Bắc kinh (AsiaNews) – Mở cuộc đối thoại với Đức Đạt lai Lạt ma, để cho truyền thông ngoại quốc và một ủy hội Liên Hiệp Quốc được tự do đến Tây tạng, chấm dứt khoa trương bạo động theo kiểu “Cách mạng Văn hóa”: đó là một số trong những khuyến cáo mà nhóm 29 nhà trí thức Trung quốc đã gửi cho chính phủ Trung hoa để làm dịu tình hình ở Tây tạng.
“Mười hai khuyến cáo” này nằm trong một lá thư ngỏ được công bố hôm thứ Bẩy 22 tháng 3 trên nhiều mạng lưới quốc tế. Lá thư có chữ ký của những nhà hoạt động chính trị quan trọng, như Liu Xiaobo và Ding Zilin trong nhóm Các Bà Mẹ Thiên an môn, các văn sĩ như Wang Lixiong là một chuyên gia về văn hóa Tây tạng, các luật sư, nhà báo và nghệ sĩ.
Lá thư là một dấu hiệu quan trọng trong việc phê phán sự tuyên truyền của chính phủ, đang cố dùng chiêu bài ái quốc để đoàn kết nhân dân Trung hoa về việc dùng bạo lực ở Tây tạng. Theo các nhà trí thức này, “Tuyên truyền của truyền thông nhà nước có hậu quả làm tăng thêm thù hận dân tộc và càng làm cho tình hình đã rất căng thẳng càng thêm nghiêm trọng”.
Trong những ngày qua, Bắc kinh đã tố cáo Đức Đạt lai Lạt ma dàn dựng cuộc nổi dậy ở Tây tạng, là một phần trong âm mưu phá hỏng Thế vận hội. Bí thư đảng cộng sản ở Tây tạng đã mô tả nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo (Đạt lai Lạt ma) là “chó sói đội lốt thày tu, tên ác tâm mặt người dạ thú.”
Những người ký tên cho biết rằng các cuộc nổi dậy ở Tây tạng, khác với những biến động xảy ra vào thập niên 1980, nay đã liên quan đến nhiều thành phần xã hội – không chỉ các sư sãi – và nhiều khu vực ở Trung quốc. Điều này chứng tỏ rằng Bắc kinh đã phạm phải những lỗi lầm nghiêm trọng trong các hành động đối với Tây tạng”.
Đề cập đến thái độ không tin tưởng Trung quốc của cộng đồng quốc tế, nhóm 29 người này yêu cầu nhà nước mời một ủy hội LHQ về nhân quyền tới điều tra diễn tiến các sự việc và con số nạn nhân.
Đòi hỏi phía nhà chức trách chấm dứt bạo lực, và phía nhân dân Tây tạng chấm dứt khiêu khích, những người ký tên thúc giục chính phủ Trung quốc để cho giới truyền thông quốc gia và quốc tế được tới Tây tạng, thực thi tự do tôn giáo và tự do tư tưởng đầy đủ trong khu vực này, và không dùng bạo hành và trả thù đối với những người bị bắt hoặc tình nghi.
Cuối cùng, nhóm trí thức này yêu cầu Bắc kinh mở một cuộc đối thoại với Đức Đạt lai Lạt ma.
Một nhân vật khác trong nhóm bất đồng chính kiến là Bao Tong, cựu bí thư của Zhao Ziyang (Triệu Tử Dương), nói với hãng thông tấn Reuters rằng lời kêu gọi của nhóm 29 người này đã nhấn mạnh rằng Đức Đạt lai Lạt ma không phải là nguồn gốc của vấn đề khó khăn ở Tây tạng, nhưng ngài chỉ là một yếu tố giúp tìm ra giải pháp. Ngài “chỉ là nhà lãnh đạo Tây tạng hy vọng chủ trì một thỏa thuận hòa giải giữa người Tây tạng và người Hán.”
“Mười hai khuyến cáo” này nằm trong một lá thư ngỏ được công bố hôm thứ Bẩy 22 tháng 3 trên nhiều mạng lưới quốc tế. Lá thư có chữ ký của những nhà hoạt động chính trị quan trọng, như Liu Xiaobo và Ding Zilin trong nhóm Các Bà Mẹ Thiên an môn, các văn sĩ như Wang Lixiong là một chuyên gia về văn hóa Tây tạng, các luật sư, nhà báo và nghệ sĩ.
Lá thư là một dấu hiệu quan trọng trong việc phê phán sự tuyên truyền của chính phủ, đang cố dùng chiêu bài ái quốc để đoàn kết nhân dân Trung hoa về việc dùng bạo lực ở Tây tạng. Theo các nhà trí thức này, “Tuyên truyền của truyền thông nhà nước có hậu quả làm tăng thêm thù hận dân tộc và càng làm cho tình hình đã rất căng thẳng càng thêm nghiêm trọng”.
Trong những ngày qua, Bắc kinh đã tố cáo Đức Đạt lai Lạt ma dàn dựng cuộc nổi dậy ở Tây tạng, là một phần trong âm mưu phá hỏng Thế vận hội. Bí thư đảng cộng sản ở Tây tạng đã mô tả nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo (Đạt lai Lạt ma) là “chó sói đội lốt thày tu, tên ác tâm mặt người dạ thú.”
Những người ký tên cho biết rằng các cuộc nổi dậy ở Tây tạng, khác với những biến động xảy ra vào thập niên 1980, nay đã liên quan đến nhiều thành phần xã hội – không chỉ các sư sãi – và nhiều khu vực ở Trung quốc. Điều này chứng tỏ rằng Bắc kinh đã phạm phải những lỗi lầm nghiêm trọng trong các hành động đối với Tây tạng”.
Đề cập đến thái độ không tin tưởng Trung quốc của cộng đồng quốc tế, nhóm 29 người này yêu cầu nhà nước mời một ủy hội LHQ về nhân quyền tới điều tra diễn tiến các sự việc và con số nạn nhân.
Đòi hỏi phía nhà chức trách chấm dứt bạo lực, và phía nhân dân Tây tạng chấm dứt khiêu khích, những người ký tên thúc giục chính phủ Trung quốc để cho giới truyền thông quốc gia và quốc tế được tới Tây tạng, thực thi tự do tôn giáo và tự do tư tưởng đầy đủ trong khu vực này, và không dùng bạo hành và trả thù đối với những người bị bắt hoặc tình nghi.
Cuối cùng, nhóm trí thức này yêu cầu Bắc kinh mở một cuộc đối thoại với Đức Đạt lai Lạt ma.
Một nhân vật khác trong nhóm bất đồng chính kiến là Bao Tong, cựu bí thư của Zhao Ziyang (Triệu Tử Dương), nói với hãng thông tấn Reuters rằng lời kêu gọi của nhóm 29 người này đã nhấn mạnh rằng Đức Đạt lai Lạt ma không phải là nguồn gốc của vấn đề khó khăn ở Tây tạng, nhưng ngài chỉ là một yếu tố giúp tìm ra giải pháp. Ngài “chỉ là nhà lãnh đạo Tây tạng hy vọng chủ trì một thỏa thuận hòa giải giữa người Tây tạng và người Hán.”