ROME (AP) - Đức Thánh Cha Benedict XVI đã chủ tọa Chặng đàng Thánh giá tối hôm qua tại hí trường Colosseum nhưng ngài đã không vác thánh giá tất cả các chặng như truyền thống. Đàng Thánh Giá năm nay với những suy niệm và lời nguyện cầu cho những tín hữu Công Giáo bị bách hại khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là lục địa Á châu.
Đức Thánh Cha mặc một áo chùng trắng dài để giữ ấm ngài dưới tiết trời giá lạnh, mưa như trút đập rất mạnh xuống dưới mái vòm thẳng đứng trên ngọn đồi Palatine nhìn xuống hí trường Colosseum.
Tại cuối chặng đàng thánh giá, Hồng Y Camillo Ruini, Giám quản thành Romé đã tiếp lấy cây thập giá cao nhưng nhẹ từ tay Đức Thánh Cha nhưng Đức Thánh Cha đã nhanh chóng giữ chặt lại. Và rồi với giọng nói dõng dạc, ngài ban phép lành cho đám đông hàng chục ngàn tín hữu đang ướt sủng dưới cơn mưa lớn và gió bão mạnh: "Cảm ơn các con đã kiên nhẫn chịu đựng cơn mưa lớn. Cha chúc mừng Phục Sinh các con !".
Theo dự kiến, Đức Thánh Cha sẽ vác thập giá trong những phút cuối cùng của chặng đàng kéo dài hơn một giờ đồng hồ. Ngài vác thập giá sau chặng của một bạn trẻ nữ và một giáo sĩ Trung Quốc đi theo cầm biểu tượng Chúa Giêsu chịu khổ nạn.
Nhưng các viên chức Tòa Thánh nói rằng vì trời mưa bão nên bắt buộc phải có sự thay đổi. Đức Thánh Cha sẽ bước qua tuổi 81 vào tháng tới với chuyến tông du Hoa Kỳ, và hơn nữa ngài còn đến 2 ngày tới với những nghi lễ đòi hỏi sự ráng sức hướng tới Đại Lễ Phục Sinh, vì vậy người ta quyết định rằng Đức Thánh Cha cần phải được giữ cho khô ráo trong suốt chặng đàng thánh giá.
Trước và trong suốt chặng đàng thánh giá, không có biện pháp an ninh đáng chú ý nào được tăng cường. Hồi đầu tuần này, Osama bin Laden đã cáo buộc Đức Thánh Cha đóng vai trò chủ chốt trong cuộc thập tự chinh khắp thế giới chống lại người Hồi giáo. Vatican mô tả lời cáo buộc này là hoàn toàn hàm hồ, vô căn cứ.
Thứ sáu tuần thánh năm ngoái, ĐTC Benedict XVI đã vác thánh giá ở chặng đầu và chặng cuối của buổi đi đàng thánh giá.
Khi bắt đầu chặng đàng, người đại diện Đức Benedict XVI dâng lời cầu nguyện: "Lạy Chúa Cứu Thế, chúng con thấy sự hiệp nhất vào ngày hôm nay, tại thời điểm này và ở nơi đây, nhắc nhớ tất cả chúng con về những gì Ngài đã chịu đựng cách đây bao thế kỷ. Ngài ở giữa những tiếng gầm rú của lũ sư tử đói và tiếng kêu la của đám đông hò reo thích thú. Các tôi tớ Chúa đã chịu đánh đập, cắn xé cho tới chết vì dám trung thành với Danh Thánh Chúa. Hôm nay đây, chúng con được Vị Đại Diện Chúa trên trần gian hướng dẫn để đến đây tỏ bày với Chúa lòng biết ơn của Giáo hội vì ơn cứu độ do Chúa thực hiện qua cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu."
Đức Thánh Cha đã mô tả sự tử đạo anh dũng của rất nhiều tín hữu trong suốt những năm đầu kỷ nguyên Kitô Giáo dưới Đế chế La Mã.
Đức Thánh Cha xót than rằng "thậm chí ngày nay, những anh chị em chúng ta thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau trên thế giới vẫn còn bị ngược đãi thậm tệ", và ngài nói chặng đàng thánh giá diễn ra trong sự liên đới hiệp nhất với những tín hữu Công Giáo bị bách hại ấy.
Triều Giáo Hoàng của ngài đã dành rất nhiều điều cho những vấn đề của người Công Giáo tại Trung Quốc. Và đặc biệt là năm nay ngài đã cử Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân người Hồng Kông soạn bài suy niệm các chặng đàng thánh giá cũng như có trách nhiệm đọc các suy niệm ấy từng chặng trong suốt buổi cử hành nghi thức này.
ĐHY Trần Nhật Quân đã nói rằng "Vatican chắc chắn không muốn đưa ra điều gì gọi là 'nguy hiểm đến mức căng thẳng' trong bài suy niệm hầu có thể làm chính quyền Bắc Kinh tổn thương. Đức Thánh Cha rất mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và chính quyền cộng sản Trung Quốc".
Một trong những suy niệm của toàn chặng đàng thánh giá, ĐHY Quân than vãn về sự bách hại người Công Giáo nhiều nơi trên thế giới, nhưng ngài đã không đề cập đích danh Trung Quốc.
Trong một lời nguyện, ĐHY Quân viết: "Lạy Thiên Chúa, xin hãy soi sáng lương tâm của chính quyền những nơi diễn ra bách hại để họ thấy được sự vô tội của những tín hữu (tin theo Chúa)", và một đoạn viết rằng "Xin Chúa hãy cho họ biết dũng cảm để bảo đảm có sự tự do tôn giáo đích thực".
Trung Quốc đã điều hành Giáo hội Công giáo Quốc doanh và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vatican năm 1951, một thời gian ngắn sau khi Đảng Cộng Sản lên cầm quyền. Cộng sản Trung Quốc chỉ cho những nhà thờ nào thần phục chúng hoạt động, còn lại những ai tuân phục Giáo Hoàng bị đàn áp dã man. Chúng công nhận Đức Giáo Hoàng như là vị lãnh đạo tinh thần của toàn thế Giáo Hội Công Giáo, nhưng lại tự ý bổ nhiệm Giám Mục, thách thức và không thần phục Tòa Thánh.
Hàng triệu tín hữu Trung Quốc vẫn theo Giáo Hội Hầm Trú bất chấp những nguy cơ, hiểm họa mà họ phải đương đầu với chính quyền Cộng Sản. Rất nhiều giáo sĩ từ Giám mục, Linh mục đến các tu sĩ và giáo dân bị tù dưới nhà tù của Cộng Sản Trung Quốc.
Sáng thứ sáu tuần thánh, Đức Thánh Cha đã chủ sự một nghi lễ dài và long trọng Suy tôn Thánh giá bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Đêm thứ 7 tuần thánh, tức hôm nay, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ Vọng Phục Sinh trong Đền thờ Thánh Phêrô. Sáng Chúa nhật hôm sau, ngài sẽ cử hành thánh lễ chính ngày với hàng trăm ngàn tín hữu trên Quãng trường Thánh Phêrô và sau đó là phép lành Tòa Thánh Urbi et Orbi (Cho dân thành Rome và cho toàn thế giới).
Những ai không có cơ hội có mặt tại Quãng trường Thánh Phêrô có thể canh theo giờ địa phương sao cho trùng khớp với giờ Rome (GMT +01) và xem trực tiếp những hình ảnh truyền đi từ 1 trong 5 webcam 24/7 đặt tại Tòa Thánh và các khu khuôn viên hoàng cung Giáo Hoàng ở website chính thức tiểu quốc Vatican sau: www.vaticanstate.va (xem mục WEBCAMS: Quãng trường - Đền thờ - Mái vòm - Dinh Tông Tòa - Hầm mộ Đức John Paul II).
Đức Thánh Cha mặc một áo chùng trắng dài để giữ ấm ngài dưới tiết trời giá lạnh, mưa như trút đập rất mạnh xuống dưới mái vòm thẳng đứng trên ngọn đồi Palatine nhìn xuống hí trường Colosseum.
Tại cuối chặng đàng thánh giá, Hồng Y Camillo Ruini, Giám quản thành Romé đã tiếp lấy cây thập giá cao nhưng nhẹ từ tay Đức Thánh Cha nhưng Đức Thánh Cha đã nhanh chóng giữ chặt lại. Và rồi với giọng nói dõng dạc, ngài ban phép lành cho đám đông hàng chục ngàn tín hữu đang ướt sủng dưới cơn mưa lớn và gió bão mạnh: "Cảm ơn các con đã kiên nhẫn chịu đựng cơn mưa lớn. Cha chúc mừng Phục Sinh các con !".
Theo dự kiến, Đức Thánh Cha sẽ vác thập giá trong những phút cuối cùng của chặng đàng kéo dài hơn một giờ đồng hồ. Ngài vác thập giá sau chặng của một bạn trẻ nữ và một giáo sĩ Trung Quốc đi theo cầm biểu tượng Chúa Giêsu chịu khổ nạn.
Nhưng các viên chức Tòa Thánh nói rằng vì trời mưa bão nên bắt buộc phải có sự thay đổi. Đức Thánh Cha sẽ bước qua tuổi 81 vào tháng tới với chuyến tông du Hoa Kỳ, và hơn nữa ngài còn đến 2 ngày tới với những nghi lễ đòi hỏi sự ráng sức hướng tới Đại Lễ Phục Sinh, vì vậy người ta quyết định rằng Đức Thánh Cha cần phải được giữ cho khô ráo trong suốt chặng đàng thánh giá.
Trước và trong suốt chặng đàng thánh giá, không có biện pháp an ninh đáng chú ý nào được tăng cường. Hồi đầu tuần này, Osama bin Laden đã cáo buộc Đức Thánh Cha đóng vai trò chủ chốt trong cuộc thập tự chinh khắp thế giới chống lại người Hồi giáo. Vatican mô tả lời cáo buộc này là hoàn toàn hàm hồ, vô căn cứ.
Thứ sáu tuần thánh năm ngoái, ĐTC Benedict XVI đã vác thánh giá ở chặng đầu và chặng cuối của buổi đi đàng thánh giá.
Khi bắt đầu chặng đàng, người đại diện Đức Benedict XVI dâng lời cầu nguyện: "Lạy Chúa Cứu Thế, chúng con thấy sự hiệp nhất vào ngày hôm nay, tại thời điểm này và ở nơi đây, nhắc nhớ tất cả chúng con về những gì Ngài đã chịu đựng cách đây bao thế kỷ. Ngài ở giữa những tiếng gầm rú của lũ sư tử đói và tiếng kêu la của đám đông hò reo thích thú. Các tôi tớ Chúa đã chịu đánh đập, cắn xé cho tới chết vì dám trung thành với Danh Thánh Chúa. Hôm nay đây, chúng con được Vị Đại Diện Chúa trên trần gian hướng dẫn để đến đây tỏ bày với Chúa lòng biết ơn của Giáo hội vì ơn cứu độ do Chúa thực hiện qua cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu."
Đức Thánh Cha đã mô tả sự tử đạo anh dũng của rất nhiều tín hữu trong suốt những năm đầu kỷ nguyên Kitô Giáo dưới Đế chế La Mã.
Đức Thánh Cha xót than rằng "thậm chí ngày nay, những anh chị em chúng ta thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau trên thế giới vẫn còn bị ngược đãi thậm tệ", và ngài nói chặng đàng thánh giá diễn ra trong sự liên đới hiệp nhất với những tín hữu Công Giáo bị bách hại ấy.
Triều Giáo Hoàng của ngài đã dành rất nhiều điều cho những vấn đề của người Công Giáo tại Trung Quốc. Và đặc biệt là năm nay ngài đã cử Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân người Hồng Kông soạn bài suy niệm các chặng đàng thánh giá cũng như có trách nhiệm đọc các suy niệm ấy từng chặng trong suốt buổi cử hành nghi thức này.
ĐHY Trần Nhật Quân đã nói rằng "Vatican chắc chắn không muốn đưa ra điều gì gọi là 'nguy hiểm đến mức căng thẳng' trong bài suy niệm hầu có thể làm chính quyền Bắc Kinh tổn thương. Đức Thánh Cha rất mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và chính quyền cộng sản Trung Quốc".
Một trong những suy niệm của toàn chặng đàng thánh giá, ĐHY Quân than vãn về sự bách hại người Công Giáo nhiều nơi trên thế giới, nhưng ngài đã không đề cập đích danh Trung Quốc.
Trong một lời nguyện, ĐHY Quân viết: "Lạy Thiên Chúa, xin hãy soi sáng lương tâm của chính quyền những nơi diễn ra bách hại để họ thấy được sự vô tội của những tín hữu (tin theo Chúa)", và một đoạn viết rằng "Xin Chúa hãy cho họ biết dũng cảm để bảo đảm có sự tự do tôn giáo đích thực".
Trung Quốc đã điều hành Giáo hội Công giáo Quốc doanh và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vatican năm 1951, một thời gian ngắn sau khi Đảng Cộng Sản lên cầm quyền. Cộng sản Trung Quốc chỉ cho những nhà thờ nào thần phục chúng hoạt động, còn lại những ai tuân phục Giáo Hoàng bị đàn áp dã man. Chúng công nhận Đức Giáo Hoàng như là vị lãnh đạo tinh thần của toàn thế Giáo Hội Công Giáo, nhưng lại tự ý bổ nhiệm Giám Mục, thách thức và không thần phục Tòa Thánh.
Hàng triệu tín hữu Trung Quốc vẫn theo Giáo Hội Hầm Trú bất chấp những nguy cơ, hiểm họa mà họ phải đương đầu với chính quyền Cộng Sản. Rất nhiều giáo sĩ từ Giám mục, Linh mục đến các tu sĩ và giáo dân bị tù dưới nhà tù của Cộng Sản Trung Quốc.
Sáng thứ sáu tuần thánh, Đức Thánh Cha đã chủ sự một nghi lễ dài và long trọng Suy tôn Thánh giá bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Đêm thứ 7 tuần thánh, tức hôm nay, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ Vọng Phục Sinh trong Đền thờ Thánh Phêrô. Sáng Chúa nhật hôm sau, ngài sẽ cử hành thánh lễ chính ngày với hàng trăm ngàn tín hữu trên Quãng trường Thánh Phêrô và sau đó là phép lành Tòa Thánh Urbi et Orbi (Cho dân thành Rome và cho toàn thế giới).
Những ai không có cơ hội có mặt tại Quãng trường Thánh Phêrô có thể canh theo giờ địa phương sao cho trùng khớp với giờ Rome (GMT +01) và xem trực tiếp những hình ảnh truyền đi từ 1 trong 5 webcam 24/7 đặt tại Tòa Thánh và các khu khuôn viên hoàng cung Giáo Hoàng ở website chính thức tiểu quốc Vatican sau: www.vaticanstate.va (xem mục WEBCAMS: Quãng trường - Đền thờ - Mái vòm - Dinh Tông Tòa - Hầm mộ Đức John Paul II).