TIBET- "Tibet không có tự do! Tibet không có tự do!“ Sau lời kêu gào này vị tăng sĩ trẻ Tây Tạng đã trào nước mắt trên khuôn mặt. Tại đền thờ Jokhang Temple - một nơi thờ phượng thiêng liêng nhất của dân tộc Tây Tạng - 30 tăng sĩ trẻ Tây Tạng với sự căm phẫn và tuyệt vọng đã tạo nên cuộc biểu tình ngoạn mục ngay trước các máy thu hình làm cho nhà cầm quyền Bắc Kinh rơi vào tình huống dở khóc dở cười. Vietcatholic đã đưa tin nhanh chóng trong vòng 1 giờ sau khi nguồn tin nóng bỏng này được phát hành trên toàn thế giới.
Trên 700 nhà báo của giới Tây phương đang hiện diện tại Trung cộng thì chỉ có 26 phóng viên được tuyển chọn do nhà cầm quyền Bắc Kinh tổ chức kỹ lưỡng và dàn dựng công phu đưa vào thăm thủ đô Lhasa ngày thứ năm, 27/3/2008. Trung cộng đã ban đặc ân này cho 26 phóng viên và nghĩ rằng dùng họ làm tuyên truyền cho chính sách ổn định tại Lhasa. Những số nhà báo còn lại không được mời với một lý do rất đơn giản là Bắc Kinh không đủ sức lo được an toàn tính mạng cho họ. Bắc Kinh đóng kịch như một trò hề nhưng bị bể hũ và tự bôi nhọ nhem nhuốc trên khuôn mặt của mình.
30 tăng sĩ trẻ Tây Tạng này đang tuyệt vọng nhưng thật dũng cảm kiêu hùng, họ sẵn sàng chấp nhận hậu quả khi các nhà báo rời khỏi Lhasa. Tuy vậy họ đã làm cho nhãn quang của thế giới tự do được mở rộng và nhìn rõ hơn sự tuyên truyền độc hại một chiều của Bắc Kinh.
Ngay hôm sau, ngày 28/3/2008 thế giới tự do đã có phản ứng thật rõ rệt:
- Thủ tướng Ba Lan, ông Donald Tusk, người thủ tướng đầu tiên của phương Tây lên tiếng không tham dự ngày khai mạc Olympia Bắc Kinh. Ba Lan là một nước bình thường không có ý đẩy mạnh chủ đích này. Tuy nhiên sự hiện diện của các nhà chính trị nơi tổ chức Olympia đối với ông Tusk không phù hợp lắm, ông Donald Tusk phát biểu với báo chí.
- Tổng thống Tiệp, ông Vaclav Klaus cũng tuyên bố tương tự như thế.
- Chiều cùng ngày chính phủ Đức thông báo cho biết nữ thủ tướng Angela Merkel và bộ trưởng ngoại giao Đức, ông Frank-Walter Steinmeier sẽ không đến tham dự ngày khai mạc Olympia Bắc Kinh. Các thành phần nội các Đức cũng không đến tham dự, ngoài bộ trưởng nội vụ và thể thao, ông Wolfgang Schäuble sẽ đến Bắc Kinh thăm phái đoàn Đức vào ngày tranh tài thứ 10 sau lễ khai mạc.
- Văn phòng của tổng thống Đức cho biết thông thường những ngày khai mạc và bế mạc của các Thế Vận Hội Olympia thường có sự hiện diện của tổng thống Đức. Tuy nhiên tại Olympia 2008 này người ta sẽ không thấy tổng thống Horst Köhler trong hàng ghế khán giả.
- Nhiều dân biểu Quốc hội Âu Châu đã mặc áo T-shirt màu đen và 5 chiếc còng vào họp tại quốc hội Âu Châu ngày 26/3/2008.
- Quốc hội Âu Châu quyết định mời Đức Dalai Lama đến nói chuyện tại Quốc hội Âu Châu vào tháng 12/2008.
Thế cờ domino đang ngả dần gây nên bất lợi to lớn cho Bắc Kinh. Nhìn lại thời gian biểu tình của người Tây Tạng vừa đúng 2 tuần thì dân tộc này đang đạt được nhiều hậu thuẫn quan trọng của Tây phương như chưa bao giờ Tibet được chú ý như thế trong giai đoạn này.
Như thế 30 tăng sĩ trẻ Tây Tạng quả cảm tại đền thờ Jokhang Temple đã góp phần không ít vào việc gây thiện cảm nơi thế giới tự do cho dân tộc Tây Tạng.
Bắc Kinh đã dùng gậy ông đập lưng ông vào ngày thứ năm, 27/3/2008 khi đang diễn tuồng trước ống kính thu hình tại thủ đô Lhasa.
Trên 700 nhà báo của giới Tây phương đang hiện diện tại Trung cộng thì chỉ có 26 phóng viên được tuyển chọn do nhà cầm quyền Bắc Kinh tổ chức kỹ lưỡng và dàn dựng công phu đưa vào thăm thủ đô Lhasa ngày thứ năm, 27/3/2008. Trung cộng đã ban đặc ân này cho 26 phóng viên và nghĩ rằng dùng họ làm tuyên truyền cho chính sách ổn định tại Lhasa. Những số nhà báo còn lại không được mời với một lý do rất đơn giản là Bắc Kinh không đủ sức lo được an toàn tính mạng cho họ. Bắc Kinh đóng kịch như một trò hề nhưng bị bể hũ và tự bôi nhọ nhem nhuốc trên khuôn mặt của mình.
30 tăng sĩ trẻ Tây Tạng này đang tuyệt vọng nhưng thật dũng cảm kiêu hùng, họ sẵn sàng chấp nhận hậu quả khi các nhà báo rời khỏi Lhasa. Tuy vậy họ đã làm cho nhãn quang của thế giới tự do được mở rộng và nhìn rõ hơn sự tuyên truyền độc hại một chiều của Bắc Kinh.
Ngay hôm sau, ngày 28/3/2008 thế giới tự do đã có phản ứng thật rõ rệt:
- Thủ tướng Ba Lan, ông Donald Tusk, người thủ tướng đầu tiên của phương Tây lên tiếng không tham dự ngày khai mạc Olympia Bắc Kinh. Ba Lan là một nước bình thường không có ý đẩy mạnh chủ đích này. Tuy nhiên sự hiện diện của các nhà chính trị nơi tổ chức Olympia đối với ông Tusk không phù hợp lắm, ông Donald Tusk phát biểu với báo chí.
- Tổng thống Tiệp, ông Vaclav Klaus cũng tuyên bố tương tự như thế.
- Chiều cùng ngày chính phủ Đức thông báo cho biết nữ thủ tướng Angela Merkel và bộ trưởng ngoại giao Đức, ông Frank-Walter Steinmeier sẽ không đến tham dự ngày khai mạc Olympia Bắc Kinh. Các thành phần nội các Đức cũng không đến tham dự, ngoài bộ trưởng nội vụ và thể thao, ông Wolfgang Schäuble sẽ đến Bắc Kinh thăm phái đoàn Đức vào ngày tranh tài thứ 10 sau lễ khai mạc.
- Văn phòng của tổng thống Đức cho biết thông thường những ngày khai mạc và bế mạc của các Thế Vận Hội Olympia thường có sự hiện diện của tổng thống Đức. Tuy nhiên tại Olympia 2008 này người ta sẽ không thấy tổng thống Horst Köhler trong hàng ghế khán giả.
- Nhiều dân biểu Quốc hội Âu Châu đã mặc áo T-shirt màu đen và 5 chiếc còng vào họp tại quốc hội Âu Châu ngày 26/3/2008.
- Quốc hội Âu Châu quyết định mời Đức Dalai Lama đến nói chuyện tại Quốc hội Âu Châu vào tháng 12/2008.
Thế cờ domino đang ngả dần gây nên bất lợi to lớn cho Bắc Kinh. Nhìn lại thời gian biểu tình của người Tây Tạng vừa đúng 2 tuần thì dân tộc này đang đạt được nhiều hậu thuẫn quan trọng của Tây phương như chưa bao giờ Tibet được chú ý như thế trong giai đoạn này.
Như thế 30 tăng sĩ trẻ Tây Tạng quả cảm tại đền thờ Jokhang Temple đã góp phần không ít vào việc gây thiện cảm nơi thế giới tự do cho dân tộc Tây Tạng.
Bắc Kinh đã dùng gậy ông đập lưng ông vào ngày thứ năm, 27/3/2008 khi đang diễn tuồng trước ống kính thu hình tại thủ đô Lhasa.