TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỨC TIN VÀ LÝ TRÍ CỦA ĐỨC JOHN PAUL II -
TRẢ LỜI CÁC VẤN NẠN DARWIN ĐÃ GÂY RA
CHO TRIẾT HỌC VÀ THẦN HỌC HIỆN ĐẠI
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, chúng ta chứng kiến sự tiến bộ không ngừng và còn có triễn vọng tiến xa mãi của khoa học. Không ai có thể phủ nhận những thành tựu to lớn mà khoa học mang lại cho đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Tuy nhiên, dưới nhãn quan tư tưởng, chúng ta nhận thấy những phát minh khoa học ở thế kỷ XVI-XVII về thiên văn của Copernic, Kepler, Galilei, về Lực hấp dẫn của Newton và ở thế kỷ XIX về sinh vật học Darwin đã tạo ra không ít vấn nạn cho triết học và thần học trong mấy thế kỷ qua.
Trong bối cảnh đó, Đức John Paul II đã ban hành thông điệp “Đức Tin Và Lý Trí” , năm 1998. Trong Thông điệp này, ngài đề cập đến mối tương quan giữa đức tin và lý trí, bằng cách khẳng định chức năng và khả năng của lý trí đi tìm chân lý và chứng minh giá trị phổ quát của đức tin. Quan điểm này của ngài như phương cách soi sáng cho người Kitô hữu trong cách suy nghĩ về các giá trị mới của khoa học và cách thức làm thần học và triết học trong thời đại hôm nay.
Đúng 20 năm sau ngày ra đời của Thông Điệp Đức tin và lý trí, chúng ta thử khám phá lại tư tưởng của ngài và trả lời cho những vấn nạn mà thuyết Darwin đã làm “lung lay” nền thần học và triết học Kitô giáo trong mấy thập niên qua.
1. Mối Tương Quan Giữa Đức Tin Và Lý Trí.
Bằng lối tiếp cận lịch sử, Đức John Paul II đã phác họa một bức tranh khá rõ ràng về tương quan giữa đức tin và lý trí trong hành trình đi tìm kiếm chân lý. Đó là một tương quan mang tính hỗ tương: “Đức tin và lý trí được ví như đôi cánh giúp cho trí khôn con người vươn lên chiêm ngắm chân ly” . Theo ngài, chân lý mặc khải của thần học sẽ cung cấp “nội dung câu trả lời” và sự khôn ngoan của triết học sẽ cho “hình thừc câu hỏi”. Triết học và thần học có một mối quan hệ qua lại theo quy luật của vòng tròn trôn ốc, nghĩa là một khi triết học cung cấp nội dung câu hỏi, thần học trả lời nó và dẫn đến sự hiểi biết chân lý rõ ràng hơn, và lý trí triết học lại tiếp tục suy tư và có những tra vấn mới cao hơn và thần học lại tiếp tục tìm câu trả lời mới…, vòng tròn càng ngày càng đi lên và gần hơn với chân lý tối hậu (x.TĐ, Đức tin và lý trí, Số 105).
Trong lĩnh vực Phúc Am Hoá, con người tìm hiểu văn hoá của một dân tộc và tìm hiểu triết học của tôn giáo của dân tộc đó. Triết học sẽ đóng vai trò trung gian kết nối Lời Chúa với văn hoá địa phương. Theo cách hiểu này thì triết học chuẩn bị “cày xới” miếng đất mới, để cho thần học “gieo vãi” hạt giống chân lý Tin Mừng.
Đức John Paul II cũng quan tâm đến sự tách rời giữa đức tin và lý trí và hậu quả của nó trong việc tìm kiếm chân lý: “Sự tách rời ngày càng lớn hơn giữa đức tin và lý trí triết học” làm cho triết học sao nhãng việc tìm kiếm chân lý tối hậu. Tuy nhiên theo ngài, nếu xem xét tỉ mỉ hơn, người ta sẽ thấy ngay trong suy tư của những người đã góp phần nới rộng thêm hố ngăn cách giữa đức tin và lý trí đôi khi vẫn có những mầm mống tư tưởng quí báu khả dĩ đưa tới việc khám phá ra con đường chân lý, nếu được tiếp tục và phát triển với một tâm trí ngay thẳng” (Số 48).
Trong viễn ảnh đó, ngài nhắm đến việc kết hợp giữa đức tin và lý trí với lý do: “Đức tin và lý trí mà thiếu nhau đều bị làm nghèo đi và bị suy yếu. Bị tước mất những gì Mặc khải cống hiến, lý trí đã đi theo những con đường ngang khiến nó có nguy cơ sao lãng mục đích cuối cùng của mình. Còn đức tin thiếu lý trí, đã nhấn mạnh vào tình cảm và cảm nghiệm, và như thế nó liều mình không còn là một lời đề nghị phổ quát nữa”. Qua đó ngài mời gọi: “Đức tin và triết học phải tìm lại sự hiệp nhất sâu xa cho phép chúng hoà hợp với bản chất của mình mà vẫn tôn trọng tính tự lập của nhau. Đối lại với sự tuân phục [“parrhêsia”] của đức tin phải có sự táo bạo của lý trí” . (Số 48).
2. Các Vấn Nạn Mà Thuyết Darwin Đã Gây Ra Cho Triết Học Và Thần Học
Charles Darwin (1809-1882) là một nhà tự nhiên học người Anh. Sau chuyến khảo sát thực địa theo hành trình của tàu Beagle ở các vùng biển Nam Mỹ và nhất là ở trên quần đảo Galapagos, cộng thêm nhiều năm miệt mài nghiên cứu, ông đã đưa ra một học thuyết toàn diện về “Nguồn gốc của các loài do chọn lựa tự nhiên” vào năm 1859. Thuyết tiến hoá này đã tạo ra nhiều vấn nạn cho triết học và thần học Kitô giáo trong thời gian qua.
• Thử thách Phương pháp làm triết học và thần học.
Nếu phương phát cổ truyền của triết học là suy diễn, đi từ những chân lý siêu hình như: hữu thể, bản chất của Thượng Đế…để đi đến những kết luận về chân lý. Thì Darwin đã chú trọng đến phương pháp quy nạp, đi từ những nghiên cứu thực địa, khảo cổ, các quan sát…để đi đến một kết luận khoa học. Theo đó, phương pháp suy diễn chỉ có chỗ đứng tương đối trong khi làm triết học mà thôi.
Còn đối với phương pháp làm thần học: từ lâu Giáo Hội đã sử dụng hai phương pháp làm thần học là Trường phái chủ trương hiểu Kinh Thánh theo nghĩa đen và trường phái chủ trương hiểu Kinh Thánh theo nghĩa ẩn dụ và biểu tượng. Thuyết Tiến hoá thử thách trường phái thứ nhất.
• Thử thách thuyết tạo dựng.
Darwin trong thuyết tiến hoá cho rằng sự sống trong vũ trụ có được là do sự chọn lựa tự nhiên một cách tình cờ từ các “cơ chế sống”. Sự sống còn của các loài không cần có một ý định bên ngoài, cũng không cần một thứ tự hay một sự phác họa nào. Không cần đến “tác giả”, “tác phẩm” chỉ tuân theo luật tự nhiên và cạnh tranh sinh tồn, không có thứ tự, tất cả chỉ là ngẫu nhiên. Do đó, vũ trụ và muôn loài hiện hữu và tồn tại tự mình, không cần đến Thượng Đế. Trong khi đó, thần học tạo dựng cho rằng tạo dựng là hành vi tự do của Thiên Chúa, Đấng làm cho hiện hữu tất cả những gì chưa bao giờ hiện hữu (St 1,1; Rm 4,7) và vũ trụ được tạo thành trong thời gian (x.Thời sự thần học, số 44, trang 77). Đây là một trong những biểu hiện quyền năng vô biên của Thiên Chúa, bởi vì chỉ có người mới có khả năng ban hiện hữu cho vạn vật, khởi đi từ tình trạng phi hiện hữu. Và ngài tiếp tục quan phòng vũ trụ.
• Vấn đề Con Người
Theo quan điểm thuyết tiến hóa của Darwin, các sinh vật đa dạng ngày nay là kết quả của một quá trình tiến hoá lâu dài. Do đó, con người cũng không bị loại trừ, con người cũng nằm trong qui trình tiến hoá đó, con người tiến hoá từ vật chất và con người chỉ là con vật bậc cao mà thôi.
Quan niêm này đi ngược lại quan điểm Giáo Hội về con người cho rằng: “Con người được Thiên Chúa tạo dựng giống hình ảnh Người” và “Thân xác con người dự phần vào phẩm giá và hình ảnh Thiên Chúa. Là thân thể con người, vì nó do linh hồn sống động và tất cả nhân vị con người sẽ được trở thành đền thờ của Chúa Thánh Thần trong thân xác Đức Kitô. (x. GLCG, Số 69) và “linh hồn cũng là cái thâm sâu nhất, giá trị nhất trong con người, và Thiên Chúa đã dựng nên linh hồn con người cách trực tiếp và nó bất tử” (x. GLCG, Số 70).
• Vấn đề đạo đức.
Theo Darwin, mọi loài trong vũ trụ luôn phải đấu tranh sinh tồn và loài nào mạnh, có nhiều ưu điểm loài đó thắng và tồn tại. Con người cũng thực hiện chiến lược cạnh tranh sinh tồn, vô hình chung, con người cách nào đó hành động như một bản năng. Vậy liệu con người có tự do chọn lựa trong các hành động của mình không? Và con người có được phép vì sự sinh tồn của mình mà huỷ hoại đồng loại không? Nếu vậy, chúng ta sẽ giải thích như thế nào quan điểm của Kitô Giáo về tình yêu thương của Chúa, khi tất cả loài người là do Chúa tạo ra và yêu thương không loại trừ ai.
3. Trả Lời Các Vấn Nạn Mà Thuyết Darwin Đã Tạo Ra Cho Triết Học Và Thần Học Hiện Đại
• Nghiên cứu các vấn nạn một cách có phê phán.
Theo quan điểm của Đức John Paul II, chúng ta bình tĩnh và nghiên cứu các vấn nạn này một cách kỹ càng và có phê phán không nên hấp tấp loại trừ một cách vội vàng. Nghĩa là khi có sự hiểu biết nhờ suy tư của lý trí và sự hướng dân của đức tin, chúng ta sẽ bác bỏ những gì làm tổn hại đến chân lý đức tin. Đối với vấn đề của Darwin thử thách vấn đề tạo dựng là loại bỏ Thiên Chúa là “Tác Giả” ở trên, chúng ta có thể phủ định nó vì nó đi ngược lại với niềm tin về Thiên Chúa Tạo dựng và Quan phòng. Nhưng chúng ta có thể chấp nhận tiến hóa, như đó là một phương cách của Thiên Chúa dùng. Chính Đức John Paul II cũng đã “chấp nhận cả tạo thành và tiến hoá, nhưng linh hồn không phải là sản phẩm của tiến hoá”. Nghĩa là chấp nhân sự tiến hoá của con người về thể xác. Điều này không đi ngược lại với niềm tin của người Kitô hữu khi họ nghĩ rằng: “Nếu thân xác con người đã được kết tinh từ một chuỗi dài của những biến hóa đổi thay xảy ra ở nơi một giống loài, thì các tín hữu sẽ coi hiện tượng tiến hóa đó là phương cách Thiên Chúa dùng để làm nên thân xác loài người” (HTTH, số 37).
• Khám phá những mầm chân lý.
Theo Đức John Paul II ở trong các khám phá mới này luôn mang những mầm chân lý: “Trong suy tư của những người đã góp phần nới rộng thêm hố ngăn cách giữa đức tin và lý trí đôi khi vẫn có những mầm mống tư tưởng quí báu khả dĩ đưa tới việc khám phá ra con đường chân lý, nếu được tiếp tục và phát triển với một tâm trí ngay thẳng” (Số 48). Ở chỗ khác ngài nói mạnh hơn: “Cả những lý thuyết sai lầm này đôi khi cũng chứa đựng một vài yếu tố chân lý” (số 54). Theo quan điểm này chúng ta có thể nhận thấy một số điều bổ ích trong thuyết Darwin. Trong phương pháp làm thần học những người theo thuyết tiến hoá phủ nhận việc hiểu Kinh Thánh theo nghĩa đen. Nếu bình tỉnh nhìn lại ta thấy có sự cứng nhắc, máy móc và nhiều khi sai lầm khi hiểu một số trình thuận Kinh Thánh theo mặt chữ. Ví dụ trong trình thuật sáng thế, Chúa dùng đất nặn ra Adam, rút sườn làm ra Eva…Ngày nay Giáo Hội dùng phương pháp liên ngành trong khi nghiên cứu và chú giải Kinh Thánh, như một sự đón nhận nào đó với tiến hoá tri thức nhân loại và không ngược với thuyết tiến hoá. Kết quả là khoa chú giải Kinh Thánh tiến xa và có nhiều đóng góp cho đời sống đức tin hơn.
• Thảo luận và đánh giá lại các chân lý triết học và thần học.
Đức John Paul II rất nhạy cảm trong vấn đề đối thoại, nên ngài nhận ra vai trò tra vấn của các tư tưởng và quan điểm của khoa học, dù nó đi ngược với một số giá trị chân lý đức tin. Nhưng nó vẫn có tác dụng tra vấn các giá trị của triết thần mà chúng ta đã chấp nhận. Trong thử thách thuyết tạo dựng: Chúng ta nhận thấy Kinh Thánh không tìm cách giải thích vũ trụ vận hành như thế nào. Đó là công việc của các nhà khoa học, nhưng chỉ nhằm trả lời các câu hỏi: tại sao vũ trụ hiện hữu? Tại sao có sự tiến hoá như thế?..., nhằm xác định ranh giới của thần học và khoa học.
• Những “hố sâu” còn bỏ ngõ.
Trên thực tế, chúng ta dễ dàng đón nhận những bổ túc của khoa học trong việc đào sâu và tìm ý nghĩa cho chân lý niềm tin và niềm tin soi sáng cho khoa học tìm kiếm những chân lý mới.
Nhưng chúng ta thấy vẫn còn đó những “hố sâu” mà thuyết tiến hoá không thể có câu đáp án. Trong vấn đề tạo dựng, thuyết tiến hoá chủ trương rằng có sự “tiến hoá mù”, không cần cứu cánh, không cần “tác giả” và quá trình tiến hoá là liên tục. Vậy ta phải giải thích như thế nào khi không thể tìm thấy một sinh vật tiến hoá vượt con người ? Những năng lượng đầu tiên cực nhỏ để tạo điều kiện cho Big Bang nỗ và lần lượt hình thành nguyên tư, vũ trụ, sự sống, con người…là do ai tạo ra nó? Ở những bế tắc của thuyết tiến hoá và như những học thuyết khác, khoa học chỉ nại đến yếu tố thời gian. Nhưng đã qua rồi mấy thế kỷ hoàng kim của khoa học, con người vẫn không có câu trả lời về những vấn trên.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhận thấy có nhiều vấn nạn mà khoa học tra vấn niềm tin của Người Kitô hữu. Ví dụ, thần học giải thích rằng linh hồn con người là cho Chúa phú ban, thì các khoa học gia sẽ thắc mắc rằng: Khi nào thì Chúa ban linh hồn cho con người? Nó ở đâu trong con người?... Chúng ta chưa thể lý giải các vấn nạn đó cách thuyết phục nếu không nại vào niềm tin.
Kết Luận.
Mối quan hệ hỗ tương giữa đức tin và lý trí của Đức John Paul II cho chúng ta có những câu trả lời mang tính tích cực về các vấn nạn của khoa học. Thực vậy, nếu hiểu về chân lý đức tin truyền thống của chúng ta luôn “tĩnh”, nghĩa là không bị thử thách, luôn cố định, thì hẳn nó sẽ mang tính máy móc và nghèo nàn. Ngược lại, mỗi khi đức tin bị thử thách và chúng ta tìm được câu trả lời sẽ giúp cho niềm tin của chúng ta sống động và sâu sắc hơn. Nó như một “lý thuyết tiếp cận”, giúp chúng ta giải quyết các vấn nạn mà khoa học hiện đại đã gây ra cho triết học và thần học. Đồng thời nó cũng giúp cho các Kitô hữu thoát khỏi các cách hiểuu mang tính “cứng nhắc” theo nghĩa đen về một số điều trong Kinh Thánh, nhằm mở lòng ra đón nhận và đối thoại với những thử thách mà khoa học mới đặt ra cho cho niềm tin của mình về các chân lý đức tin.
Thực vậy, giữa khoa học và đức tin, vẫn còn đó những “hố sâu” không thể “lấp đầy” trong khoảng thời gian ngắn. Nhưng đó sẽ là những “chất liệu”, những “câu hỏi mở”, kích thích suy tư và nỗ lực khám phá chân lý của các nhà khoa học, các nhà thần học và mỗi người Kitô hữu chúng ta hôm nay.
TRẢ LỜI CÁC VẤN NẠN DARWIN ĐÃ GÂY RA
CHO TRIẾT HỌC VÀ THẦN HỌC HIỆN ĐẠI
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, chúng ta chứng kiến sự tiến bộ không ngừng và còn có triễn vọng tiến xa mãi của khoa học. Không ai có thể phủ nhận những thành tựu to lớn mà khoa học mang lại cho đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Tuy nhiên, dưới nhãn quan tư tưởng, chúng ta nhận thấy những phát minh khoa học ở thế kỷ XVI-XVII về thiên văn của Copernic, Kepler, Galilei, về Lực hấp dẫn của Newton và ở thế kỷ XIX về sinh vật học Darwin đã tạo ra không ít vấn nạn cho triết học và thần học trong mấy thế kỷ qua.
Trong bối cảnh đó, Đức John Paul II đã ban hành thông điệp “Đức Tin Và Lý Trí” , năm 1998. Trong Thông điệp này, ngài đề cập đến mối tương quan giữa đức tin và lý trí, bằng cách khẳng định chức năng và khả năng của lý trí đi tìm chân lý và chứng minh giá trị phổ quát của đức tin. Quan điểm này của ngài như phương cách soi sáng cho người Kitô hữu trong cách suy nghĩ về các giá trị mới của khoa học và cách thức làm thần học và triết học trong thời đại hôm nay.
Đúng 20 năm sau ngày ra đời của Thông Điệp Đức tin và lý trí, chúng ta thử khám phá lại tư tưởng của ngài và trả lời cho những vấn nạn mà thuyết Darwin đã làm “lung lay” nền thần học và triết học Kitô giáo trong mấy thập niên qua.
1. Mối Tương Quan Giữa Đức Tin Và Lý Trí.
Bằng lối tiếp cận lịch sử, Đức John Paul II đã phác họa một bức tranh khá rõ ràng về tương quan giữa đức tin và lý trí trong hành trình đi tìm kiếm chân lý. Đó là một tương quan mang tính hỗ tương: “Đức tin và lý trí được ví như đôi cánh giúp cho trí khôn con người vươn lên chiêm ngắm chân ly” . Theo ngài, chân lý mặc khải của thần học sẽ cung cấp “nội dung câu trả lời” và sự khôn ngoan của triết học sẽ cho “hình thừc câu hỏi”. Triết học và thần học có một mối quan hệ qua lại theo quy luật của vòng tròn trôn ốc, nghĩa là một khi triết học cung cấp nội dung câu hỏi, thần học trả lời nó và dẫn đến sự hiểi biết chân lý rõ ràng hơn, và lý trí triết học lại tiếp tục suy tư và có những tra vấn mới cao hơn và thần học lại tiếp tục tìm câu trả lời mới…, vòng tròn càng ngày càng đi lên và gần hơn với chân lý tối hậu (x.TĐ, Đức tin và lý trí, Số 105).
Trong lĩnh vực Phúc Am Hoá, con người tìm hiểu văn hoá của một dân tộc và tìm hiểu triết học của tôn giáo của dân tộc đó. Triết học sẽ đóng vai trò trung gian kết nối Lời Chúa với văn hoá địa phương. Theo cách hiểu này thì triết học chuẩn bị “cày xới” miếng đất mới, để cho thần học “gieo vãi” hạt giống chân lý Tin Mừng.
Đức John Paul II cũng quan tâm đến sự tách rời giữa đức tin và lý trí và hậu quả của nó trong việc tìm kiếm chân lý: “Sự tách rời ngày càng lớn hơn giữa đức tin và lý trí triết học” làm cho triết học sao nhãng việc tìm kiếm chân lý tối hậu. Tuy nhiên theo ngài, nếu xem xét tỉ mỉ hơn, người ta sẽ thấy ngay trong suy tư của những người đã góp phần nới rộng thêm hố ngăn cách giữa đức tin và lý trí đôi khi vẫn có những mầm mống tư tưởng quí báu khả dĩ đưa tới việc khám phá ra con đường chân lý, nếu được tiếp tục và phát triển với một tâm trí ngay thẳng” (Số 48).
Trong viễn ảnh đó, ngài nhắm đến việc kết hợp giữa đức tin và lý trí với lý do: “Đức tin và lý trí mà thiếu nhau đều bị làm nghèo đi và bị suy yếu. Bị tước mất những gì Mặc khải cống hiến, lý trí đã đi theo những con đường ngang khiến nó có nguy cơ sao lãng mục đích cuối cùng của mình. Còn đức tin thiếu lý trí, đã nhấn mạnh vào tình cảm và cảm nghiệm, và như thế nó liều mình không còn là một lời đề nghị phổ quát nữa”. Qua đó ngài mời gọi: “Đức tin và triết học phải tìm lại sự hiệp nhất sâu xa cho phép chúng hoà hợp với bản chất của mình mà vẫn tôn trọng tính tự lập của nhau. Đối lại với sự tuân phục [“parrhêsia”] của đức tin phải có sự táo bạo của lý trí” . (Số 48).
2. Các Vấn Nạn Mà Thuyết Darwin Đã Gây Ra Cho Triết Học Và Thần Học
Charles Darwin (1809-1882) là một nhà tự nhiên học người Anh. Sau chuyến khảo sát thực địa theo hành trình của tàu Beagle ở các vùng biển Nam Mỹ và nhất là ở trên quần đảo Galapagos, cộng thêm nhiều năm miệt mài nghiên cứu, ông đã đưa ra một học thuyết toàn diện về “Nguồn gốc của các loài do chọn lựa tự nhiên” vào năm 1859. Thuyết tiến hoá này đã tạo ra nhiều vấn nạn cho triết học và thần học Kitô giáo trong thời gian qua.
• Thử thách Phương pháp làm triết học và thần học.
Nếu phương phát cổ truyền của triết học là suy diễn, đi từ những chân lý siêu hình như: hữu thể, bản chất của Thượng Đế…để đi đến những kết luận về chân lý. Thì Darwin đã chú trọng đến phương pháp quy nạp, đi từ những nghiên cứu thực địa, khảo cổ, các quan sát…để đi đến một kết luận khoa học. Theo đó, phương pháp suy diễn chỉ có chỗ đứng tương đối trong khi làm triết học mà thôi.
Còn đối với phương pháp làm thần học: từ lâu Giáo Hội đã sử dụng hai phương pháp làm thần học là Trường phái chủ trương hiểu Kinh Thánh theo nghĩa đen và trường phái chủ trương hiểu Kinh Thánh theo nghĩa ẩn dụ và biểu tượng. Thuyết Tiến hoá thử thách trường phái thứ nhất.
• Thử thách thuyết tạo dựng.
Darwin trong thuyết tiến hoá cho rằng sự sống trong vũ trụ có được là do sự chọn lựa tự nhiên một cách tình cờ từ các “cơ chế sống”. Sự sống còn của các loài không cần có một ý định bên ngoài, cũng không cần một thứ tự hay một sự phác họa nào. Không cần đến “tác giả”, “tác phẩm” chỉ tuân theo luật tự nhiên và cạnh tranh sinh tồn, không có thứ tự, tất cả chỉ là ngẫu nhiên. Do đó, vũ trụ và muôn loài hiện hữu và tồn tại tự mình, không cần đến Thượng Đế. Trong khi đó, thần học tạo dựng cho rằng tạo dựng là hành vi tự do của Thiên Chúa, Đấng làm cho hiện hữu tất cả những gì chưa bao giờ hiện hữu (St 1,1; Rm 4,7) và vũ trụ được tạo thành trong thời gian (x.Thời sự thần học, số 44, trang 77). Đây là một trong những biểu hiện quyền năng vô biên của Thiên Chúa, bởi vì chỉ có người mới có khả năng ban hiện hữu cho vạn vật, khởi đi từ tình trạng phi hiện hữu. Và ngài tiếp tục quan phòng vũ trụ.
• Vấn đề Con Người
Theo quan điểm thuyết tiến hóa của Darwin, các sinh vật đa dạng ngày nay là kết quả của một quá trình tiến hoá lâu dài. Do đó, con người cũng không bị loại trừ, con người cũng nằm trong qui trình tiến hoá đó, con người tiến hoá từ vật chất và con người chỉ là con vật bậc cao mà thôi.
Quan niêm này đi ngược lại quan điểm Giáo Hội về con người cho rằng: “Con người được Thiên Chúa tạo dựng giống hình ảnh Người” và “Thân xác con người dự phần vào phẩm giá và hình ảnh Thiên Chúa. Là thân thể con người, vì nó do linh hồn sống động và tất cả nhân vị con người sẽ được trở thành đền thờ của Chúa Thánh Thần trong thân xác Đức Kitô. (x. GLCG, Số 69) và “linh hồn cũng là cái thâm sâu nhất, giá trị nhất trong con người, và Thiên Chúa đã dựng nên linh hồn con người cách trực tiếp và nó bất tử” (x. GLCG, Số 70).
• Vấn đề đạo đức.
Theo Darwin, mọi loài trong vũ trụ luôn phải đấu tranh sinh tồn và loài nào mạnh, có nhiều ưu điểm loài đó thắng và tồn tại. Con người cũng thực hiện chiến lược cạnh tranh sinh tồn, vô hình chung, con người cách nào đó hành động như một bản năng. Vậy liệu con người có tự do chọn lựa trong các hành động của mình không? Và con người có được phép vì sự sinh tồn của mình mà huỷ hoại đồng loại không? Nếu vậy, chúng ta sẽ giải thích như thế nào quan điểm của Kitô Giáo về tình yêu thương của Chúa, khi tất cả loài người là do Chúa tạo ra và yêu thương không loại trừ ai.
3. Trả Lời Các Vấn Nạn Mà Thuyết Darwin Đã Tạo Ra Cho Triết Học Và Thần Học Hiện Đại
• Nghiên cứu các vấn nạn một cách có phê phán.
Theo quan điểm của Đức John Paul II, chúng ta bình tĩnh và nghiên cứu các vấn nạn này một cách kỹ càng và có phê phán không nên hấp tấp loại trừ một cách vội vàng. Nghĩa là khi có sự hiểu biết nhờ suy tư của lý trí và sự hướng dân của đức tin, chúng ta sẽ bác bỏ những gì làm tổn hại đến chân lý đức tin. Đối với vấn đề của Darwin thử thách vấn đề tạo dựng là loại bỏ Thiên Chúa là “Tác Giả” ở trên, chúng ta có thể phủ định nó vì nó đi ngược lại với niềm tin về Thiên Chúa Tạo dựng và Quan phòng. Nhưng chúng ta có thể chấp nhận tiến hóa, như đó là một phương cách của Thiên Chúa dùng. Chính Đức John Paul II cũng đã “chấp nhận cả tạo thành và tiến hoá, nhưng linh hồn không phải là sản phẩm của tiến hoá”. Nghĩa là chấp nhân sự tiến hoá của con người về thể xác. Điều này không đi ngược lại với niềm tin của người Kitô hữu khi họ nghĩ rằng: “Nếu thân xác con người đã được kết tinh từ một chuỗi dài của những biến hóa đổi thay xảy ra ở nơi một giống loài, thì các tín hữu sẽ coi hiện tượng tiến hóa đó là phương cách Thiên Chúa dùng để làm nên thân xác loài người” (HTTH, số 37).
• Khám phá những mầm chân lý.
Theo Đức John Paul II ở trong các khám phá mới này luôn mang những mầm chân lý: “Trong suy tư của những người đã góp phần nới rộng thêm hố ngăn cách giữa đức tin và lý trí đôi khi vẫn có những mầm mống tư tưởng quí báu khả dĩ đưa tới việc khám phá ra con đường chân lý, nếu được tiếp tục và phát triển với một tâm trí ngay thẳng” (Số 48). Ở chỗ khác ngài nói mạnh hơn: “Cả những lý thuyết sai lầm này đôi khi cũng chứa đựng một vài yếu tố chân lý” (số 54). Theo quan điểm này chúng ta có thể nhận thấy một số điều bổ ích trong thuyết Darwin. Trong phương pháp làm thần học những người theo thuyết tiến hoá phủ nhận việc hiểu Kinh Thánh theo nghĩa đen. Nếu bình tỉnh nhìn lại ta thấy có sự cứng nhắc, máy móc và nhiều khi sai lầm khi hiểu một số trình thuận Kinh Thánh theo mặt chữ. Ví dụ trong trình thuật sáng thế, Chúa dùng đất nặn ra Adam, rút sườn làm ra Eva…Ngày nay Giáo Hội dùng phương pháp liên ngành trong khi nghiên cứu và chú giải Kinh Thánh, như một sự đón nhận nào đó với tiến hoá tri thức nhân loại và không ngược với thuyết tiến hoá. Kết quả là khoa chú giải Kinh Thánh tiến xa và có nhiều đóng góp cho đời sống đức tin hơn.
• Thảo luận và đánh giá lại các chân lý triết học và thần học.
Đức John Paul II rất nhạy cảm trong vấn đề đối thoại, nên ngài nhận ra vai trò tra vấn của các tư tưởng và quan điểm của khoa học, dù nó đi ngược với một số giá trị chân lý đức tin. Nhưng nó vẫn có tác dụng tra vấn các giá trị của triết thần mà chúng ta đã chấp nhận. Trong thử thách thuyết tạo dựng: Chúng ta nhận thấy Kinh Thánh không tìm cách giải thích vũ trụ vận hành như thế nào. Đó là công việc của các nhà khoa học, nhưng chỉ nhằm trả lời các câu hỏi: tại sao vũ trụ hiện hữu? Tại sao có sự tiến hoá như thế?..., nhằm xác định ranh giới của thần học và khoa học.
• Những “hố sâu” còn bỏ ngõ.
Trên thực tế, chúng ta dễ dàng đón nhận những bổ túc của khoa học trong việc đào sâu và tìm ý nghĩa cho chân lý niềm tin và niềm tin soi sáng cho khoa học tìm kiếm những chân lý mới.
Nhưng chúng ta thấy vẫn còn đó những “hố sâu” mà thuyết tiến hoá không thể có câu đáp án. Trong vấn đề tạo dựng, thuyết tiến hoá chủ trương rằng có sự “tiến hoá mù”, không cần cứu cánh, không cần “tác giả” và quá trình tiến hoá là liên tục. Vậy ta phải giải thích như thế nào khi không thể tìm thấy một sinh vật tiến hoá vượt con người ? Những năng lượng đầu tiên cực nhỏ để tạo điều kiện cho Big Bang nỗ và lần lượt hình thành nguyên tư, vũ trụ, sự sống, con người…là do ai tạo ra nó? Ở những bế tắc của thuyết tiến hoá và như những học thuyết khác, khoa học chỉ nại đến yếu tố thời gian. Nhưng đã qua rồi mấy thế kỷ hoàng kim của khoa học, con người vẫn không có câu trả lời về những vấn trên.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhận thấy có nhiều vấn nạn mà khoa học tra vấn niềm tin của Người Kitô hữu. Ví dụ, thần học giải thích rằng linh hồn con người là cho Chúa phú ban, thì các khoa học gia sẽ thắc mắc rằng: Khi nào thì Chúa ban linh hồn cho con người? Nó ở đâu trong con người?... Chúng ta chưa thể lý giải các vấn nạn đó cách thuyết phục nếu không nại vào niềm tin.
Kết Luận.
Mối quan hệ hỗ tương giữa đức tin và lý trí của Đức John Paul II cho chúng ta có những câu trả lời mang tính tích cực về các vấn nạn của khoa học. Thực vậy, nếu hiểu về chân lý đức tin truyền thống của chúng ta luôn “tĩnh”, nghĩa là không bị thử thách, luôn cố định, thì hẳn nó sẽ mang tính máy móc và nghèo nàn. Ngược lại, mỗi khi đức tin bị thử thách và chúng ta tìm được câu trả lời sẽ giúp cho niềm tin của chúng ta sống động và sâu sắc hơn. Nó như một “lý thuyết tiếp cận”, giúp chúng ta giải quyết các vấn nạn mà khoa học hiện đại đã gây ra cho triết học và thần học. Đồng thời nó cũng giúp cho các Kitô hữu thoát khỏi các cách hiểuu mang tính “cứng nhắc” theo nghĩa đen về một số điều trong Kinh Thánh, nhằm mở lòng ra đón nhận và đối thoại với những thử thách mà khoa học mới đặt ra cho cho niềm tin của mình về các chân lý đức tin.
Thực vậy, giữa khoa học và đức tin, vẫn còn đó những “hố sâu” không thể “lấp đầy” trong khoảng thời gian ngắn. Nhưng đó sẽ là những “chất liệu”, những “câu hỏi mở”, kích thích suy tư và nỗ lực khám phá chân lý của các nhà khoa học, các nhà thần học và mỗi người Kitô hữu chúng ta hôm nay.