc gia thuộc Châu Mỹ Latinh trong những năm gần đây đã tổ chức lễ mừng hai trăm năm ngày độc lập của họ. Đã có nhiều lễ hội tôn giáo để tạ ơn Thiên Chúa trong thời điểm quan trọng đầy ý nghĩa này. Trong các lễ kỷ niệm ấy, như trong Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường thánh Phê rô ở Rome vào ngày lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe, Rất Thánh Đức Mẹ Maria đã được kêu cầu hết sức nhiệt thành, Mẹ là đấng dịu hiền đã chỉ cho chúng ta thấy tình Chúa yêu thương tất cả mọi loài và đã tự hiến mình cho chúng ta bất kể chúng ta là ai. Mẹ Thiên Quốc của chúng ta đã liên lỉ cầu nguyện cho đức tin của con cái Mẹ từ khi các quốc gia này được hình thành và Mẹ đến bây giờ vẫn tiếp tục cầu bầu cho con cái Mẹ khi các thử thách mới vẫn liên tục tuôn đến.
Tôi đến đây với tư cách một người hành hương của đức tin, hy vọng, và tình yêu. Tôi muốn được thêm sức cho những ai tin vào Chúa Kitô bằng đức tin của chính họ, bằng cách tán trợ và khuyến khích để họ khôi phục niềm tin của mình bằng cách lắng nghe Lời Chúa, bằng việc cử hành các bí tích và sống kết hợp. Bằng cách này, họ sẽ có thể chia sẻ đức tin của mình với những người khác với tư cách là những người truyền giáo cho anh chị em mình và hoạt động như chất men trong lòng xã hội, góp phần vào việc tạo dựng một xã hội chung sống hoà bình và tôn trọng lẫn nhau, dựa trên phẩm giá vô song của mỗi con người được Thiên Chúa tạo dựng, mà không ai có quyền quên đi hoặc bỏ qua. Phẩm giá này được thể hiện đặc biệt nơi những quyền tự do tôn giáo cơ bản, trong ý nghĩa đầy đủ và toàn vẹn của nó.
Là một người hành hương của hy vọng, tôi nói với họ bằng những lời của Thánh Phaolô: "Nhưng chúng tôi sẽ không để anh em không biết gì, khi nói về những người đang còn mê ngủ, anh em có thể không đau buồn như những người không có hy vọng "(1 Th. 4:13). Sự tự tin vào Thiên Chúa cho ta điều chắc chắn là chúng ta sẽ được gặp Ngài, được đón nhận được ân sủng của Ngài, Niềm hy vọng cho những ai tin vào Chúa được đặt căn bản ở đây. Và, khi nhận thức được điều này, chúng ta cố gắng để biến đổi cơ cấu và các sự kiện hiện tại, những cái không mấy làm chúng ta thỏa mãn và dường như bất động hoặc không thể vượt qua, trong khi cũng giúp những người không tìm thấy ý nghĩa cuộc sống hay tương lai cho chính họ. Vâng, hy vọng làm thay đổi sự tồn tại thực tế của mỗi người trong thực tại (x. Spe Salvi, 2). Hy vọng chỉ ra một "trời mới và đất mới" (Khải Huyền 21:01), đã được, điều đang làm cho phản xạ của nó trở thành hiển thị. Hơn nữa, khi hy vọng bắt đầu bén rễ trong mỗi con người, hay khi được chia sẻ, nó sẽ lan tỏa như ánh sáng xua tan bóng tối đã làm chúng ta mù loà và điều khiển chúng ta bấy lâu nay. Đất nước này và cả đại lục này được mời gọi để sống bằng niềm hy vọng vào Chúa như một xác tín sâu xa, biến đổi nó thành một thái độ của con tim và sự cam kết thực tế để cùng sánh bước bên nhau trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Như tôi đã nói ở Rome "Hãy tiếp tục tiến bộ không mệt mỏi trong việc xây dựng một xã hội được thành lập theo sự phát triển của điều tốt lành, của chiến thắng,tình yêu và sự lan tràn của công lý "(Bài giảng lễ, 12 tháng 12, 2011).
Với đức tin và hy vọng, người tín hữu trong Chúa Kitô - thực ra là toàn thể Giáo Hội - sống và thực hành đức bác ái như một yếu tố thiết yếu của một sứ mạng. Trong ý nghĩa chính của nó, đức bác ái chính là " khởi đầu của tất cả các đáp ứng đơn giản trước những nhu cầu cấp bách và tình huống cụ thể "(Deus Caritas Est, 31), như chúng ta giúp đỡ những người đói khổ, không nơi cu ngụ, hoặc có nhu cầu nào đó trong cuộc sống của họ. Không ai bị loại trừ vì nguồn gốc hoặc đức tin của mình trong sứ mạng này của Giáo Hội,một sứ mạng không hề cạnh tranh với những khởi động khác của tư nhân hoặc của cộng đồng. Trong thực tế, Giáo Hội sẵn sàng làm việc với những người theo đuổi cùng một mục đích. Cũng không phải Giáo Hội có bất kỳ mục đích nào khác hơn là làm việc thiện một cách không ích kỷ và tôn trọng những người cần được giúp đỡ, những người thiếu thốn một tình thương đích thực.
Kính thưa Tổng thống và các bạn thân mến của tôi, trong những ngày này tôi sẽ cầu nguyện với Chúa và Đức Mẹ Guadalupe cho tất cả anh chị em để anh chị em có thể sống thật với đức tin mà anh chị em đã đón nhận bằng truyền thống tốt nhất của mình. Tôi sẽ cầu nguyện đặc biệt cho những ai cần giúp đỡ, đặc biệt là đối với những người đau khổ vì sự ganh đua cũ và mới, bởi lòng oán giận và tất cả các hình thức bạo lực. Tôi biết rằng tôi đang có mặt tại một đất nước rất tự hào về sự hiếu khách của mình và không muốn ai cảm thấy họ không được hoan nghênh ở đây. Tôi đã biết điều này, và bây giờ tôi có thể thấy nó và cảm nhận được nó trong trái tim mình. Tôi chân thành hy vọng rằng những anh em Mexico, những người hiện đang phải sống xa quê hương sẽ cảm thấy như vậy và sẽ không có gì sẽ làm cho họ quên hoặc bị mất đi ước muốn được thấy sự tiến bộ của đất nước mình bằng sự hòa hợp và bằng những phát triển liên đới thiết thực.
Xin cảm ơn quý anh chị em!
Trên chuyến bay kéo dài đến 14 tiếng đồng hồ, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã có cuộc họp báo với các phóng viên tháp tùng theo chuyến bay của ngài.
Lúc 16 giờ 30, phi cơ của Đức Thánh Cha đã đáp xuống sân bay León. Ra đón Đức Thánh Cha có Tổng Thống Mễ Tây Cơ ông Felipe Calderon, Đức Tổng Giám Mục Jose Guadalupe Martin Rabago, các vị Hồng Y và Tổng Giám Mục thuộc Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ và đại diện các Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu và vùng Caribê.
Trong đáp từ của mình gởi đến tổng thống Felipe Calderon, Đức Thánh Cha nói:
Kính thưa Tổng thống,
Thưa các vị Hồng Y,
Các hiền huynh Giám Mục và Linh Mục thân mến,
Thưa các nhà chức trách dân sự,
và người dân vùng đất Guanajuato, Mexico thân mến,
Tôi rất hạnh phúc được hiện diện nơi đây, và tôi tạ ơn Thiên Chúa đã cho phép tôi thực hiện mong muốn đã ôm ấp trong trái tim của tôi rất lâu, để xác nhận trong đức tin của Dân Chúa tại quốc gia vĩ đại này trên mảnh đất của chính họ. Tình cảm của người dân Mexico đối với người Kế Vị Thánh Phêrô, là người mà họ luôn luôn ghi nhớ trong lời cầu nguyện của họ, là điều ai cũng biết. Tôi muốn nói lên điều đó ở đây, nơi được coi là trung tâm địa lý của đất nước, mà người tiền nhiệm đáng kính của tôi, là Chân Phước Gioan Phaolô II, muốn đến thăm trong chuyến tông du đầu tiên của ngài. Mặc dù ngài đã không thể tới được, trong dịp đó, ngài đã gởi một thông điệp khích lệ khi đang bay qua không phận của thành phố này. Tôi rất hạnh phúc được lặp lại những lời của ngài ở đây trên mảnh đất của các bạn. Trong điện tín ngày 30 tháng 1 năm 1979, ngài đã nói: "Tôi biết ơn các tín hữu tại El Bajío và Guanajuato về tình cảm của anh chị em đối với Đức Giáo Hoàng và lòng trung thành của bạn với Chúa. Cầu xin Thiên Chúa ở cùng các bạn luôn mãi"
Với điều này trong tâm trí, tôi cám ơn Tổng thống vì những lời chào đón nồng nhiệt và tôi trân trọng chào đón phu nhân tổng thống cũng như các giới chức của chính quyền dân sự đã dành tôi vinh dự qua sự hiện diện của họ nơi đây. Tôi gởi một lời chào đặc biệt đến Đức Cha José Guadalupe Martín Rábago, là Tổng Giám Mục của León, và Đức Cha Carlos Aguiar Retes, là Tổng Giám Mục của Tlalnepantla và cũng là Chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Mexico và Hội đồng Giám mục châu Mỹ La tinh. Với chuyến thăm ngắn ngủi này, tôi muốn gở lời chào đến tất cả người Mexico và tất cả các quốc gia và dân tộc của châu Mỹ La tinh, được đại diện bởi các vị Giám Mục. Cuộc gặp gỡ của chúng tôi ở đây, nơi tượng đài hùng vĩ Chúa Kitô Vua trên núi Cubilete, đưa ra một chứng tá cho căn tính sâu xa của đức tin Công Giáo giữa lòng dân tộc Mexico, là những người nhận được liên tục những ẩn sủng trong tất cả những thăng trầm của họ.
Mexico, và phần lớn các quốc gia thuộc Châu Mỹ Latinh trong những năm gần đây đã tổ chức lễ mừng hai trăm năm ngày độc lập của họ. Đã có nhiều lễ hội tôn giáo để tạ ơn Thiên Chúa trong thời điểm quan trọng đầy ý nghĩa này. Trong các lễ kỷ niệm ấy, như trong Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường thánh Phê rô ở Rome vào ngày lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe, Rất Thánh Đức Mẹ Maria đã được kêu cầu hết sức nhiệt thành, Mẹ là đấng dịu hiền đã chỉ cho chúng ta thấy tình Chúa yêu thương tất cả mọi loài và đã tự hiến mình cho chúng ta bất kể chúng ta là ai. Mẹ Thiên Quốc của chúng ta đã liên lỉ cầu nguyện cho đức tin của con cái Mẹ từ khi các quốc gia này được hình thành và Mẹ đến bây giờ vẫn tiếp tục cầu bầu cho con cái Mẹ khi các thử thách mới vẫn liên tục tuôn đến.
Tôi đến đây với tư cách một người hành hương của đức tin, hy vọng, và tình yêu. Tôi muốn được thêm sức cho những ai tin vào Chúa Kitô bằng đức tin của chính họ, bằng cách tán trợ và khuyến khích để họ khôi phục niềm tin của mình bằng cách lắng nghe Lời Chúa, bằng việc cử hành các bí tích và sống kết hợp. Bằng cách này, họ sẽ có thể chia sẻ đức tin của mình với những người khác với tư cách là những người truyền giáo cho anh chị em mình và hoạt động như chất men trong lòng xã hội, góp phần vào việc tạo dựng một xã hội chung sống hoà bình và tôn trọng lẫn nhau, dựa trên phẩm giá vô song của mỗi con người được Thiên Chúa tạo dựng, mà không ai có quyền quên đi hoặc bỏ qua. Phẩm giá này được thể hiện đặc biệt nơi những quyền tự do tôn giáo cơ bản, trong ý nghĩa đầy đủ và toàn vẹn của nó.
Là một người hành hương của hy vọng, tôi nói với họ bằng những lời của Thánh Phaolô: "Nhưng chúng tôi sẽ không để anh em không biết gì, khi nói về những người đang còn mê ngủ, anh em có thể không đau buồn như những người không có hy vọng "(1 Th. 4:13). Sự tự tin vào Thiên Chúa cho ta điều chắc chắn là chúng ta sẽ được gặp Ngài, được đón nhận được ân sủng của Ngài, Niềm hy vọng cho những ai tin vào Chúa được đặt căn bản ở đây. Và, khi nhận thức được điều này, chúng ta cố gắng để biến đổi cơ cấu và các sự kiện hiện tại, những cái không mấy làm chúng ta thỏa mãn và dường như bất động hoặc không thể vượt qua, trong khi cũng giúp những người không tìm thấy ý nghĩa cuộc sống hay tương lai cho chính họ. Vâng, hy vọng làm thay đổi sự tồn tại thực tế của mỗi người trong thực tại (x. Spe Salvi, 2). Hy vọng chỉ ra một "trời mới và đất mới" (Khải Huyền 21:01), đã được, điều đang làm cho phản xạ của nó trở thành hiển thị. Hơn nữa, khi hy vọng bắt đầu bén rễ trong mỗi con người, hay khi được chia sẻ, nó sẽ lan tỏa như ánh sáng xua tan bóng tối đã làm chúng ta mù loà và điều khiển chúng ta bấy lâu nay. Đất nước này và cả đại lục này được mời gọi để sống bằng niềm hy vọng vào Chúa như một xác tín sâu xa, biến đổi nó thành một thái độ của con tim và sự cam kết thực tế để cùng sánh bước bên nhau trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Như tôi đã nói ở Rome "Hãy tiếp tục tiến bộ không mệt mỏi trong việc xây dựng một xã hội được thành lập theo sự phát triển của điều tốt lành, của chiến thắng,tình yêu và sự lan tràn của công lý "(Bài giảng lễ, 12 tháng 12, 2011).
Với đức tin và hy vọng, người tín hữu trong Chúa Kitô - thực ra là toàn thể Giáo Hội - sống và thực hành đức bác ái như một yếu tố thiết yếu của một sứ mạng. Trong ý nghĩa chính của nó, đức bác ái chính là " khởi đầu của tất cả các đáp ứng đơn giản trước những nhu cầu cấp bách và tình huống cụ thể "(Deus Caritas Est, 31), như chúng ta giúp đỡ những người đói khổ, không nơi cu ngụ, hoặc có nhu cầu nào đó trong cuộc sống của họ. Không ai bị loại trừ vì nguồn gốc hoặc đức tin của mình trong sứ mạng này của Giáo Hội,một sứ mạng không hề cạnh tranh với những khởi động khác của tư nhân hoặc của cộng đồng. Trong thực tế, Giáo Hội sẵn sàng làm việc với những người theo đuổi cùng một mục đích. Cũng không phải Giáo Hội có bất kỳ mục đích nào khác hơn là làm việc thiện một cách không ích kỷ và tôn trọng những người cần được giúp đỡ, những người thiếu thốn một tình thương đích thực.
Kính thưa Tổng thống và các bạn thân mến của tôi, trong những ngày này tôi sẽ cầu nguyện với Chúa và Đức Mẹ Guadalupe cho tất cả anh chị em để anh chị em có thể sống thật với đức tin mà anh chị em đã đón nhận bằng truyền thống tốt nhất của mình. Tôi sẽ cầu nguyện đặc biệt cho những ai cần giúp đỡ, đặc biệt là đối với những người đau khổ vì sự ganh đua cũ và mới, bởi lòng oán giận và tất cả các hình thức bạo lực. Tôi biết rằng tôi đang có mặt tại một đất nước rất tự hào về sự hiếu khách của mình và không muốn ai cảm thấy họ không được hoan nghênh ở đây. Tôi đã biết điều này, và bây giờ tôi có thể thấy nó và cảm nhận được nó trong trái tim mình. Tôi chân thành hy vọng rằng những anh em Mexico, những người hiện đang phải sống xa quê hương sẽ cảm thấy như vậy và sẽ không có gì sẽ làm cho họ quên hoặc bị mất đi ước muốn được thấy sự tiến bộ của đất nước mình bằng sự hòa hợp và bằng những phát triển liên đới thiết thực.
Xin cảm ơn quý anh chị em!