Vatican, ngày 30 tháng 9, 2009 – Với khoảng 10 ngàn người tụ họp tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ĐTC đã dành buổi Triều Yết Chung ngày Thứ Tư để minh họa lại những chặng đường của chuyến tông du Cộng Hòa Tiệp Khắc của ngài. ĐTC giải thích rằng lịch sử của vùng này cho chúng ta thấy rằng tiến bộ phải được bắt nguồn từ việc “đào luyện con người một cách toàn diện” nếu không sẽ có nguy cơ làm mồi cho các nhà độc tài. Ở thời đại chúng ta, nhà độc tài là thuyết tương đối, cùng với địa vị ưu thế của kỹ thuật.
Ngài nói, chuyến tông du Cộng Hòa Tiệp Khắc “vừa là một cuộc hành hương thật sự và vừa là một cuộc truyền giáo ở trung tâm của Âu Châu. Là một cuộc hành hương vì vùng Bohemia và Moravia hơn một ngàn năm qua đã là những vùng đất của Đức Tin và sự thánh thiện. Là một cuộc truyền giáo vì Âu Châu cần tìm thấy nơi Thiên Chúa và Tình Yêu của Ngài một nền tảng vững chắc để hy vọng”.
ĐTC nói rằng “Tình yêu của Đức Kitô là sức mạnh của chúng ta” vì tình yêu ấy là “động lực gây hứng khởi và làm cho một cuộc cách mạng thực sự được sinh động, cách mạng trong hòa bình và tự do, cùng nâng đỡ chúng ta trong những cơn khủng hoảng, cho phép chúng ta lại vươn lên khi mà nền tự do mà chúng ta đã dành lại trong đau khổ có nguy cơ bị mất đi, mất đi ý nghĩa thật của nó”.
Khi nhắc lại cuộc thăm viếng Thánh Đường Đức Mẹ Chiến Thằng ở thủ đô Tiệp Khắc, nơi có tượng Chúa Hài Đồng thành Prague thời danh, ĐTC nhắc cho các tín hữu rằng, “Tình Yêu của Đức Kitô bắt đầu tự tỏ ra trên khuôn mặt một hài nhi.” Ngài nói thêm rằng, tượng Chúa Hài Đồng thành Prague nhắc cho chúng ta mầu nhiệm Thiên Chúa làm người, Thiên Chúa ở cạnh chúng ta, là nền tảng cho niềm hy vọng của chúng ta”, và trong Thánh Đường ấy “Tôi đã cầu nguyện cho các trẻ em, các phụ huynh và tương lai của các gia đình”.
Theo lời của ĐTC Bênêđictô thì lâu đài Prague “có nhiều đài kỷ niệm, những vật xung quanh, các cơ sở, gần giống như một thành đô: nào là Vương Cung Thánh Đường, cung điện, công trường, và vườn hoa. Như thế tôi có thể chạm đến [các vật] cả đời lẫn đạo không phải chỉ ở bên cạnh nhau mà còn hòa hợp chặt chẽ với nhau trong sự khác biệt của chúng”.
Trong khi cảm tạ Thiên Chúa vì thành quả của chuyến tông du, ĐTC đã nói đến cuộc họp đại kết tại tòa Tổng Giám Mục Prague, là nơi có sự hiện diện của đại diện các cộng đồng Kitô hữu khác nhau và của Do Thái giáo. ĐTC nói: “Khi nhìn lại lịch sử và những xung đột ác liệt trong quá khứ, thì đây là lý do để tạ ơn Thiên Chúa vì đã cho chúng ta gặp nhau để chia sẽ niềm tin va trách nhiệm lịch sử trước những thách đố hiện nay. Những cố gắng tiến tới một sự hợp nhất đầy đủ và rõ ràng hơn giữa chúng ta làm cho quyết tâm chung để tìm lại cội nguồn Kitô giáo của Âu Châu thêm mạnh mẽ và có hiệu quả hơn”.
ĐTC cũng đã nhắc lại rằng trong cuộc gặp gỡ với thế giới đại học, ngài đã một mực đề cập đến vai trò của các đại học trong phạm vi “quyết tâm chung để tai kham phá ra ngồn gốc Kitô giáo của Âu Châu”.
Ngài kết luận rằng, “Đại học là một môi trường sống còn của xã hội, để đảm bảo hòa bình và phát triển, như đã được chứng tỏ trong “Cuộc Cách Mạng Mầu Nhung (cuộc cách mạng lật đổ chế độ Cộng Sản ở Tiệp Khắc cuối năm 1989)”.
“Hai mươi năm sau đó, tôi đã đưa ra tư tưởng đào luyện con người toàn diện để chống lại một chế độ độc tài mới, đó là chế độ độc tài của thuyết tương đối cộng với ưu thế của kỹ thuật. Nền văn hóa nhân bản và khoa học không thể tách rời nhau được, chúng là hai mặt của cùng một đồng bạc. Chính những vùng đất của Tiệp Khắc nhắc nhở chúng ta điều này, chúng là quê hương của các nhà văn vĩ đại như Kafka, và của tu viện trưởng Mendel, người tiền phong của ngành di truyền học học hiện đại.”
Ngài nói, chuyến tông du Cộng Hòa Tiệp Khắc “vừa là một cuộc hành hương thật sự và vừa là một cuộc truyền giáo ở trung tâm của Âu Châu. Là một cuộc hành hương vì vùng Bohemia và Moravia hơn một ngàn năm qua đã là những vùng đất của Đức Tin và sự thánh thiện. Là một cuộc truyền giáo vì Âu Châu cần tìm thấy nơi Thiên Chúa và Tình Yêu của Ngài một nền tảng vững chắc để hy vọng”.
ĐTC nói rằng “Tình yêu của Đức Kitô là sức mạnh của chúng ta” vì tình yêu ấy là “động lực gây hứng khởi và làm cho một cuộc cách mạng thực sự được sinh động, cách mạng trong hòa bình và tự do, cùng nâng đỡ chúng ta trong những cơn khủng hoảng, cho phép chúng ta lại vươn lên khi mà nền tự do mà chúng ta đã dành lại trong đau khổ có nguy cơ bị mất đi, mất đi ý nghĩa thật của nó”.
Khi nhắc lại cuộc thăm viếng Thánh Đường Đức Mẹ Chiến Thằng ở thủ đô Tiệp Khắc, nơi có tượng Chúa Hài Đồng thành Prague thời danh, ĐTC nhắc cho các tín hữu rằng, “Tình Yêu của Đức Kitô bắt đầu tự tỏ ra trên khuôn mặt một hài nhi.” Ngài nói thêm rằng, tượng Chúa Hài Đồng thành Prague nhắc cho chúng ta mầu nhiệm Thiên Chúa làm người, Thiên Chúa ở cạnh chúng ta, là nền tảng cho niềm hy vọng của chúng ta”, và trong Thánh Đường ấy “Tôi đã cầu nguyện cho các trẻ em, các phụ huynh và tương lai của các gia đình”.
Theo lời của ĐTC Bênêđictô thì lâu đài Prague “có nhiều đài kỷ niệm, những vật xung quanh, các cơ sở, gần giống như một thành đô: nào là Vương Cung Thánh Đường, cung điện, công trường, và vườn hoa. Như thế tôi có thể chạm đến [các vật] cả đời lẫn đạo không phải chỉ ở bên cạnh nhau mà còn hòa hợp chặt chẽ với nhau trong sự khác biệt của chúng”.
Trong khi cảm tạ Thiên Chúa vì thành quả của chuyến tông du, ĐTC đã nói đến cuộc họp đại kết tại tòa Tổng Giám Mục Prague, là nơi có sự hiện diện của đại diện các cộng đồng Kitô hữu khác nhau và của Do Thái giáo. ĐTC nói: “Khi nhìn lại lịch sử và những xung đột ác liệt trong quá khứ, thì đây là lý do để tạ ơn Thiên Chúa vì đã cho chúng ta gặp nhau để chia sẽ niềm tin va trách nhiệm lịch sử trước những thách đố hiện nay. Những cố gắng tiến tới một sự hợp nhất đầy đủ và rõ ràng hơn giữa chúng ta làm cho quyết tâm chung để tìm lại cội nguồn Kitô giáo của Âu Châu thêm mạnh mẽ và có hiệu quả hơn”.
ĐTC cũng đã nhắc lại rằng trong cuộc gặp gỡ với thế giới đại học, ngài đã một mực đề cập đến vai trò của các đại học trong phạm vi “quyết tâm chung để tai kham phá ra ngồn gốc Kitô giáo của Âu Châu”.
Ngài kết luận rằng, “Đại học là một môi trường sống còn của xã hội, để đảm bảo hòa bình và phát triển, như đã được chứng tỏ trong “Cuộc Cách Mạng Mầu Nhung (cuộc cách mạng lật đổ chế độ Cộng Sản ở Tiệp Khắc cuối năm 1989)”.
“Hai mươi năm sau đó, tôi đã đưa ra tư tưởng đào luyện con người toàn diện để chống lại một chế độ độc tài mới, đó là chế độ độc tài của thuyết tương đối cộng với ưu thế của kỹ thuật. Nền văn hóa nhân bản và khoa học không thể tách rời nhau được, chúng là hai mặt của cùng một đồng bạc. Chính những vùng đất của Tiệp Khắc nhắc nhở chúng ta điều này, chúng là quê hương của các nhà văn vĩ đại như Kafka, và của tu viện trưởng Mendel, người tiền phong của ngành di truyền học học hiện đại.”