CON NGƯỜI CÓ LÝ TRÍ VÀ TỰ DO (1)
Thiên Chúa toàn năng, Đấng Tạo Hoá, với Lý trí siêu việt, đã hoàn tất tiến trình tác thành trời đất và, cuối cùng, tạo dựng nên nhân loại. Người có Tự do toàn quyền trao ban sự hiện hữu và sự sống cho con người chúng ta. Chính vì vậy, người nam và người nữ đã được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa (x. St 1,26-27), được mời gọi hãy trở thành dấu chỉ hữu hình và dụng cụ hữu hiệu để tỏ lộ hành vi tặng không của Thiên Chúa khi đặt họ vào vườn để canh tác và trông coi các công trình sáng tạo khác (x. số 26 Tóm lược Học thuyết xã hội Công giáo). Vì giống Thiên Chúa, con người cũng có Lý trí và sự Tự do.
Sau khi, tổ tiên chúng ta đã trái lệnh Thiên Chúa để bị mất nghĩa với Đấng đã tạo nên mình (xem Sáng Thế Ký), Đức Chúa Trời lại ban tặng cho con người Đức Giêsu nhập thế, mang xác phàm như chúng ta, chịu đóng đinh và chết trên cây Thánh Giá, được táng xác và Sống Lại để Cứu Chuộc chúng ta (xem Kinh Tin Kính). Chúa Giêsu là một chứng minh con người có Lý trí và sự Tự do như Thiên Chúa.
Thiên Chúa nhân từ ban cho con người chúng ta Lý trí và Tự do để cùng nhau xây dựng và sống trong Hòa bình, Hạnh phúc. Do đó, khi viết ‘Sưu tập những bản văn của huấn quyền về học thuyết xã hội Công giáo’, Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận đã chọn trích đoạn số 2 Sứ điệp ngày thế giới hoà bình năm 1999:
« Phẩm giá của ngôi vị con người là một giá trị siêu việt, luôn được công nhận như thế bởi những kẻ quyết tâm tìm kiếm chân lý. Tất cả lịch sử nhân loại trên thực tế phải được giải thích dưới ánh sáng của sự đích thực này. Tất cả mọi người, được dựng nên giống hình ảnh và giống Chúa (x St 26-28) và như thế là hướng triệt để về Đấng Sáng Tạo mình, ở trong liên quan thường xuyên với những ai cùng chung một bản tính. Việc khuyến khích điều thiện của cá nhân như vậy chung phần vào việc phục vụ công ích, nơi nào những quyền lợi và những bổn phận tương ứng và tăng cường cho nhau. (Sưu tập những bản văn của huấn quyền về học thuyết xã hội Công giáo số 46) ».
Chúng ta hành động với Lý trí và Tự do Thiên Chúa ban và chịu trách nhiệm về kết quả trước Người và tha nhân.
I./ GƯƠNG THẦY CHÍ THÁNH.
a. Đức Giêsu và quyền hành chính trị.
Đời sống Ngôi Hai Thiên Chúa tại thế gian được ghi lại trong Phúc âm để cho làm chuẩn cho chúng ta theo và được sự trợ giúp của Giáo huấn xã hội Công giáo:
« Dù không đồng ý với sự cầm quyền đàn áp và chuyên chế của các nhà lãnh đạo quốc gia (x. Mc 10,42), cũng như phản đối tham vọng của họ là muốn mọi người gọi mình là ân nhân (x. Lc 22,25), nhưng Đức Giêsu cũng không trực tiếp chống đối các nhà cầm quyền đương thời. Khi đưa ra ý kiến về việc nộp thuế cho hoàng đế (x. Mc 12,13-17; Mt 22,15-22; Lc 20,20-26), Người cũng khẳng định rằng phải trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa, gián tiếp lên án mọi toan tính biến quyền bính trần gian thành quyền bính thần linh hay tuyệt đối: chỉ có Thiên Chúa mới có quyền đòi hỏi mọi sự từ phía con người. Nhưng đồng thời quyền bính trần gian cũng được quyền đòi những gì thuộc về mình: Đức Giêsu không coi việc nộp thuế cho hoàng đế là chuyện bất công.
Đức Giêsu – vị Mêsia được hứa trước – đã phản đối và đã vượt thắng sự cám dỗ của chủ nghĩa cứu thế bằng chính trị, mà điển hình là bắt các dân tộc chịu khuất phục mình (x. Mt 4,8-11; Lc 4,5-8). Người là Con Người xuất hiện “để phục vụ và để hy sinh tính mạng mình” (Mc 10,45; x. Mt 20,24-28; Lc 22,24-27). Khi nghe các môn đệ tranh cãi xem ai lớn nhất, Đức Giêsu đã dạy họ phải biến mình thành người nhỏ bé nhất và làm tôi tớ mọi người (x. Mc 9,33-35); Người đã chỉ cho hai con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan, đang muốn xin giữ hai vị trí tả hữu bên Người, con đường thánh giá phải đi (x. Mc 10,35-40; Mt 20,20-23) » (Tóm lược Học thuyết xã hội Công giáo số 379).
b. Nước tôi không thuộc về thế gian này…
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta nghe bài Thương khó theo Thánh Gioan ‘Đức Giêsu bị điệu ra trước tổng trấn Phi-la-tô’, Đức Giêsu trả lời: "Nước tôi không thuộc về thế gian này… Nhưng nay Nước tôi không thuộc chốn này" và “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều này: đó là để làm chứng cho sự thật.”
Như vậy, Chúa Giêsu nhắc chúng ta đời sống hiện tại chỉ là ‘trên đường lữ thứ trần gian’ để hành trình về nơi Người đáp ‘không thuộc về thế gian này’.
c. Kinh Lạy Cha.
Do đó, trong kinh ‘Lạy Cha’, Chúa Giêsu cầu nguyện Đức Chúa Cha cho ‘hôm nay lương thực hằng ngày’ và Người đã là gương sống thanh bạch: sinh ra ‘trong máng cỏ’ (Luca 2, 12) và tắt thở trên thập giá (Luca 22, 33 và 46).
II. HÀNH ĐỘNG THEO LÝ TRÍ VÀ TỰ DO.
A. Cầu nguyện cho người bị tù oan.
1. Trường hợp ông Cù huy Hà Vũ.
Ông Cù huy Hà Vũ, sinh ngày 02.12.1957 tại Hà Tĩnh, tiến sĩ luật đại học Sorbonne (Paris, Pháp), thuộc một gia đình của những nhà thơ lớn và cũng là những công thần của Nhà nước Cộng sản như Huy Cận (cha), Xuân Diệu (cậu ruột).
Ngày 04.11.2010, Tổ kiểm tra Công an phường 11, quận 6, TP. Hồ chí Minh kiểm tra hành chính tại phòng 101, khách sạn Mạch Lâm có một đôi nam nữ (ông Hà Vũ và bà Hồ Lê Như Quỳnh, sinh năm 1974, luật sư Hội Luật gia TP Hồ chí Minh) đang có hành vi quan hệ bất chính mà không phải là quan hệ vợ chồng, với bằng cớ rõ ràng là đã tìm thấy hai bao cao su được sử dụng. Công an đã kiểm tra máy vi tính cá nhân của ông Vũ và phát hiện nhiều tài liệu tuyên truyền chống Nhà nước. Sau đó, công an đã tiến hành khám xét nhà riêng của ông Vũ ở phố Điện biên phủ, Hà nội.
Ngày 06.11.2010, trả lời họp báo về vụ việc, Trung tướng công an Hoàng Kông Tư nói rằng: « Các chứng cứ, tài liệu do các cơ quan chức năng thu được đã chứng minh ông Cù Huy Hà Vũ có những hành vi phạm luật theo Điều 88 Bộ luật hình sự. »
Ngày 15.11.2010, Cơ quan an ninh điều tra Công an Hà nội đã khởi tố và ra lệnh tạm giam ông Vũ và ngày 17.12.2010, Viện kiểm sát Nhân dân thành phố Hà nội đã ra cáo trạng truy tố ông Vũ về tội danh trên.
Người dân cũng nhớ rằng ông Vũ đã từng nạp đơn kiện Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng về quyết định khai thác bô-xít Tây Nguyên, nhưng đơn kiện đã bị bác bỏ. Sau đó, ông cũng bị bác đơn tình nguyện làm luật sư bào chữa cho giáo dân Cồn dầu Đà nẵng.
Con người có Lý trí biết suy đoán những hành động và những phát biểu của ông Hà Vũ không thể kết thành tội ‘tuyên truyền chống Nhà nước’, nên ông cần phải được Tự Do. Do đó, các cá nhân và tập thể đồng bào lên tiếng yêu cầu Nhà nước trả Tự do cho ông Hà Vũ vì Điều 88 Bộ luật hình sự 1999 vi hiến tức trái với Hiến pháp Việt Nam đã quy định quyền của công dân Việt Nam là được tự do ngôn luận, tự do báo chí (Điều 69 Hiến pháp Việt Nam qui định: « Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật »). Luật Việt Nam thường vi hiến vì quốc gia không có Tối cao Pháp viện hay Viện Bảo hiến để xét tính cách hợp hiến như thời Việt Nam Cộng hoà hay tại các quốc gia có tam quyền phân lập.
Chẳng bao lâu sau đó, các tổ chức nhân quyền ngoại quốc cũng đề nghị Nhà nước Việt Nam trả Tự do cho ông Hà Vũ vì việc bắt giữ này vi phạm Điều 19 Công ước Quốc tế Quyền Dân sự và Chính trị: (1/ Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.
2/ Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
3/ Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:
a/ Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.
b/ Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý). Việt Nam không phải tôn trọng Công ước này nếu chính phủ đừng ký vào năm 1982).
Tất cả những yêu cầu đó đều không được đáp ứng và phiên toà sơ thẩm xét xử lúc đầu định vào ngày 24.03.2011 tại Tòa án nhân dân Hà nội.Sau dời vào ngày 04.04.2011, không biết có phải để tránh tang lễ chôn cất ông Trịnh xuân Tùng, bị trung tá công an Nguyễn văn Ninh đánh gãy cổ và chết trong bệnh viện, cử hành ngày 23.03.2011.
Trước phiên xử, luật sư Nguyễn thị Dương Hà, phu nhân ông Cù huy Hà Vũ, sau khi tố cáo các hành vi vi hiến và trái luật của công an các cấp về việc bắt giam và khởi tố ông Hà Vũ và bị rút giấy phép bào chữa cho chồng, đã đến Giáo xứ Thái hà để xin cầu nguyện cho Công Lý và Sự Thật vào tối 02 và 03.04.2011 cho chồng.
Trả lời phỏng vấn của chị Khánh An, phóng viên đài Á châu Tự do, Linh mục Vũ khởi Phụng, Chánh xứ Giáo xứ Thái Hà cho biết: « Giáo xứ không có lý do gì để từ chối việc cầu nguyện vì chính gia đình anh Vũ đã đến đây xin giáo xứ Thái Hà cầu nguyện cho anh khi anh sắp sửa ra tòa. Trong vụ án này, có những cái xem ra vi phạm nghiêm trọng vấn đề công bình và nhân phẩm, không trong sáng trong vụ bắt và xử anh. Vì thế, cầu nguyện không chỉ vì cá nhân anh Vũ nhưng mà vì cái vấn đề chung của xã hội là cần sự trong sáng, cần quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, cần một sự thẳng thắn về mặt pháp lý. Do đó, Thái Hà đồng ý có buổi cầu nguyện cho anh Vũ và cho vấn đề Công bình và Nhân phẩm trong xã hội.
Gia đình anh không là người Công giáo nhưng Thái Hà vẫn luôn luôn có những buổi cầu nguyện khi có chuyện gì xảy ra trong xã hội như khi có thiên tai, như động đất ở Trung quốc, Nhật bản hay Miến điện, như vụ các giáo dân Tam Tòa hay Cồn Dầu. Chúng tôi tưởng đây là một trường hợp rất quý bởi vì người ta có nghĩ tới sự thành tâm của mình trong đức tin thì người ta mới xin mình cầu nguyện.
Nếu có một ‘sự nhạy cảm’ nào đấy thì do hoàn cảnh tự nhiên đưa đến thôi, chứ còn giáo xứ Thái Hà không chủ trương tạo ra những tình hình nhạy cảm. Đôi khi giáo xứ Thái Hà gặp phải những tình hình tự bản chất của nó là nhạy cảm chứ không phải là do Thái Hà gây ra. Tôi không thấy có vấn đề gì cả bởi vì cầu nguyện là một bổn phận của mọi giáo xứ. Xưa nay trong Hội thánh vẫn cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình thì vụ này cũng như thế. Còn nếu mà vì vụ này mà sinh ra cái gì đấy gọi là nhạy cảm hay phiền phức thì cái đó là ngoài ý muốn của giáo xứ Thái Hà. »
Chúng tôi xác tín hoàn toàn: Do ‘Con người có Lý trí và Tự do’, hai bà Dương Hà và Cù thị Xuân Bích, em gái ông Hà Vũ, đã chọn giáo xứ Thái Hà để mời cùng dâng Thánh Lễ và đốt nến cầu nguyện với nhiều ngàn Kitô hữu. Sau đó, những giáo xứ khác cũng hiệp thông cầu nguyện.
Nhắc đến giáo sĩ và giáo dân Thái Hà, chúng ta nhớ đến hai cuộc tuần hành ra tòa các ngày 08.12.2008 và 27.03.2009 đã thu hút sự chú ý của đồng bào trong nước và giới quan sát nước ngoài:
- những cuộc tuần hành trật tự và hiên ngang để không bị đàn áp đem lại niềm hy vọng cho những nhóm sinh viên bày tỏ ‘Hoàng sa, Trường sa của Việt-Nam’, tín đồ các tôn giáo đòi tự do cho đạo của mình…
- nhiều nhân viên ngoại giao và ký giả nước ngoài, dự phiên tòa sơ thẩm, góp ý nhà nước cần đối thoại với công giáo. Nhưng, rất tiếc, ngày nay, lãnh đạo công giáo không đồng quan điểm về cách thức đối thoại với nhà nước.
Thật vậy, giáo sĩ và giáo dân giáo xứ Thái Hà đã tìm hiểu và thực hành hai nguyên tắc Bổ trợ và Liên đới kết hợp với những nguyên tắc của Học thuyết xã hội Công giáo mà chúng tôi sẽ đề cập đến trong bài sau.
Hà Minh Thảo
Thiên Chúa toàn năng, Đấng Tạo Hoá, với Lý trí siêu việt, đã hoàn tất tiến trình tác thành trời đất và, cuối cùng, tạo dựng nên nhân loại. Người có Tự do toàn quyền trao ban sự hiện hữu và sự sống cho con người chúng ta. Chính vì vậy, người nam và người nữ đã được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa (x. St 1,26-27), được mời gọi hãy trở thành dấu chỉ hữu hình và dụng cụ hữu hiệu để tỏ lộ hành vi tặng không của Thiên Chúa khi đặt họ vào vườn để canh tác và trông coi các công trình sáng tạo khác (x. số 26 Tóm lược Học thuyết xã hội Công giáo). Vì giống Thiên Chúa, con người cũng có Lý trí và sự Tự do.
Sau khi, tổ tiên chúng ta đã trái lệnh Thiên Chúa để bị mất nghĩa với Đấng đã tạo nên mình (xem Sáng Thế Ký), Đức Chúa Trời lại ban tặng cho con người Đức Giêsu nhập thế, mang xác phàm như chúng ta, chịu đóng đinh và chết trên cây Thánh Giá, được táng xác và Sống Lại để Cứu Chuộc chúng ta (xem Kinh Tin Kính). Chúa Giêsu là một chứng minh con người có Lý trí và sự Tự do như Thiên Chúa.
Thiên Chúa nhân từ ban cho con người chúng ta Lý trí và Tự do để cùng nhau xây dựng và sống trong Hòa bình, Hạnh phúc. Do đó, khi viết ‘Sưu tập những bản văn của huấn quyền về học thuyết xã hội Công giáo’, Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận đã chọn trích đoạn số 2 Sứ điệp ngày thế giới hoà bình năm 1999:
« Phẩm giá của ngôi vị con người là một giá trị siêu việt, luôn được công nhận như thế bởi những kẻ quyết tâm tìm kiếm chân lý. Tất cả lịch sử nhân loại trên thực tế phải được giải thích dưới ánh sáng của sự đích thực này. Tất cả mọi người, được dựng nên giống hình ảnh và giống Chúa (x St 26-28) và như thế là hướng triệt để về Đấng Sáng Tạo mình, ở trong liên quan thường xuyên với những ai cùng chung một bản tính. Việc khuyến khích điều thiện của cá nhân như vậy chung phần vào việc phục vụ công ích, nơi nào những quyền lợi và những bổn phận tương ứng và tăng cường cho nhau. (Sưu tập những bản văn của huấn quyền về học thuyết xã hội Công giáo số 46) ».
Chúng ta hành động với Lý trí và Tự do Thiên Chúa ban và chịu trách nhiệm về kết quả trước Người và tha nhân.
I./ GƯƠNG THẦY CHÍ THÁNH.
a. Đức Giêsu và quyền hành chính trị.
Đời sống Ngôi Hai Thiên Chúa tại thế gian được ghi lại trong Phúc âm để cho làm chuẩn cho chúng ta theo và được sự trợ giúp của Giáo huấn xã hội Công giáo:
« Dù không đồng ý với sự cầm quyền đàn áp và chuyên chế của các nhà lãnh đạo quốc gia (x. Mc 10,42), cũng như phản đối tham vọng của họ là muốn mọi người gọi mình là ân nhân (x. Lc 22,25), nhưng Đức Giêsu cũng không trực tiếp chống đối các nhà cầm quyền đương thời. Khi đưa ra ý kiến về việc nộp thuế cho hoàng đế (x. Mc 12,13-17; Mt 22,15-22; Lc 20,20-26), Người cũng khẳng định rằng phải trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa, gián tiếp lên án mọi toan tính biến quyền bính trần gian thành quyền bính thần linh hay tuyệt đối: chỉ có Thiên Chúa mới có quyền đòi hỏi mọi sự từ phía con người. Nhưng đồng thời quyền bính trần gian cũng được quyền đòi những gì thuộc về mình: Đức Giêsu không coi việc nộp thuế cho hoàng đế là chuyện bất công.
Đức Giêsu – vị Mêsia được hứa trước – đã phản đối và đã vượt thắng sự cám dỗ của chủ nghĩa cứu thế bằng chính trị, mà điển hình là bắt các dân tộc chịu khuất phục mình (x. Mt 4,8-11; Lc 4,5-8). Người là Con Người xuất hiện “để phục vụ và để hy sinh tính mạng mình” (Mc 10,45; x. Mt 20,24-28; Lc 22,24-27). Khi nghe các môn đệ tranh cãi xem ai lớn nhất, Đức Giêsu đã dạy họ phải biến mình thành người nhỏ bé nhất và làm tôi tớ mọi người (x. Mc 9,33-35); Người đã chỉ cho hai con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan, đang muốn xin giữ hai vị trí tả hữu bên Người, con đường thánh giá phải đi (x. Mc 10,35-40; Mt 20,20-23) » (Tóm lược Học thuyết xã hội Công giáo số 379).
b. Nước tôi không thuộc về thế gian này…
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta nghe bài Thương khó theo Thánh Gioan ‘Đức Giêsu bị điệu ra trước tổng trấn Phi-la-tô’, Đức Giêsu trả lời: "Nước tôi không thuộc về thế gian này… Nhưng nay Nước tôi không thuộc chốn này" và “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều này: đó là để làm chứng cho sự thật.”
Như vậy, Chúa Giêsu nhắc chúng ta đời sống hiện tại chỉ là ‘trên đường lữ thứ trần gian’ để hành trình về nơi Người đáp ‘không thuộc về thế gian này’.
c. Kinh Lạy Cha.
Do đó, trong kinh ‘Lạy Cha’, Chúa Giêsu cầu nguyện Đức Chúa Cha cho ‘hôm nay lương thực hằng ngày’ và Người đã là gương sống thanh bạch: sinh ra ‘trong máng cỏ’ (Luca 2, 12) và tắt thở trên thập giá (Luca 22, 33 và 46).
II. HÀNH ĐỘNG THEO LÝ TRÍ VÀ TỰ DO.
A. Cầu nguyện cho người bị tù oan.
1. Trường hợp ông Cù huy Hà Vũ.
Ông Cù huy Hà Vũ, sinh ngày 02.12.1957 tại Hà Tĩnh, tiến sĩ luật đại học Sorbonne (Paris, Pháp), thuộc một gia đình của những nhà thơ lớn và cũng là những công thần của Nhà nước Cộng sản như Huy Cận (cha), Xuân Diệu (cậu ruột).
Ngày 04.11.2010, Tổ kiểm tra Công an phường 11, quận 6, TP. Hồ chí Minh kiểm tra hành chính tại phòng 101, khách sạn Mạch Lâm có một đôi nam nữ (ông Hà Vũ và bà Hồ Lê Như Quỳnh, sinh năm 1974, luật sư Hội Luật gia TP Hồ chí Minh) đang có hành vi quan hệ bất chính mà không phải là quan hệ vợ chồng, với bằng cớ rõ ràng là đã tìm thấy hai bao cao su được sử dụng. Công an đã kiểm tra máy vi tính cá nhân của ông Vũ và phát hiện nhiều tài liệu tuyên truyền chống Nhà nước. Sau đó, công an đã tiến hành khám xét nhà riêng của ông Vũ ở phố Điện biên phủ, Hà nội.
Ngày 06.11.2010, trả lời họp báo về vụ việc, Trung tướng công an Hoàng Kông Tư nói rằng: « Các chứng cứ, tài liệu do các cơ quan chức năng thu được đã chứng minh ông Cù Huy Hà Vũ có những hành vi phạm luật theo Điều 88 Bộ luật hình sự. »
Ngày 15.11.2010, Cơ quan an ninh điều tra Công an Hà nội đã khởi tố và ra lệnh tạm giam ông Vũ và ngày 17.12.2010, Viện kiểm sát Nhân dân thành phố Hà nội đã ra cáo trạng truy tố ông Vũ về tội danh trên.
Người dân cũng nhớ rằng ông Vũ đã từng nạp đơn kiện Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng về quyết định khai thác bô-xít Tây Nguyên, nhưng đơn kiện đã bị bác bỏ. Sau đó, ông cũng bị bác đơn tình nguyện làm luật sư bào chữa cho giáo dân Cồn dầu Đà nẵng.
Con người có Lý trí biết suy đoán những hành động và những phát biểu của ông Hà Vũ không thể kết thành tội ‘tuyên truyền chống Nhà nước’, nên ông cần phải được Tự Do. Do đó, các cá nhân và tập thể đồng bào lên tiếng yêu cầu Nhà nước trả Tự do cho ông Hà Vũ vì Điều 88 Bộ luật hình sự 1999 vi hiến tức trái với Hiến pháp Việt Nam đã quy định quyền của công dân Việt Nam là được tự do ngôn luận, tự do báo chí (Điều 69 Hiến pháp Việt Nam qui định: « Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật »). Luật Việt Nam thường vi hiến vì quốc gia không có Tối cao Pháp viện hay Viện Bảo hiến để xét tính cách hợp hiến như thời Việt Nam Cộng hoà hay tại các quốc gia có tam quyền phân lập.
Chẳng bao lâu sau đó, các tổ chức nhân quyền ngoại quốc cũng đề nghị Nhà nước Việt Nam trả Tự do cho ông Hà Vũ vì việc bắt giữ này vi phạm Điều 19 Công ước Quốc tế Quyền Dân sự và Chính trị: (1/ Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.
2/ Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
3/ Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:
a/ Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.
b/ Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý). Việt Nam không phải tôn trọng Công ước này nếu chính phủ đừng ký vào năm 1982).
Tất cả những yêu cầu đó đều không được đáp ứng và phiên toà sơ thẩm xét xử lúc đầu định vào ngày 24.03.2011 tại Tòa án nhân dân Hà nội.Sau dời vào ngày 04.04.2011, không biết có phải để tránh tang lễ chôn cất ông Trịnh xuân Tùng, bị trung tá công an Nguyễn văn Ninh đánh gãy cổ và chết trong bệnh viện, cử hành ngày 23.03.2011.
Trước phiên xử, luật sư Nguyễn thị Dương Hà, phu nhân ông Cù huy Hà Vũ, sau khi tố cáo các hành vi vi hiến và trái luật của công an các cấp về việc bắt giam và khởi tố ông Hà Vũ và bị rút giấy phép bào chữa cho chồng, đã đến Giáo xứ Thái hà để xin cầu nguyện cho Công Lý và Sự Thật vào tối 02 và 03.04.2011 cho chồng.
Trả lời phỏng vấn của chị Khánh An, phóng viên đài Á châu Tự do, Linh mục Vũ khởi Phụng, Chánh xứ Giáo xứ Thái Hà cho biết: « Giáo xứ không có lý do gì để từ chối việc cầu nguyện vì chính gia đình anh Vũ đã đến đây xin giáo xứ Thái Hà cầu nguyện cho anh khi anh sắp sửa ra tòa. Trong vụ án này, có những cái xem ra vi phạm nghiêm trọng vấn đề công bình và nhân phẩm, không trong sáng trong vụ bắt và xử anh. Vì thế, cầu nguyện không chỉ vì cá nhân anh Vũ nhưng mà vì cái vấn đề chung của xã hội là cần sự trong sáng, cần quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, cần một sự thẳng thắn về mặt pháp lý. Do đó, Thái Hà đồng ý có buổi cầu nguyện cho anh Vũ và cho vấn đề Công bình và Nhân phẩm trong xã hội.
Gia đình anh không là người Công giáo nhưng Thái Hà vẫn luôn luôn có những buổi cầu nguyện khi có chuyện gì xảy ra trong xã hội như khi có thiên tai, như động đất ở Trung quốc, Nhật bản hay Miến điện, như vụ các giáo dân Tam Tòa hay Cồn Dầu. Chúng tôi tưởng đây là một trường hợp rất quý bởi vì người ta có nghĩ tới sự thành tâm của mình trong đức tin thì người ta mới xin mình cầu nguyện.
Nếu có một ‘sự nhạy cảm’ nào đấy thì do hoàn cảnh tự nhiên đưa đến thôi, chứ còn giáo xứ Thái Hà không chủ trương tạo ra những tình hình nhạy cảm. Đôi khi giáo xứ Thái Hà gặp phải những tình hình tự bản chất của nó là nhạy cảm chứ không phải là do Thái Hà gây ra. Tôi không thấy có vấn đề gì cả bởi vì cầu nguyện là một bổn phận của mọi giáo xứ. Xưa nay trong Hội thánh vẫn cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình thì vụ này cũng như thế. Còn nếu mà vì vụ này mà sinh ra cái gì đấy gọi là nhạy cảm hay phiền phức thì cái đó là ngoài ý muốn của giáo xứ Thái Hà. »
Chúng tôi xác tín hoàn toàn: Do ‘Con người có Lý trí và Tự do’, hai bà Dương Hà và Cù thị Xuân Bích, em gái ông Hà Vũ, đã chọn giáo xứ Thái Hà để mời cùng dâng Thánh Lễ và đốt nến cầu nguyện với nhiều ngàn Kitô hữu. Sau đó, những giáo xứ khác cũng hiệp thông cầu nguyện.
Nhắc đến giáo sĩ và giáo dân Thái Hà, chúng ta nhớ đến hai cuộc tuần hành ra tòa các ngày 08.12.2008 và 27.03.2009 đã thu hút sự chú ý của đồng bào trong nước và giới quan sát nước ngoài:
- những cuộc tuần hành trật tự và hiên ngang để không bị đàn áp đem lại niềm hy vọng cho những nhóm sinh viên bày tỏ ‘Hoàng sa, Trường sa của Việt-Nam’, tín đồ các tôn giáo đòi tự do cho đạo của mình…
- nhiều nhân viên ngoại giao và ký giả nước ngoài, dự phiên tòa sơ thẩm, góp ý nhà nước cần đối thoại với công giáo. Nhưng, rất tiếc, ngày nay, lãnh đạo công giáo không đồng quan điểm về cách thức đối thoại với nhà nước.
Thật vậy, giáo sĩ và giáo dân giáo xứ Thái Hà đã tìm hiểu và thực hành hai nguyên tắc Bổ trợ và Liên đới kết hợp với những nguyên tắc của Học thuyết xã hội Công giáo mà chúng tôi sẽ đề cập đến trong bài sau.
Hà Minh Thảo