Chiều ngày 10/10/2009, tại Pleikly, đã diễn ra nghi lễ giết trâu tế Trời. Đây là một nghi thức tôn giáo bản địa diễn tả việc đền tội thay. Do nhiều người không biết đã gọi đó là Lễ hội đâm trâu và dẫn đến nhiều bình luận phiến diện. Nhân dịp này, chúng tôi xin cung cấp lại bài viết: “Giết Trâu tế Trời” của Nay Gum CSsR đã viết từ năm 2005. rất hy vọng bài viết này sẽ thêm tư liệu cho những ai muốn tìm hiểu sâu xa hơn về văn hóa bản địa.
Giết trâu tế Trời
Chiều 31 tháng 7 năm 2005 vừa qua, tại Trung tâm truyền giáo Pleichuet, giáo phận Kontum có giết trâu tế Trời. Trước đó có người cho rằng giết trâu theo cách đâm trâu trước mặt mọi người là man rợ, dã man. Có người còn đặt vấn đề mạnh mẻ hơn rằng chúng ta Kitô hóa Jarai hay để Jarai hóa Kitô chúng ta ?
Sau khi lễ giết trâu tế Trời kết thúc, vấn đề này vẫn đang được bàn luận. Tôi muốn nhân cơ hội này cung cấp thêm thông tin về việc Giết Trâu Tế Trời (Trum gơbau/kơbau) này và một vài suy nghĩ cá nhân về Tin Mừng Hóa văn hóa.
LỄ TẾ JARAI
Người Jarai cũng như người thuộc các sắc tộc thiểu số Tây Nguyên miền Trung Việt Nam thường xuyên có những nghi lễ cúng tế và khấn vái.
Cách riêng người Jarai, khi vào rừng trước khi đốn một cây mang về làm nhà, họ khấn vái xin thần rừng cho một cây mang về làm chổ nương thân. Vái xong mới chặt cây mang về. Trước khi gieo trồng mang gà ra cúng, xin Trời chúc phúc rồi mới trồng tỉa. Nói vài câu với con sông trước khi lấy nước, nói vài câu trước khi hái một trái rừng gọi là xin phép thần (Yang). Trong tâm tưởng họ nghĩ rằng cái không phải của mình khi muốn dùng phải xin. Nếu không xin mà cứ lấy là kle dop (ăn cắp), mà ăn cắp thì không phải là ăn cắp của thần sông thần cây, mà là ăn cắp của Ơi Adai - cách gọi khác: Ơi Du - (Ông Trời). Như vậy là đã ngă sat, ngă cha - làm việc xấu, làm việc bậy bạ – là phạm tội. Mà phạm tội là phạm đến Trời, con người không thể tự tha tội cho mình, nên phải nhờ người phai Yang (cúng Thần), để được Thần tha thứ.
Người Jarai thường dùng gà (mơnu ), heo (un / abui) và trâu (gơbau) để tế lễ. Nhỏ nhỏ theo kiểu ăn cắp vặt, xin cầu phúc thì cúng con gà. Vừa vừa như xin tẩy uế để hết bệnh, chúc lành cho vợ chồng mới cưới thì dùng heo cũng được. Nhưng những việc hệ trọng, ành hưởng đến cả làng cả dòng tộc thì buộc phải cúng trâu.
GIẾT TRÂU TẾ TRỜI
Đối với những người có nhiều của, đối với những làng giàu có, việc cúng trâu không khó, có nhiều khi chỉ việc nho nhỏ, nhưng gia chủ (pô sang) muốn cúng trâu thì cứ việc. Nhưng thông thường, việc Giết Trâu Tế Trời luôn luôn liên quan đến chuyện tẩy uế rộng rãi.
Có ba trường hợp gần như là bắt buộc phải tế trâu:
- người mắc tội loạn luân phải Giết Trâu Tế Trời, vì tội loạn luân sẽ làm Ơi Adai nổi giận và hậu quả là cả làng có thể bị tiêu diệt bởi bị nhuốc nhơ ô uế.
- sau một trận chiến trở về phải Giết Trâu Tế Trời, vì các chiến binh đã hạ xác người, cho dù đó là kẻ thù đi nữa thì họ đã bị máu người làm cho nhiễm uế.
- sau khi làm xong ngôi nhà chung (sang rông)phải Giết Trâu Tế Trời, vì trong quá trình làm nhà, có thể có những người ô uế chưa được boah (chưa được tẩy uế) lên làm hay đến chơi, và nhất là những vật liệu sử dụng có thể đang ở trong tình trạng cần tẩy uế.
… Ngoài ba trường hợp này, có thể còn nhiều trường hợp khác, mà người viết chưa được tường.
Như vậy việc Giết Trâu Tế Trời không phải là một lễ hội vui, mà là một lễ nghi thuần tuý tôn giáo. Nó gần và liên quan trực tiếp đến Ông Trời, và do vậy, theo tập tục của người Jarai việc này cũng phải làm công khai cho bàn dân thiên hạ được tỏ tường và hiệp thông, chứ không được làm cách chùng lén. Nhờ vậy dân chúng được tẩy uế và biết rõ mình được tẩy uế. Tức là biết mình không còn bị chết do tội lỗi và ô uế của mình hay của đồng loại nữa, mà đã được cứu sống nhờ có con trâu chết thay.
Đọc sách Lêvi, chúng ta cũng thấy trong truyền thống Cựu Ước đòi buộc công khai như vậy: “Tư tế sẽ dẫn bò tơ đến cửa Trướng Tao Phùng trước nhà Đức Chúa, ngài sẽ ấn tay trên đầu bò tơ và tế sát nó trước nha Đức Chúa” (Lv 4,4 xem thêm 4,14-15 …).
CÁCH GIẾT TRÂU TẾ TRỜI
Sau khi cả làng đã thống nhất với nhau việc Giết Trâu Tế Trời, trước ngày hành lễ hai lần bảy ngày, vào một buổi chiều sẽ có người đi báo cho cả làng biết trâu tế thần đã được mang về làng. Trâu được nuôi riêng ở một nơi trong làng và có người chịu trách nhiệm nuôi, chứ không được thả rong như những con trâu khác trong làng.
Tại nơi diễn ra lễ Giết Trâu Tế Trời, người trong làng sẽ dựng lên một gông ga. Đến giờ định, bao giờ cũng là buổi chiều, trâu được dẫn đến và buộc dây vào gông ga. Pô phai yang - người cúng tế - sẽ buah gông ga bằng ia hơchih. Ching chiêng nổi lên “ting ting tìng ting; ting ting tìng ting…) những người đánh ching chiêng vây quanh con trâu, làm con trâu mất phương hướng. Sau đó một người sẽ chặt nhượng hai chân sau con trâu, rồi dùng dao đâm thẳng vào tim trâu, và chỉ 3 đến 5 phút sau trâu sẽ lăn ra chết. Sau đó trâu được mang đi xẻ thịt, đầu, gan và một ít phần thịt hai bên sóng lưng trâu sẽ được dùng cúng thần.
Sau cúng tế, trâu được chia phần cho thầy cúng, cho đội ching, cho gia chủ và cho cả làng. Lúc thịt trâu đã được phân chia mới đến mừng hội, tức là ăn mừng. Ăn mừng Ông Trời đã thương nhận của lễ và cho mình sống.
Một lễ nghi tôn giáo bản địa rất đáng kính trọng như vậy tại sao lại bị dị nghị và miệt thị như thế ?
GIẢ ĐỊNH MỘT VÀI NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HIỂU SAI Ý NGHĨA LỄ GIẾT TRÂU TẾ TRỜI
Một thời gian dài sau 1975, những nét đặc trung tôn giáo và văn hóa của các dân tộc thiểu số bị coi là nhảm nhí, mê tín và lạc hậu. Ngay những người Jarai được đưa đi học ở các trường ngoài Hà nội và Trung Quốc trong thời chiến khi thời bình trở lại cũng họa lại những cách miệt thị văn hóa dân tộc của mình. Chỉ độ 10 đến 15 năm trở lại đây, vấn đề tôn giáo và văn hóa của các sắc tộc thiểu số mới được nghiên cứu và bắt đầu được trân trọng trong xã hội.
Nhà nước với các phương tiện truyền thông đại chúng yểm trợ đã biến việc Giết Trâu Tế Trời trở thành lễ hội đâm trâu. Tức là loại bỏ hoàn toàn yếu tố tôn giáo chỉ còn lại yếu tố vui chơi, nên dẫn đến các lễ hội thiếu hồn, thiết chất sống. Chính những người dân tộc thiểu số tham dự các lễ hội ấy bảo chỉ có múa (soang) là vui, còn lại … Nhận xét như vậy tuy chưa toàn diện nhưng cũng phản ánh một phần giá trị thật. Vì yếu tính của việc Giết Trâu Tế Trời không còn, nên việc đâm trâu là trò đùa trước mặt bàn quan thiên hạ thì quả là có vấn đề đúng như nhiều người đã nói, hoặc còn nói thêm việc đó đang cổ vũ cho bạo lực, máu me cũng hoàn toàn đúng. Nhưng việc Giết Trâu Tế Trời của người Jarai không phải là lễ hội đâm trâu như Nhà nước đã bỏ tiền tỉ để tổ chức.
Cách đây gần hai năm, tôi có được xem một cuốn băng video của một Hội truyền giáo đã từng truyền giáo ở Việt Nam, trong đó có hai điều làm cho tôi đau lòng và khó hiểu. Trong một căn nhà, người sắc tộc thiểu số đang hướng về một vài biểu tượng tâm linh, có vẻ như đang cầu cúng rất thành kính. Một nhà thừa sai bước vào một cách dạn dĩ giựt bỏ hết những biểu tượng ấy trước những ánh mắt khiếp sợ của dân chúng, rồi ngài treo lên cây Thánh Giá ngay nơi người thiểu số đã treo biểu tượng tôn giáo của họ. Rồi sang cảnh đâm trâu. Cả trường đoạn dài đó nối với đoạn mở đầu và những đoạn kế tiếp nói lên sự dấn thân gian khổ của các thừa sai khi đến truyền giáo cho các dân tộc man di mọi rợ.
Quả là đau lòng và khó hiểu khi mình nói những anh chị em các sắc tộc thiểu số là con cùng Một Cha với mình, nhưng mình chỉ thấy họ là man di mọi rợ. Hình ảnh CHA nơi họ đâu?
Quả là đau lòng và khó hiểu khi chúng ta đã sống gần xong 5 năm đầu của thế kỷ 21 rồi, mà những tư tưởng miệt thị tín ngưỡng dân gian nơi những người mình đến truyền giáo vẫn là vấn đề nghiêm trọng.
TẠM KẾT
Thiên Chúa tôn vinh những người Công Giáo trên quê hương Việt Nam này, và cũng tôn vinh những người con của Đất Việt này chưa nhận Ngài là Cha khi chúc phúc cho rất nhiều người ngoại giáo làm việc lành phúc đức. Thiên Chúa vẫn đang có chương trình cứu độ cho từng người và từng dân tộc. Vết thương, vì là người ngoại quốc không hiểu tận tường cội nguồn tâm linh và văn hóa Việt, một số ít thừa sai đã xem việc thờ cúng ông bà tổ tiên là mê tín, và coi những vĩ nhân trong một số tôn giáo khác là Xatan, đến nay vẫn chưa lành, chưa nguôi trong lòng từng người Công Giáo nói riêng và người Việt nói chung.
Đến lượt chúng ta là người Việt trên đất Việt, liệu chúng ta có tiếp tục làm vết thương đó trở nên dữ dội hơn nơi các anh chị em thuộc các sắc tộc thiểu số của mình không ?
Chúa Yêsu từ muôn thuở cho đến muôn đời Ngài là Thiên Chúa - đó là bản Thiên Tính của Người - Còn nhân tính của Ngài thì hoàn toàn gắn chặt với sắc tộc Do-thái. Chính Chúa Cha đã gieo hạt giống Tin Mừng Yêsu vào đất Israel và dự liêu cho nó lan tỏa khắp mọi nơi mọi chốn, cho mọi loài thụ tạo hưởng nhờ ơn cứu độ từ đó. Trong mọi giáo huấn của Chúa Yêsu, Ngài luôn bảo chính Cha là người gieo giống, Cha là chủ ruộng vườn. Còn chúng ta chỉ là người đi thu hoạch, gạch lúa mang về mà thôi. Như vậy tại sao mình lại bỉu môi châm chọc và tỏ ra không chấp nhận với cách lãnh nhận ơn tha thứ từ Thiên Chúa của tổ tiên người Jarai mà mình đang được sai đến?
Ngày 2.9.2005
Giết trâu tế Trời
Chiều 31 tháng 7 năm 2005 vừa qua, tại Trung tâm truyền giáo Pleichuet, giáo phận Kontum có giết trâu tế Trời. Trước đó có người cho rằng giết trâu theo cách đâm trâu trước mặt mọi người là man rợ, dã man. Có người còn đặt vấn đề mạnh mẻ hơn rằng chúng ta Kitô hóa Jarai hay để Jarai hóa Kitô chúng ta ?
Sau khi lễ giết trâu tế Trời kết thúc, vấn đề này vẫn đang được bàn luận. Tôi muốn nhân cơ hội này cung cấp thêm thông tin về việc Giết Trâu Tế Trời (Trum gơbau/kơbau) này và một vài suy nghĩ cá nhân về Tin Mừng Hóa văn hóa.
LỄ TẾ JARAI
Người Jarai cũng như người thuộc các sắc tộc thiểu số Tây Nguyên miền Trung Việt Nam thường xuyên có những nghi lễ cúng tế và khấn vái.
Cách riêng người Jarai, khi vào rừng trước khi đốn một cây mang về làm nhà, họ khấn vái xin thần rừng cho một cây mang về làm chổ nương thân. Vái xong mới chặt cây mang về. Trước khi gieo trồng mang gà ra cúng, xin Trời chúc phúc rồi mới trồng tỉa. Nói vài câu với con sông trước khi lấy nước, nói vài câu trước khi hái một trái rừng gọi là xin phép thần (Yang). Trong tâm tưởng họ nghĩ rằng cái không phải của mình khi muốn dùng phải xin. Nếu không xin mà cứ lấy là kle dop (ăn cắp), mà ăn cắp thì không phải là ăn cắp của thần sông thần cây, mà là ăn cắp của Ơi Adai - cách gọi khác: Ơi Du - (Ông Trời). Như vậy là đã ngă sat, ngă cha - làm việc xấu, làm việc bậy bạ – là phạm tội. Mà phạm tội là phạm đến Trời, con người không thể tự tha tội cho mình, nên phải nhờ người phai Yang (cúng Thần), để được Thần tha thứ.
Người Jarai thường dùng gà (mơnu ), heo (un / abui) và trâu (gơbau) để tế lễ. Nhỏ nhỏ theo kiểu ăn cắp vặt, xin cầu phúc thì cúng con gà. Vừa vừa như xin tẩy uế để hết bệnh, chúc lành cho vợ chồng mới cưới thì dùng heo cũng được. Nhưng những việc hệ trọng, ành hưởng đến cả làng cả dòng tộc thì buộc phải cúng trâu.
GIẾT TRÂU TẾ TRỜI
Đối với những người có nhiều của, đối với những làng giàu có, việc cúng trâu không khó, có nhiều khi chỉ việc nho nhỏ, nhưng gia chủ (pô sang) muốn cúng trâu thì cứ việc. Nhưng thông thường, việc Giết Trâu Tế Trời luôn luôn liên quan đến chuyện tẩy uế rộng rãi.
Có ba trường hợp gần như là bắt buộc phải tế trâu:
- người mắc tội loạn luân phải Giết Trâu Tế Trời, vì tội loạn luân sẽ làm Ơi Adai nổi giận và hậu quả là cả làng có thể bị tiêu diệt bởi bị nhuốc nhơ ô uế.
- sau một trận chiến trở về phải Giết Trâu Tế Trời, vì các chiến binh đã hạ xác người, cho dù đó là kẻ thù đi nữa thì họ đã bị máu người làm cho nhiễm uế.
- sau khi làm xong ngôi nhà chung (sang rông)phải Giết Trâu Tế Trời, vì trong quá trình làm nhà, có thể có những người ô uế chưa được boah (chưa được tẩy uế) lên làm hay đến chơi, và nhất là những vật liệu sử dụng có thể đang ở trong tình trạng cần tẩy uế.
… Ngoài ba trường hợp này, có thể còn nhiều trường hợp khác, mà người viết chưa được tường.
Như vậy việc Giết Trâu Tế Trời không phải là một lễ hội vui, mà là một lễ nghi thuần tuý tôn giáo. Nó gần và liên quan trực tiếp đến Ông Trời, và do vậy, theo tập tục của người Jarai việc này cũng phải làm công khai cho bàn dân thiên hạ được tỏ tường và hiệp thông, chứ không được làm cách chùng lén. Nhờ vậy dân chúng được tẩy uế và biết rõ mình được tẩy uế. Tức là biết mình không còn bị chết do tội lỗi và ô uế của mình hay của đồng loại nữa, mà đã được cứu sống nhờ có con trâu chết thay.
Đọc sách Lêvi, chúng ta cũng thấy trong truyền thống Cựu Ước đòi buộc công khai như vậy: “Tư tế sẽ dẫn bò tơ đến cửa Trướng Tao Phùng trước nhà Đức Chúa, ngài sẽ ấn tay trên đầu bò tơ và tế sát nó trước nha Đức Chúa” (Lv 4,4 xem thêm 4,14-15 …).
CÁCH GIẾT TRÂU TẾ TRỜI
Sau khi cả làng đã thống nhất với nhau việc Giết Trâu Tế Trời, trước ngày hành lễ hai lần bảy ngày, vào một buổi chiều sẽ có người đi báo cho cả làng biết trâu tế thần đã được mang về làng. Trâu được nuôi riêng ở một nơi trong làng và có người chịu trách nhiệm nuôi, chứ không được thả rong như những con trâu khác trong làng.
Tại nơi diễn ra lễ Giết Trâu Tế Trời, người trong làng sẽ dựng lên một gông ga. Đến giờ định, bao giờ cũng là buổi chiều, trâu được dẫn đến và buộc dây vào gông ga. Pô phai yang - người cúng tế - sẽ buah gông ga bằng ia hơchih. Ching chiêng nổi lên “ting ting tìng ting; ting ting tìng ting…) những người đánh ching chiêng vây quanh con trâu, làm con trâu mất phương hướng. Sau đó một người sẽ chặt nhượng hai chân sau con trâu, rồi dùng dao đâm thẳng vào tim trâu, và chỉ 3 đến 5 phút sau trâu sẽ lăn ra chết. Sau đó trâu được mang đi xẻ thịt, đầu, gan và một ít phần thịt hai bên sóng lưng trâu sẽ được dùng cúng thần.
Sau cúng tế, trâu được chia phần cho thầy cúng, cho đội ching, cho gia chủ và cho cả làng. Lúc thịt trâu đã được phân chia mới đến mừng hội, tức là ăn mừng. Ăn mừng Ông Trời đã thương nhận của lễ và cho mình sống.
Một lễ nghi tôn giáo bản địa rất đáng kính trọng như vậy tại sao lại bị dị nghị và miệt thị như thế ?
GIẢ ĐỊNH MỘT VÀI NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HIỂU SAI Ý NGHĨA LỄ GIẾT TRÂU TẾ TRỜI
Một thời gian dài sau 1975, những nét đặc trung tôn giáo và văn hóa của các dân tộc thiểu số bị coi là nhảm nhí, mê tín và lạc hậu. Ngay những người Jarai được đưa đi học ở các trường ngoài Hà nội và Trung Quốc trong thời chiến khi thời bình trở lại cũng họa lại những cách miệt thị văn hóa dân tộc của mình. Chỉ độ 10 đến 15 năm trở lại đây, vấn đề tôn giáo và văn hóa của các sắc tộc thiểu số mới được nghiên cứu và bắt đầu được trân trọng trong xã hội.
Nhà nước với các phương tiện truyền thông đại chúng yểm trợ đã biến việc Giết Trâu Tế Trời trở thành lễ hội đâm trâu. Tức là loại bỏ hoàn toàn yếu tố tôn giáo chỉ còn lại yếu tố vui chơi, nên dẫn đến các lễ hội thiếu hồn, thiết chất sống. Chính những người dân tộc thiểu số tham dự các lễ hội ấy bảo chỉ có múa (soang) là vui, còn lại … Nhận xét như vậy tuy chưa toàn diện nhưng cũng phản ánh một phần giá trị thật. Vì yếu tính của việc Giết Trâu Tế Trời không còn, nên việc đâm trâu là trò đùa trước mặt bàn quan thiên hạ thì quả là có vấn đề đúng như nhiều người đã nói, hoặc còn nói thêm việc đó đang cổ vũ cho bạo lực, máu me cũng hoàn toàn đúng. Nhưng việc Giết Trâu Tế Trời của người Jarai không phải là lễ hội đâm trâu như Nhà nước đã bỏ tiền tỉ để tổ chức.
Cách đây gần hai năm, tôi có được xem một cuốn băng video của một Hội truyền giáo đã từng truyền giáo ở Việt Nam, trong đó có hai điều làm cho tôi đau lòng và khó hiểu. Trong một căn nhà, người sắc tộc thiểu số đang hướng về một vài biểu tượng tâm linh, có vẻ như đang cầu cúng rất thành kính. Một nhà thừa sai bước vào một cách dạn dĩ giựt bỏ hết những biểu tượng ấy trước những ánh mắt khiếp sợ của dân chúng, rồi ngài treo lên cây Thánh Giá ngay nơi người thiểu số đã treo biểu tượng tôn giáo của họ. Rồi sang cảnh đâm trâu. Cả trường đoạn dài đó nối với đoạn mở đầu và những đoạn kế tiếp nói lên sự dấn thân gian khổ của các thừa sai khi đến truyền giáo cho các dân tộc man di mọi rợ.
Quả là đau lòng và khó hiểu khi mình nói những anh chị em các sắc tộc thiểu số là con cùng Một Cha với mình, nhưng mình chỉ thấy họ là man di mọi rợ. Hình ảnh CHA nơi họ đâu?
Quả là đau lòng và khó hiểu khi chúng ta đã sống gần xong 5 năm đầu của thế kỷ 21 rồi, mà những tư tưởng miệt thị tín ngưỡng dân gian nơi những người mình đến truyền giáo vẫn là vấn đề nghiêm trọng.
TẠM KẾT
Thiên Chúa tôn vinh những người Công Giáo trên quê hương Việt Nam này, và cũng tôn vinh những người con của Đất Việt này chưa nhận Ngài là Cha khi chúc phúc cho rất nhiều người ngoại giáo làm việc lành phúc đức. Thiên Chúa vẫn đang có chương trình cứu độ cho từng người và từng dân tộc. Vết thương, vì là người ngoại quốc không hiểu tận tường cội nguồn tâm linh và văn hóa Việt, một số ít thừa sai đã xem việc thờ cúng ông bà tổ tiên là mê tín, và coi những vĩ nhân trong một số tôn giáo khác là Xatan, đến nay vẫn chưa lành, chưa nguôi trong lòng từng người Công Giáo nói riêng và người Việt nói chung.
Đến lượt chúng ta là người Việt trên đất Việt, liệu chúng ta có tiếp tục làm vết thương đó trở nên dữ dội hơn nơi các anh chị em thuộc các sắc tộc thiểu số của mình không ?
Chúa Yêsu từ muôn thuở cho đến muôn đời Ngài là Thiên Chúa - đó là bản Thiên Tính của Người - Còn nhân tính của Ngài thì hoàn toàn gắn chặt với sắc tộc Do-thái. Chính Chúa Cha đã gieo hạt giống Tin Mừng Yêsu vào đất Israel và dự liêu cho nó lan tỏa khắp mọi nơi mọi chốn, cho mọi loài thụ tạo hưởng nhờ ơn cứu độ từ đó. Trong mọi giáo huấn của Chúa Yêsu, Ngài luôn bảo chính Cha là người gieo giống, Cha là chủ ruộng vườn. Còn chúng ta chỉ là người đi thu hoạch, gạch lúa mang về mà thôi. Như vậy tại sao mình lại bỉu môi châm chọc và tỏ ra không chấp nhận với cách lãnh nhận ơn tha thứ từ Thiên Chúa của tổ tiên người Jarai mà mình đang được sai đến?
Ngày 2.9.2005