Trong ngày trọn vẹn đầu tiên trên Đất Thái Lan, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến thăm Đức Tăng Thống Phật Giáo Thái Lan và xác nhận cam kết của Giáo Hội Công Giáo trong việc đối thọai cởi mở và tôn trọng nhau để phục vụ hòa bình.
Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của Đức Thánh Cha với Đức Tăng Thống Phật Giáo Thái Lan tại Đền Hoàng Gia Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram ở Bangkok lúc 10 giờ ngày 21 tháng 11:
Thưa Đức tăng thống,
Tôi cảm ơn ngài về những lời chào đón nhân từ của ngài. Ở đầu chuyến viếng thăm của tôi đến đất nước này, tôi rất vui được đến Đền thờ Hoàng gia này, một biểu tượng của các giá trị và giáo lý vốn lên đặc điểm cho dân tộc yêu dấu này. Phần lớn người Thái đã uống tận nguồn Phật giáo, những nguồn đã thấm nhuần cách họ tôn trọng sự sống và tổ tiên của họ, và sống một lối sống đạm bạc dựa trên sự chiêm niệm, sự thoát đời, làm việc chăm chỉ và kỷ luật (x. Ecclesia in Asia, 6). Những đường nét này nuôi dưỡng đặc điểm khác biệt của qúy vị như một “dân tộc tươi cười”.
Cuộc gặp gỡ của chúng ta diễn ra như một phần của hành trình qúy trọng và công nhận lẫn nhau được khởi xướng bởi những vị đi trước chúng ta. Tôi muốn chuyến viếng thăm này theo bước chân của họ, để gia tăng lòng tôn trọng và cả tình bạn giữa các cộng đồng của chúng ta. Gần năm mươi năm đã trôi qua kể từ khi Đức Tăng Thống thứ mười bảy, Somdej Phra Wanarat (Pun Punnasiri), cùng với một nhóm các nhà sư Phật giáo nổi tiếng, đến thăm Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tại Vatican. Điều này thể hiện một bước ngoặt rất có ý nghĩa trong việc phát triển đối thoại giữa các truyền thống tôn giáo của chúng ta, là điều sau đó đã cho phép Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm Đền thờ này và Hoà Thượng Tối cao, ngài Tăng thống Somdej Phra Ariyavongsagatanana (Vasana Vasano). Bản thân tôi gần đây đã có vinh dự được chào đón một đoàn các nhà sư từ Đền Wat Pho; các vị này đã biếu tôi bản dịch một thủ bản Phật giáo cổ bằng ngôn ngữ Pali, hiện được lưu giữ tại Thư viện Vatican. Các bước nhỏ như vậy giúp chứng minh rằng nền văn hóa gặp gỡ là điều khả hữu, không chỉ trong cộng đồng của chúng ta mà còn trong cả thế giới của chúng ta nữa, một thế giới có quá nhiều xu hướng muốn tạo ra và loan truyền xung đột và loại trừ. Khi chúng ta có cơ hội đánh giá cao và qúy trọng lẫn nhau bất chấp các khác biệt của chúng ta (xem Evangelii Gaudium, 250), chúng ta sẽ cung hiến lời đầy hy vọng cho thế giới, một lời có thể khuyến khích và hỗ trợ những ai ngày càng phải chịu các tác động tàn hại của xung đột. Những dịp như thế này nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của việc các tôn giáo mỗi ngày càng phải trở nên những hải đăng của hy vọng, trong tư cách những nhà vận động và bảo đảm tình huynh đệ.
Về khía cạnh này này, tôi biết ơn nhân dân của lãnh thổ này, vì, từ khi Kitô giáo đến Thái Lan cách nay khoảng bốn thế kỷ rưỡi, người Công Giáo đã được hưởng tự do trong việc thực hành tôn giáo, mặc dù họ là thiểu số và trong nhiều năm đã sống hòa hợp với anh chị em Phật tử của mình.
Trên nẻo đường tin tưởng lẫn nhau và tình huynh đệ này, tôi mong muốn được nhắc lại cam kết bản thân của tôi và của toàn Giáo hội, sẽ đẩy xa hơn nữa cuộc đối thoại cởi mở và tôn trọng trong việc phục vụ hòa bình và phúc lợi của dân tộc này. Nhờ các trao đổi học thuật, các trao đổi đã dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn, cũng như thực hiện chiêm niệm, lòng thương xót và biện phân – vốn là của chung của cả hai truyền thống của chúng ta - chúng ta có thể phát triển và sống với nhau như những “người hàng xóm” tốt bụng. Chúng ta cũng sẽ có thể cổ vũ nơi các tín đồ tôn giáo của chúng ta việc phát triển các dự án từ thiện mới, có khả năng tạo ra và nhân thừa các sáng kiến thực tế trên nẻo đường huynh đệ, nhất là đối với người nghèo và ngôi nhà chung bị lạm dụng quá nhiều của chúng ta. Nhờ cách này, chúng ta sẽ góp phần tạo nên nền văn hóa từ bi, huynh đệ và gặp gỡ, cả ở đây lẫn ở những nơi khác trên thế giới (x. Ibid.). Tôi chắc chắn rằng hành trình này sẽ tiếp tục sinh hoa trái dư tràn.
Một lần nữa, tôi cảm ơn ngài Tăng thống vì cuộc gặp gỡ này. Tôi cầu xin rằng ngài được ban mọi phước lành thần thiêng cho sức khỏe và hạnh phúc của chính ngài, và cho trách nhiệm cao qúy của ngài trong việc hướng dẫn các tín đồ Phật giáo theo các phương cách hòa bình và hòa hợp.
Cảm ơn ngài!
Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của Đức Thánh Cha với Đức Tăng Thống Phật Giáo Thái Lan tại Đền Hoàng Gia Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram ở Bangkok lúc 10 giờ ngày 21 tháng 11:
Thưa Đức tăng thống,
Tôi cảm ơn ngài về những lời chào đón nhân từ của ngài. Ở đầu chuyến viếng thăm của tôi đến đất nước này, tôi rất vui được đến Đền thờ Hoàng gia này, một biểu tượng của các giá trị và giáo lý vốn lên đặc điểm cho dân tộc yêu dấu này. Phần lớn người Thái đã uống tận nguồn Phật giáo, những nguồn đã thấm nhuần cách họ tôn trọng sự sống và tổ tiên của họ, và sống một lối sống đạm bạc dựa trên sự chiêm niệm, sự thoát đời, làm việc chăm chỉ và kỷ luật (x. Ecclesia in Asia, 6). Những đường nét này nuôi dưỡng đặc điểm khác biệt của qúy vị như một “dân tộc tươi cười”.
Cuộc gặp gỡ của chúng ta diễn ra như một phần của hành trình qúy trọng và công nhận lẫn nhau được khởi xướng bởi những vị đi trước chúng ta. Tôi muốn chuyến viếng thăm này theo bước chân của họ, để gia tăng lòng tôn trọng và cả tình bạn giữa các cộng đồng của chúng ta. Gần năm mươi năm đã trôi qua kể từ khi Đức Tăng Thống thứ mười bảy, Somdej Phra Wanarat (Pun Punnasiri), cùng với một nhóm các nhà sư Phật giáo nổi tiếng, đến thăm Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tại Vatican. Điều này thể hiện một bước ngoặt rất có ý nghĩa trong việc phát triển đối thoại giữa các truyền thống tôn giáo của chúng ta, là điều sau đó đã cho phép Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm Đền thờ này và Hoà Thượng Tối cao, ngài Tăng thống Somdej Phra Ariyavongsagatanana (Vasana Vasano). Bản thân tôi gần đây đã có vinh dự được chào đón một đoàn các nhà sư từ Đền Wat Pho; các vị này đã biếu tôi bản dịch một thủ bản Phật giáo cổ bằng ngôn ngữ Pali, hiện được lưu giữ tại Thư viện Vatican. Các bước nhỏ như vậy giúp chứng minh rằng nền văn hóa gặp gỡ là điều khả hữu, không chỉ trong cộng đồng của chúng ta mà còn trong cả thế giới của chúng ta nữa, một thế giới có quá nhiều xu hướng muốn tạo ra và loan truyền xung đột và loại trừ. Khi chúng ta có cơ hội đánh giá cao và qúy trọng lẫn nhau bất chấp các khác biệt của chúng ta (xem Evangelii Gaudium, 250), chúng ta sẽ cung hiến lời đầy hy vọng cho thế giới, một lời có thể khuyến khích và hỗ trợ những ai ngày càng phải chịu các tác động tàn hại của xung đột. Những dịp như thế này nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của việc các tôn giáo mỗi ngày càng phải trở nên những hải đăng của hy vọng, trong tư cách những nhà vận động và bảo đảm tình huynh đệ.
Về khía cạnh này này, tôi biết ơn nhân dân của lãnh thổ này, vì, từ khi Kitô giáo đến Thái Lan cách nay khoảng bốn thế kỷ rưỡi, người Công Giáo đã được hưởng tự do trong việc thực hành tôn giáo, mặc dù họ là thiểu số và trong nhiều năm đã sống hòa hợp với anh chị em Phật tử của mình.
Trên nẻo đường tin tưởng lẫn nhau và tình huynh đệ này, tôi mong muốn được nhắc lại cam kết bản thân của tôi và của toàn Giáo hội, sẽ đẩy xa hơn nữa cuộc đối thoại cởi mở và tôn trọng trong việc phục vụ hòa bình và phúc lợi của dân tộc này. Nhờ các trao đổi học thuật, các trao đổi đã dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn, cũng như thực hiện chiêm niệm, lòng thương xót và biện phân – vốn là của chung của cả hai truyền thống của chúng ta - chúng ta có thể phát triển và sống với nhau như những “người hàng xóm” tốt bụng. Chúng ta cũng sẽ có thể cổ vũ nơi các tín đồ tôn giáo của chúng ta việc phát triển các dự án từ thiện mới, có khả năng tạo ra và nhân thừa các sáng kiến thực tế trên nẻo đường huynh đệ, nhất là đối với người nghèo và ngôi nhà chung bị lạm dụng quá nhiều của chúng ta. Nhờ cách này, chúng ta sẽ góp phần tạo nên nền văn hóa từ bi, huynh đệ và gặp gỡ, cả ở đây lẫn ở những nơi khác trên thế giới (x. Ibid.). Tôi chắc chắn rằng hành trình này sẽ tiếp tục sinh hoa trái dư tràn.
Một lần nữa, tôi cảm ơn ngài Tăng thống vì cuộc gặp gỡ này. Tôi cầu xin rằng ngài được ban mọi phước lành thần thiêng cho sức khỏe và hạnh phúc của chính ngài, và cho trách nhiệm cao qúy của ngài trong việc hướng dẫn các tín đồ Phật giáo theo các phương cách hòa bình và hòa hợp.
Cảm ơn ngài!